Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN, MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÒA BÌNH VÀ THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THANH

TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN, MẪU THẦN
VÀ THÁNH MẪU TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA HÒA BÌNH VÀ THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THANH

TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN, MẪU THẦN
VÀ THÁNH MẪU TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA HÒA BÌNH VÀ THANH HÓA

Chuyên ngành: Văn học Dân gian
Mã số

: 60 22 01 25

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng trong
công trình nghiên cứu khoa học nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về
tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt – người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn .
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Văn học và Khoa Sau Đại
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, cùng toàn thể các thầy cô ở Viện Văn học, Đại học sư phạm Hà Nộinhững người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường.

Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới nhà nghiên cứu dân gian Bùi
Huy Vọng, các cán bộ thư viện Quốc gia, thư viện Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, thư viện tỉnh Hòa Bình và gia đình, người thân,
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Mục đích nghiê n cứu ................................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
6. Đóng góp của luận văn............................................................................................... 10
7. Cấu trúc luận văn........................................................................................................ 10
NỘI DUNG ....................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI................................................................ 11
1.1. Không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa ................................................. 11
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .......................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội ...................................................................................... 13
1.1.3. Đặc điểm văn hóa .................................................................................................. 15
1.2. Khái quát văn học dân gian tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa........................... 17
1.3. Khái quát về Đạo Mẫu Việt Nam và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hòa Bình và
Thanh Hóa ........................................................................................................................ 23
1.3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam....................................................................... 23
1.3.2.Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa ........................................... 29
1.4. Về hiện tượng văn học dân gian Đạo Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa ..... 32

1.4.1. Truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh
Hóa ...................................................................................................................................... 32
1.4.2. Các bài Văn chầu................................................................................................... 37
Tiểu kết chương 1:........................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ
THẦN, MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU Ở HÒA BÌNH, THANH HÓA ..... 40
2.1. Nội dung truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình,
Thanh Hóa ........................................................................................................................ 40
2.1.1. Ca ngợi vẻ đẹp toàn diện của nhân vật.............................................................. 40


2.1.2. Ca ngợi quyền năng, sức mạnh thần kì bảo vệ con người, bảo vệ quê
hương đất nước của nhân vật ........................................................................................ 43
2.1.3. Thể hiện sự tôn vinh, thờ phụng nhân vật của tác giả dân gian .................. 47
2.2. Nghệ thuật.................................................................................................................. 50
2.2.1. Nhân vật................................................................................................................... 50
2.2.2. Những motif cơ bản .............................................................................................. 60
Tiểu kết chương 2:........................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3 : MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN,
MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU Ở HÒA BÌNH, THANH HÓA VỚI
NHỮNG THÀNH TỐ VĂN HÓA KHÁC .............................................................. 70
3.1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh
Mẫu ở Hòa Bình, Thanh Hóa với tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần
và Thánh Mẫu............................................................................................ 70
3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu với
lễ hội trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa ................................... 73
3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu với
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong không gian văn hóa Hòa
Bình và Thanh Hóa......................................................................................................... 82
3.4. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và Văn chầu về Nữ thần, Mẫu thần và

Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa .................................................................... 89
Tiểu kết chương 3:........................................................................................................... 93
Kết luận.............................................................................................................................. 95
Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 98
Phụ lục..............................................................................................................................104


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có lịch sử
hình thành và phát triển từ lâu đời. Người Việt Nam thờ Mẫu cũng chính là
thờ mẹ. Bởi mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chăm sóc che
chở cho con cái suốt cả cuộc đời. Theo quan niệm của dân gian thì Mẫu
còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và sự trù phú. Mẫu còn là người mẹ
tâm linh luôn phù hộ độ trì cho con người gặp nhiều may mắn, giúp con
người có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống...
1.2. Việt Nam thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước nên sự đảm
đang khéo léo của người phụ nữ được đề cao. Trong vốn huyền thoại và
truyền thuyết của dân tộc ta, ban đầu con người coi tự nhiên như người mẹ :
Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, Mẹ Mưa.... Trải qua quá trình hình thành, phát
triển và sự bồi đắp về văn hóa, tín ngưỡng tâm linh, dân tộc ta đã hình
thành nên tục thờ Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu. Các vị thần này có thể
là những Nữ thần tự nhiên hay những người mẹ, những người phụ nữ có
thực trong lịch sử đã anh dũng chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc,
những người có công lao xây dựng cuộc sống cộng đồng…. được nhân dân
ghi nhớ, tôn phong, phụng thờ. Nhờ vậy mà những người phụ nữ ấy sống
mãi trong tâm thức của người dân Việt Nam và trường tồn cùng lịch sử dân
tộc. Cho đến nay, hệ thống các Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở nước ta
được thờ phụng ngày càng nhiều, nhưng tiêu biểu nhất là: Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, Thánh Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Man

Nương… Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu đó là cái tâm hướng thiện, thể
hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục con người biết ăn ở, đối
nhân xử thế thành tâm thờ phụng ông bà tổ tiên, cao hơn nữa đó là biết ơn
những người có công với nhân dân và đất nước.
1.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ tục
thờ Nữ thần và chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, hình thành Đạo
1


