Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 46 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhờ sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch…Nổi bật trong đó sự phát triển vượt bậc
của các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin và truyền thông. Công
nghệ thông tin đóng góp một vai trò rất quan trọng trong tất cả các ứng dụng
cũng như mọi hoạt động của chính phủ, các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh
tế lớn, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ lớn nhỏ của nền kinh tế.
Đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý mua bán điện thoại di động” được
hình thành trên ý tưởng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý kinh
doanh điện thoại cho một trung tâm mua bán điện thoại thông thường. Với việc
tìm hiểu nghiên cứu và sự giúp đỡ của cô Đỗ Ngọc Quỳnh trong quá trình thực
tập và làm Đồ án tốt nghiệp, em đã hoàn thành chương trình này bằng ngôn ngữ
lập trình C# trong môi trường Visual Studio 2005 và SQL Server Express 2005.
Nội dung trình bày bao gồm 5 chương:
Chương 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng
Chương 2: Phân tích hệ thống về chức năng
Chương 3: Phân tích hệ thống về dữ liệu
Chương 4: Thiết kế hệ thống
Chương 5: Thực hiện và mô tả chương trình
Để hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn và các thầy cô trong bộ
môn Hệ thống thông tin,cũng như các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin –
Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Em xin chân thành cám ơn cô Đỗ Ngọc Quỳnh, đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tuy đã rất cố gắng để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này nhưng do thời
gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên trong quá trình phân tích,
thiết kế, thực hiện chương trình không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong
được sự góp ý để chương trình hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng tốt trong thực
tế.


Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

1


Hà nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Đỗ Trọng Đáp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………….……………………1
MỤC LỤC…………………………………………….……………………..3
DANH MỤC HÌNH VẼ………..…………………………………………….4
Chương 1: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG…….…………......6
1. Khảo sát…………………………………………………………...6
2. Đánh giá hiện trạng……………………………………………...13
3. Hướng giải quyết………………………………………………...13
Chương 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG…………………14
1. Biểu đồ phân cấp chức năng……………………………………..14
2. Biểu đồ luồng dữ liệu (BDL) Vật lý…………………………......15
3. Biểu đồ luồng dữ liệu (BDL) Logic……………………………..19
Chương 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU……………………….
1. Mô hình thực thể liên kết………………………………………....
2. Mô hình quan hệ……………………………………………….....

Chương 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG…………………………………………
1. Vẽ thiết kế Form……………………………………………….....
2. Thiết kế cơ sở dữ liệu với hệ quản trị SQL Server…………….....
Chương 5: THỰC HIỆN VÀ MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ………………....
1. Thực hiện chương trình……. ……………………………………
2. Mô tả chương trình……………………………………………….
KẾT LUẬN………………………………………………………………….
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

3


DANH MỤC BIỂU MẪU, HÌNH VẼ
Biểu mẫu đơn hàng nhập (BM01)………
Biểu mẫu đơn hàng yêu cầu (BM02)………
Biểu mẫu biên bản giao hàng (BM03)………
Biểu mẫu phiếu nhập kho (BM04)………
Biểu mẫu phiếu xuất kho (BM05)………
Biểu mẫu hóa đơn nhập (BM06)………
Biểu mẫu hóa đơn bán (BM07)………
Hình 1 – Biểu đồ phân cấp chức năng……………………………………...9
Hình 2 – Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) vật lý mức khung cảnh…………..11
Hình 3 – Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý mức đỉnh……………
Hình 4 – Biểu BLD định nghĩa chức năng 1………………………
Hình 5 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 2……………….
Hình 6 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 3……………….
Hình 7 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 4……………….
Hình 8 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 5……………….

Hình 9 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 6……………….
Hình 10 – Biểu đồ BLD Logic mức đỉnh……………………….
Hình 11 – Mô hình thực thể liên kết………………….
Hình 12 – Mô hình quan hệ …………..
Hình 13 – Quan hệ giữa các bảng dữ liệu………………….
Hình 14 – MainForm……………..
Hình 15 – Form đăng nhập……………………….
Hình 16 – Form đặc điểm mặt hàng………………..
Hình 17 – Form thông tin nhà sản xuất………
Hình 18 – Form thêm mặt hàng mới……….
Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

4


Hình 19 – Form cập nhật và xóa mặt hàng………….
Hình 20 – Form thêm khách hàng mới………..
Hình 21 – Form cập nhật và xóa bỏ khách hàng……….
Hình 22 – Form thêm đơn hàng mới …………..
Hình 23 – Form cập nhật và xóa đơn hàng………….
Hình 24 – Form thanh toán…………
Hình 25 – Form mặt hàng bán chạy ………………..
Hình 26 – Form mặt hàng tồn kho…….
Hình 27 – Form tình trạng bán hàng………
Hình 28 – Form tìm kiếm mặt hàng………
Hình 29 – Form tìm kiếm khách hàng…….
Hình 30 – Form thông tin chương trình…………

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51


5


CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
1.

