Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Giáo trình tâm lý học đại cương trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 244 trang )

1


1254-2019/CXBIPH/10-12/CAND

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2019
3


Chủ biên
PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA

Tập thể tác giả

4

PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA và
ThS. PHAN KIỀU HẠNH

Chƣơng I

TS. BÙI KIM CHI và
TS. CHU VĂN ĐỨC



Chƣơng II

TS. CHU LIÊN ANH H

Chƣơng III

TS. CHU LIÊN ANH và
ThS. DƢƠNG THỊ LOAN

Chƣơng IV

PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA

Chƣơng V

ThS. PHAN CÔNG LUẬN

Chƣơng VI

TS. CHU VĂN ĐỨC

Chƣơng VII

ThS. DƢƠNG THỊ LOAN và
TS. BÙI KIM CHI

Chƣơng VIII



CHƢƠNG I
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
Lúc con ngƣời bắt đầu xuất hiện trên trái đất cũng là lúc họ
cũng bắt đầu đặt câu hỏi về các hiện tâm lý.
Tâm lý là gì? Phải nghiên cứu tâm lý nhƣ thế nào? là những
vấn đề khó khăn nhất đối với tri thức con ngƣời. Tâm lý là vật
chất hay linh hồn thuần tuý? Nếu là vật chất sao ta không nhìn
thấy, sờ thấy? Nếu là linh hồn thuần tuý sao có thể sai khiến đƣợc
bắp thịt cử động và con ngƣời hành động? Theo thế giới quan
khác nhau mà ngƣời ta cũng giải thích những vấn đề này (tâm lý
là gì) một cách khác nhau.
1.1. Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại
- Nhà triết học Trung Hoa Khổng Tử (551 đến 479 tr. CN) nói
đến chữ "tâm" của con ngƣời là "nhân, lễ, trí, dũng". Về sau học
trò của Khổng Tử nêu thành "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín".
- Nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Socrates (469-399 tr.CN) có câu
nói nổi tiếng: "Hãy tự biết mình" và “Sống mà không suy tƣ thì
không đáng sống”. Đây là một định hƣớng có ý nghĩa rất lớn đối
với sự phát triển của khoa học tâm lý ở chỗ, lần đầu tiên trong lịch
sử phát triển của triết học và tâm lý học đã có quan điểm cho rằng,
5


con ngƣời có thể và cần phải tự hiểu biết về chính bản thân mình.
- Nhà triết học duy tâm cổ đại Plato (427 - 347 tr. CN) coi
“thế giới ý niệm” là nguồn gốc của vạn vật, do linh hồn nhập vào
con ngƣời. Ông cho rằng tâm hồn là cái có trƣớc, thực tại có sau.
Tâm hồn trí tuệ nằm trong đầu chỉ có ở giai cấp chủ nô; tâm hồn
dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc; tâm hồn khát

vọng nằm ở bụng và có ở tầng lớp nô lệ.
- Aristotle (384-322 tr. CN) là ngƣời đầu tiên “bàn về tâm hồn”.
Ông cho rằng, tâm hồn gắn liền với thể xác và có 3 loại tâm hồn:
+ Tâm hồn dinh dƣỡng đảm bảo chức năng tăng trƣởng, hấp
thụ dinh dƣỡng, và sinh sản;
+ Tâm hồn cảm giác, đảm nhận chức năng cảm thụ, vận động;
+ Tâm hồn suy nghĩ đảm nhận chức năng lý giải, lập luận;
Theo ông, các loài thực vật chỉ có tâm hồn dinh dƣỡng. Còn
các loài động vật có cả tâm hồn dinh dƣỡng và tâm hồn cảm giác.
Chỉ có con ngƣời mới có cả ba loại tâm hồn.
- Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là
quan điểm của các nhà triết học duy vật cho rằng, tâm lý cũng là
một thứ vật chất do vật khác sinh ra nhƣ:
+ Talet (khoảng 624 - 547 tr.CN) cho rằng, tâm lý do nƣớc
sinh ra;
+ Hêraclit (khoảng 540 - 480 tr. CN) cho rằng, tâm lý do lửa
sinh ra;
+ Đêmôcrit (khoảng 460 - 370 tr.CN) cho rằng, tâm lý do
nguyên tử sinh ra;
Nhƣng thời đó, khoa học tự nhiên cũng nhƣ chủ nghĩa duy vật
6


còn thô sơ, ngƣời ta chƣa thể giải thích đƣợc những hoạt động
tâm lý phức tạp nhƣ tƣ duy, ý thức, tính cách của con ngƣời. Do
đó, trong suốt thời cổ đại và thời trung cổ, quan niệm duy tâm về
tâm lý vẫn còn thống trị.
1.2. Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở
về trước
Từ thế kỷ XVII trở đi, các ngành khoa học tự nhiên, cơ học,

