Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lễ hội Nhật Bản – Lễ hội Jidai ở Kyoto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.52 KB, 21 trang )

Mục Lục

Lời mở đầu
Những năm gần đây, giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển
nhanh chóng. Trong đó, xu hướng muốn tìm hiểu về lễ hội truyền thống Nhật Bản ngày
càng tăng ở Việt Nam.
Bởi vì, lễ hội truyền thống được xem như một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất,
một món ăn tinh thần không thể thiếu và đại diện cho sự tồn tại mãnh liệt của văn hóa
Nhật Bản. Nó đóng vai trò rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ, sâu sắc trong việc khuôn
đúc một tâm hôn, một tính cách Nhật Bản trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Trong hàng trăm lễ hội đặc sắc trên khắp nước Nhật, thì lễ hội Jidai được biết đến như
một di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng nhất của cố đô Kyoto. Thông qua lễ hội Jidai
chúng ta có thể học được một phần lịch sử nước Nhật cũng như hiểu biết hơn về con
người và văn hóa Kyoto nói riêng, nước Nhật nói chung.
Hơn thế nữa, với bề dày lịch sử chỉ hơn 100 năm nhưng lễ hội này vẫn được đánh giá cao
nhất, thu hút được sự chú ý và tập trung của người dân địa phương và du khách.
Vì muốn mọi người biết đến nhiều hơn về lễ hội này nên tôi chọn đề tài “Lễ hội Nhật
Bản – Lễ hội Jidai ở Kyoto” làm luận văn của mình.

1


Nội dung
Chương 1: Khái quát vê lễ hội truyền thống Nhật Bản
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần và là hoạt động thực tiễn nhằm thỏa mãn
nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức cộng đồng.
Theo định nghĩa của từ điển Văn hóa dân gian thì “Lễ hội (còn gọi là hội lễ) là hình thức
sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, nghành hoặc tôn
giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước”.
Từ xa xưa, lễ hội được hiểu là việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo nhằm suy tôn thần linh
hay nói cách khác đó là hình thức giao lưu giữa thần linh và con người.


Ngày nay, cùng với sự phát triển và đa dạng hóa của xã hội, lễ hội cũng phát triển theo
hai chiều hướng khác nhau:
Lễ hội truyền thống: Còn được gọi là lễ hội cổ truyền, là các loại hình lễ hội phát triển
theo chiều hướng cổ điển hóa, gắn liền với các giá trị truyền thống của một đất nước, một
dân tộc.
Lễ hội hiện đại: Thường là các lễ hội mới, phát triển theo hướng hiện đại hóa, gắn liền
với các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội hiện đại của một quốc gia.
Nhật Bản là một trong những nước nổi tiếng về vấn đề duy trì và phát triển lễ hội truyền
thống. Lễ hội Nhật Bản là một hoạt động văn hóa vừa mang tính tín ngưỡng, vừa có tính
cộng đồng trong sinh hoạt tinh thần của người dân, đồng thời thể hiện rõ mối quan hệ
giao lưu hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Lễ hội bao gồm phần nghi lễ và phần hội.
Nếu coi phần nghi lễ là hình thức giao lưu giữa con người với các vị thần được diễn ra
trang trọng thì phần hội là hình thức giao lưu trong cộng đồng người, dân tộc đó.
Có nhiều hướng phân loại lễ hội Nhật Bản nhưng đa phần phân loại những lễ hội truyền
thống dựa theo tính chất, nội dung thể hiện:

• Lễ hội nghề nghiệp: bao gồm lễ hội nông nghiệp, lễ hội ngư nghiệp
• Lễ hội tôn giáo
• Lễ hội lịch sử
2


Vì lễ hội Jidai tái hiện lại cuộc sống hiện thực của người Nhật trong từng giai đoạn lịch
sử và phán ánh một cách chân thực các sự kiện cũng như các nhân vật lịch sử. Nên lễ hội
Jidai thuộc loại lễ hội lịch sử. Tại Kyoto, lễ hội Jidai là một trong những lễ hội lớn nhất,
được tổ chức định kỳ hàng năm và trở thành truyền thống của người dân Kyoto nói riêng
và người Nhật nói chung.

