Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên Cứu Phân Loại Và Quan Hệ Di Truyền Các Loài Chuột Chù Răng Trắng Giống Crocidura

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.23 MB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
***************

Bùi Tuấn Hải

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ QUAN HỆ DI TRUYỀN
CÁC LOÀI CHUỘT CHÙ RĂNG TRẮNG GIỐNG
CROCIDURA (MAMMALIA: SORICIDAE) Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2015


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
***************

Bùi Tuấn Hải

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ QUAN HỆ DI TRUYỀN
CÁC LOÀI CHUỘT CHÙ RĂNG TRẮNG GIỐNG
CROCIDURA (MAMMALIA: SORICIDAE) Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG

Hà Nội - 2015




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quảng
Trường, ThS. Nguyễn Trường Sơn và PGS.TS. Motokawa Masaharu, những người
đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học
và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo tại cơ sở đạo tạo sau Đại học
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình
học tập tại đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Lãnh
đạo phòng Bảo tồn Thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và
nghiên cứu nâng cao trình độ.
Trong thời gian thu tập mẫu vật và thực hiện nghiên cứu ở trong nước và
nước ngoài, tôi đã được sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan và hợp tác của
các đồng nghiệp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên
Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN), Ban quản lý các Khu
bảo tồn Thiên nhiên, Bảo tàng Đại học Kyoto, Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Nhật
Bản, Đại học ShinShu. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt với những
sự giúp đỡ quý báu ấy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ phát triển Khoa học và
Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106-NN.05-2013.34 và Quỹ
hỗ trợ phát triển khoa học Nhật Bản (JSPS).
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và
nghiên cứu.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các kết quả

trong luận văn này là trung thực, chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng
để nhận học vị nào trước đây. Các dẫn liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Bùi Tuấn Hải


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Các điểm thu thập mẫu vật bổ sung

12

3.1

Thành phần loài Crocidura và vùng phân bố ở Việt Nam


27

3.2

Phân tích phương sai một nhân tố chiều dài sọ giữa các
nhóm chuột chù ở Việt Nam

30

3.3

Các chỉ số hình thái ngoài và hình thái sọ của các loài thuộc
nhóm 1

31

3.4

Các chỉ số hình thái ngoài và hình thái sọ của các loài thuộc
nhóm 2

37

3.5

Các chỉ số hình thái ngoài và hình thái sọ của các loài thuộc
nhóm 3

48


3.6

Các chỉ số hình thái ngoài và hình thái sọ của các loài thuộc
nhóm 3 (tiếp)

49

3.7

Các chỉ số hình thái ngoài và hình thái sọ của các loài thuộc
nhóm 4

65

3.8

Danh sách các mẫu phân tích sinh học phân tử

75

3.9

Chỉ số khoảng cách di truyền giữa các nhóm loài và quần thể
thu thập được

76


DANH MỤC HÌNH
Hình


Nội dung

Trang

2.1

Sinh cảnh đặt bẫy

20

2.2

Các loại bẫy chuyên dụng

21

2.3

Các chỉ số đo hình thái ngoài chuột chù

22

2.4

Xử lý mẫu vật

22

2.5


Các chỉ số đo trên sọ

24

3.1

So sánh kích thước sọ giữa các loài Crocidura ở Việt Nam

28

3.2

Loading PCA các chỉ số kích thước sọ khi so sánh PCA các
loài Crocidura ở Việt Nam

29

3.3

Chiều dài sọ (CIL) theo các nhóm chuột chù

29

3.4

Phân bố của các loài Crocidura thuộc nhóm 1

32


3.5

Chuột chù đuôi trắng miền bắc – Crocidura dracula

33

3.6

Chuột chù đuôi trắng miền bắc – C. dracula (Mẫu chuẩn)

33

3.7

Sọ chuột chù đuôi trắng miền bắc – C. dracula (Mẫu chuẩn)

34

3.8

Sọ chuột chù đuôi trắng miền bắc – C. dracula

34

3.9

Chuột chù đuôi trắng miền nam – Crocidura fuliginosa

36


3.10

Sọ chuột chù đuôi trắng miền nam – Crocidura fuliginosa

36

3.11

So sánh kích thước sọ giữa C. attenuata và C. tanakae

38

3.12

So sánh hình dạng sọ giữa C. attenuata và C. tanakae

38

3.13

Phân bố của các loài Crocidura thuộc nhóm 2

39

3.14

Chuột chù đuôi đen – Crocidura attenuata

40


3.15

Sọ chuột chù đuôi đen – Crocidura attenuata

40

3.16

Cấu trúc răng hàm trên (P4-M3) của C. attenuata

41

3.17

So sánh kích thước sọ giữa các quần thể Crocidura

42

3.18

So sánh hình dạng sọ giữa các quần thể Crocidura

42

3.19

Mặt trên sọ C. tanakae và C. attenuata

43


3.20

Chuột chù sô-kô-lốp – Crocidura sokolovi

44

3.21

Sọ chuột chù sô-kô-lốp – Crocidura sokolovi

44

3.22

Sọ chuột chù sô-kô-lốp – Crocidura sokolovi (Mẫu chuẩn)

45

3.23

Cấu trúc răng hàm trên (P4-M3) của C. sokolovi

45

3.24

Chuột chù đài loan – Crocidura tanakae

46



3.25

Sọ chuột chù đài loan – Crocidura tanakae

47

Bên trên: Răng P4 của C. tanakae (trái) và C. attenuata (phải)
3.26

Bên dưới: Rãnh vòm miệng của C. tanakae (trái) và C.
attenuata (phải)

47

3.27

So sánh kích thước sọ các loài C. indochinensis,
C. kegoensis và C. wuchihensis

50

3.28

So sánh hình dạng sọ các loài C. indochinensis, C. kegoensis
và C. wuchihensis

50

3.29


Phân bố của các loài Crocidura thuộc nhóm 3

51

3.30

Chuột chù đông dương – Crocidura indochinensis

52

3.31

Sọ chuột chù đông dương – Crocidura indochinensis

52

3.32

Sọ chuột chù đông dương – Crocidura indochinensis (Mẫu
chuẩn)