hình học, vật lý, hoá học... phát triển mạnh, thuyết “linh hồn” bắt
đầu lung lay. Ngƣời ta đặt ra câu hỏi: phải chăng chính ngay bản
thân con ngƣời chịu tác động từ bên ngoài có thể sinh ra tâm lý, ý
thức? Do khoa học kỹ thuật phát triển, con ngƣời có điều kiện để
quan sát hành vi của mình.
- Nhà triết học và bác học ngƣời Pháp R.Descartes (1596 1650) là ngƣời đầu tiên dùng khái niệm “phản xạ” để cắt nghĩa một
cách duy vật những hành động đơn giản của động vật và con ngƣời.
Sơ đồ phản xạ đó diễn ra nhƣ sau: sự vật bên ngoài tác động
vào các giác quan gây ra luồng kích thích thần kinh và hệ thần
kinh đáp lại bằng một cử động bắp thịt.
Theo ông, chỉ có thế giới khách quan là có tâm lý (có kích
thích thì có phản ứng). Còn những hành động chủ định có ý thức
của con ngƣời theo R.Descartes thì vẫn do linh hồn mà ông gọi là
“lý tính tối cao” điều khiển.
Ông là tác giả của mệnh đề trứ danh “tôi tƣ duy là tôi tồn tại”;
tƣ duy - thông hiểu, mong muốn, tinh thần, ý thức.
- Nhà triết học ngƣời Anh J.Locke (1632 - 1704) là ngƣời đặt
ra “tâm lý học kinh nghiệm”. Tuy nhiên, ông lại chia kinh nghiệm
ra làm hai loại:
7


+ Kinh nghiệm bên ngoài do tác động bên ngoài vào cái giác
quan gây ra;
+ Kinh nghiệm bên trong thì vẫn sinh ra từ cái “ý thức bên
trong” tự hoạt động, tự nó thúc đẩy và tự nó mới biết đƣợc nó.
Tóm lại, cả R.Descartes và J.Locke có tiến bộ trong việc giải
thích hiện tƣợng tâm lý, nhƣng đều không triệt để vì cả hai đều
đại diện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng, vật chất và tâm hồn
là hai thực thể song song tồn tại.

- Thế kỷ XVII - XVIII - XIX cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy tâm và duy vật xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật.
+ Các nhà triết học duy tâm chủ nghĩa G.Berkeley (16851753) cho rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là "phức hợp
các cảm giác chủ quan" của con ngƣời. Và D.Hume(1711-1776)
coi thế giới chỉ là những kinh nghiệm "kinh nghiệm chủ quan".
Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu? Ông cho rằng con ngƣời
không thể biết. Vì thế ngƣời ta vẫn coi Hume thuộc vào phái bất
khả tri. Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao thể hiện ở
"ý niệm tuyệt đối" của G.Hegel (1770 –1831).
+ Nhà triết học duy vật B.Spinoza (1632-1667) coi tất cả vật
chất đều có tƣ duy.
1.3. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
Từ đầu thế kỷ XIX trở đi, cùng với sinh vật học và các khoa
học khác, sinh lý học giác quan và sinh lý học bộ não có những
bƣớc phát triển quan trọng. Sinh lý học và hình thái học hệ thần
kinh đã tìm ra những hoạt động riêng biệt của dây thần kinh cảm
giác, các vùng ở não điều khiển sự vận động của thân thể. Vật lý
học đã giải thích rõ ràng hiện tƣợng tâm lý đơn giản là cảm giác
bằng cách tìm ra quy luật kích thích sự vật bên ngoài đối với giác
8


quan tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập.
Những thành tựu của sinh vật học và sinh lý học cho thấy rõ
con ngƣời đã sinh ra từ hệ thống thống nhất của thế giới muôn
loài và xét về tính chất thì con ngƣời cũng là một cá thể sinh vật.
Điều đó càng thúc đẩy việc dùng các phƣơng pháp của sinh vật
học và sinh lý học để nghiên cứu tâm lý. Nhiều tài liệu khoa học
đã chứng minh mối quan hệ giữa những hiện tƣợng tâm lý với
hoạt động của não và của cơ thể nói chung. Khoa học tự nhiên đã

góp phần tích cực vào sự hình thành và phát triển khoa học về
tinh thần. Dựa vào những tài liệu khoa học đó, ngƣời ta bắt đầu
nghiên cứu tỉ mỉ tâm lý ở động vật, tâm lý các bộ tộc sơ khai, tâm
lý trẻ em, tâm lý những ngƣời trí tuệ chậm phát triển...
Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn đƣợc đặt ra là hiện tƣợng tâm lý
vốn là hiện tƣợng tinh thần, không mang một năng lƣợng vật lý
nào vì sao lại có khả năng gây ra một kết quả vật chất nhƣ một cử
chỉ, một thái độ, một hành động, một biến đổi trạng thái cơ thể?
Rõ ràng, phƣơng pháp sinh lý học không thể dùng để giải thích
những hiện tƣợng này mà chỉ có thể dùng để nghiên cứu một số
hiện tƣợng tâm lý đơn giản nhƣ cảm giác.
Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách ra khỏi triết học thành một
khoa học riêng với tính cách là khoa học thực nghiệm, chủ trƣơng
dùng phƣơng pháp thực nghiệm và mô tả của vật lý học và sinh lý
học để nghiên cứu những hiện tƣợng tâm lý đơn giản nhƣ cảm
giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, thói quen... Năm 1879, W.Wundt
(1832-1920) nhà tâm lý học lập ra phòng thí nghiệm tâm lý đầu
tiên trên thế giới tại thành phố Leipzig nƣớc Đức. Ông quan tâm
nghiên cứu các khối cấu trúc của trí tuệ. Chính thức định nghĩa
tâm lý học là bộ môn nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức. Ông xây
9