3



Chương 2: Lễ Hội Jidai – Lễ hội lịch sử tiêu biểu ở Kyoto
Kyoto được mệnh danh là thành phố của lễ hội qua một câu truyền miệng phổ biến của
người Nhật “Ở Kyoto 365 ngày, ngày nào cũng là ngày hội”.
Tại một thành phố mà hàng năm diễn ra hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác nhau như Kyoto,
lễ hội Jidai được xem là lễ hội tiêu biểu và đặc trưng cho hoạt động lễ hội truyền thống ở
thành phố này. Với bề dày dịch sử chỉ hơn 100 năm, lễ hội Jidai vẫn là một lễ hội mới.
Tuy nhiên, lễ hội này vẫn được đánh giá cao nhất, thu hút được sự chú ý và tập trung của
người dân địa phương và du khách.
2.1 Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Jidai
Theo The Jidai Matsuri Festival, việc dời đô từ Heian sang Edo vào năm 1868 trở thành
một sự kiện có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của
cố đô. Để tôn vinh công trạng của Thiên Hoàng Kanmu, người đặt nền móng cho một
tiến trình lịch sử kéo dài hơn nghìn năm, năm 1895 (Minh Trị thứ 28), đền Heian được
xây dựng.1
Mùa thu năm thứ 1895, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 10, tại Heian Jungu, lễ hội Jidai lần
đâu tiên được tiến hành như một nghi lễ kỷ niệm sự kiện dời đô từ Nara sang Heian. Tiếp
đó, vào ngày 25 tháng 10, dưới sự tổ chức của Heian Kosha, 6 đoàn diễu hành tái hiện
phong tục tập quá theo thứ tự từ thời Heian đến thời Meiji trên đoạn đường dài 5 km,
xuất phát cung điện Kyoto trở về đền Heian. Kể từ đó, nghi lễ được đặt tên Lễ hội thời
đại Jidai masturi.
Từ năm 1896 trở đi, nghi lễ này trở thành một nghi lễ thường niên của Heian. Tuy nhiên,
do việc khiêng kiệu nghênh đón linh hồn của Thiên Hoàng Kanmu được đưa thêm vào
chương trình của nghi lễ nên các hoạt động lễ hội tổ chức tập trung vào ngày 22 tháng 10
là ngày Thiên Hoàng chính thức xa giá đến kinh đô Heian. Sau đó, từ năm 1940 Thiên
hoàng Komei, vị thiên hoàng cuối cùng tại Heian cũng được thờ cúng tại đền Heian.
Theo đó, Thiên hoàng Kanmu và Thiên hoàng Kamei là hai vị thần được tôn vinh trong lễ
hội Jidai.2
1 Nguồn gốc của lễ hội, < />2 Nguồn gốc của lễ hội, < />
4



2.2 Các hoạt động chính của lễ hội Jidai
Hoạt động chính của lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ dưới hình
thức đón thần Shinkosai được tổ chức vào lúc 7h30 sáng tại đền Heian. Thần linh sẽ được
đưa lên kiệu và rước về cung điện Kyoto. Tại đó, nghi lễ đón thần lại tiếp tục được thực
hiện với tên gọi là Anzaishosai. Sau đó, vào lúc 12h, thần linh lại được rước lên kiệu trở
về Heian Jingu. Lần này, cùng với sự trở về của thần linh là các đoàn diễu hành tái hiện
lại hình ảnh, phong tục tập quán từ thời Heian đến thời Meiji cũng như tái hiện hình ảnh
của các vị anh hùng dân tộc và những người nổi tiếng ở các thời đại đó. Tốc độ diễu hành
của các đoàn diễu hành hết sức khoan thai và chậm rãi, mỗi lần kéo dài khoảng hơn 3
tiếng đồng hồ.3
Trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 1895, chỉ có 6 đoàn diễu hành, quy mô khoảng 500
người với thứ tự trình diễn từ thời Heian (794) đến thời Meiji (1868). Tuy nhiên, từ lần tổ
chức thứ hai vào năm 1896 trở đi, việc tái hiện các đoàn diễu hành được thực hiện theo
chiều đảo ngược thời gian, tức là tái hiện bắt đầu từ thời đại cuối cùng ở Kyoto là Meiji
(1868) ngược về thời đại đầu điên là Heian (794).
Cùng với thời gian, số lượng đoàn diễu hành trong lễ hội đã tăng lên đáng kể. Hiện nay,
số lượng người tham gia trong các đoàn diễu hành khoảng 2000 người và hơn 70 con bò
và ngựa4. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý các đoàn diễu hành là Heian Kosha, một hiệp
hội do cộng đồng dân cư của thành phố phụ trách, bao gồm 10 đơn vị nhỏ. Mỗi đơn vị
nhỏ này sẽ phụ trách từ một đến hai đoàn diễu hành. Phần lớn đối tượng tham gia các
đoàn diễu hành là học sinh, sinh viên do các đơn vị trong Heian Kosha tuyển chọn.
Như đã trình bày ở trên, các đoàn diễu hành đại diện cho một thời đại lịch sử trong lễ hội
được trình bày theo cách thức đảo ngược thời gian với thứ tự như sau:
a. Đoàn diễu hành thời Meiji (1868 – 1912_
Ngày 03 tháng 01 năm 1868, Tướng quân Tokugawa Yoshinobu chính thức bị truất ngôi,
phong tỏa đất đai, nhà cửa, trao lại toàn bộ quyền hành cho Thiên hoàng. Lịch sử Nhật
Bản gọi sự kiên này là Osei fukko, nghĩa là Vương chính phục cổ.


3 Các sự kiện chính của lễ hội, < />4 The Jidai Matsuri Festival GALLERY, < />
5


Để đánh dấu sự kiện quan trọng này của lịch sử, đoàn diễu hành đầu tiên trong lễ hội
Jidai đã tái hiện hình ảnh của đội quân Hoàng gia Ishi Kinnotai. Đa số quân lính đều xuất
thân từ nông dân, tham gia vào đội quân Hoàng đế chiến đấu lật đổ triều đại Tokugawa
nắm giữ chính quyền suốt 300 năm.
Tiếp theo đó là sự xuất hiện của các nhân vật anh hùng trong thời đại Minh Trị như:
Katsura Kogoro (1833 – 1877), Saigo Kichi no suke (1827 – 1877), Sakamoto Ryoma
(1835 – 1867), Naka Okashin Taro (1830 – 1867), Takasagi Shinsaku (1839 – 1867),
Yoshida Shoin (1830 – 1859)… trong đoàn diễu hành mang tên Bakumatsu shishi retsu.