Tam Phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Địa Mẫu), Đạo Tứ Phủ (Mẫu
Thượng Thiên cai quản vùng trời, Mẫu Thoải cai quản vùng sông biển,
Mẫu Địa cai quản vùng Đất và Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng núi), sau
đó trở thành Đạo Mẫu ở miền Bắc. Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều
giá trị văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Nếu như tín ngưỡng các
tôn giáo khác hướng con người về thế giới sau khi chết thì tín ngưỡng thờ
Mẫu hướng con người về đời sống thực tại gần gũi. Đó là cái thế giới mà
con người cầu mong sức khỏe, tiền tài, quan lộc và gặp nhiều may mắn.
Đây là nhân sinh quan mang tính tích cực phù hợp với cuộc sống của con
người thời hiện đại. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt cho rằng:“Để đời đời
ngưỡng mộ, sùng bái và tôn vinh những Thánh Mẫu linh thiêng đó mà
người Việt xây dựng nên cả một hệ thống văn hóa Thánh Mẫu như: sáng
tác và lưu truyền những truyền thuyết, huyền tích về những nhân vật phụng
thờ trong tín ngưỡng về Thánh Mẫu; xây đền, đình, chùa, miếu, phủ; xác
lập thần chủ, kiện toàn điện thờ, dựng nên các lễ nghi (hầu đồng, hát văn,
múa bóng…), tổ chức các lễ hội về Thánh Mẫu…, ở khắp nơi có sự hiển
linh, linh ứng của các Thánh Mẫu. Đó là những di sản văn hóa Thánh Mẫu,
tạo nên một hệ thống những giá trị đặc sắc trong nền văn hóa Việt” [43,
tr.454]. Nghiên cứu truyện kể về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu góp
phần khẳng định giá trị quan trọng của Đạo Mẫu đối với đời sống tinh thần
của người dân Việt Nam.

1.4. Hòa Bình và Thanh Hóa là hai tỉnh thuộc miền núi Việt Nam là
nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người. Chính vì vậy mà ở đây có một kho
tàng văn học nghệ thuật dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Những
giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo từ cuộc sống của người Mường, Kinh,
Thái, Dao, Thổ, H’Mông, Khơ Mú… được lưu truyền từ đời này sang đời
khác. Đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu viết về các giá trị của
kho tàng văn học nghệ thuật ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa nhưng chưa có
bài viết nào đi sâu nghiên cứu truyền thuyết về Nữ Thần, Mẫu thần và
2


Thánh Mẫu. Vì vậy nghiên cứu về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu qua
tín ngưỡng, truyền thuyết, lễ hội và Văn chầu trong không gian văn hóa
Hòa Bình và Thanh Hóa là một đề tài nghiên cứu hay và cần thiết, giúp
chúng ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị văn hóa, tinh thần
của tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc nuôi dưỡng tâm hồn con người.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Về văn bản
- Để có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về đề tài nghiên cứu truyền
thuyết Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong không gian Hòa Bình và
Thanh Hóa chúng tôi đã tìm và khảo sát từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Cuốn sách Tổng tập văn học dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ
biên của Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 2004, là một bộ
sách có giá trị lớn về mặt văn hóa và văn học vì đã bao quát tương đối đầy
đủ kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Trong đó tập 4 và tập 5 của bộ
sách này tác giả đã biên soạn phần truyền thuyết Việt Nam từ thời Hùng
Vương đến thời Nguyễn một cách khoa học theo từng giai đoạn và thời kì
lịch sử. Trong tập 4 và 5 của Tổng tập văn học dân gian người Việt chúng
tôi đã thống kê được 13 truyền thuyết viết về Nữ thần: Mẫu thần và Thánh
Mẫu ở Thanh Hóa .

Việc thờ phụng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu là một khuynh hướng
tín ngưỡng thiêng liêng của dân tộc ta. Đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu, sưu tầm, ghi chép về các vị Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu. Cuốn
sách đầu tiên phải kể đến đó là cuốn Các Nữ thần Việt Nam của nhóm tác
giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc [10], theo số liệu thống kê số lượng
Nữ thần là 75 nữ thần tiêu biểu. Trong cuốn Thần nữ và Liệt nữ Việt Nam
của Mai Ngọc Chúc biên soạn [6], có tới 122 truyện kể về Thần nữ và Liệt
nữ Việt Nam trong đó có 21 truyện kể về sự tích của các Nữ thần, Mẫu
thần và Thánh Mẫu ở Thanh Hóa cụ thể: Bà Y Ke, Dạ Dần, Bà chúa Vót..
Trong tác phẩm Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam [16], tác giả cũng giới
3


thiệu 116 truyện kể về Nữ thần và Thánh Mẫu. Nhà nghiên cứu Ngô Đức
Thịnh cho biết trong số 1000 di tích văn hóa thì đã có 250 di tích thờ cúng
các vị Nữ thần [ 57, tr.30]. Theo số liệu thống kê trong Truyền thuyết Việt
Nam [15] của nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh biên soạn có tất cả 13 truyền
thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Thanh Hóa.
- Công tác sưu tầm và lưu giữ các sáng tác văn học dân gian truyền
miệng của Hòa Bình và Thanh Hóa từ lâu đã được Đảng, Nhà nước rất
quan tâm. Ở mảng truyện dân gian một số nhà nghiên cứu văn học dân gian
đã sưu tầm các truyện của dân tộc Kinh, Mường, Thái, Dao… sống trên địa
bàn hai tỉnh để biên soạn và in thành sách.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, được coi là trung tâm, cái nôi văn hóa
của người Mường. Trong quá trình đi sâu nghiên cứu vốn truyền thuyết về
Nữ thần, Mẫu thần, Thánh Mẫu ở Hòa Bình, chúng tôi căn cứ vào những tư
liệu chính sau đây: Truyện dân gian dân tộc Mường (tập 1- Văn xuôi) của
Bùi Thiện [ 47], Truyện cổ dân gian dân tộc Mường (Quách Giao- Hoàng
Thao) [ 8], Truyền thuyết truyện cổ dân gian dân tộc Mường vùng huyện
Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình (Bùi Huy Vọng) [62], Đền Băng và các nghi lễ tín