dựng một mô hình nhận thức đƣợc mệnh danh là lý thuyết kết
cấu. Lý thuyết kết cấu chú trọng đến các yếu tố căn bản làm nền
tảng cho tƣ duy, ý thức, tình cảm, và các trạng thái cùng các hoạt
động tâm lý khác. Cũng cùng thời gian đó, W.James đã lập một
phòng thí nghiệm ở thành phố Canbridge thuộc tiểu bang
Masschusetts nƣớc Mỹ. Sau này, nhiều nƣớc khác nhƣ Nga, Anh,
Pháp... cũng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý.

1.4. Các quan điểm cơ bản trong tâm lý học hiện đại
1.4.1. Tâm lý học hành vi
Thuyết hành vi do nhà tâm lý học Mỹ J.Watson (1878 –1958)
sáng lập. Ông cho rằng, tâm lý học không quan tâm đến việc mô
tả giảng giải các trạng thái tâm lý ý thức mà chỉ quan tâm đến
hành vi của cơ thể. Đối tƣợng của tâm lý học hành vi là hành vi.
Bất kỳ một hành vi nào ở con ngƣời cũng nhƣ ở động vật đều
đƣợc xem nhƣ là tổng hợp các phản ứng của cơ thể trƣớc các
kích thích của môi trƣờng bên ngoài theo công thức S – R
(Stimulant: Kích thích; Reaction: Phản ứng). Với công thức này,
J.Watson đã đƣa ra một quan điểm tiến bộ trong tâm lý học, đó
là coi hành vi do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát,
và nghiên cứu đƣợc một cách khách quan. Nhƣng thuyết hành vi
đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đồng nhất
hành vi của con ngƣời với hành vi của động vật, hành vi chỉ là
những phản ứng máy móc nhằm đáp ứng lại kích thích, giúp cơ
thể thích nghi với môi trƣờng xung quanh. Thuyết hành vi đã
hoàn toàn phủ nhận vai trò chủ đạo của hệ thần kinh cấp cao,
tính tích cực của tâm lý, ý thức con ngƣời nhƣ là hình thức đặc
biệt của việc điều chỉnh hành vi, và phủ nhận một vấn đề cơ
bản, đó là con ngƣời là một thực thể xã hội.
10


Từ những năm 30 của thế kỷ XX, những ngƣời đại diện cho
chủ nghĩa hành vi mới vẫn tiếp tục theo đuổi trƣờng phái hành vi
cổ điển của J.Watson, trong đó có C.L.Hull (1884 – 1952),
E.C.Tolman (1886 - 1959), B.F.Skinner (1904 -1990) đã cố gắng
bổ sung thêm vào công thức cổ điển S - R một số biến số trung
gian O nhƣ: nhu cầu, kinh nghiệm sống của con ngƣời, hoặc hành

vi tạo tác “operant’ nhằm đáp ứng lại những kích thích. Nhƣng về
cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn không thoát khỏi luận điểm có
từ thời J.Watson.
1.4.2. Phân tâm học
Thuyết phân tâm học do S. Freud (1856-1939), bác sĩ ngƣời
áo đề xƣớng. Ông cho rằng, các hiện tƣợng rối loạn tâm lý của
con ngƣời là do hiện tƣợng vô thức chi phối. Vô thức là phạm trù
chủ yếu trong đời sống tâm lý con ngƣời. Ông đƣa ra cấu trúc 3
thành phần về nhân cách: cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Cái nó bao
gồm tất cả những cái gì con ngƣời có đƣợc từ khi mới sinh ra: ăn
uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quyết
định toàn bộ đời sống tâm lý con ngƣời, cái nó hoạt động theo
nguyên tắc thoả mãn. Cái tôi là cái trung gian giữa cái nó và cái
bên ngoài. Cái tôi – con ngƣời thƣờng ngày, con ngƣời có ý thức.
Cái tôi có nhiệm vụ kiểm soát đƣợc những vận động theo ý mình,
bảo đảm sự tồn tại. Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc hiện thực.
Cái siêu tôi là lực lƣợng đối lập với cái tôi, ngăn cản cái tôi trong
quá trình phát triển, kìm hãm sự thoả mãn của cái tôi, đó là “cái
tôi lý tƣởng” không bao giờ vƣơn tới đƣợc và hoạt động theo
nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép.
Toàn bộ cuộc sống con ngƣời là sự mâu thuẫn liên tục giữa ba
khối đó, khối này chèn ép khối kia. Nhƣng nổi bật nhất là cái nó
11