Khảo sát
1.1. Môi trường hoạt động của một trung tâm mua bán điện thoại di
động thông thường
Hiện nay, việc mọi người sử dụng các thiết bị di động không còn quá
xa lạ khi mà các công nghệ và dịch vụ di động phát triển từng ngày. Do vậy,
các trung tâm mua bán điện thoại di động cũng được khai trương ở mọi nơi.
Các trung tâm này có thị trường rất lớn và các nhà sản xuất điện thoại liên
tục đưa ra các sản phẩm hấp dẫn khách hàng.
Một trung tâm mua bán điện thoại đi động thường cung cấp các loại
máy điện thoại đi dộng và dịch vụ di động đi kèm do nhiều nhà sản xuất, và
nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Các sản phẩm của trung tâm này được nhập
từ các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm được trưng bày
và lưu trữ trong kho hàng sau đó cung cấp tới các đối tượng khách hàng khác
nhau từ những khách hàng lẻ cho tới những đối tác làm ăn thường xuyên.
Bài toán được xem xét ở đây là việc quản lý mua bán của một trung
tâm kinh doanh điện thoại di động.
1.2. Các hoạt động và nguyên tắc quản lý
Trong hoạt động kinh doanh của trung tâm đều có kế hoạch kinh
doanh cũng như chương trình thu hút khách hàng giống như các trung tâm
cũng như siêu thị khác. Trong đó cách quản lý kinh doanh được dựa trên các
nguyên tắc chung từ việc nhập hàng, xuất hàng, thanh toán, thống kê, tạo các
báo cáo tổng kết theo định kỳ. Sau đây là các nguyên tắc quản lý:
Nhập hàng: Khi có nhu cầu nhập một số hàng hóa mới, nhân viên
kinh doanh cần lập một đơn hàng nhập gồm mã đơn hàng nhập,tên mặt hàng

cần nhập và các thông tin về mặt hàng như nhà sản xuất,số lượng,giá nhập.
Sau khi hàng được nhập về kiểm tra các thông tin của mặt hàng và cần lưu
trữ các thông tin về mặt hàng đã nhập vào kho dữ liệu. Đơn hàng nhập cũng
được lưu trữ để thuận tiện cho việc thanh toán.
Xuất hàng: Khi nhận được yêu cầu mua hàng của khách thì nhân viên
kinh doanh thêm mới và cập nhật các thông tin của khách hàng vào cơ sở dữ
liệu để tiện liên lạc làm ăn, đồng thời cần lập một đơn hàng xuất gồm mã đơn
hàng xuất,tên khách hàng ,địa chỉ, tên mặt hàng bán, số lượng, giá bán.cuối
cùng đơn hàng được lưu vào kho dữ liệu.
Thanh toán: Các nhân viên kế toán dựa trên các đơn hàng được lưu
trữ trong cơ sở dữ liệu gồm cả đơn hàng nhập và đơn hàng xuất. Thanh toán
đơn hàng nhập được thực hiện với nhà sản xuất trong đó sẽ tính toán và đưa
ra các số liệu cần thanh toán đối với nhà thanh toán như số lượng hàng, đơn
giá, số tiền đã thanh toán, số tiền còn nợ nhà sản xuất. Việc thanh toán đơn
hàng xuất được thực hiện tương tự với khách hàng nhưng việc thanh toán

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

6


tiền sẽ khác ở chỗ khách hàng lẻ thì không được nợ, còn các khách hàng là
đối tác làm ăn thường xuyên thì có thể nợ.
Thống kê: Theo thời gian định kỳ, việc kinh doanh cần thống kê lại
các số liệu về hàng hóa cũng như các hóa đơn nhập xuất, sau đó đưa ra
những con số cụ thể như số lượng hàng tồn kho, số dư nợ với nhà sản xuất,
số dư nợ của khách hàng quen, dựa trên các số liệu thống kê được đưa ra tình
hình kinh doanh trong thời gian đó. Dựa trên các số liệu thống kê, và tình
hình kinh doanh trong một khoảng thời gian định kỳ để lập các báo cáo về
tình trạng kinh doanh cho người quản lý.

