Tải bản đầy đủ (.pdf) (360 trang)

CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ CỦA NHÀ NGUYỄN DƢỚI TRIỀU GIA LONG VÀ MINH MỆNH (1802-1841)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 360 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THU HIỀN

CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ CỦA NHÀ NGUYỄN
DƢỚI TRIỀU GIA LONG VÀ MINH MỆNH (1802-1841)

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 9. 22. 90. 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Thị Phƣơng Chi

HÀ NỘI-2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Thị Thu Hiền



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.
TS Nguyễn Thị Phương Chi, giáo viên hướng dẫn, người đã luôn đồng hành,
giúp đỡ về mặt khoa học và là chỗ dựa tinh thần quan trọng để giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Tôi hết lòng cảm tạ các thầy cô trong Viện sử học đã động viên,
khuyến khích và góp ý nhiều để bản thảo luận án của tôi được hoàn thành.
Tôi cũng xin tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các thầy cô, đồng nghiệp trong bộ môn
Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, thầy cô trong Khoa Pháp luật Hành chính –
Nhà nước đã luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều về tư liệu, sự góp ý về các nội
dung của luận án.
Đặc biệt, tôi muốn cảm ơn gia đình tôi, bố mẹ, chồng và các con tôi.
Gia đình là nguồn động viên lớn lao, là chỗ dựa vững chắc và động lực để tôi
cố gắng.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội. ngày 29 tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

2

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

7

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

8

7. Cơ cấu của luận án

8

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

9

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. Nhận xét về kết quả các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề luận

9
26

án cần tiếp tục giải quyết
Tiểu kết chƣơng 1

28

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ THỰC THI CHẾ ĐỘ CÔNG

29

VỤ DƢỚI TRIỀU VUA GIA LONG VÀ MINH MỆNH
2.1. Cơ sở chính trị

29

2.2. Cơ sở kinh tế

41

2.3. Cơ sở xã hội và chính sách giáo dục

47

2.4. Cơ sở tư tưởng

49


2.5. Sự tiếp thu các quy định về chế độ công vụ trước thời Nguyễn

51

Tiểu kết chƣơng 2

54

CHƢƠNG 3: TUYỂN CHỌN, SỬ DỤNG VÀ ĐÃI NGỘ ĐỘI NGŨ

56

THỰC THI CÔNG VỤ
3.1. Phương thức tuyển chọn đội ngũ thực thi công vụ

56

3.2. Sử dụng đội ngũ thực thi công vụ

63

3.3. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ thực thi công vụ

74

Tiểu kết chƣơng 3

84


CHƢƠNG 4: HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG VỤ

87

4.1. Hoạt động quản lý hành chính, nhân sự

87


4.2. Hoạt động bang giao

92

4.3. Hoạt động bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và trấn áp

94

các cuộc nổi dậy
4.4. Quản lý đê điều

98

4.5. Quản lý đời sống của cư dân

100

4.6. Hoạt động giám sát và khảo xét đội ngũ thực thi công vụ

104


4.7. Hoạt động tố tụng

108

Tiểu kết chƣơng 4

110

CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT, ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA

112

5.1. Nhận xét

112

5.2. Đặc điểm

123

5.3. Một số giá trị kế thừa đối với chế độ công vụ hiện nay

136

Tiểu kết chƣơng 5

143

KẾT LUẬN


146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

151

PHỤ LỤC

165


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ máy nhà nước

BMNN

Hoàng Việt luật lệ

HVLL

Quốc triều hình luật

QTHL

Đại Nam thực lục


ĐNTL


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 5.1
Bảng 5.2

Chức năng của các tào trong Nội Các
Tô thuế ruộng đất qua các thời kì (quy đổi ra Kg thóc/mẫu)
Thuế đinh năm 1803 (Đơn vị: quan tiền)
Số lượng quan lại vi phạm trong các lĩnh vực
Số lượng quan lại tham nhũng, sai phạm công việc ở trung ương và
địa phương

Bảng 5.3

Số lượng hình phạt thực tế được áp dụng thời Gia Long và Minh 135
Mệnh

31
42
44
120
121



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 5.1
Biểu đồ 5.2

Bố trí, sắp xếp quan lại ở trung ương, địa phương qua các năm
Tỷ lệ đỗ Hương cống, Cử nhân ở các vùng

115
132

Biểu đồ 5.3

Tỷ lệ người đỗ kì thi Hội ở các vùng

132


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những yếu tố quyết định sự trong sạch và tính hiệu quả của bộ máy hành
chính nhà nước cũng như chế độ công vụ đó là con người. Theo Hàn Phi Tử “làm vua mà
không có bầy tôi thì làm sao mà có nước được” [135; tr.73] bởi vậy, các vị vua quân chủ khi lên
ngôi đã tuyển chọn đội ngũ thừa hành công vụ để làm thay “việc trời”, thừa hành, giúp việc cho
nhà vua, cùng vua cai trị dân, chuyển chính sách, mệnh lệnh của nhà nước đến dân và thực hiện
các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước. Tuy nhiên, nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, do
vậy, vấn đề dùng người của các bậc quân vương là một trong những yếu tố quyết định sự thành
bại của một đất nước và tạo nên hiệu quả của một nền hành chính, nền công vụ. Sự vận hành của
BMNN, hoạt động tuyển dụng đội ngũ để thực thi công vụ thời quân chủ nói chung, đặc biệt
dưới triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng cũng như công cuộc cải cách hành chính lớn

dưới triều vua Minh Mệnh đã để lại những đóng góp lớn về thể chế nhà nước, kinh tế, xã hội
thời quân chủ và trong hoạt động “ôn cố nhi tri tân”.
Tuy nhiên, các bài viết, công trình nghiên cứu hiện nay chủ yếu đề cập đến BMNN,
tuyển chọn quan lại thời quân chủ Nguyễn. Phạm vi nghiên cứu của các công trình khái quát
trong phạm vi thời gian xuyên suốt từ đời vua Nguyễn đầu tiên cho đến thời Tự Đức hoặc đề cập
ở mức độ đậm nhạt đến một số khía cạnh như tham nhũng, hình phạt đối với người thừa hành
công vụ trong một đời vua, như thời Minh Mệnh. Các vấn đề khác như nghĩa vụ, khảo xét cũng
như các hoạt động thực thi công vụ của người thừa hành công vụ và mối tương quan giữa quy
định của pháp luật với thực tế công việc của họ cũng đã được nhắc đến nhưng ở mức độ hạn
chế, chưa hoặc chưa đề cập một cách có hệ thống dưới triều Nguyễn nói chung, vua Gia Long
và Minh Mệnh nói riêng. Bên cạnh đó, Gia Long và Minh Mệnh là hai vị vua đã đặt nền tảng
cho sự thống nhất trong BMNN cũng như chế độ công vụ của triều Nguyễn. Do vậy, việc
nghiên cứu chế độ công vụ dưới triều Gia Long và Minh Mệnh sẽ góp phần tìm hiểu được
phương sách dùng người của cha ông, thực trạng và hiệu quả thi hành công vụ, những giá trị có
thể kế thừa đối với cải cách chế độ công vụ hiện nay. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu về

