Tải bản đầy đủ (.pdf) (472 trang)

Giáo trình luật hình sự việt nam phần các tội phạm, quyển 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 472 trang )

GIÁO TRÌNH

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
PHẦN CÁC TỘI PHẠM
Quyển 1

1


1390-2019/CXBIPH/.....-14/CAND

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình
PHẦN CÁC TỘI PHẠM
Quyển 1
(In lần thứ 23 có sửa đổi, bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2019

3


Chủ biên
GS.TS. NGUYỄN NGỌC HOÀ

Tập thể tác giả


GS.TS. NGUYỄN NGỌC HOÀ

Chƣơng II, Chƣơng IV

ThS. PHẠM BÍCH HỌC

Chƣơng V

PGS.TS. DƢƠNG TUYẾT MIÊN

Chƣơng VI

GS.TS. LÊ THỊ SƠN

Chƣơng I

PGS.TS. TRƢƠNG QUANG VINH

Chƣơng III, Chƣơng VII

4


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (toàn tập) được biên soạn
lần đầu năm 2000 trên cơ sở kế thừa, phát triển các giáo trình
luật hình sự của Nhà trường được ấn hành từ năm 1992 do
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên. Giáo trình này đã được
in lại nhiều lần.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 được Quốc hội nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII, kì họp thứ 10
thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Trước tình hình đó, tập thể tác giả đã tổng rà soát lại toàn
bộ Giáo trình về nội dung khoa học cũng như về hình thức thể
hiện. Trên cơ sở rà soát này, các tác giả đã chỉnh lí, bổ sung và
hoàn thiện Giáo trình luật hình sự Việt Nam cho phù hợp với
nội dung của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2017, kịp thời phục vụ nhu cầu học tập,
nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên, sinh viên và các đối
tượng khác.
Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật
Hà Nội được tái bản có chỉnh lí lần này gồm 3 quyển: 1 quyển
về Phần chung và 2 quyển về Phần các tội phạm. Các chương
của Giáo trình về cơ bản vẫn giữ kết cấu như các lần in trước
đây, cụ thể:
5


- Về nội dung, ở các chương về phần chung, Giáo trình
được kết cấu theo các vấn đề và ở các chương về phần các tội
phạm, giáo trình được kết cấu theo nhóm các tội phạm (các
chương trong Phần các tội phạm của BLHS).
- Về sự giải thích, Giáo trình đảm bảo kết hợp giữa tính
khoa học với tính có căn cứ theo luật định. Tuy nhiên, với yêu
cầu của chương trình đào tạo luật ở bậc đại học, sự giải thích
trong Giáo trình cũng có mức độ nhất định; mặt khác, nhiều
vấn đề trong Bộ luật cần phải được sự giải thích chính thức
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Về cách trình bày, các tác giả lưu ý bạn đọc về các định

nghĩa khái niệm dưới hình thức in nghiêng. Các chữ viết tắt,
các thuật ngữ được sử dụng thống nhất ở tất cả các chương,
mục của Giáo trình.
Với sự tham gia biên soạn của các giảng viên có kinh
nghiệm, hi vọng rằng Giáo trình này sẽ đáp ứng được sự
mong đợi của bạn đọc. Trường Đại học Luật Hà Nội xin
trân trọng giới thiệu Giáo trình luật hình sự Việt Nam và rất
mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình của bạn đọc
để Giáo trình này ngày càng hoàn thiện.
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

6


7


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

8

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CAND


Công an nhân dân

CTTP

Cấu thành tội phạm

QHNQ

Quan hệ nhân quả

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


CHƢƠNG I
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
AN NINH QUỐC GIA
I. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA - KHÁI
NIỆM VÀ CHÍNH SÁCH XỬ LÍ

1. Khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội phạm đƣợc
quy định tại chƣơng đầu tiên trong Phần các tội phạm của
BLHS. Nhóm tội phạm này có tính chất nguy hiểm cho xã hội
rất đặc biệt vì có khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội
giữ vị trí quan trọng, có tính quyết định trong hệ thống các
quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Đó là an
ninh quốc gia. Đảm bảo an ninh quốc gia là điều kiện cần thiết
cho sự đảm bảo các quan hệ xã hội khác. Trong đó, an ninh
quốc gia đƣợc hiểu “là sự ổn định, phát triển bền vững của chế
độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.(1)
(1). Điều 3 Luật an ninh quốc gia.