Tìm kếm: chức năng tìm kiếm cho phép tìm kiếm mặt hàng và tìm
kiếm khách hàng. Khi tìm kiếm mặt hàng có thể tìm kiếm theo tên mặt hàng,
tên nhà sản xuất hoặc đặc điểm của mặt hàng. Khi tìm kiếm khách có thể tìm
kiếm theo tên khách hàng, địa chỉ khách hàng, hoặc đơn hàng.
1.3. Các chứng từ giao dịch và mô tả quá trình lưu chuyển chức từ đó
Khi có các giao dịch kinh doanh thì để có các chứng từ kèm theo:
1.3.1. Đơn hàng nhập(BM01)
Khi thống kê những mặt hàng đã hết hoặc yêu cầu nhập mặt
hàng mới thì bộ phận quản lý bán hàng sẽ lập đơn hàng nhập để yêu
cầu bộ phận quản lý mặt hàng nhập hàng.
BM01:
Tên đơn vị:….

Mẫu số:….
ĐƠN HÀNG NHẬP
Ngày lập:…
Mã đơn hàng:..

Tên nhà sản xuất:

Mã nhà sản xuất:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

Email:
STT

Mã mặt hàng


Tên mặt hàng

Sỗ lượng

Giá

1
……

Người lập
(ký, ghi rõ họ tên)

Bộ phận bán hàng
(ký, ghi rõ họ tên)

1.3.2. Đơn hàng yêu cầu(BM02)
Khách hàng khi có yêu cầu mua hàng sẽ điền đầy đủ các thông
tin vào đơn này. Bộ phận bán hàng dựa vào thông tin ở đơn hàng này
lập đơn hàng xuất và phiếu xuất kho.
BM02:
Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

7


ĐƠN HÀNG YÊU CẦU
(khách hàng điền đầy đủ thông tin)
Tên khách hàng:
Địa chỉ:


Số điện thoại:

Email:
STT

Tên mặt hàng

Số lượng

1
….

Khách hàng
(ký, ghi rõ họ tên)

1.3.3. Biên bản giao hàng(BM03)
Biên bản này kiêm luôn bản nghiệm thu mặt hàng (chỉ những
mặt hàng đã được nghiệm thu mới được bàn giao giữa nhà sản xuất và
bộ phận kho).

BM03:

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

8


Tên đơn vị:


Mẫu số:
BIÊN BẢN BÀN GIAO VÀ NGHIỆM THU MẶT HÀNG
Ngày :………………………

Bên gia:

Bên nhận:

Địa chỉ:

Địa chỉ

Điện thoại:

Điện thoại:

Đại diện:

Đại diện:

1.

Căn cứ vào đơn hàng nhập mã:……………
Hai bên nhất trí bàn giao và nghiệm thu các mặt hàng sau:

STT

Tên mặt hàng

Đơn vị tính


Số lượng

Ghi chú

1

2.
3.

Các mặt hàng bàn giao mới 100% và hoạt động tốt
Các phụ kiện và tài liệu bàn giao kèm theo gồm có:
Sách đĩa

Phiếu bảo hành
Đại diện bên giao

Hóa đơn tài chính
Đại diện bên nhận

1.3.4. Phiếu nhập kho(BM04)
Khi nhà sản xuất đã bàn giao hàng thì bộ phận sẽ làm phiếu
nhập kho để nhập các mặt hàng vừa nhận vào kho hàng.
BM04:
Tên đơn vị:….

Mẫu số:….
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày lập:…
Số phiếu:…


Tên nhà sản xuất:
Mã nhà sản xuất:
Diễn giải:
STT

Mã hàng

Số lượng

Tên kho

Diễn giải

1
..

Cộng:
Đại diện bọ phận kho

1.3.5. Phiếu xuất kho(BM05)

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

9


Khi bộ phận bán hàng đã nhận đơn yêu cầu của khách thì bộ
phận này sẽ lập phiếu xuất kho yêu cầu bộ phận kho xuất hàng cho
khách.

BM05:
Tên đơn vị:….