1


phương sách dùng người của triều Nguyễn nói chung và thời vua Gia Long, Minh Mệnh nói
riêng sẽ góp phần nhìn nhận, đánh giá lại triều Nguyễn một cách khách quan, công bằng.
Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: Chế độ công vụ của nhà Nguyễn
dưới triều Gia Long và Minh Mệnh (1802 – 1841) làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án nhằm hướng đến làm rõ các nội dung liên quan đến chế độ công vụ dưới
hai triều vua Gia Long và Minh Mệnh. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả thực thi công vụ, rút ra
đặc điểm về chế độ công vụ thời vua Gia Long, Minh Mệnh và một số giá trị kế thừa đối với chế
độ công vụ hiện nay. Mặt khác, việc nghiên cứu chế độ công vụ của vua Gia Long và Minh
Mệnh sẽ giúp tác giả nâng cao kiến thức trong giảng dạy và khả năng nghiên cứu.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích cơ sở hình thành và thực thi chế độ công vụ nhà Nguyễn dưới thời
vua Gia Long và Minh Mệnh trên các bình diện chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, tư tưởng và
truyền thống.
Thứ hai, luận án đi vào làm rõ các quy định về tuyển dụng, đãi ngộ đối với người thi
hành công vụ dưới thời vua Gia Long và Minh Mệnh.
Thứ ba, tác giả trên cơ sở thống kê trong chính sử, chủ yếu là ĐNTL để làm rõ các hoạt
động thực thi công vụ của đội ngũ thừa hành công vụ thời vua Gia Long và Minh Mệnh.
Thứ tư, từ sự phân tích các quy định về tuyển dụng, đãi ngộ và hoạt động thực thi công
vụ, luận án nhận xét những điểm tích cực và hạn chế về chất lượng, kỹ năng, năng lực thực thi
công vụ của người thừa hành công vụ, đặc biệt là quan lại trong BMNN. Đồng thời, tác giả luận
án rút ra một số đặc điểm về chế độ công vụ của nhà nước quân chủ Nguyễn dưới triều Gia
Long và Minh Mệnh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chế độ công vụ của nhà Nguyễn dưới hai triều vua
Gia Long và Minh Mệnh. Trong đó, tác giả tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chế độ công vụ

2


như tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ thực thi công vụ; Làm rõ hoạt động thực thi công vụ.
Đồng thời từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra nhận xét, đặc điểm và một số giá trị kế thừa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Lãnh thổ thống nhất từ Bắc đến Nam, trừ vùng đất Chân Lạp được đặt
thành trấn Tây Thành vào năm 1835.
Về thời gian: Từ năm 1802 đến năm 1841, khi vua Gia Long thiết lập vương triều
Nguyễn đến khi kết thúc triều vua Minh Mệnh.
Về nội dung: Tác giả giải quyết các khía cạnh liên quan đến chế độ công vụ thời vua Gia

Long và Minh Mệnh trên một số vấn đề như sau: Tập trung làm rõ đội ngũ thực thi công vụ, chủ
yếu là quan lại (quan văn, quan võ và lại viên), Cai tổng và Lý trưởng trên các bình diện như
tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ. Làm rõ hoạt động thực thi công vụ trên các lĩnh vực: Quản lý hành
chính; Bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc; Bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ như tuần biển, cứu trợ trên biển, đo vẽ bản đồ; Quản lý đê điều; Quản lý đời sống của cư dân;
Hoạt động thanh tra, giám sát và khảo xét đội ngũ thi hành công vụ; Hoạt động tố tụng.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Đây là một đề tài có tính chất tổng hợp, do vậy, các nguồn tư liệu liên quan đến luận án
được tập hợp, hệ thống hoá và khai thác một cách tối đa có thể. Bên cạnh các nguồn tài liệu là
sách báo, tạp chí, internet, kỉ yếu hội thảo, tác giả chủ yếu khai thác các nguồn tài liệu sau:
- Các bộ sử biên niên như ĐNTL, Khâm định Việt sử thông giám cương mục … có ghi
chép về các văn bản do nhà vua ban hành về sắp đặt quan lại, các sớ thỉnh an cũng như các sớ
tâu trình của quan lại với vua, hình phạt và sự ban thưởng của nhà vua đối với đội ngũ thừa hành
công vụ. Đây là những thông tin trực tiếp và khi được tập hợp, xử lý sẽ mang lại những nhận
thức khoa học có độ tin cậy cao.
- Các bộ hội điển, điển chế, pháp luật cổ Việt Nam là những tư liệu quan trọng cung cấp
các thông tin về quy định của nhà vua đối với quyền, nghĩa vụ và những hậu quả mà đội ngũ
thừa hành công vụ phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng. Nguồn tài liệu này bao gồm:
QTHL, HVLL, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam điển lệ toát yếu, Minh Mệnh chính
yếu…