và cái siêu tôi (bản năng chèn ép, muốn khống chế ý thức; ngƣợc
lại ý thức muốn chèn ép, khống chế vô thức). Freud cho rằng sở
dĩ dục vọng bị đè nén là do tiêu chuẩn xã hội không cho phép nó
đƣợc thoả mãn, nên nhiều khi bản năng dục vọng bị hạn chế. Tuy
nhiên, nó không thể tự động mất đi mà vẫn tiếp tục hoạt động để

cố tìm sự thoả mãn.
Dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh tâm thần, Freud cho rằng
bản chất của con ngƣời là do sự thoả mãn tính dục. Do đó, mọi
hành vi của con ngƣời do bản năng dục vọng chi phối, điều hành.
Theo Freud, xu hƣớng của bản năng tình dục đã có ở trẻ con
ngay từ lúc mới lọt lòng. Cho nên, con trai thì thích mẹ hơn và
ghen với bố, con gái thì thích cha hơn và ghen với mẹ. Những ham
muốn đó có tính chất tự nhiên, di truyền trong tâm lý con ngƣời.
Thuyết phân tâm học của S.Freud đã chống lại nền tâm lý học
duy tâm chủ quan để xây dựng một nền tâm lý khách quan. Nhƣng
do quá nhấn mạnh đến cái bản năng vô thức trong con ngƣời, Freud
đã không thấy đƣợc một bản chất trong ý thức của con ngƣời,
không thấy đƣợc bản chất xã hội, lịch sử của các hiện tƣợng tâm lý
ngƣời và đồng nhất tâm lý của con ngƣời với tâm lý của động vật.
1.4.3. Tâm lý học Gestalt (tâm lý học cấu trúc)
Trƣờng phái tâm lý học Gestalt do các nhà tâm lý học Đức là
M.Wertheimer (1880-1943), K.Koffka (1886-1941), W..Kohler
(1887-1967) lập ra.
Xuất phát từ nghiên cứu tri giác với thuộc tính cơ bản của tri
giác con ngƣời là tính trọn vẹn, tính trọn vẹn hay còn gọi là cấu
trúc, do đó gọi tâm lý học Gestan là tâm lý học cấu trúc. Tâm lý
học Gestalt cho rằng:
12


- Con ngƣời ta có cấu trúc trọn vẹn nên bao giờ cũng phản
ánh có tính chất trọn vẹn.
- Trong tƣ duy, trong khi suy nghĩ có thể chƣa nghĩ hết song
sẽ có lúc “bừng sáng” do cấu trúc. Còn bừng sáng nhƣ thế nào thì
không giải thích.

Trƣờng phái này nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của ý thức, cho
rằng ý thức không thể phân tích đƣợc. ý thức đƣợc hình thành
không phải do kinh nghiệm, liên tƣởng và không phải do sự thành
lập liên hệ tạm thời phức tạp trong vỏ não mà do bản thân não
vốn có sẵn “sự phân phối của lực từ trƣờng”. Tâm lý, ý thức đƣợc
nảy sinh do sự biến động của “sự phân phối của lực từ trƣờng”
này, không có quan hệ gì với ngôn ngữ, với hiện thực khách quan,
với hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Đồng thời, các nhà tâm lý
học Gestalt ít chú ý đến vai trò của kinh nghiệm ở con ngƣời .
1.4.4. Tâm lý học nhân văn
Trƣờng phái tâm lý học nhân văn do A.Maslow (1908 –
1970) và C.Rogers (1902-1987) sáng lập. Các nhà tâm lý học
nhân văn cho rằng, con ngƣời bẩm sinh là tốt, nếu đƣợc đặt
trong môi trƣờng lành mạnh tự nhiên họ sẽ hoà hợp với những
ngƣời khác. Động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hƣớng tự
thể hiện mình, khuynh hƣớng này bẩm sinh nơi con ngƣời và
không ngừng thúc đẩy con ngƣời hƣớng tới hoạt động và các sự
kiện giúp họ tự thể hiện mình.
Theo Maslow, các nhu cầu của con ngƣời đƣợc sắp đặt theo
một thứ bậc. Các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc, chúng càng
cơ bản và càng giống các nhu cầu của động vật. Các nhu cầu
càng cao trong thứ bậc, chúng càng đặc trƣng cho con ngƣời.
13


Ông đã đƣa ra năm mức độ nhu cầu cơ bản của con ngƣời xếp
thứ tự từ thấp đến cao:
Nhu cầu tự thể hiện mình
Nhu cầu đƣợc tôn trọng, công nhận thành đạt
Nhu cầu đƣợc chấp nhận

Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
C. Rogers cho rằng, con ngƣời cần phải đƣợc yêu mến, kính
trọng. Nói chung, quan niệm của các nhà tâm lý học nhân văn về
bản tính con ngƣời khiến họ lạc quan đối với con ngƣời và tƣơng
lai của con ngƣời.
1.4.5. Tâm lý học nhận thức
Đại diện cho tâm lý học nhận thức là J. Piaget (1896 -1989) nhà
tâm lý học ngƣời Thụy Sĩ và J. Bruner nhà tâm lý học ngƣời Mỹ.
Họ coi hoạt động nhận thức là đối tƣợng nghiên cứu của mình.
J. Piaget đƣa ra lý thuyết “nhận thức luận di truyền”. Ông cho
rằng, các khả năng tri thức phát triển dựa theo sự tăng trƣởng sinh
vật và kinh nghiệm. Nhƣng ở đây muốn nói đến sự phát triển hơn
là sự di truyền sinh vật.
Theo Piaget có bốn giai đoạn phát triển tri thức sau đây:
- Giai đoạn cảm giác - vận động (mới sinh đến khoảng 2 tuổi).