53

3.33

Răng hàm trên số 3 (M3) của Crocidura indochinensis

53


3.34

Chuột chù kẻ gỗ - Crocidura kegoensis

52

3.35

Sọ chuột chù kẻ gỗ - Crocidura kegoensis

55

3.36

Mô phỏng mẫu chuẩn sọ chuột chù kẻ gỗ - C. kegoensis

55

3.37

Cấu trúc răng hàm trên của C. kegoensis

55

3.38

Chuột chù phan lương – Crocidura phanluongi

56


3.39

Sọ chuột chù phan lương – Crocidura phanluongi

57

3.40

Răng m3 của Crocidura phanluongi

57

3.41

Sọ chuột chù phú quốc – Crocidura phuquocensis

58

3.42

Chuột chù trung hoa – Crocidura rapax (Mẫu chuẩn)

59

3.43

Sọ chuột chù trung hoa – Crocidura rapax (Mẫu chuẩn)

60


3.44

Chuột chù sa pa - Crocidura sapaensis

61

3.45

Sọ chuột chù sa pa – Crocidura sapaensis

61

3.46

Sọ chuột chù sa pa – Crocidura sapaensis (Mẫu chuẩn)

62

3.47

Cấu trúc răng m3 của C. sapaensis

62

3.48

Chuột chù hải nam – Crocidura wuchihensis

63


3.49

Sọ chuột chù hải nam – Crocidura wuchihensis (Paratype)

64

3.50

Sọ chuột chù hải nam – Crocidura wuchihensis

64

3.51

Cấu tạo răng m3 của C. wuchihensis

64

3.52

So sánh kích thước sọ giữa C. guy và C. zaitsevi

66


3.53

So sánh hình dạng sọ giữa C. guy và C. zaitsevi

66


3.54

Phân bố của các loài Crocidura thuộc nhóm 4

67

3.55

Sọ chuột chù an nam – Crocidura annamitensis (Mẫu chuẩn)

68

3.56

Cấu trúc răng hàm trên của C. annamitensis

69

3.57

Chuột chù gai – Crocidura guy

70

3.58

Sọ chuột chù gai – Crocidura guy

70


3.59

Sọ chuột chù gai – Crocidura guy (Mẫu chuẩn)

71

3.60

Cấu trúc răng hàm trên của C.guy

71

3.61

Chuột chù zai-sê – Crocidura zaitsevi

72

3.62

Sọ chuột chù zai-sê – Crocidura zaitsevi

73

3.63

Sọ chuột chù zai-sê – Crocidura zaitsevi (Mẫu chuẩn)

73


3.64

Cấu trúc răng hàm trên của C. zaitsevi

73

3.65

Cây quan hệ di truyền Bayesian giữa quần thể đại diện cho
các nhóm loài thuộc giống Crocidura ở Việt Nam

77

3.66

Cây quan hệ di truyền Bayesian của một số loài thuộc giống
Crocidura ở Việt Nam

80

3.67

Cây so sánh tương quan (Clustering: Correlation) các chỉ số
hình thái sọ một số loài chuột chù ở Việt Nam

82


1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÚ Ở VIỆT NAM ............................ 5
1.1.1. Thời kỳ trước năm 1954 ................................................................................ 5
1.1.2. Thời kỳ 1955 - 1975 ...................................................................................... 6
1.1.3. Thời kỳ 1975 – nay ........................................................................................ 7
1.2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHUỘT CHÙ RĂNG TRẮNG
Crocidura Ở VIỆT NAM ........................................................................................ 10
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 12
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................ 12
2.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên Việt Nam ..................................................... 12
2.1.2. Sơ lược điều kiện tự nhiên các khu vực thu thập mẫu vật ........................... 14
2.1.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Sơn La ................................................... 14
2.1.2.2. Huyện đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng ..................................................... 15
2.1.2.3. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc ........................................... 15
2.1.2.4. Huyện Kon Plông, Kon Tum .................................................................... 16
2.1.2.5. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum ........................................ 16
2.1.2.6. Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai........................................................ 17
2.1.2.7. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, Hoà Bình ..................... 17
2.1.2.8. Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, Quảng Trị .............................. 18
2.2. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................... 19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 19
2.3.1. Khảo sát thực địa ......................................................................................... 19
2.3.2. Làm mẫu sọ ................................................................................................. 22
2.3.3. So sánh và định loại ..................................................................................... 23
2.3.4. Phân tích sinh học phân tử ........................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 27



2

3.1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI GIỐNG Crocidura Ở VIỆT NAM ........ 27
3.2. MÔ TẢ CÁC LOÀI CHUỘT CHÙ Ở VIỆT NAM ...................................... 28
3.2.1. Các loài chuột chù thuộc nhóm 1 ................................................................ 31
3.2.2. Các loài chuột chù thuộc nhóm 2 ................................................................ 37
3.2.3. Các loài chuột chù thuộc nhóm 3 ................................................................ 48
3.2.4. Các loài chuột chù thuộc nhóm 4 ................................................................ 65
3.3. KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI Crocidura Ở VIỆT NAM ......................... 74
3.4. MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CÁC LOÀI Crocidura Ở VIỆT NAM
................................................................................................................................... 75
3.4.1. Sự sai khác về mặt di truyền giữa các quần thể........................................... 76
3.4.2. Mối quan hệ di truyền.................................................................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 83
KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 85


3

MỞ ĐẦU
Do có sự đa dạng về địa hình, tiểu vùng khí hậu và các hệ sinh thái nên khu hệ
thú hoang dã của Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài, phân bố ở hầu hết các vùng
địa lý và cảnh quan khác nhau [2]. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994) ghi nhận 223
loài thuộc 12 bộ, 37 họ [7]. Lê Vũ Khôi (2000) đã thống kê 289 loài và phân loài thuộc
14 bộ, 40 họ [11]. Đặng Ngọc Cần và cs. (2008) công bố Danh lục các loài thú hoang
dã Việt Nam gồm 13 bộ, 298 loài và phân loài không tính thú biển [2]. Năm 2009,
Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh đã đưa ra danh lục thú gồm 15 bộ, 322 loài [5].

