Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

chuyên đề về hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 26 trang )




I/BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT(SARS):
1/Nguyên nhân:
Căn nguyên gây nên bệnh SARS được xác nhận là do một loài virut giống với
Coronavirus. Đây là một loài Coronavius mới và được gọi là SARS-CoV. SARS-CoV là
một loài Coronavirus riêng biệt so với 3 nhóm Coronavirus đã biết. Một số chuyên gia về
virut học cho rằng SARS-CoV là một biến chủng của Coronavirus động vật và có độc
lực rất cao (tức là khả năng gây bệnh rất cao).

2/Các dấu hiệu phát hiện bệnh:
- Sốt từ 38 độ C trở lên.
- Đau mỏi cơ, đau đầu,đau họng.
- Xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng của đường hô hấp bao gồm: Ho, tức ngực,
khó thở... có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi nặng và tử vong nếu không được
phát hiện và xử lý kịp thời.
- Ði đến những khu vực có các ca bệnh SARS trong vòng 10 ngày gần đây.
- Tiếp xúc trực tiếp trong vòng 10 ngày gần đây với những người có những triệu
chứng trên và đã đi đến khu vực bị ảnh hưởng.
3/Đường lây của bệnh:

Khả năng tồn tại của Coronavirus ở bên ngoài cơ thể được nhiều giờ, sống được 4
ngày trong phân và ở nhiệt độ 0oC nó tồn tại được 3 tuần lễ. Đặc tính này làm cho virut
có thể lây lan từ người này sang người khác và lây lan thành dịch.Các đường lây truyền
chính là:
- Tiếp xúc trực tiếp với chất thải tiết từ đường hô hấp như: Đờm, dãi, nước bọt,
hơi thở của bệnh nhân.
-Vi rút cũng có thể lây lan gián tiếp như tiếp xúc với những đồ vật có dính dịch
bài tiết của cơ thể chứa vi rút như điện thoại, tay xoay cửa bị nhiễm vi rút. Bởi vì vi rút
có thể sống từ 3-6 giờ ở ngoài cơ thể người.


- Lây qua đường hô hấp và niêm mạc mắt.
- Vi rút mất hoạt tính gây nhiễm sau khi tiếp xúc với các chất tiệt khuẩn và có thể bị chết
ở 56 ° C.

4/Tác hại:
-Virus sars lây qua đường hô hấp của người với tốc độ khủng khiếp nên có thể bùng
phát thành dịch bất cứ lúc nào.
-Tháng 3, 2003, Dịch SARS tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc, số người nhiễm lên đến
4000 người và gần 200 người tử vong.Nhiều trường học, khu vui chơi giải trí phải đóng
cửa.Sau đó SARS bắt đầu lây truyền qua các nước khác trên thế giới, đặc biệt tại khu
vực Đông Nam Á (ví dụ như Singapore).
X quang phổi của bệnh nhân sars

4/Các biện pháp phòng chống dịch:
a. Vệ sinh cá nhân:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, sử dụng thuốc sát khuẩn mũi họng như: Súc
miệng bằng nước sát khuẩn TB, PS...Nhỏ mắt mũi bằng Cloruanatri 0,9% (Trước
khi đi học, trước khi đi ngủ)
-Ðeo khẩu trang có phần mềm để tiện cho việc hắt hơi.
-Rửa tay nếu bạn tiếp xúc với dịch hô hấp (sau hắt hơi chẳng hạn).
-Rửa tay trước khi phải đụng, sờ lên mắt hoặc miệng của bạn.
-Thường xuyên vệ sinh nơi ở, bếp và nhà vệ sinh.
b. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và những nơi đông người:
- Không tiếp xúc với người bệnh, hoặc người nghi mắc bệnh. Đeo khẩu trang khi đi
đường.
- Hạn chế đến nơi đông người, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít không khí.
c.Hiện pháp tăng cường sức khoẻ:
- Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng, ưu tiên
nhóm chất đạm và hoa quả để tăng cường sức đề kháng, nghỉ ngơi hợp lý và rèn
luyện thân thể.

d. Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp:
- Với các triệu chứng như trên cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được khám
và điều trị kịp thời.


II/ BỆNH LAO (CÒN GỌI LÀ TB):
1/Nguyên nhân:
-Là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis(MTB) gây ra.Trực khuẩn lao có dang hình
que.có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong
nhiều tuần nhưng trong điều kiện tự nhiên chỉ có thể phát triển được trong sinh vật kí
chủ.

2/Các triệu chứng bệnh lao (TB) là:
Bệnh lao (TB) có thể tấn công bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổi là nơi bệnh
lao thường tấn công nhất. Người bị lao có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng
dưới đây:
-Cảm thấy mệt triền miên
-Ăn không ngon miệng
-Giảm cân vô cớ
-Ho kéo dài hơn ba tuần lễ
-Sốt
-Ra mồ hôi về đêm
-Đôi khi người bị lao có thể ho ra đờm vấy máu. Một số người bị lao dạng vi trùng hoạt
đông có thể chỉ có những triệu chứng nhẹ.
3/Đường lây truyền bênh lao:
-Chủ yếu là qua đường hô hấp:
+Nhiễm lao tức là có vi trùng bệnh lao trong người. Thông thường hệ miễn dịch (đề
kháng) có thể chiến đấu chống lại vi khuẩn, khiến cho chúng trở nên không hoạt động.
Trong khoảng chừng 90% trường hợp, vi trùng bệnh lao sẽ không hoạt động vĩnh viễn.
Người bị nhiễm lao không lâm bệnh và không thể lây bệnh lao cho người khác. Trường

hợp này gọi là nhiễm lao tiềm tàng
+Bệnh lao (TB) là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có
thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị
suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc
ung thư. Người bị bệnh lao (TB) có vi trùng lao hoạt động triệu chứng bệnh.

4/Biện pháp phòng tránh bệnh lao:
Bệnh lao nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng và điều trị được nếu phát hiện sớm:
-Nên tiêm phòng vaccine Bacille Calmette Guerin hay B.C.G cho trẻ sơ sinh, hiệu quả
phòng bệnh đạt tới 70%. Những người bị ho lâu ngày, gầy sút cân không rõ nguyên
nhân, đổ mồ hôi trộm ban đêm hay đã từng tiếp xúc với một người mắc bệnh này nên
đến các cơ sở y tế để khám phát hiện bệnh lao. Bạn có thể phòng bệnh lao bằng cách
tăng cường hệ miễn dịch.
-Hãy tiêm phòng lao nếu bạn có ý định đến một nơi nào đó có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hay
nếu công việc của bạn đang làm có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao.
-Hãy bỏ thuốc lá và uống ít đồ uồng có cồn. Những người hút thuốc có nguy cơ nhiễm
bệnh cao hơn so với người không hút thuốc. Các loại đồ uống có cồn làm tăng tỷ lệ
nhiễm bệnh.
-Khi ho nên dùng khăn tay che miệng và luôn rửa tay thường xuyên
-Hãy duy trì chế độ ăn uống hợp lý, một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ rất quan
trọng để cung cấp protein tạo các tế bào và kháng thể cần thiết để đối phó với bệnh này

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×