3


- Sách thể chí bao gồm: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Gia
Định thành thông chí là những công trình kê cứu công phu giúp tác giả luận án hình dung rõ hơn
về quan chế thời xưa ở từng thời kì lịch sử.
- Châu bản triều Nguyễn: đây là những tư liệu cung cấp khối lượng thông tin lớn, chân
thực về các văn bản mà nhà vua ban hành, quan lại tâu việc hay chấp hành các mệnh lệnh của

nhà vua và các nhà khoa bảng thời Gia Long và Minh Mệnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu về chế độ công vụ thời Nguyễn dưới thời vua Gia Long và Minh Mệnh là
một nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử. Do tính chất của việc nghiên cứu thuộc ngành khoa
học xã hội nên tác giả luận án áp dụng phương pháp luận biện chứng lịch sử để xem xét các sự
kiện trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển để phân tích, đánh giá và rút ra
các kết luận. Vấn đề chế độ công vụ được đặt trong bối cảnh lịch sử, kinh tế xã hội cụ thể, không
gian thống nhất từ Bắc tới Nam, một hình thái kinh tế xã hội nhất định để thấy được sự vận động
phát triển có tính liên tục và kế thừa của BMNN và các quy định và hoạt động công vụ thời vua
Gia Long và Minh Mệnh nói riêng.
Chế độ công vụ là một thuật ngữ hiện đại, chưa được định hình khái niệm vào thời quân
chủ. Tuy nhiên dưới thời quân chủ các quy định về công vụ cũng như hoạt động công vụ đã
được diễn ra và đạt được hiệu quả nhất định. Vậy chế độ công vụ là gì?
- Chế độ: Theo Từ điển Luật học: “Chế độ là tổng thể các quy tắc cần phải tuân theo; là
hệ thống các quy định pháp luật cần phải được tuân thủ trong một quan hệ xã hội nhất định”.
Khái niệm này khác với quan niệm về thể chế. Thể chế, theo Từ điển Luật học “Là những quy
định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo” [5; tr.704]. Từ đó, có thể
thấy, khái niệm chế độ là một khái niệm hẹp hơn thể chế, đó là các quy tắc, quy định pháp luật
được đặt ra bởi nhà nước được mọi người tuân thủ trong một mối quan hệ xã hội nhất định.
- Công vụ: là một khái niệm rộng về phạm vi và cho đến nay có nhiều cách hiểu và cách
tiếp cận khác nhau. Theo Từ điển Luật học: “Công vụ là công việc mang tính nhà nước vì lợi ích
xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân, chủ yếu do cán bộ công chức nhà
nước thực hiện”. Theo Từ điển Pháp – Việt: Pháp luật – Hành chính: công vụ là: “Theo nghĩa

4


rộng là toàn thể các công chức làm việc thường xuyên trong bộ máy nhà nước ở trung ương và
các cơ quan chính quyền địa phương. Theo nghĩa hẹp là toàn bộ các quy chế công chức” [174;

tr. 135]. Bên cạnh đó còn có cách hiểu khác về công vụ như: là toàn bộ các cơ quan của Chính
phủ không kể lực lượng quân đội hay đó là hoạt động thực hiện đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước…Từ nội dung khái niệm nêu trên có thể hiểu công vụ bao gồm các
tiêu chí sau: Đối tượng công vụ là nhiệm vụ, là công việc do cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức giao
cho phải làm vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước. Chủ thể
công vụ là các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức - nhân danh Nhà nước thực thi
công vụ theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân được trao quyền thực thi công vụ trong một
thời hạn nhất định; Hoạt động công vụ “là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công
chức theo quy định của Luật và các quy định khác có liên quan” [99] nhằm triển khai các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia.
- Quan lại: là một danh từ ghép, bao gồm quan và lại. Theo Từ điển Hán – Việt, Lại “là
làm việc quan, chức phụ thuộc trong nha môn” [1; tr.387]. Quan là “người làm việc cho nhà
nước, làm chủ trong một công việc” [1; tr.600]. Quan chức: “các quan và chức vụ của họ” [72;
tr.1502], cụ thể, Quan: người xử lí việc nước, chức: chỉ quyền hạn và trách nhiệm được giao
phó. Quan lại là những người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước, có nhiệm vụ và quyền
hạn khi tham gia hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn dưới thời kỳ quân chủ ở
Việt Nam. Trong đó, quan giữ vai trò tư vấn, giúp việc cho nhà vua trong việc xây dựng các
chính sách và ban hành pháp luật, đồng thời triển khai thực hiện quyền lực nhà nước. Lại là
người thừa hành mệnh lệnh của quan, đóng vai trò trung gian giữa quan và dân. Quan chức
trong BMNN quân chủ chuyên chế không chỉ bao gồm những người giữ chức vụ trong BMNN
mà còn bao gồm đội ngũ quý tộc được ban phong tước vị và các đại thần giữ vai trò tư vấn, giúp
việc cho nhà vua.
Mặt khác, với quan điểm “tôn quân” của Nho giáo, nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ
bản của nhà nước quân chủ Việt Nam là “tôn quân quyền”, do vậy, quyền lực nhà nước không
thể chia, tất cả quyền lực tập trung vào tay nhà vua, quan lại chỉ là những người thừa hành và
giúp việc cho vua. Tuy nhiên, do phạm vi lãnh thổ rộng lớn, khối lượng công việc nhiều, vua và

5



quan lại cần có những người phối hợp cùng thực hiện các công vụ liên quan đến đối nội, đối
ngoại và quân sự. Đồng thời, quan điểm “thiên hạ vi công” khẳng định đất đai và thần dân đều
thuộc sự cai quản của nhà vua, tức thuộc của công. Do đó, tất cả quan lại và người dân đều phải
thực hiện nghĩa vụ và bổn phận nhất định với nhà vua. Chính vì lẽ đó, có thể nhận thấy đội ngũ
tham gia thực hiện các nhiệm vụ mà nhà vua giao cho không chỉ bao gồm quan lại mà còn là
những người do dân bầu lên như Xã trưởng (Lý trưởng), hoặc được triệu tập và trao trọng trách
như các đội thợ trong các cục, các lực lượng biền binh, phu trạm…
Từ các quan điểm trên và căn cứ trên, tác giả nhận định: Chế độ công vụ thời quân chủ
Nguyễn nói chung và thời vua Gia Long và Minh Mệnh nói riêng vừa là một hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước vừa là hoạt động của các cơ quan do nhà nước thiết lập, các cá
nhân trao quyền để phục vụ các nhu cầu lợi ích của dân. Lực lượng tham gia hoạt động công vụ
chủ yếu là quan lại trong BMNN và những người được trao quyền, trao nhiệm vụ (Kinh lược đại
sứ, Lý trưởng, lực lượng thuỷ sư, thợ cục, biền binh, phu trạm…); Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ, đội ngũ thừa hành công vụ được hưởng quyền lợi, quyền hạn nhất định và chịu trách
nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng
nhằm làm rõ nội dung của luận án. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện trung thực
bức tranh về chế độ công vụ dưới triều vua Gia Long và Minh Mệnh theo đúng trình tự thời gian
và không gian như nó đã từng diễn ra. Phương pháp logic được sử dụng nhằm làm rõ bản chất,
sự chân thực khách quan, sự vận động liên tục của chế độ công vụ thời Nguyễn từ năm 1802 đến
năm 1841.
- Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại: đây là phương pháp được tác giả vận dụng
nhằm làm rõ yếu tố kế thừa, những đặc trưng mang tính liên tục hay những khác biệt của chế độ
công vụ thời Gia Long và Minh Mệnh so với các triều đại trước hoặc đời vua Nguyễn sau, giữa
vua Gia Long và Minh Mệnh. Phương pháp này được vận dụng để so sánh trên một số khía
cạnh sau: Một là, so sánh một số chức quan, cơ quan trong BMNN thời vua Minh Mệnh với
triều Lê, triều Thanh của Trung Quốc để thấy được sự khác và giống nhau về số lượng, tên gọi,
phẩm hàm; Hai là, so sánh một số quy định trong chính sách đãi ngộ, khảo xét cũng như