14


- Giai đoạn tiền - thao tác (khoảng 2 đến 7 tuổi).
- Giai đoạn thao tác cụ thể (khoảng 7 đến 11 tuổi).
- Giai đoạn thao tác hình thức (khoảng 11 tuổi trở đi).
1.4.6. Tâm lý hoạt động
Trƣờng phái tâm lý này do các nhà tâm lý học Nga sáng lập
ra, nhƣ L. X. Vƣgôtxki (1896-1934), X. L. Rubinstêin (19021960), A. N. Leonchiev (1903-1979), A. R. Luria (1902-1977).
Để xây dựng nền tâm lý hoạt động, các nhà tâm lý học Nga đã
dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc coi tâm lý là hoạt động;
- Nguyên tắc gián tiếp;

- Nguyên tắc lịch sử và nguồn gốc xã hội của các chức năng
tâm lý;
- Nguyên tắc tâm lý là chức năng của não.
Dựa trên các nguyên tắc trên, trƣờng phái tâm lý hoạt động
cho rằng, tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não
thông qua hoạt động. Tâm lý con ngƣời mang tính chủ thể, có bản
chất xã hội, lịch sử. Tâm lý ngƣời đƣợc hình thành, phát triển và
thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao tiếp của
con ngƣời trong xã hội.
2. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƢỢNG TÂM LÝ
2.1. Định nghĩa hiện tượng tâm lý
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất hay dùng chữ “tâm
lý” để khen hoặc chê nhau. Ví dụ: “Anh A là ngƣời rất tâm lý”,
hay “Anh làm nhƣ vậy chẳng tâm lý tý nào”..Nhƣ vậy chữ “tâm
lý” đƣợc dùng ở đây có nghĩa là họ có hiểu biết hay không về
15


lòng ngƣời, về tâm tƣ, nguyện vọng, tình cảm, thái độ, tính nết…
của con ngƣời. Đó là cách hiểu một cách thông thƣờng. Đời sống
tâm lý con ngƣời còn bao hàm nhiều hiện tƣợng tâm lý phong
phú, đa dạng, phức tạp từ cảm giác,tri giác, trí nhớ, tƣ duy, tƣởng
tƣợng đến tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tƣởng, niềm tin…
Tất cả những hiện tƣợng tâm lý đó đều gắn với hoạt động của
con ngƣời. Bất cứ một hoạt động nào của con ngƣời đều có tâm lý
và nhƣ vậy hiện tƣợng tâm lý có rất nhiều và chúng ta thƣờng gọi
chúng là thế giới tâm lý của con ngƣời.
Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tƣợng tinh thần nảy ra
trong đầu óc con ngƣời, gắn liền và điều hành mọi hành động,
hoạt động của con ngƣời.

Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt
động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt
động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ
xã hội.
2.2. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não,
mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử
2.2.1. Tâm lý là sự phản ánh hiên thực khách quan của não
Tâm lý con ngƣời không phải do thƣợng đế, do trời sinh ra,
cũng không phải do não tiết ra nhƣ gan tiết ra mật mà tâm lý con
ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách trong não.
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tƣợng đang
vận động. Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này
với hệ thống khác, kết quả để lại dấu vết (hình ảnh) tác động của cả
hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động. Chẳng hạn:

16


- Viên phấn dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn lên
bảng và ngƣợc lại bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn
(phản ánh cơ học);
- Mặt gƣơng, mặt nƣớc phản chiếu lại tia sáng.. (phản ánh vật lý);
- Hai hay nhiều hoá chất tác dụng lẫn nhau tạo thành một chất
khác (phản ánh hoá học);
- Cây xanh vƣơn về phía ánh sáng mặt trời (Phản ánh sinh học).
Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp: từ phản ánh cơ,
vật lý, hoá học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó
có phản ánh tâm lý.
Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt, nó không phải
là sự phản chiếu thụ động của chiếc gƣơng soi…đối với sự vật,

hiện tƣợng mà phản ánh tâm lý vô cùng phong phú, đa dạng, phức
tạp và mang tính tích cực.
Tâm lý là chức năng của não. Không có não thì không có tâm
lý. Não là cơ sở vật chất, là nơi nảy sinh, tồn tại của tâm lý. Hoạt
động của não là cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tƣợng tâm
lý.Tất cả các quá trình tâm lý từ đơn giản đến phức tạp đều xuất
hiện trên cơ sở hoạt động của não.
Bộ não ngƣời chia thành hai phần: bán cầu não phải và bán
cầu não trái. Não trái điều khiển phần bên phải cơ thể, ngƣợc lại
não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Mỗi bán cầu có vai trò
hết sức khác nhau, đảm bảo những kỹ năng nhất định, mặc dù
chúng có sự liên kết trao đổi chéo với nhau. Bán cầu não trái xử
lý thông tin về lập luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi
số, sự kiện…Bán cầu não phải đảm nhiệm những việc nhƣ âm
nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tƣởng tƣợng, màu sắc, tình cảm, các
quan hệ về không gian, kích thƣớc…
17