Chỉ tính riêng bộ Chuột chù, Đặng Huy Huỳnh và cs. (2000) đã ghi nhận 14 loài sau
đó tăng lên 22 loài theo Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) và 32 loài vào
năm 2013 (Abramov et al., 2013) [26]. Sự gia tăng về số lượng loài và hàng loạt loài
mới được phát hiện trong những năm gần đây chứng tỏ nhóm chuột chù là đối tượng
cần tiếp tục được chú ý nghiên cứu về mặt phân loại. Tuy là nhóm thú có kích thước
nhỏ nhưng chuột chù lại phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình, sinh cảnh và những đai
độ cao khác nhau nên các quần thể địa lý của chúng có thể có những thay đổi về mặt
hình thái cần được xem xét kỹ hơn dựa trên các mẫu vật.
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của suy thoái môi trường do tác động của con
người và biến đổi khí hậu, đã khiến nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng vì mất sinh cảnh sống và suy giảm số lượng quần thể, đặc biệt là các loài sống ở
hệ sinh thái rừng nhiệt đới, trong đó có các loài chuột chù.
Giống Crocidura Wagler, 1832 thuộc phân họ Chuột chù răng trắng
(Crocidurinae), họ Chuột chù (Soricidae), bộ Chuột chù (Soricomorpha). Trên thế
giới, đã ghi nhận 228 loài và phân loài thuộc giống Crocidura, phân bố rộng khắp các
châu lục (Hutterer, 2005). Ở Việt Nam, tính đến nay đã ghi nhận 15 loài chuột chù
răng trắng Crocidura. Về sinh học phân tử mới chỉ có nghiên cứu của Bannikova et al.
(2011), so sánh mối quan hệ di truyền của 6 loài thu thập tại 14 địa điểm ở Việt Nam
dựa trên so sánh trình tự của hai đoạn gen ty thể Cytb và COI. Về phân loại học, vị trí
phân loại của một số loài thuộc giống Crocidura chưa thực sự rõ ràng do có đặc điểm
hình thái khá giống nhau, ví dụ C. dracula và C. fuliginosa hay C. attenuate và C.


4

tanakae.

Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân loại và quan hệ di truyền

các loài chuột chù răng trắng giống Crocidura (Mammalia: Soricidae) ở Việt Nam”.

Dựa vào kết quả phân tích các mẫu vật thu được từ năm 1999 đến năm 2015,
chúng tôi so sánh đặc điểm hình thái sọ và sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá
sự sai khác giữa các quần thể của các loài Crocidura ở Việt Nam. Đồng thời, bước đầu
đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài chuột chù thông qua
giải trình tự các đoạn gen Cytochrome b (cytb) của các mẫu vật chuột chù mới được
thu thập bổ sung trong thời gian gần đây, đồng thời so sánh với các trình tự đã được
giải mã công bố trên Genbank [47].
Mục tiêu nghiên cứu
1) Nghiên cứu phân loại các loài chuột chù thuộc giống Crocidura ở Việt Nam
dựa vào đặc điểm hình thái.
2) Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài chuột chù
giống Crocidura ở Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Phân loại các loài chuột chù thuộc giống Crocidura thông qua
phân tích đặc điểm hình thái
- Phân tích, mô tả và so sánh đặc điểm hình thái của các loài.
- Xây dựng khóa định loại các loài chuột chù giống Crocidura
Nội dung 2: Đánh giá tính đa dạng và mối quan hệ di truyền giữa các quần thể
và giữa một số loài chuột chù giống Crocidura.
- So sánh sự sai khác về mặt di truyền giữa các quần thể của một số loài có
vùng phân bố rộng.
- So sánh sự sai khác về mặt di truyền giữa các loài.
- Xây dựng cây quan hệ di truyền dựa trên giải trình tự các mẫu vật mới thu
thập và các trình tự đã công bố trên ngân hàng gen.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÚ Ở VIỆT NAM

Từ xa xưa, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã biết khai thác và sử dụng nguồn
tài nguyên động vật hoang dã, trong đó có các loài thú để phục vụ nhu cầu của mình
như làm thực phẩm, công cụ, vũ khí, quần áo, làm thuốc… Với giá trị nhiều mặt của
các loài thú nên ngay từ thế kỷ XIII trong sách "Nam dược thần hiệu" Danh Y Tuệ
Tĩnh đã thống kê 480 vị thuốc nam trong đó có nêu 36 loài thú như: hổ, báo, mèo
rừng, hươu, nai, sơn dương, gấu, các loài khỉ, tê tê. Đó là danh mục các loài thú mà
cộng đồng địa phương thường khai thác sử dụng phổ biến lúc bấy giờ, chưa có nghiên
cứu gì về sự phân bố địa lý cũng như các lĩnh vực sinh học và sinh thái. Tuy nhiên qua
đó đã cho chúng ta thấy mối quan hệ gắn bó của nguồn lợi thú rừng đối với cuộc sống
của cộng đồng người Việt đã có từ lâu [10].
Lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ chủ yếu như sau:
trước năm 1954; thời kỳ từ 1954 - 1975 và từ năm 1975 đến nay.