ngưỡng dân gian (Bùi Huy Vọng) [64], Địa chí Hòa Bình (Tỉnh Ủy- Hội
đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình) [58]….
Tác giả Bùi Huy Vọng là người con của xứ Mường, ông đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết trong lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu văn hóa
dân gian Mường ở huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình, những tác phẩm tiêu biểu
như : “Đền Băng và các Nghi lễ tín ngưỡng dân gian”[65]. Trong đó nhà
nghiên cứu Bùi Huy Vọng có sưu tầm được 4 truyền thuyết về Nữ thần,
Mẫu thần và Thánh Mẫu: Thần tích đền Băng, Thần tích Miếu Khụ Động,
Truyền thuyết về Mệ vua Hoàng Bà, Truyền thuyết Vua Út, Vua Ả (con gái
của Mệ Vua Hoàng Bà). Cuốn“Truyền thuyết truyện cổ dân gian dân tộc
Mường vùng huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình” [64] , tác giả đã sưu tầm được
83 truyện cổ thì có 3 truyền thuyết kể về Mệ Vua Hoàng Bà (Quốc Mẫu
4


Hoàng Bà) đó là những truyện: Mẹ Vua đi thử lòng người, Con dao sắt ước,
Tích đánh chiêng- sắc bùa của người Mường. Do các yếu tố chủ quan và
khách quan mà các truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở
Hòa Bình chưa được tập hợp một cách đầy đủ và hệ thống để in thành tổng
tập. Hầu hết các truyện cổ và truyền thuyết này chủ yếu được các nhà báo,
nhà nghiên cứu sưu tầm và in trên Báo Hòa Bình. Đây cũng là một hạn chế
gây khó khăn cho độc giả muốn tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa, văn
học dân gian tỉnh Hòa Bình.
Những truyện kể về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Thanh Hóa
phải kể tới cuốn Truyện dân gian Thanh Hóa- miền xuôi của (Hoàng KhôiLê Huy Trâm- Lưu Đức Hạnh) [ 18] đã sưu tầm được 38 truyện cổ, trong
số đó có 7 truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu. Hợp tuyển
văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa [ 11], nhóm tác giả đã chọn lọc,
sưu tầm và biên soạn văn học dân gian của sáu dân tộc thiểu số ở Thanh
Hóa ở các mảng : Tục ngữ, Ca dao- đồng dao, Dân ca, Truyện thơ- Vè,
Truyện kể người Việt, Truyện kể các dân tộc ít người, Truyện Trạng

Quỳnh, Truyện Xiển Bột. Phần truyện kể gồm 19 truyện kể của các dân tộc
ít người, 42 truyện kể người Việt. Trong số các truyện cổ dân gian có 8
truyện kể về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Thanh Hóa. Những
truyền thuyết này ca ngợi những người anh hùng dân tộc có công đối với
dân với nước được nhân dân suy tôn và trở thành các bậc Thánh Mẫu.
Nhóm tác giả Lê Xuân Kỳ biên soạn cuốn Các vị thần thờ ở xứ Thanh
dựa chủ yếu trên cơ sở cuốn Thanh Hóa chư thần lục [ 20] nhưng có bổ
sung thêm một số nguồn tư liệu chính thống để cuốn sách được đầy đủ hơn:
Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục, Lê Triều ngọc phả tập ký. Cuốn sách
Thanh Hóa chư thần lục được công bố vào ngày 15/10 năm Thành Thái 15,
tức năm Quý Mão 1903. Bản Thanh Hóa chư thần lục không có tên tác giả
cụ thể mà chỉ ghi chữ “Phụng biên” tức là vâng lệnh vua ghi chép lại các vị
dương thần và âm thần nhiều nơi trong tỉnh thờ phụng. Cuốn sách chia làm
5


3 phần : phần I tác giả thống kê có 827 vị nam thần được thờ, phần II: Nữ
thần, có 175 Nữ thần ở Thanh Hóa được thờ khắp nơi trong tỉnh, phần III:
Phụ chép, nhóm tác giả bổ sung thêm 13 truyền thuyết trong đó có 4 truyền
thuyết về Nữ thần. Đọc cuốn sách này giúp chúng ta có hiểu biết đầy đủ về
truyền thuyết và nơi thời tự các vị dương thần và âm thần ở Thanh Hóa.
Đồng thời thấy được đời sống tâm linh đa dạng của người dân.
2.2. Về nghiên cứu
- Nhóm bài viết nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và văn học dân
gian Đạo Mẫu: Công trình nghiên cứu Đạo Mẫu ở Việt Nam (1996) [ 52]
gồm 2 tập do Ngô Đức Thịnh chủ biên và kết hợp với các cộng sự. Tập 1
của bộ sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về nguồn
gốc, các cách thức thể hiện và mối quan hệ của Đạo Mẫu với những yếu tố
văn hóa khác như: truyền thuyết, thần tích, điện thờ, nghi lễ và lễ hội về
Thánh Mẫu. Ở tập 2, tác giả sưu tầm, giới thiệu 100 bài văn chầu. Cuốn

