Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hoàn thiện pháp luật về hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 79 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRUỜNG ĐẠI IIỌC LUẬT HÀ NÔI

BÙI THI THANH TUYẾT

V ê tài:




' ■■

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ HÌNH THỨC
GIAI QUYẼT TRANH CHĂP KINH TÊ
BẰNG TRỌNG TÀI ở VIỆT NAM








LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC









CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 50515

t

L Ạ ẢĨ O
Người hướng dẫn: PTS.Luật học.Dương Đ ăng Huệ
PHÓ vụ TRƯỞNG vụ PHÁP LUẠT d a n s ự KINH TẾ - BỘ TƯ PHÁP


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ 4
CIỈƯƠNG Ị : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THÚC GIẢI QƯYÊT
TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG TRỌNG TÀ I...................................... 10

1. Sơ lược vê các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế...........................10
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế................................................................... 10
1.2. T ự giải quyết ( thương lượng).................................................................... 12
1.3. Hoà giải.........................................................................................................13
1.4. Ttìà án................................................................................... ........................ 14
1.5. Trọng tài....................................................................................................... 17
2. Trọng tài-Bản chất và sự ưu việt của nó so với các hình thức
giải quyết tranh chấp khác.......................................................................17
2.1. Bản chất trọng tài....................................................................................... 77

2.2. Các loại trọng tài........................................................................................ 22
2.3. Những ưu việt của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài................... 25
2.3.1. So với toà án............................................................................................. 26
2.3.2. So với hình thức tự giải quyết (thương ỉượng)........................................ 28
2.3.3. So với hình thức hoà giải........................................................................... 28
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI
KINH TẾ Ở NUỚC TA .................................................................................30
1. Sơ lược lịch sử phát, triển của Trọng tài kinh t ế ở Việt nam .................. 30 ■
2. Pháp luật v ề Trung tâm Trọng tài Quốc t ế Việt nam................................... 33
2.1. Những ưu điểm cơ bản................................ .............................................. 35
2.2. Những nhược điểm cơ bản.........................................................................37
3. Pháp luật về Trọng tài kinh t ế theo Nghị định 116!cp............................ 40


3.1. Những ưu điểm cơ bản................................................................................41
3.2. Những nhược điểm cơ bản...................................................................... 43
4. Pháp luật Trọng tài kinh t ế
nổi chung.......................................................................................................46
4.1. Những ưu điểm cơ b ả n .............................................................................. 46
4.2. Những nhược điểm cơ bản.........................................................................48
CHƯƠNG 3: PHUƠNG HUỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRỌNG TÀI KINH TẾ Ở VIỆT N A M ......................................................................54
7. M ột s ố vấn đ ề chung...................................................................................... 54
ỉ .1. v ề hình thức văn bản cẩn xây dựng......................................................... 54
1.2. V ề tên gọi và phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật về
Trọng tài................................................................................................................56
1..3. v ề quản lý nhà nước đối với Trọng tài.................................................. 57
1.4. v ề hình thức Trọng tài............................................................................... 59
2. M ột s ố vấn đ ề cụ th ể trong nội dung của pháp luật v ề trọng tài
kinh t ế cần được hoàn thiện...................................................................... 60

2.1. V ề quy tắc tố tụng........................................................................................60
2.2. Vê thẩm quyền giải quyết........................................................................... 61
2.3. Về tho ả thuận Trọng tài............................................................................. 64
2.4. V ề Trọng tài viên.................................................................. ;................... 65
2.5. V ề quan hệ giữa Trọng tài với Toà án.....................................................66
2.6. Vê cơ c h ế cưỡng c h ế thi hành quyết đinh của trọng tài...................... 66
. Phân kết luận.....................................................................................................69
. Tài liệu tham khảo............................................................................................ 76