9


Nhƣ vậy, các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành
vi cố ý xâm hại sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã
hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, xâm hại sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
An ninh quốc gia là tổng thể các an ninh trên các lĩnh vực
khác nhau nhƣ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tƣ
tƣởng - văn hoá, an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh
đối ngoại v.v.. Trong đó, an ninh chính trị là trung tâm, giữ vai
trò quyết định của an ninh quốc gia. Trong các tội xâm phạm
an ninh quốc gia có tội có thể xâm phạm an ninh quốc gia
trong tổng thể nhƣng cũng có tội chỉ có thể xâm phạm an ninh

quốc gia thuộc lĩnh vực cụ thể nhất định. Tuy nhiên, tội xâm
phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực chính trị cũng đƣợc coi
là xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể do ý nghĩa quyết
định của lĩnh vực an ninh này.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam và quốc tế; dựa
trên kinh nghiệm đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia cũng nhƣ kinh nghiệm lập pháp hình sự trong
lĩnh vực này, BLHS (năm 2015) đã quy định từ Điều 108 đến
Điều 121 mƣời bốn tội danh khác nhau thuộc chƣơng Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia. Đó là các tội danh sau:
- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108);
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
(Điều 109);
- Tội gián điệp (Điều 110);
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111);
10


- Tội bạo loạn (Điều 112);
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113);
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kĩ thuật của nƣớc Cộng hoà
XHCN Việt Nam (Điều 114);
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
(Điều 115);
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116);
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt
Nam (Điều 117);
- Tội phá rối an ninh (Điều 118);
- Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119);

- Tội tổ chức, cƣỡng ép, xúi giục ngƣời khác trốn đi nƣớc
ngoài hoặc trốn ở lại nƣớc ngoài nhằm chống chính quyền
nhân dân (Điều 120);
- Tội trốn đi nƣớc ngoài hoặc trốn ở lại nƣớc ngoài nhằm
chống chính quyền nhân dân (Điều 121).
Các tội phạm nói trên có chung một số đặc điểm sau:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều xâm phạm một
hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau của an ninh quốc gia. Các quan
hệ xã hội bị các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm đều
thuộc nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất. Đó là nhóm quan hệ
xã hội về an ninh quốc gia với nội dung cụ thể đã đƣợc định
nghĩa trong Luật an ninh quốc gia.
- Lỗi của ngƣời phạm tội của các tội xâm phạm an ninh
quốc gia đều là lỗi cố ý.
11


- Mục đích của ngƣời phạm tội của các tội xâm phạm an
ninh quốc gia đều hƣớng tới mục đích chung là chống Nhà
nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, chống chính quyền các cấp
của Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Trong các đặc điểm chung nói trên của các tội xâm phạm
an ninh quốc gia, đặc điểm chung về mục đích phạm tội là đặc
điểm để phân biệt giữa một số tội xâm phạm an ninh quốc gia
với các tội phạm thuộc các chƣơng khác của BLHS có những
đặc điểm khác tƣơng tự nhƣ ở các tội xâm phạm an ninh quốc
gia. Ví dụ: Giữa tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân (Điều 113 BLHS) với tội khủng bố (Điều 299 BLHS);
giữa tội phá rối an ninh (Điều 118 BLHS) với tội gây rối trật tự
công cộng (Điều 318 BLHS); giữa tội chống phá cơ sở giam