Đoàn diễu hành quân đội Hoàng gia
Nguồn: />b. Đoàn diễu hành thời Edo (1615 – 1868)
Thời Edo gắn liền với tên tuổi của nhà chính trị Tokugawa Ieyasu. Đây là nhân vật lịch sử
đặt nền móng cho chính quyền Mạc phủ Tokugawa, kéo dài trong suốt gần 300 năm. Tuy
sinh cùng thời với Oda Nobugana và Toyotomi Hideyoshi, nhưng Tokugawa Ieyasu lại
may mắn thừa hưởng thành quả của hai nhân vật này. Ông đã đặt một nền móng chính trị
ổn định và lâu dài cùng với những chính sách đo lường cặn kẽ cho một nhà nước Nhật
Bản trước đó phải đối mặt với cuộc nội chiến kéo dài hơn một thế kỷ, Sengoku Jidai
6


(1490 – 1600). Trong suốt thời Mạc phủ Tokugawa, nội loạn hầu như không có, người
dân Nhật Bản đã hưởng được một cuộc sống thực sự đúng như mục tiêu mà Tokugawa
Ieyasu đã đặt ra.
Do đó, để thể hiện thái độ tôn kính với nhân vật này, đoàn diễu hành tái hiện các sự kiện
trong thời Edo đã tái hiện lại hình ảnh đoàn tùy tùng của tướng quân Tokugawa Ieyasu
vào tiếp kiến Thiên Hoàng. Ông thường cử đoàn tùy tùng đến thăm viếng Tiếng Hoàng

vào những dịp lễ lớn hoặc đến nhận chiếu chỉ.
Tiếp đến là đoàn diễu hành tái hiện hình ảnh các nữ lưu thời Edo. Vào giai đoạn đầu, với
số lượng 6 đoàn diễu hành, đoàn diễu hành đại diện cho tầng lớp phụ nữ quý tộc của các
thời kỳ, trong đó có đoàn diễu hành của phụ nữ thời Edo vẫn chưa được đưa vào trong
danh sách. Đoàn diễu hành này chính thức được bổ sung vào lễ hội vào năm 1950. Việc
bổ sung các đoàn diễu hành tái hiện lại các nhân vật nữ lưu trong lịch sử đã khiến cho lễ
hội Jidai thêm phần sống động và ý nghĩa.
Đi đầu đoàn diễu hành này Công chúa Kazu Nomiya (1846 – 1877), em gái Thiên Hoàng
Komei. Lúc 16 tuổi, nàng kết hôn với một trong các vị tướng của tướng quân Tokugawa
vì lý do chính trị. Đoàn diễu hành tái hiện trang phục cưới của cô dâu và đoàn tùy tùng
của nàng.
Tiếp theo là một số nhân vật nổi tiếng của Nhật Bản trong thời Edo. Tiêu biểu như:

• Otagaki Rengetsu (1791 – 1875), một ca kỹ nổi tiếng cuối thời Edo.
• Phu nhân của Nakamura Kuranosuke, một thương gia giàu có và thời kỳ Edo.
Trang phục của bà thường là những bộ Kimono màu đen với những họa tiết màu
trắng giản dị nhưng sang trọng.
• Bà Yoshida Tayu (1606 – 1643), một phụ nữ quý tộc, nổi tiếng với sắc đẹp và sự
thông thái hiếm có của mình.

• Izumono Okuni, một phụ nữ có ảnh hưởng lớn đến những vũ điệu trong kịch
Kabuki.

7


Công chúa Kazu Nomiya (1846-1877)
Nguồn: />c. Đoàn diễu hành thời Azuchi – Momoyama (1573 – 1598)
Đoàn diễu hành thứ 2 trong lễ hội Jidai đã tái hiện một số hình ảnh liên quan đế hai lãnh
chúa có công lớn trong việc thống nhất Nhật Bản. Đó là Oda Nobugana và Toyatomi

Hideyoshi. Phần diễu hành lần lượt tái hiện sự kiện con trai của Toyatomi Hideyoshi vào
diện kiến Thiên Hoàng trong ngày sinh nhật vào năm 1597. Tiếp theo là sự kiện năm
1567, Oda Nobugawa vào kinh thành Heian theo lệnh của Thiên Hoàng để coi sóc việc
sửa chữa cung điện Hoàng cung bị phá dủy do cuộc chiến Onin (1467 – 1477).