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ chế thị trường đang diễn ra hết sức sôi động và phức tạp. Ở nước ta,
các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng phong phú, nhất là sau khi Mỹ thiết lập
quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, và Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của ASEAN. Trong bối cảnh nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân nước
ngoài có quan hệ làm ăn buôn bán với Việt Nam như vâỵ, thì tranh chấp kinh
tế là một vấn đề khó tránh khỏi và nó cần phải được quan tâm giải quyết thoả
đáng, kịp thời. Cùng với sự gia tăng của các thành phần kinh tế, gia tăng các
doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh
nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài...) đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết
tranh chấp thể hiện quyền tự chủ của doanh nghiệp. Giải quyết một cách có
hiệu quả các tranh chấp kinh tế, một mặt, vừa giảm bớt những tổn thất về
kinh tế cho các bên tranh chấp, mặt khác vừa đảm bảo sự bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích sự
phát triển đẩu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Để đáp ứng được những vấn để nêu trên, cần phải có một hệ thống các cơ
quan giải quyết tranh chấp đa dạng phù hợp với tính chất, đặc thù của nền
kinh tế thị trường.

Nhộn thức được tầm quan trọng của vấn đề, từ ngày 01 tháng 07 năm
1994 Nhà nước ta đã thành lập Toà án kinh tế để giải quyết tranh chấp kinh tế.
Tuy vậy, trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế và nhiều tranh
chấp kinh tế như hiện nay thì việc chỉ có duy nhất một Toà án kinh tế là chưa
đủ. Dựa trên kinh nghiệm của các nước, đồng thời căn cứ vào tình hình kinh tế
xã hội của đất nước, ngày 28 tháng 03 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban


hành Quyết định số 204/TTg về thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam và ngày 05 tháng 09 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 116/CP
về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp (phi chính phủ).
Sự ra đời và phát triển của các Trung tâm trọng tài ở nước ta đã được
xem như đáp ứng được những đòi hỏi ở trên, góp phần làm đa dạng, phong
phú các cơ quan giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện để các nhà kinh doanh
có thể chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp với yêu cầu sản xuất,
kinh doanh của họ.
Tuy vậy, cho đến nay, thực tiễn hoạt động của các cơ quan Trọng tài kinh
tế ở Việt Nam cho chúng ta thấy những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt
động của cơ quan tài phán này còn có những khiếm khuyết và tổn tại, ảnh
hưởng không nhỏ đến vị trí và chức năng của Trọng tài kinh tế trong nền kinh
tế thị trường và thực sự là chưa đáp ứng được những yêu cầu của việc giải
quyết tranh chấp kinh tế hiện nay. Gần 05 năm đổi mới và cải cách cơ quan
tài phán kinh tế, ngoài Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được thành lập
trên cơ sở hợp.nhất hai Hội đồng (Hội đổng Trọng tài Hàng Hải và Hội đồng
Trọng tài Ngoại thương), chỉ mới có 04 Trung tâm Trọng tài được thành lập
theo Nghị định 116/CP; số lượng giải quyết tranh chấp gửi đến trọng tài cũng
rất ít.
Trong bối cảnh đó, tài phán kinh tế bằng trọng tài ở nước ta cũng đã có
những đổi mới căn bản về tổ chức và hoạt động. Mục đích của việc sửa đổi

và cải cách này là nhằm thiết lập một hệ thống các cơ quan tài phán kinh tế
phù hợp với cơ chế thị trường. Từ đó phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động
của cơ quan Trọng tài kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông
qua việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật các tranh chấp


kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà kinh doanh, không
phân biệt thành phần kinh tế.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về
trọng tài kinh tế ở. nước ta hiện nay cả về tổ chức và hoạt động càng sớm,
càng tốt để phát huy hiệu quả đích thực của cơ quan này trong việc giải quyết
tranh chấp kinh tế. Đây là những đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế thị trường
đặt ra cho chúng ta phải giải quyết. Điều này có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn và cũng chính là lý do khiến tôi lựa chọn vấn đề