giữ (Điều 119 BLHS) với tội đánh tháo ngƣời bị bắt, bị tạm
giữ, tạm giam, ngƣời đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt
tù (Điều 387 BLHS)...
Bên cạnh các đặc điểm chung nhƣ vậy, giữa các tội xâm
phạm an ninh quốc gia còn có những điểm khác nhau về quan
hệ xã hội cụ thể bị trực tiếp xâm phạm và chủ thể của tội
phạm. Cụ thể: Về khách thể trực tiếp, có tội xâm phạm an ninh
quốc gia trong tổng thể nhƣ tội phản bội Tổ quốc, có tội chỉ
xâm phạm đến an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực cụ thể nhƣ tội
xâm phạm an ninh lãnh thổ; về chủ thể của tội phạm, có tội
phạm chỉ có thể do ngƣời Việt Nam thực hiện nhƣ tội trốn đi
nƣớc ngoài hoặc trốn ở lại nƣớc ngoài nhằm chống chính
quyền nhân dân, có tội có thể do cả ngƣời nƣớc ngoài và cả
ngƣời Việt Nam thực hiện nhƣ tội gián điệp v.v.. Trong nội

12


dung trình bày về dấu hiệu pháp lí của các tội cụ thể, dấu hiệu
chủ thể của tội phạm chỉ đƣợc trình bày khi chủ thể của tội
phạm có dấu hiệu đặc biệt.
Từ sự khác nhau giữa các tội xâm phạm an ninh quốc gia
có thể phân loại chƣơng tội phạm này thành các nhóm khác
nhau theo tiêu chí chủ thể của tội phạm hoặc theo tiêu chí
phạm vi quan hệ xã hội bị trực tiếp xâm phạm. Theo tiêu chí
chủ thể của tội phạm có thể phân các tội xâm phạm an ninh
quốc gia thành ba nhóm: Nhóm tội phạm có thể do bất cứ ai
thực hiện không phụ thuộc vào quốc tịch, nhóm tội phạm chỉ
có thể do ngƣời có quốc tịch Việt Nam thực hiện và nhóm tội
phạm chỉ có thể do ngƣời không có quốc tịch Việt Nam thực

hiện. Theo tiêu chí phạm vi quan hệ xã hội bị trực tiếp xâm
phạm có thể phân các tội xâm phạm an ninh quốc gia thành
hai nhóm: Nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong
tổng thể (có tính nguy hại tổng thể) và nhóm các tội xâm
phạm an ninh quốc gia thuộc từng lĩnh vực (có tính nguy hại
cho từng lĩnh vực). Thuộc nhóm thứ nhất có 3 tội danh là tội
phản bội Tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân và tội gián điệp. Trong đó, tội phản bội Tổ quốc và
tội gián điệp có phạm vi xâm phạm an ninh quốc gia ở diện
rộng có tính tổng thể còn tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân tuy chỉ xâm phạm một lĩnh vực an ninh
nhƣng là lĩnh vực chính trị nên cũng bị coi là xâm phạm an
ninh quốc gia có tính tổng thể. Thuộc nhóm thứ hai là các tội
danh còn lại. Các tội phạm này xâm phạm an ninh quốc gia
thuộc các lĩnh vực khác nhau: An ninh lãnh thổ, an ninh trật tự,
13


an ninh kinh tế-xã hội, an ninh tƣ tƣởng.(1)
2. Chính sách xử lí các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Điều 12 Luật an ninh quốc gia đã xác định rõ chính sách xử
lí các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Theo đó, việc xử lí
các hành vi này cần tuân thủ các nguyên tắc xử lí đƣợc áp dụng
chung cho tất cả các tội phạm sau:
- Nguyên tắc xử lí kịp thời và nghiêm minh;
- Nguyên tắc xử lí nghiêm trị kết hợp với khoan hồng.
Theo nguyên tắc thứ nhất, tất cả các tội xâm phạm an ninh
quốc gia đều phải đƣợc xử lí kịp thời. Tuân thủ nguyên tắc này
là điều kiện cần thiết đảm bảo tính hiệu quả của đấu tranh
chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phát huy đƣợc tối đa