6


phương thức tuyển chọn đội ngũ thi hành công vụ để thấy sự khác biệt trong tiêu chí tuyển chọn,
khảo xét, đối tượng đãi ngộ khảo xét hay mức đãi ngộ giữa triều Gia Long với Minh Mệnh hay
giữa vua Gia Long và Minh Mệnh với các triều đại quân chủ trước; Ba là, so sánh số lượng điều
khoản đề cập đến quyền, nghĩa vụ, hình phạt đối với người thi hành công vụ trong hai bộ luật
QTHL, HVLL để thấy được sự khác nhau về số lượng điều khoản, mức độ áp dụng, đối tượng
áp dụng giữa triều Lê và triều Nguyễn.
- Phương pháp phân tích định lượng và thống kê được sử dụng chủ yếu trong luận án
nhằm xử lý các tư liệu liên quan đến nội dung luận án. Phương pháp này được sử dụng trong
việc thống kê số lượng văn bản do vua Gia Long và Minh Mệnh ban hành để điều chỉnh sắp đặt,
quy định số lượng đội ngũ thi hành công vụ được tuyển chọn, thuyên chuyển đổi bổ; các sớ
thỉnh an của quan đầu tỉnh, số lần và vụ việc tâu bày của quan lại, số lượng hình phạt và số vụ
việc vi phạm của người thi hành công vụ, số lượng quan lại được nhận đãi ngộ và mức đãi
ngộ… Trong khả năng cho phép, tác giả luận án cố gắng tập hợp, lượng hóa thông tin, số liệu,
qua đó đưa lại những nhận thức chân xác về hệ thống đội ngũ thừa hành công vụ thời vua Gia
Long và Minh Mệnh trên các bình diện về tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ, giám sát, thưởng phạt;
đồng thời qua đó thấy được khuynh hướng phát triển, đặc điểm của chế độ công vụ thời vua Gia
Long và Minh Mệnh và tính hiệu quả của hoạt động thực thi công vụ đó.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Từ kết quả nghiên cứu, luận án có một số điểm đóng góp mới sau:
- Đây là công trình chuyên khảo tương đối có hệ thống về chế độ công vụ dưới triều vua
Gia Long và Minh Mệnh. Luận án làm rõ cơ sở xây dựng chế độ công vụ thời vua Gia Long và
Minh Mệnh; các quy định của vua Gia Long và Minh Mệnh về tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ,
khảo khoá, giám sát, thưởng phạt, các nghĩa vụ cũng như hoạt động thực thi công vụ của những
người có liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, đánh giá những đóng góp và tồn tại trong
chế độ công vụ thời vua Gia Long và Minh Mệnh. Trên cơ sở thực trạng thực thi công vụ và đạo
đức công vụ hiện nay, tác giả đã rút ra một số giá trị của chế độ công vụ đối với chính sách cán

bộ, công chức.
- Tập hợp và cung cấp nguồn tư liệu đáng tin cậy về chế độ công vụ dưới hai triều vua
Gia Long và Minh Mệnh.

7


6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Thông qua đề tài này, luận án muốn làm rõ các quy định liên quan đến đội ngũ thực thi
công vụ, tính hiệu quả, chất lượng thực thi công vụ dưới triều Gia Long và Minh Mệnh. Từ kinh
nghiệm lịch sử và thực tế chế độ công vụ hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đặt
nền tảng cho việc vận dụng các chính sách đối với người thực thi công vụ thời quân chủ trong
việc điều chỉnh các chính sách đối với cán bộ, công chức hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lịch sử Nhà nước và Pháp luật là một môn học đã và đang được giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo Luật. Do đó, những nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng tham khảo trong việc
giảng dạy môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật tại trường Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào
tạo khác; đồng thời góp phần bổ sung kiến thức giảng dạy cho bản thân. Mặt khác chế độ công
vụ mang tính liên tục và kế thừa, dó đó việc nghiên cứu chế độ công vụ dưới triều vua Gia Long
và Minh Mệnh góp phần nghiên cứu chế độ công vụ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử để nhận
thấy được sự khác biệt, tính kế thừa của chế độ công vụ ở mỗi giai đoạn lịch sử.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở hình thành và thực thi chế độ công vụ dưới triều vua Gia Long và
Minh Mệnh.
Chương 3: Tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ thực thi công vụ.
Chương 4: Hoạt động thực thi công vụ.