Mẫu số:……………..
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày lập:…
Số phiếu:…

Tên khách hàng:
Địa chỉ:
Diễn giải:
STT

Mã khách hàng:

Mã hàng

Tên hàng

Đơn vị
tính

Tên kho

Số lượng

Đơn giá

Thành
tiền


1


Cộng:
Số tiền bằng chữ:
Số chứng từ gốc kèm theo:
Kinh doanh

Người mua

Thủ kho

Kế toán

Người giao hàng

1.3.6. Hóa đơn nhập hàng(BM06)
Sau khi bàn giao hàng cho bộ phận kho, đại diện nhà sản xuất
sẽ yêu cầu bộ phận bán hàng thanh toán đơn hàng nhập. Sau khi thanh
toán bộ phận thanh toán sẽ in hóa đơn đơn nhập hàng cho khách hàng
BM06:

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

10


Tên đơn vị:….


Mẫu sô:………..
HÓA ĐƠN NHẬP HÀNG(GTGT)
Liên 2:(Giao nhà cung cấp)
Ngày…. Tháng….năm….

Đại diện nhà cung cấp:
Tên nhà cung cấp:
Địa chỉ:
Đại điện bộ phận nhập hàng:

Mã số thuế:…………………

Nhập kho tại:
Hình thức thanh toán:
Đơn vị tính:

Tài khoản thanh toán:

STT

Tên mặt hàng

1
..

…………..

Mã MH

ĐV tính


SL

Đơn giá

Thành tiền

Cộng:
Thuế suất GTGT:….

Tiền thuế suất:
Tổng cộng:

Tổng số tiền (viết bằng chữ):

Người nhập
(ký, ghi rõ họ tên)

Người viết hóa đơn
(ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên,đóng
dấu)

1.3.7. Hóa đơn bán hàng(BM07)
Khách hàng sẽ nhận hàng và đến thanh toán với bộ phận bán

hàng, tại đây khách hàng sẽ nhận được hóa đơn bán hàng

BM07:

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

11


Tên đơn vị:….

Mẫu sô:………..
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG(GTGT)
Liên 2:(Giao khách hàng)
Ngày…. Tháng….năm….

Tên khách hàng:
Địa chỉ:
Đại điện bộ phận bán hàng:

Mã số thuế:……………

Nhập kho tại:
Hình thức thanh toán:
Đơn vị tính:

Tài khoản thanh toán:

STT


Tên mặt hàng

1
..

…………..

Mã MH

ĐV tính

SL

Đơn giá

Thành tiền

Cộng:
Thuế suất GTGT:….

Tiền thuế suất:
Tổng cộng:

Tổng số tiền (viết bằng chữ):

Người mua
(ký, ghi rõ họ tên)

Người viết hóa đơn
(ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên,đóng
dấu)

1.3.8. Báo cáo
Bộ phận thống kê sẽ thống kê theo định kì và lập báo cáo về
toàn bộ tình hình kinh doanh của trung tâm cho ban quản lý trung tâm.
1.4. Thống kê các phương tiện và tài nguyên sử dụng
Các trung tâm, siêu thị kinh doanh điện thoại đi động nhỏ hiện nay
vẫn còn quản lý kinh doanh theo phương thức ghi chép thủ công, lưu trữ
trong các tủ hồ sơ hoặc quản lý bằng các chương trình máy tính bình thường
như Exel, hay Word mà chưa có hệ thống quản lý đồng bộ và tự động. Vì thế
việc các tài nguyên cũng như các dữ liệu dễ bị thừa và mất mát nếu không có
cách thức lưu trữ hợp lý, đồng thời gây tốn nhiều nhân lực cho việc quản lý
kinh doanh của trung tâm.
2. Đánh giá hiện trạng
Việc lưu trữ thủ công bằng giấy tờ văn bản dễ gây ra nhiều vấn đề phức tạp
trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm. Về phương diện
Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

12


nhà quản lý thì hoạt động quản lý kinh doanh như hiện nay có rất nhiều tồn tại
như việc cập nhật các thông tin về sản phẩm, nhà cung cấp hay khách hàng.
Ngoài ra, việc lưu trữ và thống kê cũng gặp nhiều chồng chéo gây dư thừa và dễ

mất mát dữ liệu. Đối với nhân viên, việc quản lý theo cách cũ sẽ gây ra nhiều rất
mất công sức và thời gian mà vẫn không tránh được các sai sót.
3. Hướng giải quyết
Việc đưa vào áp dụng một hệ thống quản lý bán hàng đồng bộ bằng máy
tính sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng thấy được tình hình kinh doanh cũng như các
thông tin cần quản lý. Đồng thời công việc của các nhân viên cũng được giảm
bớt đáng kể, các thông tin không còn chồng chéo , việc lưu trữ dễ dàng và an
toàn hơn. Do vậy, một giải pháp cần thiết được đặt ra là xây dựng một chương
trình quản lý bán hàng điện thoại di động. Mục tiêu đặt ra là xây dựng được một
chương trình gọn nhẹ với các chức năng đơn giản và không tốn nhiều về mặt đầu
tư cơ sở vật chất, có thể tin học hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời
một yêu cầu ko thể thiếu là chương trình dễ sử dụng đối với người dùng.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

13


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
1.