sách cho chúng ta thấy một bức tranh khái quát về thờ Mẫu ở các địa
phương trong cả nước. Đến năm 2012, tác giả Ngô Đức Thịnh viết cuốn
Đạo Mẫu Việt Nam [57]. Đây là công trình nghiên cứu công phu, có giá trị
lớn về Đạo Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Cuối tác phẩm tác giả
giới thiệu về hiện tượng văn học dân gian Đạo Mẫu, sưu tầm nhiều bài Văn
chầu có giá trị .
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Nguyệt cũng là người đã có nhiều bài
viết và đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị về đề tài Thánh Mẫu ở Việt
Nam. Tác giả có nhiều bài báo khoa học quan tâm tới đề tài Thánh Mẫu:
“Hình tượng Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong truyện kể dân gian” [31],
“Kiểu truyện về Thánh Mẫu và truyền thống trọng Mẫu trong văn hóa dân
gian Việt Nam”[ 28]…và một số chuyên khảo như:“Khảo sát một số kiểu
truyện tiêu biểu về các nhân vật “Tứ Bất Tử” trong truyện kể dân gian Việt
Nam” [ 30]. Những công trình nghiên cứu này đã có sự đánh giá rất sâu sắc
về vai trò và giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của
6


người Việt. Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sĩ như: Truyền thuyết về Nữ
thần và Thánh Mẫu ở Hà Nam (Trần Thị Bổng) [4], Luận văn thạc sĩ: Khảo
sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Phạm Thị Xuyến) [69], là một gợi ý
để chúng tôi nghiên cứu đề tài truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và
Thánh Mẫu trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa.
Ngoài ra còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu khác về Đạo
Mẫu và văn học dân gian Đạo Mẫu: Đạo Mẫu và các hình thức Shaman
trong các tộc người của Việt Nam và Châu Á (Ngô Đức Thịnh chủ biên)
[55], Văn hóa thờ Nữ thần- Mẫu ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và giá trị
(Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Sở văn
hóa, thể thao và du lịch Nam Định) [60]; Hát văn (Ngô Đức Thịnh)
[ 51], …

Công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Đạo Mẫu của nước ta đạt
được nhiều thành tựu với nhiều công trình, tiêu biểu như: Các nữ thần Việt
Nam (Đỗ Thị Hảo, Mai Ngọc Chúc) [10], Nữ Thần và Thánh Mẫu Việt
Nam (Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà) [16], Đạo Thánh
ở Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh) [ 17].
- Nhóm bài viết về lễ hội, di tích như: Lễ hội cổ truyền của người
Việt ở Bắc Bộ (Lê Trung Vũ) [67], Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt
Nam (Nhiều tác giả) [35], Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận
(Ngô Đức Thịnh) [56],…
- Nhóm bài viết nghiên cứu về văn hóa và văn học dân gian ở Hòa
Bình: Tác giả Bùi Thiện là người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết
trong việc sưu tầm và nghiên cứu nét đặc sắc trong kho tàng văn học nghệ
thuật của tỉnh Hòa Bình: Văn hóa dân gian Mường (Bùi Thiện, sưu tầm
biên dịch và giới thiệu) [50]. Các công trình nghiên cứu của các tác giả
khác như: Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Bản sắc văn hóa Mường cổ
truyền và xu hướng biến đổi hiện nay – Qua khảo sát văn hóa Mường tỉnh
Hòa Bình (Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Lương Quỳnh Khuê) [19], Đền
7


Băng các nghi lễ và tín ngưỡng dân gian (Bùi Huy Vọng) [65], Lễ hội Đình
Khênh (Bùi Huy Vọng) [ 63]…
- Nhóm bài viết nghiên cứu về văn hóa và văn học dân gian về Nữ
thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Thanh Hóa: Lễ tục- lễ hội truyền thống
xứ Thanh (Hoàng Anh Nhân) [23], Địa chí Thanh Hóa – Tập II: Văn hóa
xã hội (Tỉnh ủy- Hội đồng Nhân dân- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
[ 59]…
Những công trình nghiên cứu và những bài viết trên của các tác giả là
cơ sở khoa học để tôi có thể đi sâu nghiên cứu tìm hiểu một cách có hệ
thống truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong không gian

văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu sự phong phú đa dạng của truyện cổ Hòa Bình và Thanh
Hóa nói chung và truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở
Hòa Bình và Thanh Hóa nói riêng.
- Bước đầu khảo sát truyện cổ dân gian về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh
Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa để tiến hành khai thác và tìm hiểu những
phương diện khác nhau trong hình tượng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu
ở Hòa Bình và Thanh Hóa.
- Nghiên cứu truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong
không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa giúp chúng ta có một cái nhìn
sâu sắc và toàn diện truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người nơi đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân vật Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu
trong truyền thuyết dân gian Hòa Bình trong mối quan hệ với Đạo Mẫu và
trong không gian văn hóa Hòa Bình, Thanh Hóa.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tài liệu nghiên cứu chính: Truyện cổ Hà Sơn Bình (Nhiều tác giả)
[32], “Truyền thuyết truyện cổ dân gian dân tộc Mường vùng huyện Lạc
Sơn tỉnh Hòa Bình” (Bùi Huy Vọng) [6], Truyện dân gian dân tộc Mường
(Bùi Thiện) [ 49], Truyền thuyết Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An,
Phạm Minh Thảo) [15], Tổng tập văn học dân gian người Việt - tập 4 (Viện
Khoa học xã hội Việt Nam) [61 ], Tổng tập văn học dân gian người Việttập 5 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) [62] , Thần nữ và Liệt nữ Việt Nam
(Mai Ngọc Chúc) [6], Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc ở Thanh
Hóa (Hội văn nghệ- Ban dân tộc Thanh Hóa) [ 11], Truyện dân gian Thanh