“Hoàn thiện pháp luật

về hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài ở Việt Nam” làm đề
tài luận án tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ luật học.
2. Tỉnh hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh
chấp rất phổ biến ở hầu hết các nưóc trên thế giới có nền kinh tế thị trường.
Những vấn đề pháp lý về trọng tài phi chính phủ đã được nhiều lùật gia quan
tâm. Nhiều công trình đã được công bố như “Trọng tài kinh tế, cơ quan tài
phán mới trong kinh doanh ở nước ta” (PTS. Dương Đăng Huệ - Tạp chí Dân
chủ và Pháp lúật số 7, năm 1995); một số ý kiến về thực trạng và phương
hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay (PTS Đoàn
Năng - Tạp chí luật học số 1, 1995); giải quyết tranh chấp kinh tế và việc tham
gia Công ước New York 1958 môi trường pháp lý cho kinh doanh, thương mại
được hoàn thiện thêm một bước quan trọng (PTS Hà Hùng Cường - Diễn đàn

doanh nghiệp số 24/1995); một số đặc điểm của Trọng tài phi chính phủ ở
nước ta hiện nay (Hoàng Thế Liên, Phạm Hữu Nghị, Trần Hữu Huỳnh, NXB
thành phố Hồ Chí Minh 1993); một số đặc điểm của Trọng tài phi chính phủ
của nước ta hiện nay ( PTS Nguyên Am Hiểu -Tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 7-1995). Một loạt các công trình nghiên cứu dưới dạng các luận văn Thạc
sỹ luật học cũng đã được công bố. Đó là:

rb’*' & <*ổ»


Luân án Thạc sỹ Luật học “Tài phán kinh tế Việt Nam - thực trạng và
phương hướng hoàn thiện” (Nguyễn Thế Thành, 1995); Luận án Thạc sỹ Luật
học “Trọng tài phi Chính phủ - cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt
Nam” (Nguyễn Thị Thuận, 1996); Luận án Thạc sỹ Luật học “Những vấn đề
pháp lý về trọng tài kinh tế trong nền kinh tế thị trường” (Đỗ Thị Mai Hương,
1998); Luận án Thạc sỹ Luật học “Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án
quyết định dân sự của Toà án nước ngoài” (Nguyễn Thị Hoài Phương, 1997)...
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã đế cập đến trọng tài ở
nhiều khía cạnh khác nhau, đcã góp phần nhất định làm sáng tỏ nhận thức vế
trọng tài kinh tế. Nhưng cho đến nay chỉ có một số ít công trình nghiên cứu có
hệ thống và toàn diện về trọng tài phi chính phủ và pháp luật Trọng tài phi
chính phủ trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp
luật giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ở Việt Nam vẫn là vấn đề có tính
thời sự sâu sắc.

i

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là:
Thứ nhất, phân tích bản chất và tính ưu việt của tài phán trọng tài trong

nền kinh tế ở Việt Nam, đưa ra những ưu điểm và nhược điểm cơ bản của pháp
luật trọng tài kinh tế hiện hành.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực tế tổ chức và hoạt động của trọng tài,
đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế, nhằm tạo
cơ chế giải quyết tranh chấp thuận tiện, đáp ứng được yêu cầu của các nhà
kinh doanh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trọng tài là một vấn đề rất lộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học.
Luận án này không có tham vọng giải quyết tất cả mọi vấn đề mà chỉ tập trung


giải quyết một số vấn đề pháp lý liên quan đến bản chất, tính ưu việt của .cơ
quan trọng tài kinh tế ở nước ta cũng như thực trạng pháp luật về trọng tài để
trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp mang tính chất định hướng cho việc
hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế ở nước ta.
5. Phưong pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về hình thức giải quyết
tranh chấp kinh tế bằng trọng tài ở v iệ t Nam” trên cơ sở vận dụng các quan
điểm của Đảng về đổi mới kinh tế và pháp luật. Chúng tôi đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin như phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử... để nghiên cứu trọng tài phi chính phủ. Luận án
cũng chú ý đến phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và
phương pháp hệ thống.
6. Nhữìig cái mói của luận án
Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về tài phán trọng tài ở Việt
Nam mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa giải quyết triệt để. Cụ thể,
phân tích bản chất của trọng tài là thỏa thuận và xét xử. Cũng từ việc phân
tích một cách hệ thống cơ quan tài phán trọng tài, tác giả phân tích, vai trò của
trọng tài kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Luận văn cũng đánh giá thực
trạng của pháp luật trọng tài v iệ t Nam. Ngoài ra cái mới của luận án còn là ở

chỗ, tác giả không chỉ dừng lại nhận thức thực trạng tổ chức và hoạt động
của trọng tài mà còn đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện
pháp luật vể trọng tài với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp mới
trong kinh doanh ở Việt Nam.
7. Nội dung co bản của luận án
Nội dung cơ bản của luận án ngoài phần mở đầu và kết luận được thể
hiện ở 3 chương.