1.1.1. Thời kỳ trước năm 1954
Lịch sử nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam đươc xem là bắt đầu vào thế kỷ
XVIII với các tác phẩm như “Vân đài loại ngữ”, “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn
(1724 - 1784)… Trong thời kỳ này, việc nghiên cứu tập trung vào thống kê các loài
thú có giá trị như voi, tê giác, hươu, nai, gấu, hổ, báo… để cống nộp các vật phẩm quý
giá cho vua chúa trong nước và nước ngoài. Năm 1882, trong bộ sách “Đại Nam thống
nhất chí”, các Sử quan của Quốc Sử quán triều Nguyễn cũng đã ghi chép, mô tả một số
loài thú ở địa phương. Tuy đây chưa phải là các công trình nghiên cứu về khu hệ và
phân loại nhưng những ghi chép đó cũng cho chúng ta thấy rằng ngay từ những thế kỷ
trước nhân dân Việt Nam cũng đã quan tâm tìm hiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên
của đất nước, trong đó có các loài thú rừng [9].
Vào những năm đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu các loài thú hoang dã ở Việt
Nam mới chính thức bắt đầu. Các nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành khảo sát, thu
thập mẫu vật ở Việt Nam và chuyển về các bảo tàng tự nhiên ở Paris (Pháp) và


6


London (Anh) để phân tích và lưu trữ. Những năm 1821 - 1822, Filayson đã tiến hành
các cuộc khảo sát thu thập mẫu vật thú đầu tiên ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam (The mission to Siam and Hue Capital of Cochinchia in the years 1821 - 1822).
Các tiêu bản trong cuộc khảo sát này dần dần được Dustales (1874, 1893, 1898),
Germain (1887) và Gurney (1889)… phân tích và công bố sau đó [5].
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu về khu hệ thú ở
Việt Nam tiếp tục được các chuyên gia nước ngoài thực hiện như Milne - Edwards
(1867 - 1874), Morice (1875), Billet (1896 - 1898), Boutan (1990 - 1906), De
Pousargues (1904), Ménégaux (1905 - 1906)… Trong thời kỳ này, có một số công
trình tiêu biểu như: “Mission Pavie Indo-Chine 1879 - 1895. 3. Recherches sur
l'histoire naturelle” (Pavie, 1904) thống kê 38 loài thú phát hiện ở khu vực Nam Bộ
[10]; “Mission scientifique permanente d'exploration en Indo-Chine. Décades
zoologiques (= Mammifères)” (Boutan, 1906); “Mammals of the Kelley - Roosevelts
and Delacour Asiatic Expenditions” (Osgood, 1932) thống kê ở Việt Nam có 172 loài
và phân loài thú (Nguyễn Xuân Đặng, 2009) [5].

1.1.2. Thời kỳ 1955 - 1975
Trong thời kỳ này, các nghiên cứu về thú được tiến hành rộng rãi trên khắp các
tỉnh miền Bắc Việt Nam, với sự tham gia của nhiều cơ quan nghiên cứu và các trường
đại học. Các kết quả nghiên cứu về thú trong giai đoạn này đã được công bố trên các
tạp chí trong và ngoài nước. Tiêu biểu có những công trình của Đào Văn Tiến, đã
được công bố trên tạp chí Sinh vật - Địa học, Tạp chí Hoạt động khoa học v.v... của
Ủy ban khoa học Nhà nước và một số tạp chí nước ngoài như: Tạp chí Zoologia,
Zoologischer Aneiger v.v... Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về khu hệ, sinh học, sinh
thái của một số loài thú như công trình của Võ Quý, Mai Đình Yên, Lê Hiền Hào,
Nguyễn Thạnh (1961), Lê Hiền Hào (1962, 1964, 1969, 1973), Lê Hiền Hào và Trần
Hải (1970, 1971), Đặng Huy Huỳnh và Vũ Đình Tuân (1964), Đặng Huy Huỳnh, Đỗ
Ngọc Quang và Sablina (1964), Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, (1965, 1973), Đào
Văn Tiến (1966), Lê Vũ Khôi (1970), Lê Vũ Khôi, Nguyễn Trác Tiến (1975) (Đặng

Huy Huỳnh, 2010)[10].


7

Trong cả giai đoạn này (1955 - 1975), qua nhiều chuyến khảo sát ở miền Bắc
Việt Nam, các nhà khoa học đã thống kê được 169 loài thú (202 loài và phân loài)
thuộc 32 họ và 11 bộ [19].
Ở miền Nam Việt Nam, đáng chú ý có giáo trình của Vương Đình Sâm - giáo
sư Trường Nông-Lâm-Súc Sài Gòn (1960 – 1970). Trong phần “Thú lạp” của giáo
trình, ông đã mô tả nhiều loài thú thuộc các bộ Dơi, Gặm nhấm, Linh trưởng, Móng
guốc, Thú ăn thịt có ở miền Nam Việt Nam [5].
Trong những năm 1960 – 1970, một số công trình đã công bố như: Van Peenen
et al. (1967, 1969, 1970, 1971); Duncan et al. (1970, 1971). Trong đó, công trình
“Preliminary identification manual for mammals of South Vietnam” (Van Peenen et
al., 1969) [46] nghiên cứu toàn bộ khu hệ thú từ Quảng Trị trở vào Nam đã tổng kết
danh lục thú có 151 loài trong đó có 41 loài gặm nhấm, 40 loài dơi (Chiroptera), 12
loài thuộc thú khỉ hầu (Primates), 30 loài thú ăn thịt (Carnivora), 2 loài có guốc ngón
lẻ (Perissodactyla), 14 loài thú thuộc bộ móng guốc ngón chẵn (Artidactyla) [10].
1.1.3. Thời kỳ 1975 – nay
Sau năm 1975, công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên sinh vật nói chung và
thú nói riêng cũng được đẩy mạnh và có những bước phát triển lớn. Địa bàn nghiên
cứu được mở rộng ra toàn quốc đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên và phía Nam với sự
tham gia của các viện nghiên cứu và các trường đại học đầu ngành.
Trong thời kỳ này, Nhà nước cũng xây dựng nhiều chương trình trọng điểm
quốc gia như: Chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên (I, II, III), Chương trình cấp
Nhà nước mang mã số 48C do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì, Chương trình cấp
Nhà nước mang mã số 52D về bảo vệ tài nguyên và môi trường do Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp chủ trì, Chương trình nghiên cứu điều tra động vật vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ do Viện Khoa học Việt Nam

chủ trì, Chương trình kiểm kê tài nguyên rừng do Bộ Lâm nghiệp chủ trì. Cùng với các
Chương trình của Nhà nước, các chương trình hợp tác nghiên cứu với các tổ chức
quốc tế như: Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ), Nga, Trung Quốc, Ba Lan,
Hungari, Mỹ, Ca-na-da, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản… và các tổ chức phi chính phủ
như: Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF), Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thế giới
(IUCN), Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (FFI), Tổ chức Birdlife quốc tế… đã