Hóa- miền xuôi (Hoàng Khôi- Lê Huy Trâm- Lưu Đức Hạnh) [18] Các vị
thần thờ ở xứ Thanh -Thanh Hóa chư thần lục (Lê Xuân Kỳ- Hoàng HùngThích Tâm Minh) [ 20] và các tài liệu nghiên cứu khác như Đạo mẫu Việt
Nam (Ngô Đức Thịnh) [57], Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền (Ngô Đức
Thịnh) [54]…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thực địa quan sát thực tế: Chúng tôi đã tiến hành điền
dã những địa điểm gắn với truyền thuyết và lễ hội dân gian tiêu biểu ở Hòa
Bình và Thanh Hóa.
5.2. Phương pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Sau khi tập hợp các
bản kể truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và
Thanh Hóa, chúng tôi tiến hành phân loại những truyền thuyết này một
cách có hệ thống.
5.3. Phương pháp phân tích: Phương pháp này chúng tôi sử dụng để phân
tích các truyện, các motif theo đặc trưng thể loại.
5.4. Phương pháp liên ngành: Truyền thuyết gắn liền với lịch sử, phong
tục, lễ hội… Vì vậy trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp liên
ngành để có một cái nhìn đầy đủ về truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần,
Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa.
9


5.5. Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh truyền thuyết về Nữ thần,
Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa để chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt về nội dung lẫn hình thức. Qua đó làm rõ nét đặc
sắc trong kho tàng truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần, Thánh Mẫu ở Hòa
Bình và Thanh Hóa.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn khai thác truyền thuyết dân gian ở Hòa Bình và Thanh Hóa
về đặc trưng hình tượng nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật và các motif
cơ bản.

- Xem xét mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần, Thánh
Mẫu với tín ngưỡng, lễ hội, di tích và Văn chầu trong không gian văn hóa
Hòa Bình và Thanh Hóa.
- Nghiên cứu về hình tượng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu để có cái
nhìn đầy đủ và toàn diện về hình tượng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu
trong văn hóa và văn học dân gian.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Nội dung và nghệ thuật truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần
và Thánh Mẫu ở Hòa Bình, Thanh Hóa
Chương 3: Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và
Thánh Mẫu ở Hòa Bình, Thanh Hóa với những thành tố văn hóa khác

10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Hòa Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, phía
Đông giáp thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp các tỉnh Phú Thọ; phía Đông
Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam giáp với
các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Trung tâm hành chính tỉnh cách thủ đô Hà
Nội 76 km về phía Tây theo hướng đường quốc lộ số 6, là khu vực đối
trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội có vị trí chiến lược quan trọng trong
phát triển kinh tế và khu vực phòng thủ của đất nước. Diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 4.662.5 km2.
Hòa Bình được coi là vùng đệm giữa một bên là châu thổ Bắc Bộ và

một bên là vùng núi non trùng điệp Tây Bắc. Chính điều này đã tạo nên
cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kì vĩ ở đây. Đặc điểm nổi bật của địa hình
tỉnh Hòa Bình là đồi núi dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chia thành
hai vùng rõ rệt. Phía Tây Bắc (vùng cao): bao gồm các dải đồi núi lớn bị
chia cắt nhiều, địa hình hiểm trở, đồi núi dốc đi lại khó khăn. Phía Đông
Nam (vùng thấp): địa hình gồm các dải núi thấp, đi lại thuận lợi. Hòa Bình
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nắng thất thường gây ảnh
hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.
Bên cạnh đó hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố khá đồng đều
với các sông lớn như: sông Đà, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi… Mạng
lưới giao thông đường thủy và đường bộ tương đối phát triển và phân bố
đồng đều rộng khắp. Đồng thời ở đây còn có nguồn điện lực lớn từ Nhà
máy thủy điện Hòa Bình đem lại giá trị kinh tế không chỉ cho cả nước nói
chung mà cho tỉnh Hòa Bình nói riêng. Với vị trí và điều kiện tự nhiên như
vậy rất thuận lợi cho tỉnh Hòa Bình phát triển kinh tế văn hóa xã hội.

11


Thanh Hóa là một tỉnh lớn nằm ở cực Bắc miền Trung Việt Nam được
mệnh danh là “khúc ruột của miền Trung”. Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa
ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ. Điểm cực Bắc của Thanh Hóa cách thủ
đô Hà Nội 150 km. Phía bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình,
Sơn La; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa
Phăn của nước Lào; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc
Bộ thuộc biển Đông với đường bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên
của Thanh Hóa là 11.106 km2. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của
những tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và
vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, có hệ thống giao thông phát triển thuận
lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi
chiếm ¾ diện tích của toàn tỉnh tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế lâm
nghiệp, với nguồn tài nguyên khoáng sản, lâm sản dồi dào và phong phú.
Căn cứ vào địa hình Thanh Hóa có thể chia ra làm 3 vùng: Miền núi và
trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển. Với vị trí địa lí đặc biệt, đây là
nơi hội tụ đầy đủ tiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng
bằng ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tài
nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Có thể nói rằng đây là
vùng đất thu nhỏ của nước Việt Nam.
Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ở Thanh Hóa được quy
định bởi hoàn cảnh địa lý của các vùng đồng bằng, vùng miền núi nên giữa
các vùng mang đặc trưng khí hậu khác nhau. Bờ biển Thanh Hóa dài với
mạng lưới sông ngòi dày đặc, nên các yếu tố thủy văn có ảnh hưởng tới đời
sống của người dân trong tỉnh. Căn cứ vào diễn biến của dòng chảy theo
thời gian và sự phân hóa của các con sông theo không gian, Thanh Hóa
chia thành 3 vùng thủy văn: vùng thủy văn hệ thống sông Mã, vùng thủy
văn hệ thống sông Chu, vùng thủy văn ảnh hưởng nước triều. Như vậy, ở
Thanh Hóa có nhiều vùng khí hậu và thủy văn mang đặc trưng khác nhau.
12