c ìy p> <*ổ>


Chương Ị : Khái quát chung về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng
trọng tài.
ở chương này ngoài việc xác định khái niệm tranh chấp kinh tế và
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp kinh tế, tác giả chủ yếu đề cập đến 4 hình
thức giải quyết tranh chấp kinh tế cơ bản đó là thương lượng, hòa giải, toà án,
trọng tài.
Bản chất của trọng tài kinh tế và tính ưu việt của nó cũng được đề cập
đến tại chương này.
Chương II: Thực trạng về pháp luật trọng tài kinh tế
Trong chương này tác giả nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Trung tâm trọng tài kinh tế phi chính phủ
(Theo Nghị định 116/CP). Qua đó tác giả đã đưa ra được những ưu điểm và
hạn chế cơ bản của pháp luật trọng tài kinh tế ở Việt Nam, làm cơ sở lý luận
và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề nêu ra ở chương III.
Chương ĨII: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về trọng tài kinh tế
Đây là chương chính của bản luận văn. Trong chương này tác giả đưa ra
những giải pháp quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế.
Phán kết luân:
Phần này sẽ trình bày các kiến nghị của tác giả nhằm mục đích hoàn

thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH TẾ BẰNG TRỌNG TÀI

1.

So lược vê các hình thức giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế thị

trường
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế
Dưới góc độ pháp lý, tranh chấp được hiểu là những bất đồng, những
mâu thuẫn giữa các bên về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ một quan hệ pháp
luật cụ thể.
Như vậy, xác định khái niệm tranh chấp kinh tế luôn gắn với việc xác
định khái niệm quan hệ pháp luật kinh tế. Cho đến nay, quan hệ pháp luật
kinh tế còn được hiểu ở những nghĩa rộng hẹp khác nhau, cho nên tranh chấp
kinh tế cũng có thể được hiểu theonghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng tranh chấp kinh tế là những tranh chấp phát sinh từ những quan hệ pháp
luật kinh tế nói chung, bao gồm những tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế
như: tranh chấp lao động, tranh chấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tranh
chấp trong việc quản lý sử dụng đất, tranh chấp trong kinh doanhv.v..
Theo nghĩa hep, tranh chấp kinh tế là những tranh chấp phát sinh từ
những quan hệ kinh tế theo nghĩa hẹp, cụ thể là những tranh chấp phát sinh từ
những quan hệ trong kinh doanh, tức là những tranh chấp phát sinh trong việc
thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lời.

Trong khuôn khổ bản luận văn, chứng tôi chỉ xem xét khái niệm tranh
chấp kinh tế ở nghĩa hẹp của nó. ở nghĩa này, tranh chấp kinh tế có những đặc
điểm cơ bản sau:


Thử nhất, tranh chấp kinh tế là những tranh chấp phát sinh chủ yếu giữa
các chủ thể kinh doanh;
Thứ hai, tranh chấp kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh hoặc
liên quan đến kinh doanh;
Thử bơ, các chủ thể của tranh chấp kinh tế có địa vị pháp lý đối với
nhau;
Thứ tư, tranh chấp kinh tế luôn gắn liền với yếu tố tài sản
Những đặc điểm của tranh chấp kinh tế nói trên đã thể hiện được tương
đối đầy đủ bản chất của quan hệ kinh tế ( theo nghĩa hẹp) và tranh chấp kinh
tế. Đó là sự phản ánh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của các nhà
kinh doanh trong quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Đây cũng là những đặc điểm mà
chúng ta không thể không xem xét khi phân biệt tranh chấp kinh tế và tranh
chấp dân sự.
i