Biểu đồ phân cấp chức năng
1.1. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống

Hình 1 – Biểu đồ phân cấp chức năng
1.2.

Phân tích các chức năng
Các chức năng chính của hệ thống bao gồm:
Quản lý danh mục: gồm 2 chức năng chính là Quản lý thông tin nhà

sản xuất và Quản lý đặc điểm mặt hàng. Hai chức năng này cho phép nhân
viên thêm mới, cập nhật, xóa bỏ các thông tin của nhà sản xuất và các loại
đặc điểm của mặt hàng. Khi có một nhà sản xuất cung cấp một mặt hàng nào
đó thì nhân viên của trung tâm sẽ dựa trên các thông tin về nhà sản xuất và
mặt hàng của nhà sản xuất đó cung cấp để thêm mới, cập nhật, xóa bỏ thông
tin nhà sản xuất, đặc điểm mặt hàng và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
Quản lý mặt hàng: gồm các chức năng Thêm mới và Cập nhật, xóa
bỏ. Các chức năng này cho phép nhân viên thêm mới và cập nhật, xóa bỏ cho
phép cập nhật thông tin của mỗi mặt hàng. Nhân viên của trung tâm sẽ
Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

14


thường xuyên thêm mới mặt hàng khi có hàng mới nhập và cập nhật, xóa bỏ
thông tin của các mặt hàng khi có sự thay đổi.
Quản lý khách hàng: gồm các chức năng Thêm mới và Cập nhật,
xóa bỏ. Các chức năng này cho phép nhân viên thêm mới, cập nhật, xóa bỏ
thông tin khách hàng. Nhân viên thêm mới thông tin khi có khách hàng mới
và sẽ cập nhật, xóa bỏ thông tin thay đổi của các khách hàng cũ hoặc không
cần thiết.
Quản lý bán hàng: gồm các chức năng Quản lý đơn hàng và Thanh
toán. Chức năng quản lý đơn hàng cho phép nhân viên thêm mới, cập nhật,
xóa bỏ các đơn hàng. Chức năng thanh toán cho phép các nhân viên kế toán
thanh toán các đơn hàng . Phép tính thanh toán như sau:
Tổng tiền = số lượng * giá
Số tiền nợ = Tổng tiền – Số tiền đã thành toán
Thống kê: gồm các chức năng là Thống kê mặt hàng bán chạy, Thống
kê tình trạng tồn kho và Thống kê tình trạng bán hàng. Các chức năng này
cho phép nhân viên thống kê các mặt hàng bán chạy, mặt hàng tồn kho, tình

trạng bán hàng. Các phép tính toán thống kê như sau:
Tính tổng số lượng mỗi mặt hàng trong tất cả các đơn hàng xuất. Sắp
xếp các mặt hàng theo tổng số lượng từ cao xuống thấp => mặt hàng bán
chạy.
Tổng số lượng tồn kho = tổng số lượng nhập – tổng số lượng xuất.
Tìm kiếm: gồm 2 chứ năng là Tìm kiếm mặt hàng và Tìm kiếm khách
hàng. Chức năng tìm kiếm mặt hàng cho phép nhân viên và khách hàng tìm
kiếm mặt hàng theo các tiêu chí tên nhà sản xuất, tên mặt hàng, giá mặt hàng.
Chức năng tìm kiếm khách hàng cho phép nhân viên tìm kiếm thông tin
khách hàng theo tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại.
2. Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) vật lý
Với biểu đồ BLD vật lý cho ta thấy quá trình xử lý vật lý của hệ thống. Sau
đây ta đi phân tích hệ thống theo quá trình vật lý theo từng chức năng của hệ
thống.

2.1.

Mức khung cảnh

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

15


Hình 2 – Biểu đồ BLD vật lý mức khung cảnh
2.2.

Mức đỉnh

Hình 3 – Biểu đồ BLD vật lý mức đỉnh


2.3.
2.4.