8

thu thập bổ sung nhiều dẫn liệu không những về thành phần các loài thú mà còn cả về
sự phân bố địa lý, về sinh thái học cá thể, quần thể, hiện trạng các loài thú phục vụ cho
việc thành lập các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, và các khu rừng đặc dụng
khác nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong nghiên cứu thú ở Việt
Nam với nhiều công trình được công bố bởi các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Các công trình công bố trong thời kỳ này tập trung cả về thống kê thành phần loài
cũng như nghiên cứu các đặc điểm khu hệ và sinh thái học của các loài thú ở Việt
Nam. Nhiều công trình được đăng tải trong các sách chuyên khảo, các tạp chí trong
nước và quốc tế. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong thời kỳ này là:
- “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” (Đào Văn Tiến, 1985), đã phân tích các
mẫu vật sưu tầm được ở 12 tỉnh miền Bắc Việt Nam từ năm 1957 - 1971 và đưa ra
danh lục thú miền Bắc Việt Nam gồm 129 loài và phân loài thú thuộc 32 họ, 11 bộ
[10].
- “Những loài gặm nhấm ở Việt Nam” (Cao Văn Sung và cs., 1980) đã thống kê
ở Việt Nam có 64 loài gặm nhấm thuộc 7 họ [5].
- “Kết quả điều tra nguồn lợi thú Việt Nam” (Đặng Huy Huỳnh và cs., 1981) đã
lập danh sách thú miền Bắc Việt Nam gồm 202 loài và phân loài thú thuộc 32 họ, 11
bộ [5].
- “Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” (Đặng Huy Huỳnh và cs.,

1994) đã thống kê ở Việt Nam có 223 loài thú thuộc 12 bộ, 37 họ (không tính các loài
thú biển) [7].
- “Danh lục các loài thú Việt Nam” (Lê Vũ Khôi, 2000) đã thống kê 289 loài và
phân loài thú ở Việt Nam (không tính các loài thú biển) [11].
- “Mlekopitausii Vietnama” (Thú Việt Nam, tiếng Nga) (Kyznetsov, 2006)
thống kê ở Việt Nam có 310 loài thú thuộc 44 họ và 14 bộ. Đây là danh lục thú Việt
Nam đầu tiên có thống kê các loài thú biển đã biết ở vùng biển Việt Nam [5].
- “Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam” (Đặng Ngọc Cần và cs., 2008) đã
thống kê 298 loài và phân loài thú thuộc 37 họ và 13 bộ ở Việt Nam (không tính các
loài thú biển) [2].


9

- “Thú rừng (Mammalia) Việt Nam – Hình thái và sinh học sinh thái một số
loài, tập 1” (Đặng Huy Huỳnh và cs., 2007) mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của
các loài thú thuộc Bộ ăn sâu bọ (Insectivora) và Bộ dơi (Chiroptera) ở Việt Nam [8].
- “Động vật chí Việt Nam. Tập 25: Lớp thú – Mammalia” (Đặng Huy Huỳnh và
cs., 2008) đã mô tả đặc điểm của 145 loài thú ở Việt Nam [9].
- “Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt
Nam” (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009) đã đưa ra danh lục các loài thú
Việt Nam gồm 322 loài (340 loài và phân loài) thuộc 155 giống, 43 họ, 15 bộ [5].
- “Thú rừng (Mammalia) Việt Nam – Hình thái và sinh học sinh thái một số
loài, tập 2” (Đặng Huy Huỳnh và cs., 2010) mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của
74 loài thú thuộc Bộ linh trưởng (Primates), Bộ ăn thịt (Carvivora),
Bộ có vòi (Proboscidea), Bộ guốc chẵn (Artiodactyla), Bộ guốc lẻ (Perissodactyla)
[10].
Ngoài những công trình tiêu biểu kể trên, còn rất nhiều công trình nghiên cứu
riêng về các nhóm thú nhất định, tiêu biểu như: “Những loài gặm nhấm ở Việt Nam”
(Cao Văn Sung và cs., 1980) [18], “Thú linh trưởng của Việt Nam” (Phạm Nhật,

2002) [15], “Nhận dạng một số loài dơi ở Việt Nam” (Nguyễn Trường Sơn và Vũ
Đình Thống, 2006) [17].
Bên cạnh việc ghi nhận về thành phần loài thú ở từng khu vực hoặc lập danh
lục cho cả nước, hàng loạt loài mới đã được công bố với mẫu chuẩn thu được ở Việt
Nam kể từ năm 2000 trở lại đây như: chuột chù cao văn sung (C. caovansunga), chuột
chù kẻ gỗ (C. kegoensis), chuột chù zai-sê (C. zaisevi), chuột chũi (E. subanura),
chuột núi đá đông bắc (T. daovantieni), dơi mũi ống tiên sa (M. tiensa), dơi tai việt
nam (M. annamiticus), thỏ vằn (N. timminsi)…
Các nghiên cứu về đa dạng di truyền, sinh học, sinh thái cũng đang có những
bước tiến triển với sự hỗ trợ của các phương pháp hiện đại, góp phần quan trọng vào
việc quy hoạch quản lý, bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý khu hệ thú hoang dã Việt
Nam.
Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thú được tiến hành ở Việt
Nam. Tất cả các công trình được công bố bởi các nhà khoa học trong nước hay nước
ngoài đều cho thấy sự phong phú và đa dạng của khu hệ thú Việt Nam. Mặc dù đã có