tác dụng phòng ngừa của các biện pháp xử lí. Khi thực hiện
việc xử lí kịp thời vẫn phải đảm bảo tính nghiêm minh. Theo
đó, các tội xâm phạm an ninh quốc gia tuy là loại tội có tính
chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt nhƣng việc xử lí về hình
sự các tội phạm này vẫn đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối và đầy
đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trƣớc hết là luật tố
tụng hình sự và luật hình sự cũng nhƣ pháp luật quốc tế. Việc
xử lí về hình sự các tội xâm phạm an ninh quốc gia đòi hỏi
phải có sự rõ ràng, công khai, đảm bảo tính bình đẳng trƣớc
pháp luật của tất cả những ngƣời phạm tội, không có sự phân
biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và công dân nƣớc ngoài;
(1). Trong Giáo trình luật hình sự của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội xuất bản
trƣớc lần xuất bản thứ 18, các tội xâm phạm an ninh quốc gia đƣợc phân thành
2 nhóm: Nhóm các tội trực tiếp uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân
(Điều 78 và Điều 79 BLHS năm 1999) và nhóm các tội trực tiếp uy hiếp sự
vững mạnh của chính quyền nhân dân (các điều còn lại).

14


giữa những ngƣời có đặc điểm nhân thân khác nhau v.v..
Theo nguyên tắc thứ hai, việc xử lí về hình sự các tội xâm
phạm an ninh quốc gia cần có sự phân hoá cao về TNHS theo
hƣớng nghiêm trị ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy, ngƣời
ngoan cố chống đối đồng thời cũng khoan hồng đối với ngƣời
bị ép buộc, bị lừa gạt, bị lôi kéo mà phạm tội nhƣng đã tự thú,
thành khẩn khai báo. Thể hiện nguyên tắc này, trong các điều
luật cụ thể quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều
có ít nhất hai khung hình phạt khác nhau. Trong đó có nhiều
điều luật xác định rõ hai loại khung hình phạt cho trƣờng hợp

nghiêm trị và cho trƣờng hợp khoan hồng. Ngoài ra, Điều 110
BLHS còn cụ thể hoá nguyên tắc khoan hồng qua việc quy
định về trƣờng hợp đƣợc miễn TNHS đối với ngƣời phạm tội
gián điệp. Đây là một trong số ít các điều luật thuộc Phần các
tội phạm đã cụ thể hoá điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS là điều
quy định về căn cứ miễn TNHS nói chung.(1)
Nguyên tắc thứ hai này không chỉ đƣợc thể hiện trong sự
phân hoá TNHS trong BLHS mà còn đòi hỏi phải đƣợc thể
hiện trong sự cá thể hoá TNHS trong áp dụng luật.
Từ nguyên tắc xử lí chung nhƣ trên, BLHS Việt Nam quy
định hình phạt có thể đƣợc áp dụng cho ngƣời phạm tội xâm
(1). Khoản 2 Điều 29 BLHS quy định: “Người phạm tội có thể được miễn TNHS
khi có một trong các căn cứ sau đây: a)..; b)..; c) Trƣớc khi hành vi phạm tội bị
phát giác, ngƣời phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc
phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của
tội phạm và lập công lớn …”
Khoản 4 Điều 110 BLHS quy định: “Người đã nhận làm gián điệp, nhưng
không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS về tội phạm này”.