Chương 5: Nhận xét, đặc điểm và những giá trị kế thừa.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến chế độ công vụ
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến chế độ công vụ triều Nguyễn
Các công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh của chế độ công vụ triều Nguyễn
khá phong phú. Các nghiên cứu này có thể được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu
chung về các triều đại trong tiến trình lịch sử hoặc tách riêng. Tuy nhiên, ở mức độ đậm nhạt, các
công trình và bài viết nghiên cứu đã thể hiện được những yếu tố liên quan đến chế độ công vụ
như BMNN, tuyển dụng quan lại, hoạt động công vụ.
Về BMNN
Các công trình nghiên cứu liên quan đến BMNN triều Nguyễn có thể kể đến các công
trình sau:
Tác giả Đỗ Bang đã có hai cuốn sách nghiên cứu khá toàn diện về BMNN thời Nguyễn,
đó là cuốn Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802-1884) và Khảo cứu kinh tế và tổ chức
bộ máy nhà nước triều Nguyễn: những vấn đề đặt ra hiện nay, Nxb Thuận Hóa, Huế năm 1997,
1998. Tác giả đã đi sâu mô tả, so sánh BMNN quân chủ Nguyễn từ triều Gia Long đến triều Tự
Đức với BMNN quân chủ Trung Quốc. Tác giả nhận định các cơ quan trung ương được Gia
Long và Minh Mệnh kế thừa có chọn lọc của các triều đại trước và quan chế Trung Quốc và
chấp nhận hai cơ chế quản lý song hành ở cấp xã. Do giới hạn về mục tiêu nghiên cứu nên trong
hai công trình này, vấn đề nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN phong kiến Nguyễn
chưa được đề cập đến. Đồng thời trong các công trình nghiên cứu của mình, tác giả cũng bàn
đến quan chế. Trong cuốn sách xuất bản năm 1998, tác giả dành nhiều trang viết về việc phong
tước, quyền lợi của quan lại hơn là nhiệm vụ của quan lại. Trong phần bàn về nghĩa vụ của quan
lại, tác giả khẳng định quan lại dưới thời Nguyễn đều xác định nhiệm vụ với thế ứng xử hai

chiều, đó là nghĩa vụ đối với vua và trách nhiệm đối với dân.
Cuốn Làng Việt Nam đa nguyên và chặt của Khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa học xã
hội và nhân văn, Nxb Quốc gia Hà Nội 2006 đã có một số bài viết phân tích về cấp hành chính

9


địa phương, đó là tổng và xã. Qua một số bài viết như “Cấp thôn trong thiết chế chính trị - xã hội
nông thôn Việt Nam”, “Về đơn vị hành chính Tổng ở Việt Nam”, “Nạn cường hào làng xã thời
phong kiến” …, các tác giả đã nhìn nhận vai trò của làng xã, tổng đối với BMNN cũng như các
chính sách của nhà nước.
Trong cuốn sách Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802-1885), Nxb.
Thuận Hoá, 2014, tác giả Huỳnh Công Bá, trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú đã nêu khá cụ thể
cơ cấu tổ chức BMNN từ Gia Long đến Tự Đức; đồng thời khái quát cơ chế vận hành của bộ
máy công quyền Nguyễn trên phương diện hành chính và quân sự. Tác giả cho rằng BMNN
triều Nguyễn đã kế thừa tổ chức nhà nước của các triều đại trước đây, đặc biệt là triều Lê Thánh
Tông, nhưng có sự tinh vi và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, tác giả đã dành 75/530 trang từ trang
246 đến 325 để phân tích, tập hợp những quy định về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thưởng phạt,
nghĩa vụ của quan chức nhà Nguyễn trong thực thi công việc. Đặc biệt, trên cơ sở khảo cứu bộ
HVLL tác giả đã khẳng định, quan chức nhà Nguyễn cần thực hiện các nghĩa vụ: giúp việc cho
vua, làm việc phải theo lẽ công bằng, làm việc phải theo đúng kì hạn, không được bỏ chầu, bỏ
nhiệm; không được vị thân làm cong pháp luật....
Cuốn sách được xuất bản năm 2016 với nhan đề Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ
Việt Nam (từ năm 938 đến năm 1884), Nxb Khoa học xã hội của tác giả Nguyễn Minh Tường là
công trình có tính hệ thống về tổ chức BMNN quân chủ Việt Nam. Với 10 chương, cuốn sách
đã bao quát một số vấn đề liên quan đến chế độ quan lại từ nhà Ngô đến nhà Nguyễn trong
tương quan so sánh với các triều đại quân chủ Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích BMNN quân
chủ Nguyễn, tác giả nhận định xu thế phát triển tất yếu của nhà nước quân chủ Nguyễn là tập
quyền, phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chưa bàn luận sâu về nghĩa vụ
của quan lại, các ưu đãi trong đảm bảo điều kiện thực thi công việc của quan lại dưới triều

Nguyễn.
Bên cạnh đó, có một số luận án có nội dung liên quan ít nhiều đến tổ chức BMNN và
quản lý hành chính như:
Luận án lịch sử Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884) của tác
giả Vũ Thị Phụng, 1999 đã trình bày về nền hành chính triều Nguyễn ở các nội dung: nguyên tắc
tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức BMNN từ trung ương đến địa phương và các văn bản quản

10


lý nhà nước. Đặc biệt, liên quan đến đề tài, tác giả đã dành 27 trang viết về cơ quan chuyên trách
soạn thảo và chuyển giao văn bản (văn phòng của nhà vua, Hàn Lâm viện, Ty Bưu chính, Ty
thông chính sứ, văn phòng các bộ, những người đứng đầu các địa phương) và việc tuyển chọn
quan chức và thư lại chuyên trách các công việc về văn bản, giấy tờ.
Trong luận án Định chế quản lý nhà nước thời Nguyễn, 2000, tác giả Trần Thị Thanh
Thanh đã dành ra chương 3 để bàn đến quá trình tổ chức hoạt động hành chính của quan chức
dưới triều Gia Long và Minh Mệnh. Đồng thời, bằng phương pháp thống kê, tác giả đã xây
dựng được một bảng biểu khá chi tiết về việc áp dụng chế tài hình sự đối với quan lại trong quá
trình làm việc.
Trong luận án Vai trò của bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn
(giai đoạn 1802-1884), Viện sử học, 2005, tác giả Phan Tiến Dũng đã bàn đến cơ cấu tổ chức,
hoạt động của bộ Công trong Lục bộ - cơ quan trọng yếu của chính quyền trung ương Nguyễn.
Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về một cơ quan nhà nước. Với nguồn tài liệu
phong phú, tác giả đã dựng lại bức tranh về hoạt động của bộ Công trong lịch sử, đồng thời đưa
ra những nhận định tích cực và hạn chế về khối cơ quan này trong quá trình thực thi quyền lực
nhà nước.
Trong năm 2014 có hai luận án liên quan đến đề tài được bảo vệ thành công. Đó là, luận
án của Phạm Đức Anh với nhan tài Biến đổi mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam (thế kỉ XXIX) đã có cái nhìn hệ thống và khái quát về mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam từ thời Đinh
đến Nguyễn. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Đức Anh đã dành chương 4 để phân
tích về mô hình nhà nước thời Nguyễn. Điểm đóng góp lớn nhất của tác giả là đã so sánh hệ