8


Oda Nobunaga
Nguồn: />d Đoàn diễu hành thời Mutomachi (1338 – 1573)
Sau khi được triều đình Kyoto phong làm tướng quân năm 1338, Ashikaga Takauji (1305
– 1358) đã thiết lập chính quyền của mình tại Muromachi, một khu vực ở Kyoto. Do đó
Ashikaga Bakufu còn được gọi là Muromachi Bakufu. Mặc dù thời đại Muromachi kéo
dài hơn 200 năm nhưng đó là khoảng thời gian Nhật Bản chìm trong nội chiến do quyền
lực không còn tập trung trong tay tướng quân như thời Kamakura, tạo điều kiện cho các
lãnh chúa nhỏ tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau. Tuy vậy, kinh tế và văn hóa dưới
thời Muromachi lại có nhiều khởi sắc. Các tướng quân trong thời kỳ này thể hiện mình là
những người yêu chuộng nghệ thuật hơn là tài quân sự và lãnh đạo chính trị.
Do đó, đoàn diễu hành đầu tiên mang tên thời đại Muromachi đã tái hiện lại trang phục
của tướng quân Ashikaga và đội quân vũ sĩ của ông trong chuyến hành trình đến
Muromachi nhận chức.
Tiếp theo là màn tái hiện những điệu mua tao nhã đã rất thịnh hành trong cuộc sống của
người dân kinh đô thời đó. Những điệu múa đó trước đây chỉ dành cho nam giới.

9


Ashikaga Takauji (1305 – 1358)
Nguồn: />e. Đoàn diễu hành thời Yoshino (1336 – 1393)
Năm 1331, nhân khi Mạc phủ Kamakura đang trên đà suy yếu. Thiên hoàng Gogaigo

(1318 – 1339) khởi binh chống Kamakura, để dành lại chính quyền. Năm 1332, nhờ có
những hậu thuẫn chính trị từ giới quý tộc và một số thế lực tôn giáo và võ sĩ bất mãn ở
địa phương. Thiên hoàng Gogaigo đã được tôn vinh như người đứng đầu phong trào
chống lại Kamakura. Đáng tiếc là kế hoạch của ông bị thất bại và bản thân ông bị đày ra
đảo Oki. Tuy nhiên, lực lượng của Thiên hoàng vẫn tiếp tục đấu tranh chóng lại
10


Kamakura. Không những thế, họ còn tranh thủ được sự ủng hộ của Ashikaga và Nita
Yoshisada (1301 – 1338) đã trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến, giành chiến thắng và chấm dứt
vai trò quân sự của Kamakura.
Sau khi lật đổ Kamakura, Ashikaga lại quay về Kyoto, lật đổ Thiên hoàng Godaigo và
đày ông ra núi Yoshino thuộc bán đảo Kii.
Đoàn diễu hành đầu tiên đã tái hiện lại cảnh lãnh chúa Kusunoki Masashighe (1294 –
1336), một trong những vị tướng hỗ trợ Thiên hoàng, điều binh đón Thiên hoàng về linh
vào tháng 5/1333. Kusumoki Masashighe là nhân vật trung tâm của đoàn diễu hành. Tiếp
theo sau là những binh khí đã sử dụng từ thời trung kỳ Heian cho đến thời Kamakura,
bao gồm áo giáp, mũ sắt, khăn quấn bụng (haramaki), các loại gươm, đao lớn nhỏ…

Lãnh chúa Kusunoki Masashighe (1294 – 1336)
Nguồn: />Đoàn diễu hành tiếp theo của thời Yoshino tái hiện lại hình ảnh của phụ nữ thời trung đại:

11


• Yodogimi (1567-1615), phi thiếp của Toyotomi Hideyoshi. Mẹ của bà là em gái
của Oda Nubugana. bà là thân mẫu của Toyotomi Hideyori, con trai của
Hideyoshi.

• Shizuka Gozen, tỳ thiếp của Minamoto no Yoshistune, một vị tướng cuối thời

Heian. Yoshitsune là em trai của Minamoto Yorumoto, người thiết lập chính quyền
băng quân sự trong suốt 700 năm.
• Oharame, tên gọi dành cho những người phụ nữ chuyên buôn bán than và củi. Họ
thường mang than và củi trên đầu vào kinh đô để buôn bán. Kasturane, tên gọi
dành cho những người phụ nữ sinh sống ở khu vực Kastura, một khu dân cư trung
tâm Kyoto. Những người phụ nữ này đầu quấn khăn trắng, đi bán cá và bánh kẹo
trong kinh thành.
f. Đoàn diễu hành thời Kamakura (1185 – 1333)
Đoàn diễu hành đại diện cho thời Kamakura trong lễ hội Jidai đã tái hiện lại một thú vui
tao nhã của giai cấp võ sĩ. Đó là nghệ thuật cưỡi ngựa bắn cung, được gọi là Yabusame.
Đây là một nét văn hóa có từ thời Heian. Năm 1221, để chào mừng sự phục vị của thiên
hoàng Gotoba (1180 – 1239), 10 đoàn võ sĩ là những tay thiện xạ ưu tú đã tập trung tại
đên Jonan để thực hiện Yabusame.
g. Đoàn diễu hành thời Fujiwara (879-1185)
Fujiwara là một dòng họ quý tộc nổi tiếng lên nắm chính quyền vào giái đoạn giữa của
thời Heian. Dòng họ này xuất thân từ nhánh Nakatomi, một phái đối lập với dòng họ
Soga. Khi lật đổ dòng họ Soga vào năm 645, Nakatomi được Thiên hoàng cho phép đổi
thành Fujiwara. Từ đầu thời Herian, dựa vào địa vị thân tín với Thiên hoàng, dòng họ này
đã tranh nhau đua tranh quyền lực. Dòng họ này đạt được đỉnh cao quyền lực vào thời
điểm Yorimichi (992-1074), con trai của Fujiwara Michigana (96601027) giành phần
thắng lợi trong cuộc đấu tranh nội bộ của phái Bắc gia. Yorimichi đã duy trì chức vụ
Nhiếp chính trong suốt 50 năm dưới ba thời đại Thiên hoàng Go Ichijo (980-1011), Fo
Suzaka (1009-1045) và Go Reizei (1025-1068). Có thể nói, trong suốt gần bốn thế kỷ,
văn hóa Nhật Bản là văn hóa của giai cấp quý tộc mà đứng đầu là dòng họ Fujiwara.
Đoàn diễu hành mang tên Fujiwara đã tái hiện lại trang phục của dòng họ này, chủ yếu là
các trang phục hè. Màu sắc, hoa văn của các loại trang phục thể hiện rõ sự giàu sang của
phú quý của giai cấp quý tộc của thời đại này.
12