15


phạm an ninh quốc gia nhƣ sau:
- Hình phạt chính có thể đƣợc áp dụng là hình phạt tù có
thời hạn, hình phạt tù chung thân hoặc hình phạt tử hình.
- Hình phạt bổ sung có thể đƣợc áp dụng là hình phạt tƣớc
một số quyền công dân, hình phạt quản chế, hình phạt cấm cƣ
trú, hình phạt tịch thu tài sản.
II. SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ THAY ĐỔI

CỦA KHÁI NIỆM “CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH
QUỐC GIA”
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, BLHS Việt Nam
năm 1985 là văn bản quy phạm pháp luật hình sự đầu tiên sử
dụng khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Tuy
nhiên, khái niệm này đƣợc sử dụng khi đó với nghĩa rộng hơn
so với hiện nay. Theo BLHS năm 1985, các tội xâm phạm an
ninh quốc gia gồm hai nhóm tội phạm: Nhóm các tội đặc biệt
nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm các tội phạm
khác xâm phạm an ninh quốc gia. Hai nhóm tội phạm này khác
nhau trƣớc hết ở mục đích phạm tội. Nhóm tội phạm thứ nhất
có mục đích chống Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam và
nhóm tội phạm thứ hai không có mục đích phạm tội này.
Nhóm tội thứ nhất gồm: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm
phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội
khủng bố; Tội phá hoại cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH; Tội
phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội; Tội phá
hoại chính sách đoàn kết; Tội tuyên truyền chống chế độ
XHCN; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá trại giam; Tội trốn
16


đi nƣớc ngoài hoặc trốn ở lại nƣớc ngoài nhằm chống chính
quyền nhân dân. Nhóm tội thứ hai gồm: Tội chiếm đoạt tàu
bay, tàu thủy; Tội tổ chức, cƣỡng ép ngƣời khác trốn đi nƣớc
ngoài hoặc trốn ở lại nƣớc ngoài trái phép; Tội xuất, nhập cảnh
trái phép hoặc ở lại nƣớc ngoài trái phép; Tội vi phạm các quy
định về hàng không; Tội vi phạm các quy định về hàng hải;
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nƣớc, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc

tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nƣớc; Tội vô ý làm lộ bí mật nhà
nƣớc, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nƣớc; Tội phá huỷ các
công trình, phƣơng tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tội
chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kĩ thuật quân sự; Tội chế tạo,
tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất
nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; Tội buôn lậu hoặc vận
chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Tội làm tiền
giả, tội tàng trữ, lƣu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ; Tội truyền
bá văn hoá đồi trụy.
Trong BLHS năm 1999, khái niệm “Các tội xâm phạm an
ninh quốc gia” đƣợc sử dụng theo nghĩa nhƣ hiện nay và tƣơng
ứng với khái niệm “Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an
ninh quốc gia” đã đƣợc sử dụng trong BLHS năm 1985. Kể từ
đây, khái niệm “Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh
quốc gia” và khái niệm “Các tội khác xâm phạm an ninh quốc
gia” không còn đƣợc sử dụng. Các tội danh cụ thể thuộc “Các
tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia” đã đƣợc đƣa về các
chƣơng tội phạm tƣơng ứng. Ví dụ: Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu
thuỷ; Tội phá hủy các công trình, phƣơng tiện quan trọng về an
17


ninh quốc gia đƣợc đƣa về chƣơng Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng; Tội buôn lậu hoặc vận chuyển
trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới đƣợc đƣa về chƣơng
Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế; v.v..(1)
Trong BLHS năm 2015, khái niệm “Các tội xâm phạm an
ninh quốc gia” đƣợc sử dụng theo nghĩa nhƣ đã đƣợc sử dụng
trong BLHS năm 1999.