thống quan lại nhà Nguyễn về số lượng, chức vụ và tước phẩm với quan lại nhà Lê, nhà Minh và
nhà Thanh của Trung Quốc, tuy nhiên việc sử dụng, đãi ngộ và giám sát quan lại dưới triều
Nguyễn như thế nào thì tác giả chưa làm rõ trong luận án của mình. Luận án của Ngô Đức Lập
với nhan đề Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn
1802-1885 đã đề cập đến sự thiết lập, hoạt động và thẩm quyền của cơ quan thực hiện chức năng
giám sát chung của nhà Nguyễn trong tương quan so sánh với Đô sát viện thời Thanh. Đặc biệt,
những trang phân tích về chế độ khen thưởng, đãi ngộ của nhà nước đối các quan lại làm việc

11


trong khối cơ quan này đã giúp ích cho tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài luận án
của mình.
Mặt khác, có hai bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, 1995 của Đào Tố
Uyên và Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Danh Phiệt đề cập đến tổ chức BMNN. Bài Tìm hiểu tổ
chức chính quyền trung ương ở nước ta thời phong kiến của Đào Tố Uyên và Nguyễn Cảnh
Minh đã đưa ra những đánh giá ưu và hạn chế về bộ máy chính quyền trung ương (đặc biệt thời
Lê Thánh Tông và nhà Nguyễn). Tuy nhiên, bài viết chưa đi vào so sánh, đánh giá tính hiệu quả
của bộ máy chính quyền trung ương. Hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Danh Phiệt đã
khái quát sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống chính quyền địa phương từ thời Lý đến thời
Nguyễn qua bài viết Mấy suy nghĩ về hệ thống hành chính địa phương ở nước ta thời phong
kiến. Các tác giả đã khá tâm huyết khi nhận xét hệ thống chính quyền địa phương nhà Nguyễn,
đặc biệt là thời Minh Mệnh; đồng thời tác giả cũng đã bước đầu khái quát sự giám sát và mối
liên hệ giữa các cấp hành chính trong hệ thống chính quyền địa phương. Trong bài viết trên Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử số 2, 2004 với nhan đề Về nền hành chính triều Nguyễn thời kì 1802 –
1883, tác giả Trần Thị Thanh Thanh nhận định các cơ quan trong BMNN có sự phân chia chức
năng rành mạch, nhưng khi vận hành do có nhiều quy tắc kiềm toả, nhiều đầu mối giám sát
khiến công việc tồn đọng.
Về tuyển chọn và sử dụng quan lại
Ngoài những sách chuyên khảo, đề cập quan chế nói chung trong khi bàn vệ BMNN

như đã trình bày ở trên, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã có nhiều công trình, bài viết bàn về
quan chế thời Nguyễn như: Lược khảo về khoa cử Việt Nam: Từ khởi thuỷ đến khoa Mậu Ngọ,
1918, H, Impr. du Nord, năm 1941 của Trần Văn Giáp; Quốc triều hương khoa lục, Nxb Hồ
Chí Minh, 1993 của Cao Xuân Dục; Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan, Lan Phương, Những ông
nghè, ông cống triều Nguyễn, Nxb Văn hoá Thông tin, 1995; Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh
Tường, Hoàng Phương..., Một số vấn đề về quan chế Triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế,
1998; Trần Thanh Tâm, Quan chức nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Công ty Văn hoá Phương
Nam, Huế, 1999; Phan Ngọc Liên, Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, Giáo dục và thi cử Việt Nam:
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Từ điển Bách khoa, 2006; Cuốn Từ điển chức quan
Việt Nam của Đỗ Văn Ninh, Nxb Thanh niên, 2006; Nho giáo đạo học trên đất kinh kỳ (Thăng

12


Long – Đông Đô – Hà Nội) của Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hồng Hà, Văn hoá Thông
tin và Viện văn hóa, 2007; Nguyễn Công Lý với Giáo dục - khoa cử và quan chế ở Việt Nam
thời phong kiến và thời Pháp thuộc, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2011; Thi cử học
hàm học vị dưới các triều đại phong kiến Việt Nam của Đinh Văn Niêm, Nxb Lao động, 2011;
Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho giáo triều Nguyễn, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2011 … Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên có những chương, mục về hệ
thống giáo dục, về tuyển dụng quan lại qua khoa cử, đào tạo, sử dụng đãi ngộ hay giám sát quan
lại thời quân chủ nói chung và thời Nguyễn nói riêng. Chúng tôi dành sự quan tâm đến các cuốn
sách sau:
Tác phẩm Lược khảo về khoa cử Việt Nam: Từ khởi thuỷ đến khoa Mậu Ngọ, 1918, H,
Impr. du Nord, năm 1941 của Trần Văn Giáp đã bàn luận có hệ thống về quan chế Việt Nam
trong tiến trình lịch sử. Tác giả đã mô tả sơ lược khoa cử của Trung Quốc và chủ yếu đi sâu vào
khoa cử Việt Nam từ năm 1075, thời Lý đến năm 1918. Tác phẩm đã làm rõ thời điểm ra đời và
phát triển của các phép thi, nội quy trường thi, cách thức rèn tập học trò đi thi qua các triều đại
quân chủ Việt Nam nói chung và thời Nguyễn nói riêng.
Tác giả Trần Trọng Kim với phương pháp chép sử biên niên đã dành khá nhiều trang

viết giới thiệu, phân tích về khoa cử, quan lại Việt Nam nói chung và thời Nguyễn nói riêng
trong tác phẩm Việt Nam sử lược, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1921. Cùng với việc ghi
chép quan điểm của các vị vua, một số vụ án về quan lại như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn
Thành..., tác giả còn đưa ra nhiều lời bình luận, nhận xét về khoa cử và quan chế thời quân chủ
Nguyễn như đãi ngộ tước phẩm, lương bổng, tiền dưỡng liêm. Các sự kiện lịch sử mặc dù được
tác giả Trần Trọng Kim viết khá chọn lọc nhưng đã cung cấp cho tác giả luận án nhiều ý tưởng
về quan điểm cai trị, quan chế thời quân chủ Nguyễn.
Cuốn Khoa cử và giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Quang Thắng, Nxb. Văn hoá
thông tin, 1993, đã hệ thống các thể lệ, cách thức thi cử, quá trình đào tạo của một viên quan từ
khi còn là một môn đồ ở giai đoạn cuối nhà Lê và đầu nhà Nguyễn. Tác giả Phan Hữu Dật trong
cuốn Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử của Nxb. Chính trị Quốc gia, 1994
đã bàn về phương thức tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ quan lại, chính sách dụng người hiền của
các vương triều từ triều Lý đến triều Nguyễn. Tác giả đã đánh giá những điểm tích cực và hạn