Mức dưới đỉnh: Mô tả quá trình trao đổi thông giữa các chức nhỏ
trong các chức năng lớn.
2.3.1.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

16


Hình 4 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 1(Quản lý danh mục)
2.3.2.

Hình 5 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 2(Quản lý mặt hàng)

Hình 6 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 3(Quản lý khách hàng)

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

17


Hình 7 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 4(Quản lý bán hàng)

Hình 8 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 5(Thống kê)

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51


18


Hình 9 – Biểu đồ BLD định nghĩa chức năng 6(tìm kiếm)
3.

Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) logic
Từ việc phân tích hệ thống ở mức vật lý ta sẽ loại bỏ các yếu tố vật lý trong
quá trình xử lý để thấy hệ thống qua quá trình xử lý mức logic.
Để mô tả quá trình xử lý ở mức logic của hệ thống ta sẽ loại bỏ các yếu tố
vật lý trong từng chức năng, và gom các chức năng gần gũi về mục đích xử lý
nằm ở các chức năng khác nhau để trở lại BLD logic ở mức đỉnh:
Các chức năng 1.1, 1.2, 2.1, 2.2, 3.1, 3.2, và 4.1.1(Thêm mới đơn hàng),
4.1.2(Cập nhật và xóa đơn hàng) ta loại bỏ các yếu tố vật lý và gom lại với nhau
thành: chức năng 1(Thêm mới) và chức năng 2(Cập nhật, xóa bỏ)
Chức năng 4.2 trở thành 3(Thanh toán)
Các chức năng 5.1, 5.2, 5.3 trở thành 4(Thống kê, lập báo cáo)
Các chức năng 6.1, 6.2 trở thành 5 (Tìm kiếm)
Kết quả thu được BLD logic mức đỉnh như hình 10, trong đó một số luồng
dữ liệu được vẽ lại cho phép các chức năng lấy trực tiếp thông tin cần thiết từ các
kho dữ liệu, không tính tới việc các kho dữ liệu đó đặt ở đâu trong thực tế.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

19


Hình 10 – Biểu đồ BLD logic mức đỉnh


Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

20


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ ĐỮ LIỆU
Mục đích của quá trình phân tích hệ thống về dữ liệu là xác định các thực
thể cần thiết, các thuộc tính của thực thể và quan hệ giữa các thực thể. Một hệ
thống thông tin phải được tổ chức rõ ràng, đầy đủ tránh dư thừa dữ liệu, trùng lặp
dữ liệu và đảm bảo độc lập dữ liệu.
1. Mô hình thực thể/liên kết(E/R)
1.1. Xác định các thực thể
Qua việc phân tích hệ thống quản lý bán hàng điện thoại di động, ta
thấy hệ thống gồm có các thực thể sau:
Nhà sản xuất
Khách hàng
Mặt hàng
Đơn hàng
Hóa đơn nhập
Hóa đơn bán
1.2. Xác định các thuộc tính của thực thể
Nhà sản xuất(NhaSanXuat) gồm các thuộc tính: Mã nhà sản xuất,
Tên nhà sản xuất, Địa chỉ, Số điện thoại, Email.
Khác hàng(KhachHang) gồm các thuộc tính: Mã khách hàng, Tên
khách hàng, Họ tên khách hàng, Địa chỉ, Số điện thoại, Email.
Mặt hàng(MatHang) gồm các thuộc tính: Mã mặt hàng, Tên mặt
hàng, Mã nhà sản xuất, Đặc điểm mặt hàng, Số lượng, Giá nhập, Giá xuất,
Ngày cập nhật
Đơn hàng(DonHang) gồm các thuộc tính: Mã đơn hàng, Loại đơn
hàng, Mã nhà sản xuất, Mã khách hàng, Mã mặt hàng, Số lượng, Giá, Người

lập, Ngày lập.
Hóa đơn nhập(HoaDonNhap) gồm các thuộc tính: Mã đơn hàng,
Tên mặt hàng, Tên nhà sản xuất, Số lượng, Giá nhập, Tiền đã thanh toán,
Ngày cuối cùng thanh toán.
Hóa đơn bán(HoaDonBan) gồm các thuộc tính: Mã đơn hàng, Tên
mặt hàng, Tên khách hàng, Số lượng, Giá bán, Tiền đã thanh toán, Ngày cuối
cùng thanh toán.
1.3. Xác định các mối quan hệ, mô hình E/R
Để xác định mối quan hệ giữa các thực thể ta phải trả lời một số câu
hỏi như: Ai?, cái gì?, bằng cách nào?, ở đâu?, bao nhiêu?... Sau khi có câu
trả lời cho những câu hỏi đó ta sẽ xác định được mối quan hệ giữa các thực
thể. Từ đó, ta xây dựng được mô hình thực thể, liên kết (E/R) như sau:

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

21


Hình 11 – Mô hình thực thể liên kết
2.