Tiếp theo là đoàn diễu hành đại diện cho phụ nữ thời Heian. Vào cuối thời Nara, Nhà
nước Nhật Bản phải đối mặt với nhiều khó khăn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Vai trò
của Thiên hoàng giảm sút. Một lần nữa dòng họ Fujiwara lại có cơ hội phục hồi quyền
lực. Năm 781, Thiên Hoàng Kanmu lên ngôi. Năm 794, ông tuyên chiếu dời đô sang kinh
thành Heian, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử Nhật Bản với tên gọi là thời
Heian.
Văn hóa Nhật Bản trong những năm đầu thời Heian về cơ bản vẫn còn mang dấu ấn của
văn hóa nhà Đường của Trung Hoa. Tuy nhiên, đây là giai đoạn chuyển tiếp cho sự ra đời
của một nền văn hóa Nhật Bản đặc sắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố bản địa và
ngoại lai. Trong thời:

• Tomoe gozen, tùy thiếp của Minamoto no Yoshinaka. Bà là một biểu tường về
lòng dũng cảm của phụ nữ Nhật Bản. Bà đã chiến đấu như một chiến binh trong
giai đoạn cuối kỳ Heian và theo sát Yoshinaka cho đến phút cuối.

• Yokobue, một cung nữ lo chuyện thờ cúng ở viện Kenreimon. Tương truyền,
trong thời gian này, cô vẫn đem lòng yêu Saito Tokiyori, một võ sĩ thuộc hàng ngũ
quân lính bảo vệ hoàng cung. Khi Saito Tokiyori xuất gia, cô cũng xuống tóc quy
y cửa phật.
• Murasaki Shikibu, nữ nhà văn nổi tiếng thời trung kỳ Heian đã viết nên tác phẩm
“Truyện Genji”. Ngoại tác phẩm trên, bà còn viết “Nhật ký Murasaki” và “tuyển
tập Murasaki”.
• Seishonagon, tác giả của “cuốn sách gối đầu”, một tác phẩm đề cập đến đời sống
của tầng lớp quý tộc thời Heian. Ngoài viết văn bà còn là được biết đến bởi giọng
hát tuyệt vời của mình.
• Wake no Hiromushi, nhà từ thiện đầu tiên của Nhật Bản, đã nhận nuôi và bảo trợ
cho hơn 80 trẻ mồ côi thời đại đó.
h. Đoàn diễu hành thời Enryaku (782 - 805)
Năm 710, Thiên hoàng Genmei (662 – 721) quyết định thời đô đến Heijo, một kinh đô
mới được xây dựng mô phỏng theo kinh đô Trường An của nhà Đường (Trung Quốc).

Thời đại Nara được đánh giá là thời kỳ người Nhật tiếp nhận một cách chủ động và sáng
tạo văn hóa Trung hoa, tư chế độ chính trị văn hóa xã hội cho đến văn học, mỹ thuật.

13


Lễ hội Jidai cũng tái hiện lại giai đoạn lịch sử này. Đoàn diễu hành thời Enryaku bắt đầu
với:

• Đoàn diễu hành của các chiến binh thể hiện sự khải hoàn của tướng quân
Sakanoue no Tamuramaro (758 – 811) khi ông dẹp xong loạn lạc ở miền Bắc
Honshu. Ông cũng là người cho xây dựng ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto là
Kiomizudera.
• Đoàn diễu hành của giai cấp quý tộc trên đường vào diện kiến Thiên hoàng.
Tiếp theo sau là đoàn diễu hành của những người làm công việc thờ cũng và tiến hành
nghi lễ đón thần và tiễn thần của lễ hội. Ngay sau đó là đoàn diễu hành của đội ngũ
những nhạc công. Đây cũng là đoàn diễu hanh dọn đường cho đoàn diễu hành quan trọng
nhất của lễ hội. Đoàn rước thần cũng là đoàn diễu hành quan trọng nhất của lễ hội. Trung
tâm của đoàn diễu hành là hai chiếc kiệu Horen. Chiếc kiệu đầu tiên dùng để rước linh
hồn Thiên hoàng Komei và chiếu kiệu thứ hai dùng để rước linh hồn Thiên hoàng
Kanmu.
Theo sau hai chiếc kiệu là đoàn người chuyên thờ phụng và làm công tác thờ cúng tại đền
thờ. Theo đó, lễ hội Jidai được tổ chức với ý nghĩa, thông qua lễ hội các vị thần linh sẽ
thấy được cuộc sống thanh bình của cố đô cũng như thấy được sự vui vẻ, thân thiện của
người dân.
Cuối cùng là đoàn diễu hành của các phụ nữ vùng Shirakawa, khu vực phía Tây của
Kyoto. Những người phụ nữ này thường mang hoa và bán trong kinh thành.