13


chế của quan chế thời xưa, đó là chú trọng tài năng và kết quả công việc làm thực tế để đánh giá
con người.
Trong cuốn Một số vấn đề về quan chế Triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1998, tập
thể tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường... đã dành chương II: Quan chế triều Nguyễn
(1802-1884) bàn về vấn đề quan chế trước Nguyễn và thời Nguyễn khá cụ thể. Các tác giả nhận
định triều Nguyễn đòi hỏi quan lại đối với nhà vua phải tuyệt đối trung thành, coi dân như con và
từ thời Minh Mệnh trở đi, số lượng quan văn trong bộ máy chính quyền Nguyễn tăng lên nhanh
chóng. Tuy nhiên, các tác giả chưa lưu tâm khai thác HVLL và nghĩa vụ, trách nhiệm của quan
lại
Cuốn Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ 1802 đến năm 1884 của tác
giả Lê Thị Thanh Hòa được xuất bản năm 1998, trên cơ sở nội dung của Luận án Tiến sĩ đã giới
thiệu khái quát và cô đọng về đào tạo và sử dụng quan lại triều Nguyễn. Tác giả nhận định triều
Nguyễn đã tiếp thu mô hình đào tạo quan lại của các triều đại trước và “bổ sung chế độ “hậu bổ”

làm “hành tẩu” ở các bộ với mục tiêu tập sự. Bên cạnh đó, tác giả dành 32 trang để bàn đến việc
sử dụng quan lại thời Nguyễn với các nội dung: đãi ngộ, thanh tra, thưởng phạt, thuyên chuyển,
hồi tị cũng như chế độ hưu trí của quan lại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, tác phẩm chưa chú ý bàn đến
quyền và nghĩa vụ của quan lại cũng như việc nhà nước đã sử dụng các biện pháp nào để giám
sát quá trình thực thi công vụ của quan lại nhà Nguyễn.
Đỗ Thị Hương Thảo trong cuốn “Thi Hương thời Nguyễn (qua hai trường thi Hà Nội và
Nam Định)”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 đã phân tích sự hình thành, biến đổi của hai
trường thi, nội dung thi, các yêu cầu đối với quan trường và sĩ tử tham gia trường thi; tỷ lệ đỗ và
sử dụng trong BMNN thời Nguyễn. Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra một số đặc điểm thi Hương
thời Nguyễn cũng như sự tác động qua lại giữa khoa cử với chính trị, văn hoá, xã hội.
Bên cạnh đó, nhiều bài viết trên các tạp chí cũng dành nhiều sự quan tâm đến khoa cử,
sử dụng và đãi ngộ quan lại: Tác giả Trương Hữu Quýnh với bài viết Tìm hiểu pháp luật về
quan chức ở nước ta thời phong kiến, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5(88), 1994; Thái
Hoàng và Bùi Quý Lộ với bài viết Thanh tra, giám sát, khảo xét quan lại thời phong kiến ở nước
ta, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, 1995; Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại trong lịch sử
chế độ phong kiến Việt Nam của Bùi Xuân Đính, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2003;

14


Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ quan lại trong nền hành chính Việt Nam thời kì
phong kiến của Nguyễn Thị Việt Hương, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 năm 2008;
Phạm Thị Quỳnh với Giáo dục – khoa cử, giáo hóa đạo đức ở thời Lê sơ và vai trò của nó trong
xã hội đương thời, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(52) năm 2012;... Trong đó, tác giả
luận án đặc biệt chú ý đến hai viết trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật của Trương Hữu Quýnh
và Nguyễn Thị Việt Hương. Từ việc phân tích cách thức đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, giám sát
quan lại thời quân chủ Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Việt Hương khẳng định quan lại có trình
độ tương đối đồng đều nhưng lại tạo ra thói ỷ lại thụ động trông chờ vào mệnh lệnh cấp trên.
Cùng bàn về quan chế, tác giả Trương Hữu Quýnh đã đề cập tới trách nhiệm của quan lại. Tuy
chưa có sự thống kê các điều khoản cụ thể trong hai bộ luật QTHL và HVLL, nhưng trên cơ sở

một số điều luật, tác giả khẳng định: quan lại phải quan tâm đến dân, đồng thời nhà nước sử
dụng các biện pháp chống hối lộ và sách nhiễu của quan lại. Mặt khác, tác giả có sự so sánh về
điều khoản đề cập đến nghĩa vụ quan lại trong luật QTHL và HVLL.
Các kỉ yếu hội thảo trong nước hay quốc tế có khá nhiều bài viết đề cập đến tuyển dụng,
sử dụng, đãi ngộ, thưởng phạt, giám sát quan lại thời Nguyễn. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế về Việt
Nam học lần thứ hai, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Thế giới, 2007, có hai bài viết đề
cập đến khoa cử thời Nguyễn, đó là Chính sách giáo dục của nhà Nguyễn đối với các dân tộc ít
người ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XIX của Phạm Thị Ái Phương và Các nhà khoa bảng
trong bộ máy nhà nước triều Nguyễn của Nguyễn Ngọc Quỳnh. Mỗi bài viết đều nhấn mạnh
chủ trương của các vua Nguyễn đều hướng tới xây dựng một chế độ giáo dục lấy Nho giáo làm
nền tảng. Mặt khác, kỉ yếu hội thảo khoa học về Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám – hoa
Phan Thúc Trực 1808-1852, Nxb Khoa học xã hội, 2012 đã đề cập đến cuộc đời cũng như sự
nghiệp quan trường của một viên quan triều Nguyễn. Qua đó ta có thể thấy được sự thăng tiến
cũng như đãi ngộ của nhà nước và nghĩa vụ của người bề tôi.
Về quyền lợi của đội ngũ thi hành công vụ
Bên cạnh các công trình nghiên cứu đề cập đến việc tuyển chọn, sử dụng quan lại trong
BMNN, các nhà nghiên cứu còn có nhiều trang viết bàn về những đặc ân mà quan lại nhận được
trong quá trình thực thi công vụ. Các bài viết chủ yếu bàn đến quyền lợi về vật chất, đó là lương
bổng, trang phục.