Mô hình quan hệ
Để chuyển từ mô hình thực thể/liên kết (E/R) sang mô hình quan hệ ta phải
chuẩn hóa một số quan hệ chưa ở dạng chuẩn. Tách những quan hệ chưa thuộc
dạng chuẩn thành những quan hệ mới không còn thuộc tính lặp.
2.1. Chuẩn hóa
Trong hệ thống quản lý bán hàng điện thoại di động có một số quan
hệ chưa ở dạng chuẩn, ta sẽ chuẩn hóa như sau:
Quan hệ Mặt hàng(MatHang)( Mã mặt hàng, Tên mặt hàng, Mã nhà
sản xuất, Đặc điểm mặt hàng, Số lượng, Giá nhập, Giá xuất, Ngày cập nhật ).

Được chia thành 2 quan hệ:
Quan hệ 1:Mặt hàng(MatHang)( Mã mặt hàng, Tên mặt hàng,
Mã nhà sản xuất, Mã đặc điểm, Số lượng, Giá nhập, Giá xuất, Ngày
cập nhật ).
Quan hệ 2: Đặc điểm mặt hàng(DacDiem)( Mã đặc điểm, Tên
đặc điểm, Mô tả).

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

22


Quan hệ Đơn hàng(DonHang)( Mã đơn hàng, Loại đơn hàng, Mã
nhà sản xuất, Mã khách hàng, Mã mặt hàng, Số lượng, Giá, Người lập, Ngày
lập ). Được tách thành 3 quan hệ:
Quan hệ 1: Đơn hàng(DonHang)( Mã đơn hàng, Mã loại đơn
hàng, Mã nhà sản xuất, Mã khách hàng, Người lập, Ngày lập ).
Quan hệ 2: Loại đơn hàng(LoaiDH)( Mã loại đơn hàng, Tên loại
đơn hàng).
Quan hệ 3: Chi tiết đơn hàng(ChiTietDonHang)( Mã đơn hàng,
Mã mặt hàng, Số lượng, Giá ).
2.2. Mô hình quan hệ
Sau khi đã chuẩn hóa các quan hệ, ta xây dựng mô hình được mô hình
quan hệ như sau:

Hình 12 – Mô hình quan hệ

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

23



CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1.

Vẽ thiết kế các form
Chương trình sẽ có một form chính(mainform) gồm các menu tươn ứng
với các chức năng của hệ thống. Các form sẽ được tổ chức dưới dạng MDI,
chương trình gồm các fom sau:
1.1. MainForm:
Là form chính khi chương trình được chạy. Form này có chứa một
MenuStrip để tạo ra các MenuItem tương ứng với các chức năng của chương
trình. Khi mỗi MenuItem này được chọn thì form tương ứng với nó sẽ được chạy
các form này là các form con của chương trình nên sẽ được mở ra nằm trong
khuôn khổ của mainform. MainForm gồm các menu tương ứng với các chức
năng lớn của chương trình. Trong các chức năng chính sẽ gồm các chức năng
nhỏ. Các menu chức năng trong MainForm gồm:
Menu File: bao gồm các chức năng Đăng nhập, Đăng xuất, Thoát. Khi
nhân viên hay khách hàng sẽ đăng nhập hệ thống để sử dụng chương trình và
đăng xuất khi đã sử dụng xong hoặc thoát khỏi chương trình khi kết thúc sử
dụng.
Menu Quản lý danh mục: gồm các chức năng Đặc điểm mặt hàng,
Thông tin nhà sản xuất. Menu Đặc điểm mặt hàng được chọn thì form đặc điểm
mặt hàng sẽ được mở ra. Menu Thông tin nhà sản xuất sẽ tương ứng với form
nhà sản xuất mở ra.
Menu Quản lý mặt hàng: gồm các chức năng Thêm mới, Cập nhật và
xóa. Hai menu này tương ứng với hai form thêm mới mặt hàng và cập nhật, xóa
mặt hàng được mở ra khi được chọn
Menu Quản lý khách hàng: gồm hai chức năng là Thêm mới, Cập nhật
và xóa. Hai menu này tương ứng với hai form con là thêm mới khách hàng và