14



Đoàn diễu hành của các phụ nữ vùng Shirakawa
Nguồn: />
Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức lễ hội Jidai
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động chính và cách thức tổ chức, quản lý lễ
hội Jidai, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.
3.1 Học hỏi cách tái hiện lịch sử của người Nhật.
Việc tái hiện chính xác các chi tiết lịch sử là một nguyên tắc quan trọng trong công tác tổ
chức hoạt động lễ hội lịch sử ở Nhật Bản nói chung và những người tổ chức lễ hội Jidai
nói riêng.
Có thể nói, các đoàn diễu hành trong lễ hội Jidai không đơn thuần là các đoàn diễn hành
trình bày các loại trang phục thông thường. Đối tượng khán giả mà lễ hội hướng đến
không chỉ là những người muốn hiểu thêm về lịch sử Nhật Bản mà còn là những người
am hiểu lịch sử nước nhà sâu sắc. Do đó, đội ngũ những người tổ chức phải có sự hiểu
biết sâu rộng và tỉ mỉ về các nghi lễ, sự kiện truyền thống, trang phục, thói quen sinh hoạt
giai cấp quý tộc và cung đình.
Có thể nói, việc tái hiện nghiêm túc và tỉ mỉ các chi tiết lịch sử đã góp phần khiến cho
một lễ hội truyền thống tái hiện lịch sử trở nên sống động.

15


3.2 Phát huy vai trò và nhận thức của quần chúng tham gia lễ hội
Lễ hội là một hoạt động văn hóa mang tính quần chúng nên quần chúng chính là những
người sáng tạo nên lễ hội. Để một lễ hội truyền thống được diễn ra tốt đẹp, vai trò của
người tham dự cũng là một nhân tố quan trọng.
Để tổ chức một lễ hội nội dung liên quan đến một giai đoạn lịch sử có chiều dài hơn 1000
năm với quy mô lớn như lễ hội Jidai, quả là một công việc không đơn giản. Công tác tổ
chức lễ hội đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn và nghiêm túc trong các khâu quản
lý và điều hành. Từ khâu chuẩn bị, tuyển chọn nhân lực tham giả lễ hội cho đến khâu

quản lý trang phục, diễn xướng, luyện tập… đều phải được lên kế hoạch cụ thể và tỉ mỉ.
Song song với các hoạt động trên, những người trực tiếp quản lý cũng như tham gia đóng
vai trong lễ hội cũng phải xem trọng việc luyện tấp cách mẳ trang phục, đi đứng, thể hiện
nét mặt… trong duốt hàng mấy tháng trời trước khi lễ hội diễn ra chính thức. Sự thành
công của lễ hội đòi hỏi phải có sự nổ lực của từng thành viên.
Có thể nhiều người chưa biết, để tìm kiếm lực lượng đóng vai cho đoàn diễu hành đầu
tiên là Đội quân Hoàng gia, đơn vị thứ 8 của Heian Kosha (đơn vị chịu trách nhiệm chính
trong tổ chức lễ hội) đã tập trung kêu gọi sự tình nguyện của sinh viên ở các trường đại
học không chỉ ở Kyoto mà ở các địa phương khác. Qua đó các bạn sinh viên sẽ hiểu rõ
hơn về lịch sử địa phương khi tham gia lễ hội này. Đồng thời, qua việc trực tiếp tham gia
lễ hội, họ sẽ hiểu được những vất vả phải trải qua khi tổ chức lễ hội.
Mặt khác, việc tham gia trực tiếp lễ hội cũng giúp cho thế hệ trẻ thêm phần tự tin, năng
động cũng như tự hào vì được đóng góp công sức vào các hoạt động văn hóa của địa
phương.
Đối với các đối tượng không tham gia trực tiếp vào công tác tổ chức lễ hội, người đã từng
tham dự lễ hội có thể hình dung không khí lễ hội bằng những cảm quan trực tiếp; người
chưa tham dự hình thành biểu tượng lễ hội một cách gián tiếp thông qua người từng tham
dự.
3.3 Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền trong công tác tổ chức lễ hội.
Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của lễ hội Jidai chính là công tác quản lý
hợp lý và chặt chẽ của Heian Kosha, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lễ
hội. Trong những năm gần đây, mặc dù đơn vị chủ quản lễ hội là Heian Kosha vốn là một
16


tổ chức của cộng đồng dân cư thành phố những lại bị chỉ trích là chưa làm tròn trách
nhiệm trong việc quảng bá lễ hội, tạo điều kiện tham gia lễ hội cho những cư dân mới của
thành phố cũng như cư dân các khu vực lân cận. Do đó, kể từ năm 2007, ban quản lý lễ
hội Jidai đã tích cực thúc đẩy các hoạt động quảng bá lễ hội, đưa lễ hội đến với người dân
bằng cách tổ chức thành nhiều nhóm làm công việc quảng bá lễ hội, một nhóm khoảng từ