15


Cuốn “Ngàn năm mũ áo” của Trần Quang Đức, NxbThế giới, 2013 đã dựng lại bức
tranh trang phục Việt Nam ở cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời
Lý đến thời Nguyễn (1009-1945). Qua đó có thể thấy sự thay đổi của trang phục vua, quan qua
các triều đại và sự khác biệt so với trang phục thường dân. Trong các trang viết đề cập đến trang
phục thời Nguyễn, tác giả Trần Quang Đức đã phân tích sự kế thừa, học tập từ trang phục quan
lại ở Trung Quốc và các triều đại trước ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả có sự bảng thống kê trang
phục dưới triều Minh Mệnh, Thiệu Trị hay bảng so sánh quy chế cổn miện của các quan theo

phẩm hàm.
Năm 2015 luận án của Lê Quang Chắn với nhan đề Chính sách xã hội triều Nguyễn
(giai đoạn 1802 - 1884), trên cơ sở nguồn tư liệu tin cậy đã phân tích, đánh giá chính sách xã hội
triều Nguyễn đối với từng đối tượng cụ thể trong xã hội. Đặc biệt, những phân tích về chính sách
đãi ngộ đối với quan lại, binh lính trong chương 3: Chính sách xã hội đối với các đối tượng cụ
thể trong xã hội đã cung cấp những thông tin cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, một số bài trên các tạp chí đã đề cập đến những
quyền lợi, nhiệm vụ của quan lại trong công vụ. Đặc biệt, bài viết Sự ra đời của tiền lương trong
lịch sử và chế độ tiền lương dưới thời quân chủ Việt Nam trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5
và số 6, 2015, tác giả Nguyễn Minh Tường đã khái quát nguồn gốc chế độ tiền lương, diễn biến,
việc áp dụng chế độ tiền lương và có sự thống kê chi tiết cùng những lý giải phù hợp về đãi ngộ
lương bổng đối với quan lại của nhà nước quân chủ Việt Nam từ thời Lý đến thời Nguyễn.
Đồng thời, từ sự phân tích đó, tác giả đi đến khẳng định lương bổng tuy không nhiều, nhưng bản
thân người làm quan được dòng tộc, làng xóm kính trọng và tự hào bởi họ được hưởng nhiều
quyền lợi.
Về nghĩa vụ và hoạt động thực thi công vụ
Hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc trong cuốn Kinh nghiệm tổ chức
quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994, ở mục II phần II “Nhà
Nguyễn với vấn đề quản lý nông thôn ở thế kỉ XIX” đã dành 35 trang bàn về tổ chức làng xã và
hoạt động quản lý dân đinh, ruộng đất, những quy định của nhà nước đặt ra đối với chức trách
của người đứng đầu cấp xã. Qua những trang viết đó, có thể nhận thấy được tình hình ruộng đất,
quản lý dân đinh, tệ tham nhũng cường hào trong các làng xã thời Nguyễn nói chung và thời Gia

16


Long, Minh Mệnh nói riêng; đồng thời thấy được những quy định của nhà nước đặt ra đối với
chức trách của người đứng đầu cấp xã.
Tác giả Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang trong cuốn Tình hình ruộng đất nông nghiệp
và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, 1997 đã phân tích hiện trạng nền

kinh tế nông nghiệp và tình trạng dân phiêu tán dưới triều Nguyễn. Từ thực trạng đó, các tác giả
đã đi vào phân tích chính sách của các Hoàng đế triều Nguyễn đối với nông nghiệp và dân cư.
Trong đó có một số những nhiệm vụ mà quan lại phải thực hiện như đưa ra các phương sách,
triển khai lập địa bạ, đo đạc ruộng đất, mộ dân khai khẩn đất…
Trong cuốn Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn
(1802-1858), Nxb Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh, 2006, tác giả Trần Nam Tiến đã có sự thống
kê, phân tích, đánh giá về mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam dưới 4 triều vua Nguyễn (Gia
Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức) với các nước Anh, Mỹ và Pháp. Tác giả nhận định việc
cử các đoàn sứ thần đến các nước nhằm mục đích thiết lập thông thương cũng như tìm hiểu tình
hình khu vực, chính sách của Anh, Hà Lan đối với các nước trong khu vực và mua hàng hoá vật
dụng của Châu Âu phục vụ cho triều đình.
Nguyễn Quang Hưng trong Công giáo Việt Nam thời kì triều Nguyễn (1802-1883), Nxb
Tôn giáo, 2007 đã đề cập ít nhiều đến trách nhiệm của quan lại địa phương trong việc thi hành
các chỉ dụ của nhà vua đối với vấn đề công giáo ở Việt Nam. Theo tác giả, chính sách hạn chế
công giáo xuất phát từ mục đích duy trì và củng cố nhà nước quân chủ của Nho giáo và việc thi
hành các chỉ dụ của nhà vua có sự khác nhau giữa các địa phương.
Luận văn thạc sĩ của Trần Hồng Nhung với nhan đề Tham nhũng và phòng chống tham
nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2010
đã nêu lên thực trạng và so sánh số vụ, lĩnh vực tham nhũng của 4 đời vua Nguyễn (Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức) từ 1802 đến 1884. Đồng thời tác giả đưa ra nhận xét, đánh
giá về biện pháp phòng chống tham nhũng của các vua Nguyễn. Tuy nhiên, theo tác giả, tất cả
những nỗ lực của nhà Nguyễn đã thất bại trước sự gia tăng của vấn nạn tham nhũng và trở thành
một trong những nguyên nhân đưa đến sự suy vong của nhà Nguyễn. Từ những phân tích, so sánh
đó, tác giả đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phòng chống tham nhũng hiện nay.

17


×