Trƣớc khi có khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc
gia”, luật hình sự Việt Nam sử dụng khái niệm “Các tội phản
cách mạng” để chỉ nhóm tội phạm mà hiện nay gọi là “Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia”. Khái niệm “Các tội phản cách
mạng” đƣợc sử dụng chính thức lần đầu trong Pháp lệnh trừng
trị các tội phản cách mạng năm 1967. Theo Pháp lệnh này, các
tội phản cách mạng bao gồm: Tội phản quốc; Tội âm mƣu lật
đổ chính quyền dân chủ nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm
phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội
trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ra
nƣớc ngoài; Tội giết ngƣời, gây thƣơng tích, bắt giữ ngƣời, doạ
giết ngƣời vì mục đích phản cách mạng; Tội phá hoại; Tội phá
hoại khối đoàn kết toàn dân; Tội chống lại hoặc phá hoại việc
thực hiện các chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; Tội phá
rối trật tự, an ninh; Tội tuyên truyền phản cách mạng; Tội phá
trại giam, đánh cƣớp can phạm, tổ chức vƣợt trại giam, trốn tù;
Tội che giấu phần tử phản cách mạng.
Khái niệm “Tội phản cách mạng” cũng đƣợc sử dụng trong
(1).Xem: Mục B Chƣơng I Phần các tội phạm BLHS năm 1985 và so sánh với
Phần các tội phạm của các BLHS năm 1999, 2015.

18


văn bản quy phạm pháp luật hình sự của Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam là Sắc luật số 03-SL/76
năm 1976. Điều 3 của Sắc luật này xác định tội phản cách
mạng bao gồm: Tội phản quốc; Tội âm mƣu lật đổ chánh
quyền; Tội gián điệp; Tội vì mục đích phản cách mạng mà
phá hoại khối đoàn kết và thống nhất dân tộc, phá hoại quốc

phòng, phá hoại trật tự an ninh, phá hoại kinh tế, tài chánh,
văn hoá và xã hội; Tội cố ý tuyên truyền, xuyên tạc nhằm
lung lạc tinh thần, gây hoang mang rối loạn, chống chánh
quyền cách mạng, phá hoại chế độ; Tội biết rõ là phần tử
phản cách mạng mà che giấu.
Tóm lại, khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”
có quá trình bắt đầu từ khái niệm “Các tội phản cách mạng”
(năm 1967), tiếp đến đƣợc thay thế bằng khái niệm “Các tội
đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” (năm 1985)
và từ năm 1999, khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc
gia” đã đƣợc thống nhất sử dụng trong luật hình sự Việt Nam.
B. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
I. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA CÓ TÍNH
NGUY HẠI TỔNG THỂ
1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108 BLHS)
Tội phản bội Tổ quốc đƣợc quy định là hành vi của “ công
dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc
phòng, an ninh”.
19


a. Dấu hiệu pháp lí
* Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc đƣợc quy định là công
dân Việt Nam - ngƣời có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt
là đang cƣ trú tại Việt Nam hoặc đang định cƣ ở nƣớc ngoài.
* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

CTTP của tội phản bội Tổ quốc đòi hỏi chủ thể có hành vi
câu kết với nước ngoài. Theo Từ điển tiếng Việt, câu kết đƣợc
hiểu là sự “hợp thành phe cánh để cùng thực hiện âm mưu xấu
xa”.(1) Từ đó, có thể hiểu câu kết với nƣớc ngoài là hành vi liên
kết, hợp sức với nƣớc ngoài, có thể là cá nhân hay nhóm ngƣời
không phải là công dân Việt Nam hay có thể là một tổ chức
nƣớc ngoài hay cũng có thể là nƣớc ngoài với tính chất là một
nhà nƣớc. Sự câu kết giữa ngƣời phạm tội với nƣớc ngoài có
thể đƣợc thể hiện qua các hành vi cụ thể nhƣ: Cùng bàn bạc về
ý đồ và kế hoạch gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cho lực lƣợng quốc
phòng, chế độ XHCN và Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt
Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh hoặc cùng bàn bạc, thống
nhất về sự tài trợ của nƣớc ngoài cho ngƣời phạm tội trong
việc chuẩn bị, trong việc thực hiện kế hoạch gây nguy hại nói
trên; v.v.. Sự câu kết cũng có thể đƣợc thể hiện qua chính hành
vi nhận sự tài trợ nói trên trên thực tế nhƣ nhận tài trợ tài
chính, nhận tài trợ vũ khí, phƣơng tiện kĩ thuật v.v..

(1). Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 121.