10

hàng trăm công trình khoa học được công bố, nhưng khu hệ thú hoang dã Việt Nam
còn ẩn chứa nhiều điều cần đươc tiếp tục nghiên cứu. Hơn nữa, dưới tác động mạnh
mẽ của biến đổi khí hậu và áp lực tàn phá của con người, các nghiên cứu về phân loại
học, sinh thái học, đa dạng di truyền, bảo tồn học… cần được tiếp tục mở rộng và
chuyên sâu, để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
thú hoang dã ở Việt Nam.
1.2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHUỘT CHÙ RĂNG TRẮNG
Crocidura Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, giống Crocidura đã được ghi nhận bởi Osgood (1932) [45],
Moore và Tate (1965) [44] và Van Peenen (1969) [45]. Trước năm 1994, ba loài chuột
chù răng trắng, gồm Crocidura attenuata Milne-Edwards, C. horsfieldi indochinensis

Tomes, và C. fuliginosa dracula Thomas đã được ghi nhận ở Việt Nam [29]. Trong
Danh lục thú Việt Nam của Đặng Huy Huỳnh và cs. (1994) cũng đã liệt kê ba loài C.
attenuata, C. dracula Thomas và C. horsfieldi. Đặng Ngọc Cần và cs. (2008) đã liệt
kê 7 loài thuộc giống Crocidura ở Việt Nam bao gồm: C. attenuata; C. fuliginosa
(Blyth); C. indochinensis Robinson, Kloss; C. kegoensis Lunde, Musser, Ziegler,
2004; C. sokolovi Jenkins, Abramov, Rozhnov, Makarova; C. wuchihensis Shaw,
Wang, Lu, Chang; C. zaitsevi Jenkins, Abramov, Rozhnov, Makarova. Gần đây nhất,
Abramov et al. (2013) đã ghi nhận lại loài C. dracula và bổ sung 7 loài ở Việt Nam
gồm: C. annamitensis Jenkins, Lunde, Moncrieff; C. guy Jenkins, Lunde, Moncrieff,
2009; C. phanluongi Jenkins, Abramov, Rozhnov, Olsson; C. phuquocensis Abramov,
Jenkins, Rozhnov, Kalinin; C. rapax Allen; C. sapaensis Jenkins, Abramov,
Bannikova, Rozhnov; C. tanakae Kuroda đưa tổng số loài thuộc giống Crocidura
được ghi nhận ở Việt Nam lên 15 loài.
Về sinh học phân tử, Bannikova et al. (2011) đã so sánh mối quan hệ di truyền
của 6 loài thu thập tại 14 địa điểm ở Việt Nam và so sánh với các loài trong khu vực
dựa trên trình tự của hai đoạn gen Cytb và COI.
Với hàng loạt loài mới được công bố hoặc ghi nhận mới ở Việt Nam từ những
kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy hiểu biết của chúng ta về giống Crocidura còn


11

chưa thật đầy đủ. Bên cạnh đó, vị trí phân loại của một số loài (C. attenuata,
C.tanakae,…) còn chưa rõ ràng hoặc sai khác về mặt hình thái của các quần thể của
một số loài có vùng phân bố rộng (C. dracula, C. indochinensis…) cần được tìm hiểu
kỹ hơn làm cơ sở cho việc nghiên cứu sai khác về mặt di truyền.


12


CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015,
với 8 đợt khảo sát thực địa thu thập mẫu vật tại các địa điểm khác nhau
(Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Các điểm thu thập mẫu vật bổ sung
Địa điểm

Thời gian

Số ngày
khảo sát

01/2014

Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Sơn La

11

02/2014

Huyện đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng

5

4/2014

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc


7

5/2014

Huyện Kon Plông, Kon Tum

16

6/2014

Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai

12

9/2014

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum

19

4/2015

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, Hoà Bình

8

7/2015

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, Quảng Trị


13

Tổng số

91

2.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên Việt Nam
Theo Vũ Tự Lập (2012) [12] Việt Nam nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến
Bắc bán cầu, trải dài trên nhiều vĩ độ (từ 8030’ đến 23022’ vĩ độ Bắc). Phía Bắc giáp
Trung Quốc với đường biên giới dài 1400 km, phía Tây giáp Lào với đường biên giới
dài 2067 km, phía Tây Nam có đường biên giới với Campuchia dài 1080 km. Phía
Đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài 3264 km, với vùng đặc quyền kinh tế trên
biển khoảng 1 triệu km2. Diện tích phần đất liền 330.363 km2.
- Về địa chất: lịch sử phát triển kiến tạo địa chất Việt Nam gồm nhiều yếu tố
hình thành. Đất nước ta vừa gắn với nền cổ Hoa Nam và qua đó thông với Đông Á và
Đông Bắc Á; vừa gắn với phần Tây của bán đảo Trung Ấn và qua đó thông với Ấn


13

Độ, Himalaya; vừa gắn với phần Đông Nam Á hải đảo qua thềm lục địa rộng được nối
liền vào kỷ đệ tứ. Từ đó tạo thành 8 miền địa chất gồm: Đông Bắc bộ, Bắc Bắc bộ,
Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Kontum, Nam Trung bộ và Nam bộ, cực Tây Bắc bộ và
quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa.
- Về địa hình: nước ta mang đặc tính nhiều đồi núi của khu vực Đông Nam Á,
là khu vực động nhất bao quanh bởi các đới hút chìm hiện đại vòng từ Mi-an-ma
xuống hố sâu Giava rồi ngoặt lên hố sâu Philippin cho tới Đài Loan. Do đó khu vực
Đông Nam Á núi chiếm đa số nếu không phải là núi trẻ do vận động Himalaya tạo nên
khi mảng Ấn Độ húc vào mảng Á-Âu thì cũng là những núi già được vận động tân
kiến tạo này đội lên làm trẻ lại. Vì vậy, 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, cùng với vị trí