Cả hai bán cầu não đều quan trọng nhƣ nhau. Do đó, cần phải
biết kết hợp sử dụng cả hai bán cầu não để đạt hiệu quả cao về
học thuật lẫn sáng tạo. Trên thực tế, những ngƣời sử dụng hai bán
cầu não cân bằng nhau thì có xu hƣớng giải quyết cân bằng mọi
vấn đề trong cuộc sống và sẽ học dễ dàng hơn, bởi vì họ biết lựa
chọn chế độ cần thiết nhất để đảm nhận việc học tập. Hầu hết các
lĩnh vực nhƣ giáo dục, thƣơng mại và khoa học đều có xu hƣớng
thiên về não trái nhiều hơn. Nếu những ngƣời hoạt động thuộc
các lĩnh vực này mà trong cuộc sống không cố gắng tham gia
những hoạt động cần đến não phải thì chính sự mất cân bằng đó
sẽ là nguyên nhân khiến họ bị stress, đồng thời tâm hồn của họ

cũng trở nên nghèo nàn.
Để cân bằng hai bán cầu não, con ngƣời cần phái có các hoạt
động nhƣ âm nhạc và thẩm mỹ trong quá trình học, đồng thời
phải tích cực tự điều chỉnh bản thân. Những điều này giúp cho
con ngƣời có đƣợc xúc cảm tích cực, điều khiển cho bộ não của
họ làm việc hiệu quả hơn.
2.2.2. Tâm lý mang tính chủ thể
Sự phản ánh tâm lý của con ngƣời khác với các hình thức
phản ánh cơ giới, sinh vật ở chỗ bao giờ nó cũng mang dấu vết
riêng của ngƣời phản ánh. Đó chính là tính chủ thể của hiện tƣợng
tâm lý. Tính chủ thể trong sự phản ánh tâm lý biểu hiện ở chỗ:
- Cùng nhận sự tác động của thế giới, về cùng một hiện thực
khách quan nhƣng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình
ảnh tâm lý với những mức độ sắc thái khác nhau.
- Khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể
duy nhất nhƣng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn
18


cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể khác nhau, có thể cho ta thấy
mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
- Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là ngƣời cảm nhận, cảm
nghiệm và thể hiện nó rõ nhất và thông qua các mức độ, sắc thái
tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhau
đối với hiện thực.
Do đâu mà tâm lý ngƣời này khác với tâm lý ngƣời kia về thế
giới? Sở dĩ nhƣ vậy, là vì con ngƣời vừa là thực thể tự nhiên vừa
là thực thể xã hội.
Về mặt tự nhiên, giữa các cá nhân khác nhau có sự khác nhau
về bộ óc, các giác quan..

Về mặt xã hội, giữa các cá nhân có sự khác nhau về hoàn
cảnh sống, giáo dục, giai cấp, nghề nghiệp, vốn kiến thức, thời đại
lịch sử, chế độ chính trị…
Sự khác nhau về tự nhiên cùng với sự khác nhau về xã hội
làm cho sự phản ánh tâm lý của những con ngƣời khác nhau là
khác nhau.
Khi chúng ta phản ánh hiện thực khách quan thì những tri
thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, lập trƣờng, quan
điểm, cá phẩm chất đạo đức đều tham gia trong quá trình phản
ánh. Cho nên có thể nói cá nhân phản ánh hiện thực khách thông
qua “Lăng kính chủ quan của mình”. Ví dụ: hai điều tra viên cùng
tham gia khám nghiệm hiện trƣờng, nhƣng do trình độ nhận thức,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động điều tra
khác nhau nên dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá chứng
cứ và kết luận điều tra.
19