Tóm lại, mặc dù pháp luật hiên hành của Nhà nước ta chưa có đinh nghĩa
cụ thể về tranh chấp kinh tế, nhưng tranh chấp kinh tế có thể hiểu là những
mâu thuẫn, những bất hoà trong việc thực hiện quyến và nghĩa vụ phát sinh từ
các mối quan hệ trong kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh.
Tranh chấp kinh tế có thể chia ra nhiều loại khác nhau. Theo quy định
của Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Điều 1 Nghị
định 116 CP ngày 5 tháng 9 năm 1996 về tổ chức và hoạt động của trọng tài
phi chính phủ, những tranh chấp sau đây được coi là tranh chấp kinh tế.
- Các tranh chấp về hợp đổng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhăn với cá nhân có đăng ký kinh doanh;

- Các tranh chấp giữa Công ty vói các thành viên của Công ty, giữa các
thành viên công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể công
ty;


- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
- Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật
Tranh chấp kinh tế là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa chủ thể tham
gia hoạt động kinh tế. Tranh chấp kinh tế có thể phát sinh do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Tranh chấp kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các
bên có tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của những người khác. Chẳng
hạn khi A không thanh toán hợp đồng cho B thì có thể dẫn đến B không có
điều kiện tài chính để thực hiện một nghĩa vụ khác với c , D... Như vậy, tranh
chấp giữa A và B đã có ảnh hưởng đến lợi ích của c và D... Chính vì vậy,
giải quyết tranh chấp kinh tế là một việc làm hết sức quan trọng nhằm bảo vệ
lợi ích của các bên có tranh chấp nói riêng và lợi ích của xã hội nói chung.
Xuất phát từ tính đa dạng, phức tạp của quan hệ kinh tế trong nền kinh tế
thị trường, trên cơ sở của nguyên tắc tự do định đoạt, tranh chấp kinh tế có thể
được giải quyết dưới những hình thức khác nhau: tự giải quyết, hòa giải, tòa
án, trọng tài.
1.2. Tự giải quyết (thương lượng)
Tự giải quyết là hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến. Việc giải
quvết tranh chấp bằng hình thức này không chỉ được giới kinh doanh của Việt
Nam, mà còn được giới kinh doanh của nhiều nước trên thế giới ưa thích.
Thành công hay thất bại của hình thức tự giải quyết chủ yếu phụ thuộc vào
thiện chí của các bên tranh chấp. So với hình thức giải quyết tranh chấp tại tòa
án hay trọng tài, hình thức tự giải quyết tranh chấp ít tốn kém hơn và mức độ
phương hại đến các quan hệ kinh doanh cũng không đáng kể. Kết quả đạt
được của hình thức này không phải là phán quyết qua xét xử, mà đó là giải
pháp được hình thành từ quá trình đàm phán trao đổi giữa các bên. Từ đó các

nhà kinh doanh hiểu rõ về quyền lợi cơ bản và những bế tắc nảy sinh từ những
bất đổng giữa họ. Chính vì thế họ có thể thoả thuận nhất trí được với nhau và


quan trọng hơn khi tranh chấp được giải quyết thì các nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp giữa họ mới có thể được loại trừ. Các hình thức giải quyết tranh
chấp khác khó có thể đưa đến những kết quả như vậy.
Dấu hiệu đặc trưng của hình thức tự giải quyết là các bên cùng nhau bàn
bạc, thỏa thuận giải quyết các bất đổng, mà không có sự tham gia của bất cứ
bên thứ ba nào, tức là không đòi hỏi sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào
của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.
Tuy nhiên, cũng do tuỳ thuộc vào thiện chí của các bên khi giải quyết
tranh chấp mà hình thức giải quyết tranh chấp này có hạn chế của nó. Đó là,
chỉ cần một trong các bên thiếu thiện chí thì hình thức giải quyết tranh chấp
này sẽ chấm dứt, tức là sẽ dẫn đến chỗ bế tắc và buộc các bên phải tìm kiếm
hình thức giải quyết tranh chấp khác. Hơn nữa, việc tự giải quyết tranh chấp là
một thủ tục có tính chất riêng rẽ, nội bộ, cho nên các giải pháp đạt được trong
quá trình đàm phán đó chỉ có thể được đảm bảo thực hiện bằng chính các bên
tranh chấp chứ không thổ bằng một cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế nào. Vì
vậy tính “khả thi” của những kết quả đạt được trong quá trình thương lượng
cũng rất mong manh.
1.3. Hòa giải
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp mà ở đó các bên giải quyết
tranh chấp của mình dưới sự giúp đỡ, cố vấn của bên thứ ba. Hình thức này có
những đặc điểm sau:
- Các bên tranh chấp chỉ định một bên thứ 3 để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đàm phán.
- Bên thứ ba không có quyền quyết định tranh chấp.