Chính điều này đã tác động sâu sắc đến điều kiện sinh sống, thói quen của
người dân, chi phối tính cách và khí chất của con người ở mỗi vùng trong
tỉnh. Đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến cảm hứng sáng tạo văn hóa,
nghệ thuật của con người trên cái nền văn hóa chung, đem lại những sắc
thái văn hóa riêng của từng vùng. Đây là điều kiện, là cơ sở để hình thành
các vùng văn hóa khác nhau tạo nên những đặc trưng riêng mà ta có thể
thấy được khi khảo sát truyền thuyết dân gian về Nữ thần, Mẫu thần và
Thánh Mẫu ở Thanh Hóa.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội

Hòa Bình là một miền đất cổ, cách đây khoảng trên một vạn năm,
trong khi hầu hết đồng bằng Bắc bộ còn bị chìm dưới nước biển hoặc lầy
lội thì Hòa Bình chính là một trung tâm dân cư quan trọng. Cư dân ở đây
đã sáng tạo nên “Nền văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Người nguyên thủy ở
Hòa Bình đã sáng tạo ra một loạt các công cụ bằng đá như lưỡi rìu, lưỡi
dao, mũi lao, đồ gốm… Những dấu tích của người nguyên thủy đã tìm
được ở 72 điểm trong tỉnh đã khẳng định Hòa Bình là một trong những
trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có dân số
trên 83 vạn người, có 7 dân tộc sinh sống bao gồm đồng bào: Mường, Kinh,
Thái, Tày, Dao, Mông và Hoa. Trong đó người Mường sống tập trung đông
nhất trên địa bàn tỉnh.
Năm 43, nghĩa quân của Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lập căn cứ ở núi
Vua Bà (nay thuộc huyện Lương Sơn), đồng bào người Mường ở Hòa Bình
đã tích cực ủng hộ và tham gia chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Hai Bà để
đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình còn tích cực ủng hộ tham gia cuộc
kháng chiến chống quân Minh (1418- 1426). Lê Lợi tiến hành khởi nghĩa
Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1426. Nghĩa quân hoạt động trên một địa
bàn rộng lớn trong đó có nơi cư trú của đồng bào Mường, Thái (Hòa Bình).
Nhân dân Hòa Bình đã giúp đỡ lương thực, thực phẩm và chiến đấu cùng
13


với nghĩa quân. Cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết
trong dân gian về các tấm gương yêu nước của những người phụ nữ nơi
đây. Trong một lần đi dẹp giặc ở Mường Lễ (Sơn La), khi qua đoạn Thác
Bờ hiểm trở nhà vua Lê Lợi cùng các quân sĩ được nhân dân địa phương
giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong số đó có bà Đinh Thị Vân, người Mường ở xã
Hào Tráng và một bà người Dao ở xóm Mỏ Né, xã Vầy Nưa đã giúp vua về
quân lương và thuyền bè để vượt thác. Khi hai bà mất vua Lê Lợi đã truy

phong công trạng cho hai bà và ban chiếu để lập đền thờ.
Thanh Hóa là một tỉnh rộng lớn với dân số trên 3,4 triệu người sinh sống.
Vùng đất này là địa bàn cư trú của 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái,
Dao, Mông, Thổ và Khơ Mú. Mỗi dân tộc có một vẻ đẹp văn hóa riêng tạo
nên bức tranh đa màu sắc của vùng văn hóa xứ Thanh.
Trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, xứ Thanh là một vùng đất cổ
là địa bàn sinh sống đầu tiên của con người. Đây còn là nơi có nhiều nền
văn hóa góp phần quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển lịch
sử, văn hóa của nhân loại. Vào những năm 60 của thế kỉ XX, giới khảo cổ
học đã phát hiện dấu tích con người thời tối cổ ở Núi Đọ (Thiệu HóaThanh Hóa). Tiếp đó là di chỉ hang Con Moong phát hiện ở Thạch Thành,
chứa đựng dấu vết khảo cổ học từ văn hóa Sơn Vi (thuộc thời đại đá cũ) ở
lớp dưới, trên đó là các lớp văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Quá trình chinh
phục vùng đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân thời đồ đá mới đã để
lại nền văn hóa Đa Bút. Văn hóa Hoa Lộc là văn hóa khảo cổ thuộc sơ kì
thời đại kim khí, phát hiện ở huyện Hậu Lộc. Đông Sơn là văn hóa thời đại
kim khí (đồ đồng, đồ sắt) được phát hiện vào năm 1924, tại làng Đông Sơn,
huyện Đông Sơn. Trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua các giai
đoạn phát triển văn hóa sau: Cồn Chân Tiên, Đông Khối- Quỳ Chữ. Đây là
sự chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2000 năm
lịch sử, văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa cho thấy sự phong phú độc đáo
trên đất nước ta tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Hồng và sông Mã.
14


Thanh Hóa là một vùng đất có truyền thống đấu tranh anh dũng kiên
cường. Đây là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Vùng
đất này gắn liền với sự tồn vong, hưng thịnh của quốc gia và dân tộc.
Thanh Hóa là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, lưu danh sử sách như:
Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền… Không
những thế vùng đất “Địa linh nhân kiệt” này còn là nơi sinh ra các vị chúa