3 đến 4 người, thông qua ba hình thức chính sau:

1. Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh
2. Dán các bảng thông báo về hoạt động lễ hội ở các khu vực dân cư mới.
3. Thực hiện bảng thăm dò ý kiến của người dân về hoạt động lễ hội, rút kinh
nghiệm cho hoạt động lễ hội của năm sau.
Việc tổ chức thăm dò và xem ý kiến của người dân sau khi tham dự lễ hội như một kênh
thông tin quan trọng phục vụ cho mục đích nâng cao nhất lượng lễ hội là một công tác tổ
chức thiết thực và hiệu quả. Đồng thời, thông qua hoạt động mang tính khách quan này,
bản thân người được phòng vấn cũng nhận thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình
trong việc nâng cao chất lượng lễ hội. Đó là điều mà các nhà quản lý lễ hôi ở Việt Nam
chưa thực sự quan tâm và triển khai hợp lý. Nếu những người tổ chức lễ hội ở Việt Nam
tận dụng được kênh thông tin từ đối tượng tham gia lễ hội, sẽ hạn chế được phần nào sự
tồn tại của các mặt tiêu cực ở các lễ hội như việc kinh doanh theo kiểu “bắt chẹt” khách
hàng, thu phí tuy tiện hay sự hoạt động tự do của những kẻ “buôn thành bán thánh”…
Tình trạng này nếu không được quản lý đúng mức dẽ làm biến dạng ý nghĩa của lễ hội
truyền thống. Nơi diễn ra lễ hội sẽ trở thành nơi diễn ra các hoạt động thương mại vì mục
đích lợi nhuận, vật chất tầm thường, làm mất đi bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của lễ
hội.
Nhìn lại công tác tổ chức lễ hội ở Nhật Bản nói chung và lễ hội Jidai nói riêng, vai trò
của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc cung cấp đến người dân những thông tin
bổ ích và những hình ảnh chi tiết về các lễ hội truyền thống được tổ chức năm được khai
thác triệt để.
3.4 Đánh giá hiệu quả tiềm năng kinh tế của lễ hội và phát triển loại hình du lịch lễ
hội
Trước khi lễ hội Jidai diễn ra chính thức vào ngày 22 tháng 10, chính quyền Kyoto và
đơn vị chủ quản Heian Kosha đã tổ chức nhiều hoạt động thú vị nhằm quảng bá hình ảnh
17



của lễ hội với du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động này rất đa dạng nhưng chủ
yếu tập trung khai thác mảng bảo chí truyền thông, phổ biến trên các phương tiện đại
chúng đưa lễ hội thành một sự kiện văn hóa có sức hấp dẫn lớn. Ngoài việc cung cấp các
thông tin chính về lễ hội như thời gian, địa điểm điễn ra lễ hội, giá vé và một số dịch vụ
khác, các tạp chí chuyên san về lễ hội ở Nhật Bản còn cung cấp cho công chúng nhiều
hình ảnh rất đẹp mắt, khiến cho người đọc vốn đã có sự quan tâm về lễ hội càng trở nên
háo hức được tham gia vào lễ hội.
Bên cạnh đó, trên website chính thức của lễ hội “The Jidai Matsuri Festival” và nhiều
website khác liên tục cập nhật những thông tin và hình ảnh mới nhất để người dân và
khách du lịch có thể theo dõi.
Trong thực tế những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều hoạt
động nhằm giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc biệt này với khách du lịch trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, để lễ hội truyền thống trở thành một trong những nhân tố thu hút du
khách đến với Việt Nam, thì phải cần giải quyết một số vấn đề sau:

• Quan tâm hơn nữa đến công tác truyền bá lễ hội trên các phương tiện thông tin đại
chúng, cũng như đưa lễ hội đến gaafn với người dân hơn nữa bằng nhiều hoạt
động thiết thực trước ngày diễn ra lễ hội.
• Cần học tập Nhật Bản trong việc thúc đẩy hoạt động lễ hội thành một loại hình du
lịch chính thức như một số loại hình du lịch khác đã phát triển ở nước ta như du
lịch tham quan, du lịch ẩm thực, du lịch kết hợp công tác, du lịch nghiên cứu văn
hóa… Nhu cầu của khách du lịch là đa dạng và nhiệm vụ của ngành du lịch là đáp
ứng như cầu của khách hàng. Tuy nhiên, dù có đa dạng đến đâu thì vẫn có thể tìm
thấy một điểm chung về nhu cầu của khách du lịch. Đó chính là nhu cầu tìm hiểu
về văn hóa của nơi họ sẽ đến.
Tóm lại, trong một thời gian dài, cùng với hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, vị
trí của lễ hội truyền thống trở nên phai nhạt trong giai đoạn dành sức người của cho cuộc
chiến đấu dành độc lập dân tộc. Dù vậy, trong tâm thức của người Việt Nam, những tình
cảm dành cho lễ hội truyền thống chưa bao giờ mất đi. Ngày nay, cùng với sự chuyển
mình mạnh mẽ của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