-

Một khi các bên đạt được sự nhất trí trong việc giải quyết tranh chấp thì

sự nhất trí đó phải được thể hiện bằng văn bản; văn bản này có giá trị pháp lý
bắt buộc.
Khác với giải quyết bằng tòa án hay trọng tài, trong hình thức hòa giải,
bên thứ ba không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ
vấn đề gì; vai trò của bên thứ ba chỉ là giúp đỡ, thúc đẩy các bên bằng cách
gợi ý, thuyết phục các bên để họ đi đến thỏa thuận. Thực chất bên thứ ba là
người hỗ trợ cho các cuộc đàm phán trực tiếp của các bên.
Hình thức hòa giải có thể thành công hay không là do sự kết hợp của hai
yếu tố quan trọng của bất kỳ cuộc đàm phán nào, đó là sự trao đổi thông tin và
sự tin cậy lẫn nhau. Vì vậy bên thứ ba phải là người mà các bên tranh chấp tin
cậy để có thể trao đổi những quan điểm, lập trường riêng tư, đích thực của họ
trong vụ tranh chấp.
Khi người thứ ba nắm được các sự kiện đồng thời lại biết những chi tiết
riêng tư trong lập trường của cả hai bên thì họ có thể tháo gỡ được những bế
tắc, hàn gắn được sự khác biệt giữa các bên. Tuy nhiên, hình thức giải quyết
tranh chấp này cũng có những nhược điểm nhất định. Do đặc thù của hình
thức hòa giải mà có những trường hợp, việc áp dụng hình thức này không
thích hợp, chẳng hạn như khi các bên không muốn tìm một biện pháp thỏa
hiệp. Ngoài ra trong quá trình hòa giải, mỗi bên có quyền tước đi của bên thứ
ba (người hòa giải), thậm chí hủy bỏ việc hòa giải ở bất cứ thời điểm nào. Đây
cũng chính là một điểm hạn chế của hình thức giải quyết bằng hòa giải.
1.4. Tòa án
Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán của nhà
nước thực hiện.



Hình thức giải quyết tranh chấp này được sử dụng khi hình thức tự giải
quyết, hoà giải không đem lại kết quả và các bên cũng không có thỏa thuận
đưa vụ tranh chấp giải quyết tại trọng tài. Tuy nhiên, sau khi thụ lý hồ sơ Toà
án có nghĩa vụ hướng dẫn các bên hoà giải. Nếu hoà giải không thành Toà án
ra Quyết định mở phiên toà xét xử vụ tranh chấp kinh tế đó. Thủ tục này được
pháp luật nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam qui định.
Thực hiện nền kinh tế thị trường, để giải quyết nhanh chóng, kịp thời, và
đúng đắn, các tranh chấp kinh tế, ở các nước tư bản, bên cạnh các tổ chức
trọng tài thương mại phi chính phủ còn thành lập tòa án. Ở một số nước, việc
giải quyết tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền của tòa án thường như Mỹ,
Nhạt, ở một số nước khác lại thành lập Tòa án Thương mại với tư cách là một
Tòa án chuyên trách trong hệ thống các cơ quan tư pháp để giải quyết các
tranh chấp kinh tế. ở Cộng hoà Liên bang Đức, Tòa án Thương mại nằm trong
hộ thống Tòa án Tư pháp - một Tòa án độc lập trong hệ thống Tòa án Bang.
Tòa án Thương mai Đức xét xử các tranh chấp khi các bên đương sự là thương
gia. Theo đề nghị của một bên, Toà án có thể chuyển các bên sang Toà án
thông thường để giải quyết trong các trường hợp đặc biệt chẳng hạn như có
những khó khăn lớn để có thể ra một quyết định theo lẽ công bằng vì thế cần
phải có quyết định có giá trị của Toà án. Trong trường hợp này không phải trả
phí trọng tài. ( khoản 3, điều 5, Quy tắc trọng tài thường xuyên bên cạnh Uỷ
ban Trọng tài Đức). Nếu một bên không là thương gia thì do tòa án dân sự giải
quyết. Nhưng về tố tụng thì Cộng hòa Liên bang Đức chỉ có một Bộ luật tố
tụng dân sự thống nhất, áp dụng chung cho việc giải quyết cả tranh chấp dân
sự lẫn thương mại.
ở Việt Nam, việc tổ chức, hoạt động của Tòa án kinh tế được xây dựng
phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Theo
Luật sửa đổi bổ sung một số điểu của Luật tổ chức tòa án Nhân dân được