địa lý đặc thù tạo nên sự đa dạng về khí hậu.
- Về khí hậu: Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển. Các khối
khí lạnh phương Bắc và cực lục địa tràn từ phía Bắc về phía Nam, trung bình đến vĩ
tuyến 160 Bắc, nhưng các đợt mạnh có thể ảnh hưởng đến vĩ tuyến 12-100 Bắc. Đồng
thời các khối khí xích đạo có nguồn gốc từ Nam bán cầu lại tiến xa về phía Bắc khiến
cho rừng nội chí tuyến gió mùa ẩm đã xóa hẳn các đới bán hoang mạc và hoang mạc
đáng ra phải có như ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Việt Nam cũng nằm ở vị trí tiếp xúc
giữa ba loại gió mùa là Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây Nam Á với gió tín phong
của dải áp cao cận chí tuyến. Hậu quả đó làm cho khí hậu Việt Nam vừa đa dạng vừa
thất thường.
- Về thủy văn: do đặc điểm cấu trúc sơn văn đã khiến cho các lưu vực sông lớn
ở Việt Nam đều có một bộ phận lớn diện tích lưu vực nằm ngoài lãnh thổ nước ta như
sông Hồng chiếm 57,3%, sông Mã là 38%, sông Cả là 34% và sông Cửu Long chiếm
đến 91%. Trong tổng lượng nước của Việt Nam là 839 tỉ m3/năm thì phần từ bên ngoài
chảy vào lên tới 501 tỉ m3/năm chiếm 59,7%, riêng sông Cửu Long thì tỉ lệ này lên đến
89% (451 tỉ m3/năm trong tổng lượng nước 507 tỉ m3/năm của sông). Diện tích sông,
suối lớn cũng góp phần tạo nên những vùng địa lý sinh vật đặc thù cho Việt Nam.
- Về sinh vật: nhờ bắt nguồn từ vị trí tiếp xúc về địa chất - địa hình, về khí hậu thủy văn làm cho sinh vật Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Trong đó khu hệ sinh
vật của Việt Nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố từ Hoa Nam xuống (chiếm 10%), từ
Xích Kim - Himalaya tới (chiếm 10%), từ Ấn Độ - Mi-an-ma đến (chiếm 14%), từ


14

Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a lên chiếm 15%). Trên biển Đông thì dòng biển lạnh
phương Bắc từ Nhật Bản qua eo Đài loan xuống tận vĩ tuyến 120 Bắc đã mang đến cho
vùng biển nước ta nhiều loài cá từ biển Nhật Bản - Trung Hoa, bên cạnh có những loài
cá theo dòng biển Tây Nam, Đông Nam từ Ấn Độ - Ma-lai-xi-a lên.
- Về khoáng sản: cũng chính do tiếp xúc giữa nhiều hệ thống cấu trúc kiến tạo
địa mạo mà nước ta cũng có đủ các loại khoáng sản của khu vực Đông Nam Á như

thiếc, vôn-fram, vàng, đá quý, bôxit, chì, kẽm, than đá, dầu khí.

2.1.2. Sơ lược điều kiện tự nhiên các khu vực thu thập mẫu vật
Ngoài những mẫu vật được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,
Bảo tàng Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo tàng Đại học Kyoto, Bảo tàng Tự nhiên và
Khoa học Nhật Bản, chúng tôi tiến hành khảo sát bổ sung tại 8 điểm nhằm bổ sung số
lượng mẫu vật nghiên cứu.
2.1.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Sơn La
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Copia với diện tích 11.996 ha, nằm trên địa
bàn xã Co Mạ, Chiềng Bôm, Long Hẹ, Nậm Lầu và Púng Tra thuộc huyện Thuận
Châu, cách thành phố Sơn La khoảng 70 km về phía Tây [6].
KBTTN Copia là khu vực miền núi có độ cao dao động từ 550 m đến 1800 m,
độ cao trung bình khu vực vào khoảng 1100 – 1200 m. Các dãy núi có nhiều vòng
cung, lấy giông chính gồm nhiều đỉnh núi cao hơn 1500 m (so với mực nước biển) và
đỉnh cao nhất là Copia (1816,8 m) [6].
KBTTN Copia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh,
mùa hè mưa, thời kỳ khô kéo dài 4-5 tháng, lượng mưa bình quân năm khoảng 1500 –
1600 mm, nhiệt độ trung bình năm 19ºC, độ ẩm 85% tạo nên khu hệ động thực vật khá
phong phú và đa dạng về thành phần loài [3].
Về thực vật, KBTTN Copia đã ghi nhận 609 loài thực vật bậc cao thuộc 406
chi, 149 họ, 5 ngành. Tuy nhiên, diện tích rừng không còn nhiều, chủ yếu thuộc xã Co
Mạ, phần còn lại thuộc hai xã Chiềng Bôm và Long Hẹ [3].
Về động vật, KBTTN Copia đã xác định được 65 loài thú thuộc 25 họ, 8 bộ;
184 loài chim, thuộc 47 họ, 14 bộ; 252 loài côn trùng thuộc 4 bộ. Trong đó có nhiều
loài đang bị đe dọa ở mức độ cấp quốc gia cũng như trên toàn thế giới [16].


15

2.1.2.2. Huyện đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng

Bạch Long Vỹ là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đảo có toạ
độ địa lý 20o07'35'' - 20o08'36'' vỹ độ Bắc; 107o42'20'' - 107o44'15'' kinh độ Đông).
Diện tích đảo nổi trên mực triều cao nhất là 1,78 km2, tính đến mực biển trung bình
(ngang 0 m lục địa) là 2,33 km2 và tính đến mực triều thấp nhất là 3,05 km2. Đảo là
một dải đồi có độ cao tuyệt đối 61,5 m, độ cao tương đối khoảng 90 m, nhô lên từ bề
mặt đồng bằng đáy biển ở độ sâu khoảng 30 m [1].
Khí hậu Bạch Long Vỹ đại diện cho vùng khơi vịnh Bắc Bộ, có hai mùa chính.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Tháng 4 và tháng 9 là các tháng
chuyển tiếp [1].
Về thực vật, theo Lê Hùng Anh và cộng sự (2015), khu hệ thực vật trên đảo
Bạch Long Vỹ bao gồm 347 loài, 01 phân loài và 7 thứ 267 chi, 111 họ của 3 ngành
thực vật bậc cao, trong đó có 171 loài bản địa trên đảo và 176 loài ngoại lai.
Khu hệ động vật trên đảo bao gồm 18 loài thú (thuộc 7 họ, 4 bộ), 26 loài bò sát
ếch nhái (thuộc 9 họ), 163 loài côn trùng (thuộc 67 họ, 11 bộ). Ngoài ra, khu vực đảo
Bạch Long Vĩ còn có 39 loài tuyến trùng biển, 78 loài động vật phù du, 125 loài động
vật đáy và 84 loài cá [1].
2.1.2.3. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc
Yên, Vĩnh Phúc. Giáp ranh với Vườn quốc gia Tam Đảo theo hướng đông. Trạm có
tổng diện tích 170.3 ha, độ cao 100-520 m so với mặt biển. Địa hình phần lớn là đất
dốc, độ dốc trung bình 15-300.
Khu vực trạm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm là 23.50C. Lượng mưa trung bình năm thấp (1135-1650 mm), mưa thường tập
trung vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8.
Trạm có hệ động thực vật tương đối phong phú và đa dạng. Về thực vật, đã
thống kê được 1129 loài thuộc 651 chi, 166 họ, 5 ngành. Trong đó, lớp Mộc Lan
(Magnoliopsida) chiếm tỷ lệ cao nhất với 823 loài.