20


* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Hành vi câu kết cũng đã thể hiện lỗi của ngƣời phạm tội là
lỗi cố ý. Do vậy, dấu hiệu lỗi đƣợc quy định ở tội phạm này
đƣợc hiểu là lỗi cố ý. Ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc đầy đủ
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện.
Mục đích phạm tội đƣợc quy định là mục đích gây nguy

hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam, chế độ XHCN và Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN
Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.
b. Hình phạt
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung
hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.(1)
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Khung hình phạt giảm nhẹ có mức phạt tù từ 07 năm đến
15 năm đƣợc quy định cho trƣờng hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Khung hình phạt cho trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội có mức
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
(Điều 109 BLHS)
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đƣợc quy
định là “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân”.
(1). Hình phạt bổ sung cho các tội xâm phạm an ninh quốc gia đƣợc quy định
chung tại Điều 122 BLHS: “… còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt
quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản”.

21


a. Dấu hiệu pháp lí
* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
CTTP của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
quy định hành vi của tội phạm này là hành vi hoạt động thành
lập hoặc hoạt động tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền

nhân dân. Để hiểu đúng dấu hiệu hành vi này cần làm rõ các
điểm sau:
- Đối tƣợng mà hành vi của tội phạm này hƣớng tới là tổ
chức bất hợp pháp có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
Mục đích lật đổ chính quyền này có thể đƣợc dự kiến thực hiện
đồng thời trong toàn hệ thống, có thể từng bƣớc từ cấp cơ sở
đến cấp cao hơn, từ địa phƣơng này đến địa phƣơng khác với
các kế hoạch và phƣơng thức thực hiện cụ thể.
- Hành vi khách quan của tội này là hoạt động thành lập,
hoạt động tham gia tổ chức nói trên. Ở đây có điểm cần chú ý:
Hoạt động thành lập không đồng nhất với hành vi thành lập
cũng nhƣ hoạt động tham gia không đồng nhất với hành vi
tham gia. Hoạt động theo Từ điển tiếng Việt là: “Tiến hành
những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục
đích nhất định trong đời sống xã hội”.(1) Từ đó có thể hiểu
hoạt động thành lập có nội dung rộng hơn hành vi thành lập,
bao gồm tất cả các hành vi cụ thể có liên quan với nhau và
hƣớng tới việc thành lập. Tƣơng tự nhƣ vậy, hoạt động tham
gia có nội dung rộng hơn hành vi tham gia, bao gồm tất cả các
hành vi cụ thể có liên quan với nhau và hƣớng tới việc tham
gia. Nhƣ vậy, hoạt động thành lập tổ chức (có mục đích lật đổ
(1).Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Sđd., tr. 436.

22


chính quyền) - một dạng hành vi của tội phạm đƣợc hiểu là
hành vi cụ thể bất kì trong chuỗi hành vi hƣớng tới sự ra đời
của tổ chức đó. Ví dụ: Hành vi xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho
việc ra đời tổ chức…; hành vi soạn thảo các văn kiện của tổ