nổi tiếng như: chúa Trịnh, Chúa Nguyễn bắt đầu từ Nguyễn Hoàng…
Những tấm gương yêu nước được truyền thuyết hóa qua những câu chuyện
kể dân gian thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những người có
công với đất nước.
Thanh Hóa còn là một vùng đất hiếu học. Trong lịch sử của khoa bảng
nước ta, vùng đất này có 1627 nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với
nhiều tên tuổi được nhân dân ca ngợi và lưu danh trong các lĩnh vực văn
hóa, sử học, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như: Khương Công Phụ, Lê Văn
Hưu, Đào Duy Từ…
Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,
nhân dân Thanh Hóa không ngại gian khổ đã kiên cường đứng lên bảo vệ
tổ quốc. Thanh Hóa đã làm tròn sứ mệnh của hậu phương lớn, đóng góp
sức người và sức của cùng với nhân dân cả nước giành lại độc lập tự do cho
nước nhà. Những chiến công của những người anh hùng yêu nước được
nhân dân lưu truyền chủ yếu qua các truyện kể dân gian.
Hòa Bình và Thanh Hóa là hai vùng đất cổ kính có vị trí địa lí giáp nhau,
là nơi cư trú tập trung đông nhất của đồng bào Mường. Vì vậy mà hai tỉnh
có nhiều điểm tương đồng về lịch sử xã hội, càng đi sâu khám phá chúng ta
càng hiểu được hơn nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán của con người
nơi đây.
1.1.3. Đặc điểm văn hóa
Về văn hóa vật chất:

15


Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, theo kết quả điều tra mới
nhất thì di tích đền trong toàn tỉnh là 55 điểm phân bố ở 11 huyện. Hầu hết
các nhân vật được thờ ở đền đều là những người có công với làng xã hoặc
gắn với một địa danh nào đó thì được tôn thờ và phong thánh. Đền thờ ở

Hòa Bình không nhiều nhưng thu hút rất đông du khách thập phương đến,
các đền nổi bật: Đền Thác Bờ trên lòng hồ sông Đà; Đền Mẫu xã Phú Lão,
huyện Lạc Thủy; Đền Bồng Lai, huyện Cao Phong…. Ngoài ra, chúng ta
có thể kể tới một số các di tích lịch sử, danh thắng, khảo cổ học tiêu biểu
khác của tỉnh Hòa Bình như: Khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng,
huyện Kim Bôi, Bia Lê Lợi, Mái đá Làng Vành thuộc xóm Vành xã Yên
Phú, huyện Lạc Sơn….
Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng bao gồm đền,
miếu, chùa được xây dựng ở khắp nơi trong tỉnh: Đền Độc Cước, Đền Bà
Quốc Mẫu, Đền Vua Bà (thờ Tam Giang thần Mẫu), Đền Vua Hùng thứ 11,
Đền Mai An Tiêm, Đền Bà Lê Thị Hoa… Bên cạnh đó Thanh Hóa còn có
rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Khu di tích Bà
Triệu, Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh….
Về văn hóa tinh thần:
Hòa Bình là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc như : Mường,
Kinh, Thái, Dao, Mông, Tày… mặc dù địa bàn cư trú khác nhau nhưng
luôn có sự giao lưu văn hóa tín ngưỡng giữa các dân tộc. Hòa Bình được
coi là trung tâm, là cái nôi của người Mường, cho nên người các nơi khác
khi đi về Hòa Bình thì gọi là về mường, về quê, gọi là dưới mường. Còn
đối với những người Mường ở phía Tây Bắc gọi là mường ngoài, hay gọi là
mường ngoài đối với những người Mường ở Thanh Hóa. Hòa Bình còn là
miền đất nổi tiếng với áng sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, với kho tàng truyện cổ
dân gian phong phú: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…. Các tác
phẩm văn học dân gian đều mang màu sắc độc đáo, riêng biệt được truyền
từ đời này sang đời khác. Hòa Bình còn nổi tiếng với những lễ hội dân gian
16


đậm đà bản sắc dân tộc. Theo thống kê, hiện nay ở Hòa Bình có tất cả 38 lễ
hội hàng năm thu hút được rất đông nhân dân trong tỉnh và du khách thập

phương tới tham dự. Một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội đền Thác Bờ gắn
liền với Truyền thuyết về Chúa Thác Bờ, Lễ hội Xên Xên bản Mường
(truyền thuyết Hoa Ban của người Thái ở Mai Châu), Lễ hội đền Bồng Lai
(Truyền thuyết về Cô đôi Thượng Ngàn), Lễ hội Chùa Tiên (Quốc Mẫu Âu
Cơ) ….
Thanh Hóa là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong quá trình
chinh phục thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, người dân Thanh Hóa đã
tạo cho mình những nét văn hóa đặc sắc và riêng biệt. Xứ Thanh có một
kho tàng văn học nghệ thuật phong phú và đa dạng với những truyền thuyết
lịch sử ca ngợi những tấm gương yêu nước, kiên cường. Hình ảnh hiên
ngang cưỡi voi xung trận của nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh là một
hình ảnh đẹp được nhân dân ta bất tử hóa qua những câu chuyện kể lưu
danh muôn đời. Đó còn là hình ảnh của nghĩa quân Lam Sơn với sức mạnh
long trời lở đất đến những giai thoại văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ và hệ
thống những trò diễn xướng ra đời từ rất sớm…
Thanh Hóa còn là quê hương của những làng nghề nổi tiếng của
người Kinh, Thái, Dao, Mông, Mường, Thổ tiêu biểu : nghề dệt gai của
người Thổ (Như Thanh), nghề dệt vải lanh của người Mông (Quan Sơn),
nghề dệt Thổ Cẩm của người Thái, người Mường (Bá Thước, Ngọc Lặc),
nghề rèn Tất Lác (Hậu Lộc), nghề chạm khắc đá ở làng An Hoạch (Đông
Sơn), nghề làm giấy của người Dao (Ngọc Lặc)… Không những vậy Thanh
Hóa còn là quê hương của hàng trăm lễ hội diễn ra quanh năm như: lễ hội
Bà Triệu, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội Quang Trung…
1.2. Khái quát văn học dân gian tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa
Văn học dân gian là tấm gương phản chiếu cuộc sống của con người.
Văn học dân gian của Hòa Bình và Thanh Hóa là tiếng nói của tâm tư, khát
vọng, của tâm hồn tình cảm của người dân lao động. Đồng thời thông qua
17