quốc tế, nhu cầu tham gia lễ hội trỏe thành một nhu cầu chính đáng và có ý nghĩa đối với
người dân. Sự phục hồi và phát triển của lễ hội truyền thống trở thành một nhân tố văn
18


hóa đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước. Hơn nữa, lễ hội truyền thống
góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước sự chuyển biến
không ngừng của thời đại. Không những thế, ngoài giá trị về mặt kinh tế. Việc tổ chức có
hiệu quả các hoạt động lễ hội có tác dụng không nhỏ trong việc khai thác tiềm năng du
lịch, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách qua việc nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức lễ hội ỏ
Nhật Bản, cụ thể là lễ hội Jidai, có thể thấy rằng nếu được đầu tư nghiêm túc và chu đáo,
hoạt động lễ hội ở Việt Nam sẽ ngày càng khởi sắc và trở thành một yếu tố quan trọng
trong việc phát triển kinh tế nước nhà.

Kết luận
Hiện nay, hoạt động lễ hội truyền thống ở Nhật Bản đang diễn ra sôi nổi với nhiều hình
thức phong phú và đa dạng. Ngoài các lễ hội mang tính quốc gia, ở mỗi vùng miền, địa
phương đều có những lễ hội đặc trưng của riêng mình. Dù biểu hiện ở mỗi loại hình lễ
hội là khác nhau nhưng lễ hội truyền thống Nhật Bản thường không nằm ngoài 3 yếu tố
chính sau:

• Một là thể hiện sự thành kính, biết ơn của thế hệ sau đối với thần linh, tổ tiên
• Hai là thông qua các hình thức nghi lễ, nghi thức, tập tục truyền thống tái hiện lại
cảnh sinh hoạt và sự kiện đã xảy ra trong lịch sử cũng như cách suy nghĩ và thế
giới quan của người xưa.

• Ba là ngoài việc đem lại sự vui tươi, hăng hái cho cộng đồng và người tham gia,
hoạt động của lễ hội còn mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, cho quốc gia
dưới hình thức dịch vụ tham quan du lịch.
Tóm lại, ba yếu tố trên chính là yếu tố then chốt quyết định sự hài hòa của nét truyền

thống và nét hiện đại trong lễ hội truyền thống của Nhật Bản.
Trong hệ thống lễ hội truyền thống Nhật Bản, lễ hội Jidai ở Kyoto là một trong số những
lễ hội truyền thống đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố cần thiết trên của một lễ hội truyền thống
trong bối cảnh hiện đại của xã hội Nhật Bản ngày nay.
Với nội dung tái hiện lịch sử, cụ thể là quá trình lịch sử hơn 1000 năm của Kyoto, cố đô
Nhật Bản, mục đích đầu tiên của lễ hội là tôn vinh công lao của hai vị Thiên hoàng
Kanmu và Komei. Tiếp đến, thông qua các đoàn diễu hành tái hiện chính xác phong tục

19


tập quán từ thời Heian đến thời Meiji, lễ hội Jidai đã khiến người xem được chiêm
ngưỡng và tận hưởng cảm giác trở về với lịch sử hào hùng của cố đô.
Có thể nói, với một khối lượng công việc khổng lồ trong khâu chuẩn bị như nghiên cứu
bối cảnh lịch sử của triều đại, tái hiện trung thực từng chi tiết hoa văn, màu sắc của trang
phục, đồ vật, kiệu hoa, tuyển người đóng vai các nhân vật lịch sử, tập dượt vai diễn... các
nhà tổ chức và người thực hiện đã làm vô cùng tốt.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, lễ hội truyền thống cũng là một hoạt động văn
hóa nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội. Để hoạt động lễ hội ngày càng
khởi sắc và góp phần nâng cao vị trí của văn hóa Việt Nam trên thế giới, chính phủ cũng
như các nhà quản lý cần đầu tư thích đáng, nghiêm túc cũng như áp dụng một số kinh
nghiệm phù hợp rút ra từ việc nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội tại
Nhật Bản.
Kyoto – Nhật Bản đã hướng ra thế giới bằng hình ảnh của một siêu cường quốc tế. Trong
thế kỷ XXI, Kyoto lại thu hút sự quan tâm của thế giới dành cho Nhật Bản bằng một
nhân tố kinh tế mới. Đó chính là loại hình du lịch lễ hội, một loại hình văn hóa kết hợp
hiệu quả kinh tế bền vững và hết sức nhân văn. Thiết nghĩ đó cũng là cái đích mà ngành
du lịch Việt Nam cần hướng đến.

20



Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới, 2004
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội,
1997
3. Vũ Minh Giang, Về một số tác nhân tạo nên văn hóa Nhật Bản truyền thống, Nxb
Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2006
4. Hồ Hoàng Hoa, Văn hóa Nhật – Những chặng đường phát triển, Nxb KHXH Hà

5.
6.
7.
8.
9.

Nội, 2001
/> /> /> /> />
21



×