16

Về động vật cũng đã ghi nhận tại khu vực trạm và vùng lân cận có 1250 loài
thuộc 169 họ, 31 bộ, 5 lớp. Trong đó, có 26 loài thú, 109 loài chim, 14 loài bò sát, 13
loài ếch nhái, 1088 loài côn trùng.
2.1.2.4. Huyện Kon Plông, Kon Tum
Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, có toạ độ từ 14019’55”
đến 14046’10” độ vĩ Bắc, 108003’45” đến 108022’40” độ kinh Đông với tổng diện tích
138.115.92 ha [4].
Địa hình huyện có độ cao trung bình từ 1000-1500 m so với mực nước biển.
Huyện Kon Plông là vị trí phân thuỷ giữa Đông và Tây Trường Sơn, trong vành đai
khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Tây Nguyên và đồng
bằng. Nhiệt độ trung bình năm là 20,70C, lượng mưa hằng năm cao, mùa mưa kéo dài
[4].
Thành phần động, thực vật rừng rất phong phú, có nhiều loài quý, hiếm, có giá
trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học. Khu hệ động vật rừng Kon Plông có 33 loài thú,
129 loài chim, 20 loài sát, 26 loài lưỡng cư và 126 loài bướm [4].
2.1.2.5. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum
KBTTN Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glêi và Đăk Tô ở dãy Trung Trường Sơn.
KBTTN nằm trên vùng Cao nguyên Kon Tum của Tây Nguyên. Đỉnh cao nhất trong
khu bảo tồn chính là núi Ngọc Linh cao đến 2598 m, núi này có độ dốc rất cao từ đỉnh
xuống đến 300 m ở thung lũng Đăk Mỹ. Núi Ngọc Linh cũng là ngọn núi cao nhất của
vùng Tây Nguyên [21].
KBTTN Ngọc Linh nằm ở nơi giao thoa của khối không khí gió mùa Đông Bắc
và khối không khí Tây Nam, kết hợp với độ cao tạo ra vùng tiểu khí hậu Á nhiệt đới.
Lượng mưa trung bình năm từ 2800-3000 mm, nhiệt độ trung bình năm khoảng
18,50C, độ ẩm trung bình năm đạt từ 86-87% [21].
Về thực vật, theo kết quả điều tra thực địa của BirdLife và Viện Điều tra Quy
hoạch Rừng thực hiện trong các năm 1996 và 1998 đã ghi nhận 878 loài thực vật bậc
cao có mạch tại KBTTN Ngọc Linh [39].



17

Về động vật cũng đã ghi nhận 306 loài động vật có xương sống ở KBTTN
Ngọc Linh, trong đó có 52 loài thú, 190 loài chim, 41 loài bò sát và 23 loài lưỡng thê
[39].
2.1.2.6. Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai
Vườn Quốc gia Hoàng Liên được thành lập năm 2002 có tổng diện tích 28.509
ha, nằm trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Sa Pa (Lao Chải, Tả Van, San Sả Hồ, Bản Hồ)
của tỉnh Lào Cai và 02 xã (Phúc Khoa và Trung Đồng) huyện Tân Uyên của tỉnh Lai
Châu. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07'-22°23' độ vĩ Bắc và 103°00'-104°00' độ kinh
Đông [13].
Đây là nơi giao lưu của hai tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Về
địa hình, đây là nơi có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn và chia cắt mạnh. Qua các kỳ tạo
sơn đã hình thành hệ thống các đỉnh núi cao trên 1000m, trong đó có đỉnh Fansipan
cao 3143m được ví như “nóc nhà” của Đông Dương. Với những nét đặc thù về khí
hậu, thời tiết, địa hình của Hoàng Liên, đã hình thành tại nơi đây hệ động - thực vật vô
cùng phong phú [13].
Có 149 loài cây quý hiếm trong tổng số 2847 loài, chiếm 5,2% số loài cây của
khu vực. Trong đó số loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam là 133 loài, 16
loài thuộc nhóm có nguy cơ bị diệt vong trên phạm vi thế giới [13].
Khu hệ động vật Vườn Quốc gia Hoàng Liên cũng rất phong phú và đa dạng.
Đến nay đã thống kê được 555 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó 96 loài
thú, 346 loài chim, 63 loài bò sát và 50 loài lưỡng cư, 89 loài bọ cánh cứng và 304 loài
bướm [13].
2.1.2.7. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, Hoà Bình
KBTTN Ngọc Sơn Ngổ Luông được thành lập năm 2004, thuộc địa bàn các
huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, nằm ở khu vực trung tâm của khu sinh
cảnh Pù Luông-Cúc Phương với diện tích gần 19.254 ha [22].

Địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ những khối núi đá vôi hiểm trở chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam là những thung lũng hẹp. KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông
nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao.
Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, lượng mưa trung bình năm 1750 mm [22].


×