những tác phẩm ấy, các tác giả dân gian còn gửi gắm ở trong đó những bài
học về đạo lí làm người, lối sống của ông cha truyền lại cho con cháu mai
sau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi Hòa Bình và Thanh Hóa là cái
nôi của con người nguyên thủy. Thiên nhiên ở đây đa phần là đồi núi với
rừng cao, núi sâu, hệ thống sông ngòi dày đặc, các nguồn lâm thủy, hải sản
quý giá… là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng và bồi đắp giá trị văn hóa, tinh thần
tạo nên sức sáng tạo phong phú và dồi dào của người dân. Những giá trị ấy
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng phương pháp
truyền miệng, những tác phẩm tiêu biểu như : Ẩm Ệt Luông của người Thái,
Đẻ đất đẻ nước của người Mường, tiếng khèn của người Mông, tiếng hát ru
của người Dao, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… tạo nên
bức tranh sinh động nhiều màu sắc trong văn học dân gian của Hòa Bình,
Thanh Hóa.
Kho tàng văn học dân gian tỉnh Hòa Bình vô cùng phong phú đặc biệt ở
mảng truyện cổ (truyền thuyết, truyện cổ tích). Giá trị của những truyện cổ
đó được chắt lọc từ cuộc sống lao động chiến đấu chống giặc xâm lược của
các dân tộc : Mường, Thái, Dao, Kinh, Mông…. Văn học dân gian tỉnh Hòa
Bình chủ yếu phản ánh quá trình chinh phục thiên nhiên đầy gian khổ của
đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi hiểm trở. Ở mảng truyện cổ, nội
dung các câu chuyện kể về sự tích các công trình kiến trúc, sự tích sự ra đời
và hình thành các cảnh quan thiên nhiên. Trong truyện Sự tích ghềnh thác
sông Đà kể về chàng trai Khỏe mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, được dân bản
đùm bọc. Khi trưởng thành chàng trai có sức vóc hơn người, thấy yêu tinh
tác oai tác quái chàng quyết tâm trị nó. Với sức mạnh và lòng dũng cảm
chàng trai đã tiêu diệt được thuồng luồng ở sông Đà, cái đầu thuồng luồng
bị chàng trai Khỏe chặt đứt trôi xuôi hóa ra một bãi soi. Còn thân thuồng
luồng nặng quá, lăn kềnh ra tại chỗ và trở thành một trong hai mươi ba
ghềnh thác của sông Đà. Bên cạnh đó còn có rất nhiều câu chuyện kể về
cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ ở đây như: Sự tích Thác Bờ, Sự tích núi Bưa
18



Phi, Sự tích Đá Mỡ ở Sông Đà, Sự tích núi Phạ Phau…. , nói về sự hình
thành các vùng Mường như: Sự tích Mường Bi, sự hình thành các vùng đất
Sự tích núi Do Nhân… Hay trong câu chuyện Sự tích nhà sàn đã lí giải tại
sao người Mường biết làm nhà sàn là do được con rùa hướng dẫn, nhà làm
bốn cột giống chân con rùa, mái nhà làm giống như cái mai rùa. Nhà sàn
được chia làm các ngăn để tránh thú dữ, trãnh mưa bão…. Qua đó, cho thấy
sự thông minh và sáng tạo của nhân dân trong việc chinh phục cải tạo thiên
nhiên ở vùng rừng núi hiểm trở để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của
mình.
Truyện dân gian Hòa Bình còn phản ánh hiện thực xã hội, lễ hội và
phong tục tập quán, tư duy của con người. Trong Truyền thuyết hoa Ban,
nàng Ban và chàng Khum yêu nhau tha thiết. Nhưng vì cha ham giàu nên
đã gả Ban cho con trai nhà tạo Mường lười làm lại xấu xí. Trong bước
đường cùng nàng Ban chạy sang nhà chàng Khum để cầu cứu, nhưng lúc
đó Khum đi vắng. Nàng chạy đi tìm chàng, đi hết núi cao vực sâu cuối
cùng vì kiệt sức nên nàng đã chết. Nơi nàng nằm xuống mọc lên một cây
búp nở hoa trắng như búp tay người con gái. Không lâu sau hoa ấy mọc lan
khắp núi rừng Tây Bắc, cứ mỗi độ xuân về hoa nở trắng như bông. Người
ta đặt tên cho loài hoa đó là hoa Ban. Vì vậy ngày nay cứ mỗi độ hoa Ban
nở, người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình lại tổ chức hội Xên Xên bản Mường
để cầu mùa cầu phúc. Nhân dân gửi gắm vào đó ước vọng lớn lao về một
cuộc sống yên bình, no ấm ở bản Mường. Ngày hội cũng là dịp trai gái thi
tài, vui chơi, tìm hiểu nhau qua tiếng đàn và tiếng hát.
Ngoài ra truyện cổ dân gian Hòa Bình còn thể hiện lòng yêu nước và tinh
thần dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm: Truyện Vua Mường Bi
đánh giặc kể về nhân vật Chổm người Mường đánh giặc rất giỏi. Chổm là
người nông dân lao động bình thường sống bằng nghề đánh than, kiếm củi
bán. Khi giặc Phương Bắc sang xâm lược nước ta, Chổm đã tập hợp dân

chúng, tổ chức đánh giặc. Bao nhiêu lần quân giặc đánh là bấy nhiêu lần
19


×