2.2.3. Tâm lý con người mang bản chất xã hội lịch sử
Tâm lý con ngƣời khác xa với tâm lý của một số loài động
vật bậc cao ở chỗ, tâm lý con ngƣời có bản chất xã hội và
mang tính lịch sử.
- Tâm lý con người mang bản chất xã hội
Tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Nguồn
gốc của tâm lý là thế giới khách quan, nội dung của tâm lý chính
là các mối quan hệ xã hội… Theo C. Mác, bản chất con ngƣời là
“tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, chính các mối quan hệ xã hội
đã quyết định bản chất tâm lý con ngƣời.
+ Tâm lý con ngƣời là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội. Chính vì thế con

ngƣời luôn luôn là con ngƣời lịch sử, con ngƣời xã hội. Con
ngƣời bao giờ cũng phải sống trong xã hội nhất định, không có
con ngƣời nào tồn tại ngoài xã hội và tách khỏi điều kiện sống xã
hội. Trong quá trình phát triển xã hội lịch sử, loài ngƣời đã tích
luỹ đƣợc vô vàn kinh nghiệm và tri thức về mọi mặt của cuộc
sống và truyền đạt lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cá nhân
nắm kinh nghiệm và tri thức chung của loài ngƣời biến nó thành
kinh nghiệm của mình tức là tạo nên tâm lý cá nhân. Do đó, ở loài
ngƣời bên cạnh sự di truyền sinh học còn có “di sản xã hội” tức là
khả năng truyền lại toàn bộ tâm lý đang phát triển của cả loài
ngƣời cho mỗi các nhân (Nhƣng cơ chế di sản này còn phụ thuộc
vào chế độ xã hội và trình độ phát triển của xã hội).
+ Tâm lý mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp
thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt
động và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động và công
20


tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của
con ngƣời và mối quan hệ giao tiếp của con ngƣời trong xã hội có
tính quyết định.
- Tâm lý con người mang tính lịch sử
Tâm lý của mỗi con ngƣời hình thành, phát triển và biến đổi
cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân và lịch sử dân tộc và
cộng đồng. Tâm lý của mỗi con ngƣời luôn luôn vận động và phát
triển cùng với sự vân động và phát triển của xã hội…
Tóm lại, tâm lý con ngƣời có nguồn gốc xã hội vì thế muốn
hiểu tâm lý con ngƣời và cải tạo, giáo dục con ngƣời thì phải
nghiên cứu môi trƣờng xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã
hội mà ngƣời đó sống và hoạt động.

3. CHỨC NĂNG CỦA TÂM LÝ
Về nguyên lý phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của hoạt động
tâm lý. Muốn có tâm lý nhất thiêt phải có phản xạ có điều kiện.
Descartes là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm phản xạ nhƣng
ông giải thích tƣ duy do linh hồn tạo ra.
I.M.Xêtrênôv cho rằng tất cả các hoạt động ý thức và vô thức
đều do phản xạ gây ra, hoạt động phản xạ có ba khâu: khâu dẫn
vào, hoạt động của trung tâm thần kinh và khâu dẫn ra.
Theo I.P.Pavlov hoạt động tâm lý là hoạt động phản xạ có
điều kiện và ông đã đƣa ra quy luật phát triển của nó và sáng lập
ra học thuyết về phản xạ có điều kiện.
Khoa học hiện đại đƣa ra khâu thứ tƣ của hoạt động phản xạ,
đó là khâu liên hệ ngƣợc. Nhờ mối liên hệ ngƣợc này mà phản
ánh tâm lý của con ngƣời đƣợc hoàn thiện và tinh vi hơn.

21


Mỗi hoạt động của con ngƣời đều do tâm lý điều hành. Tâm
lý biểu hiện ở ba chức năng sau:
- Chức năng định hƣớng cho hành vi, hoạt động, ở đây muốn
nói tới việc xác định động cơ, mục đích của hoạt động.
- Chức năng điều khiển là đôn đốc hoạt động theo mục đích
chung đã dự định.
- Chức năng điều chỉnh là uốn nắn các hoạt động cho phù hợp
với mục tiêu đã xác định và với điều kiện hoàn cảnh thực tế.
Nhờ các chức năng định hƣớng, điều khiển, điều chỉnh mà
tâm lý giúp con ngƣời không chỉ thích ứng với điều kiện khách
quan mà còn nhận thức, cải tạo thế giới. Đồng thời, thông qua quá
trình này con ngƣời có thể nhận thức và cải tạo chính bản thân.

4. PHÂN LOẠI HIỆN TƢỢNG TÂM LÝ
Dựa trên những những tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách
phân loại hiện tƣợng tâm lý.
- Căn cứ theo thời gian và vị trí tồn tại của các hiện tƣợng tâm
lý trong nhân cách, ngƣời ta chia các hiện tƣợng tâm lý thành ba
loại chính còn gọi là 3 phạm trù tâm lý: các quá trình tâm lý, các
trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân.
Quá trình tâm lý là hiện tƣợng tâm lý có nảy sinh, có diễn
biến và có kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài thành
hình ảnh tâm lý. Ví dụ: muốn có hình ảnh về một quả chanh phải
có quá trình tri giác nhìn thấy sắc da chanh, ngửi thấy mùi chanh,
nếm thấy vị chua.
Quá trình tâm lý chia ra làm ba loại: quá trình nhận thức (cảm
giác, tri giác, trí nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng); quá trình xúc cảm;
quá trình ý chí - hành động, ngôn ngữ.
22