chức nhƣ chính cƣơng, điều lệ…; v.v.. Khi ngƣời phạm tội
thực hiện một trong các hành vi cụ thể đó thì dấu hiệu hoạt
động thành lập tổ chức đã đƣợc thoả mãn. Tƣơng tự nhƣ vậy,
hoạt động tham gia tổ chức (có mục đích lật đổ chính quyền) dạng hành vi thứ hai của tội phạm đƣợc hiểu là hành vi cụ thể
bất kì thể hiện sự sẵn sàng trở thành thành viên của tổ chức đó.
Ví dụ: Hành vi viết và gửi đơn xin ra nhập tổ chức…; hành vi
điền và kí tên vào danh sách cam kết tham gia tổ chức…; hành
vi đóng góp tài chính cho tổ chức…; v.v..
Từ phân tích trên cần khẳng định: Dấu hiệu hoạt động
thành lập… cũng nhƣ dấu hiệu hoạt động tham gia… đƣợc coi
là đã thoả mãn mà không phụ thuộc vào việc tổ chức có mục
đích lật đổ chính quyền đã ra đời hay chƣa, đã hoạt động hay
chƣa cũng nhƣ ngƣời phạm tội đã chính thức trở thành thành
viên của tổ chức này hay chƣa. CTTP của tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân là CTTP đặc biệt vì trong đó
không mô tả hành vi “thực” của tội phạm mà mô tả hoạt động
hƣớng tới hành vi đó. Cụ thể: Hành vi “thực” của tội phạm này
là hành vi thành lập hoặc hành vi tham gia tổ chức... nhƣng
điều luật lại mô tả hoạt động thành lập cũng nhƣ hoạt động
tham gia tổ chức...(1)
(1).Xem: Chƣơng IV Giáo trình luật hình sự (Phần chung) của Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội, Nxb. CAND, 2016; Xem thêm: Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và
cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr. 133 và các tr. tiếp theo.

23


* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi cố ý. Tính chất của hành vi
hoạt động thành lập cũng nhƣ của hành vi hoạt động tham gia

đã thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Điều quan trọng là chủ
thể phải cố ý đối với tính chất của tổ chức. Cụ thể: Ngƣời
phạm tội phải biết tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền
nhân dân. Ngƣời phạm tội nhận thức rõ mục đích “lật đổ” của
tổ chức và do vậy họ cũng có mục đích này. Mục đích phạm
tội của họ và mục đích của tổ chức cùng là mục đích lật đổ
chính quyền nhân dân.
b. Hình phạt
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung
hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình đƣợc quy định cho ngƣời tổ chức,
ngƣời xúi giục, ngƣời hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng. Trong đó, ngƣời tổ chức đƣợc hiểu là ngƣời có
các hoạt động thành lập tổ chức; ngƣời xúi giục là ngƣời kích
động, lôi kéo ngƣời khác có hoạt động tham gia tổ chức; ngƣời
hoạt động đắc lực là ngƣời có hoạt động tham gia tổ chức và
đã thực hiện các hành vi thể hiện vai trò tích cực và mức độ
tham gia quan trọng của mình; ngƣời gây hậu quả nghiêm
trọng là ngƣời có hoạt động tham gia tổ chức và đã thực hiện
các hành vi cụ thể trong hoạt động chung của tổ chức gây hậu
quả nghiêm trọng.
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
đƣợc quy định cho ngƣời đồng phạm khác.
24


Khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
đƣợc quy định cho trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội.(1)
3. Tội gián điệp (Điều 110 BLHS)

Tội gián điệp đƣợc quy định là “Hoạt động tình báo, phá
hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Gây cơ sở để hoạt
động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt
động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực
hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo,
phá hoại; Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà
nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác
nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
a. Dấu hiệu pháp lí
Điều luật quy định 03 loại trƣờng hợp phạm tội của tội
phạm này. Ở từng loại trƣờng hợp phạm tội có các dấu hiệu
pháp lí cụ thể riêng.
* Về trường hợp phạm tội thứ nhất: Hoạt động tình báo,
phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống
nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Đây là hành vi của ngƣời không phải là công dân Việt
(1). Theo mô tả dấu hiệu hành vi khách quan thì tội phạm này là tội phạm có
CTTP cắt xén nên không thể có các giai đoạn thực hiện tội phạm mà chỉ có tội
phạm hoàn thành. Nhƣ vậy có sự không thống nhất giữa khoản 1 và khoản 3
của điều luật cũng nhƣ với khoản 2 của Điều 14 BLHS. Ngoài ra, việc quy
định các loại ngƣời đồng phạm cũng chỉ có tính tƣơng đối vì ở các tội phạm có
CTTP cắt xén không có sự phân biệt giữa 04 loại hình vi, tất cả đều là hoạt
động thành lập hoặc hoạt động tham gia.

25



×