cập nhật, xóa mặt hàng.
Menu Quản lý bán hàng:gồm chức năng Đơn hàng và Thanh toán.
Trong chức năng Đơn hàng gồm 2 menu chức năng là Thêm mới, Cập nhật, xóa
tương ứng với 2 form thêm mới đơn hàng và cập nhật, xóa đơn hàng. Chức năng
Thanh toán tương ứng với form thanh toán.
Menu Thống kê: gồm các chức năng Mặt hàng bán chạy, Tình trạng tồn
kho, Tình trạng bán hàng. Các chức năng này tương ứng với các form mặt hàng
bán chạy, tình trạng tồn kho và tình trạng bán hàng.
Menu Tìm kiếm: gồm các chức năng Tìm kiếm khách hàng, Tìm kiếm
mặt hàng. Tương ứng với 2 form con là tìm kiếm mặt hàng và tìm kiếm khách
hàng.
Menu Thông tin: cho phép người dùng đọc biết cách sử dụng chương
trình và các thông tin về chương trình
1.2. Form đăng nhập:

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

24


Form này cho phép người sử dụng đăng nhập hệ thống để sử dụng
chương trình. Người sử dụng là khách hàng hay nhân viên của trung tâm thì sẽ có
các quyền sử dụng khác nhau. Trong form sử dụng 2 textbox và 2 button, 2
textbox cho phép người sử dụng nhập username và password, 2 button là nút
“đăng nhập” và nút “thoát”. Sau khi người sử dụng nhập đầy đủ thông tin user và
password nhấp vào nút “đăng nhập” hoặc ấn enter để đăng nhập. Ấn nút “thoát”
để thoát khỏi form đăng nhập
1.3. Form đặc điểm mặt hàng
Form đặc điểm mặt hàng được khởi động khi người dùng là khách hoặc
nhân viên đã đăng nhập vào hệ thống và chọn menu đặc điểm mặt hàng trong

menu Quản lý danh mục. Form này có các chức năng như thêm mới, cập nhật,
xóa bỏ thông tin đặc điểm của mặt hàng. Form này sử dụng 2 groupbox, trong
đó:
Groupbox “Thông tin đặc điểm mặt hàng” có sử dụng:
Một combobox cho phép nhập mới hoặc chọn một mã đặc điểm
trong list mã đặc điểm có sẵn.
Hai textbox gồm 1 textbox cho phép nhập và hiển thị tên đặc
điểm, 1 textbox cho phép nhập và hiển thị các mô tả của đặc điểm mặt
hàng.
Các nút “đầu”, “trước”, “sau”, “cuối” có chức năng di chuyển
giữa các bản ghi trong cơ sở dữ liệu.
Các nút “thêm mới”, “cập nhật”, “xóa” cho phép thêm mới, cập
nhật, xóa bỏ các thông tin của các đặc điểm.
Groupbox “Danh sách các đặc điểm” sử dụng 1 datagridView để hiển
thị danh sách các đặc điểm có trong cơ sở dữ liệu
1.4. Form nhà sản xuất
Form nhà sản xuất gồm 2 groupbox:
Groupbox “Thông tin nhà sản xuất” gồm:
Một combobox cho phép nhập và chọn 1 mã nhà sản xuất có sẵn
trong cơ sở dữ liệu.
Bốn textbox lần lượt cho phép nhập và hiển thị “tên nhà sản xuất”,
“địa chỉ”, “số điện thoại”, “email”.
Các nút “đầu”, “trước”, “sau”, “cuối” có chức năng di chuyển
giữa các bản ghi thông tin nhà sản xuất trong cơ sở dữ liệu.
Các nút “thêm mới”, “cập nhật”, “xóa” cho phép thêm mới, cập
nhật, xóa bỏ các thông tin của nhà sản xuất.
Groupbox “Danh sách các nhà sản xuất” có 1 datagridView cho phép
hiển thị các thông tin của các nhà sản xuất.
1.5. Form thêm mới mặt hàng gồm:
Groupbox “Thêm mặt hàng” gồm có:

Một combobox cho phép nhập và hiển thị mã nhà sản xuất
Năm textbox lần lượt cho phép nhập và hiển thị “mã mặt hàng”,
“tên mặt hàng”, “số lượng”, “giá nhập”, “giá xuất”

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trọng Đáp – Lớp Tin 2 – K51

25


×