Trạng thái tâm lý là những hiện tƣợng tâm lý luôn luôn đi
kèm theo các hiện tƣợng tâm lý khác, nó giữ vai trò làm nền cho
quá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý diễn biến hoặc biểu hiện ra
một cách nhất định. Ví dụ: con ngƣời bao giờ cũng ở trong một
trạng thái tâm lý nhất định, nói cách khác bao giờ đời sống tâm
lý cũng diễn ra trong một trạng thái nào đó nhƣ chú ý tập trung
hay lơ đãng phân tán, tích cực hoạt bát hay mệt mỏi, u mê, thắc
mắc, băn khoăn hay hồ hởi, thoải mái, chần chừ do dự hay quyết
tâm say sƣa.
Thuộc tính tâm lý cá nhân là những hiện tƣợng tâm lý đƣợc
lặp đi lặp lại một cách thƣờng xuyên trong những điều kiện nhất
định (điều kiện sống và hoạt động) và trở thành ổn định đặc trƣng

cho mỗi ngƣời, loại ngƣời, phân biệt ngƣời này với ngƣời khác.
Các thuộc tính tâm lý cá nhân bao gồm xu hƣớng, tính cách, khí
chất, năng lực...
- Dựa trên sự ý thức của con ngƣời về hiện tƣợng tâm lý,
ngƣời ta phân thành: các hiện tƣợng tâm lý có ý thức; các hiện
tƣợng tâm lý chƣa đƣợc ý thức.
Chúng ta chỉ biết về những hiện tƣợng tâm lý có ý thức (đƣợc
nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện tƣợng tâm lý chƣa đƣợc
ý thức vẫn luôn diễn ra, nhƣng ta không ý thức đƣợc về nó, hoặc
dƣới ý thức, chƣa kịp ý thức.. Một số tác giả phƣơng tây còn chia
những hiện tƣợng tâm lý chƣa ý thức thành 2 mức độ: tiềm thức
là những hiện tƣợng bình thƣờng nằm sâu trong ý thức, thỉnh
thoảng trong những hoàn cảnh nhất định có thể đƣợc ý thức
“chiếu rọi” tới, và vô thức là lĩnh vực nằm ngoài ý thức, rất khó
“lọt vào” ý thức.

23


- Ngƣời ra, còn có thể chia các hiện tƣợng tâm lý thành hai
loại: hiện tƣợng tâm lý sống động (thể hiện trong hành vi và hoạt
động); hiện tƣợng tâm lý tiềm tàng (tích đọng trong các sản phẩm
của hoạt động).
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM
LÝ HỌC
5.1. Đối tượng của tâm lý học
Thuật ngữ tâm lý học bắt nguồn từ hai từ trong tiếng la tinh:
“Psyche” là “linh hồn”, “tinh thần” và “logos” là “học thuyết”. “khoa
học”. Từ xa xƣa, con ngƣời đã hiểu “tâm lý học” (Psychologie) là
khoa học về linh hồn.

Trải qua các giai đoạn phát triển, tâm lý học trở thành một
ngành khoa học độc lập nghiên cứu các hiện tƣợng tâm lý đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con ngƣời, trong mối
quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời.
Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tƣợng tâm lý
khác nhau trong đời sống của con ngƣời, các quy luật và các cơ
chế hoạt động tâm lý của con ngƣời.
5.2. Nhiệm vụ của tâm lý học
Tâm lý học có nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu các yếu tố khách quan và chủ quan hình thành
các hiện tƣợng tâm lý;
- Nghiên cứu cơ sở sinh lý của các hiện tƣợng tâm lý;
- Mô tả để nhận diện các hiện tƣợng tâm lý khác nhau trong
đời sống con ngƣời;
- Tìm ra mối quan hệ, tác động qua lại giữa các hiện tƣợng
tâm lý khác nhau trong đời sống con ngƣời;
24


- Phát hiện các quy luật hình thành, vận hành và phát triển
tâm lý;
- Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động
của con ngƣời.
6. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA TÂM LÝ HỌC
6.1. Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học
6.1.1. Nguyên tắc khách quan
Nghiên cứu các hiện tƣợng tâm lý một cách khách quan có
nghĩa là không đƣợc thêm bớt một cái gì vào hiện tƣợng đó mà
phải nghiên cứu nó nhƣ nó vẫn có trong thực tế.

6.1.2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc này khẳng định mọi hiện tƣợng tâm lý ngƣời đều
có nguồn gốc là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội,
lịch sử vào bộ não con ngƣời, thông qua lăng kính chủ quan của
con ngƣời. Các tác động từ bên ngoài vào con ngƣời đóng vai trò
quyết định thông qua các điều kiện bên trong.
6.1.3. Nguyên tắc phát triển
Mọi hiện tƣợng tâm lý đều có quá trình hình thành, vận động,
phát triển và biến đổi chứ không phải là những cái gì cố định, bất
biến. Do đó, phải nghiên cứu, đánh giá các hiện tƣợng tâm lý
trong sự vận động, phát triển, biến đổi, sự tác động của các hiện
tƣợng tâm lý với nhau, cũng nhƣ các thành phần tạo thành chúng.
6.1.4. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với
hành động
Thông qua hoạt động, tâm lý, ý thức, nhân cách đƣợc nảy
25


×