Quốc hội nước ta thông qua ngày 01/07/1994 thì Tòa kinh tế được tổ chức

thành Tòa chuyên trách của Tòa án Nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Tòa án Nhân dân tối cao. Tại Tòa án Nhân dân cấp quận,
huyện.... (gọi chung là cấp huyện) không thành lập Tòa chuyên trách về kinh
tế mà chỉ có một số thẩm phán kinh tế có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ
kinh tế có giá trị tranh chấp từ 50 triệu đồng trở xuống (trừ những vụ tranh
chấp có nhãn tố nước ngoài).
Tòa án kinh tế Việt Nam có một số đặc trưng cơ bản đó là:
- Tòa kinh tế không phải là một tòa án độc lập, nằm ngoài hệ thống tòa
án nhân dân. Các Tòa dân sự, Tòa hình sự, Tòa hành chính, Tòa lao động đều
là những bộ phận cấu thành của Tòa án nhân dân.
- Về mặt thẩm quyền, Tòa kinh tế có chức năng cơ bản là giải quyết các
tranh chấp kinh tế. Ngoài ra, Tòa kinh tế cũng là một cơ quan duy nhất có
thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Về các hoạt động tố tụng do tòa án thực hiện cũng có những tính chất
riêng của nó. Cái riêng đó được thể hiện khá rõ nét trong những qui định của
pháp luật về thẩm quyền, về thủ tục giải quyết...
Tố tụng kinh tế Việt Nam được xây dựng trên những nguyên tắc đã trở
thành thông lệ trên thế giới, như nguyên tắc đảm bảo hai cấp xét xử, bình
đẳng trước pháp luật, đương sự tự chứng minh, các phán quyết được đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Tuy nhiên, cũng như pháp
luật của nhiều nước trên thế giới trong tố tụng toà án có giai đoạn hoà giải bắt
buộc, thủ tục này được tiến hành sau khi toà án thụ lý hổ sơ vụ án. Nếu hoà
giải không thành toà án mới tiếp tục tiến hành các hành vi tố tụng khác của
mình.


ựÁ ỉũ
Nhìn chung thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường xét xử
của tòa án có ưu thế lớn, đó là, các phán quyết của tòa án có hiệu lực thi hành
cao. Bên cạnh những ưu thế, hình thức đó cũng có những hạn chế nhất định,

mà nổi bật nhất là thủ tục giải quyết chặt chẽ cứng nhắc, thời gian xét xử kéo
dài, nguyên tắc xét xử công khai... Những đặc điểm này của tố tụng Toà án
kinh tế rõ ràng là không phù hợp với tính chất nghề nghiệp và tâm lý của các
nhà kinh doanh.
1.5. Trọng tài
Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp, mà ở đó có một bên thứ
ba độc lập quyết định tranh chấp của các bên. Quyết định của trọng tài có tính
chất bắt buộc và các bên không có quyền khiếu nại hay kháng án lên bất kỳ
một cơ quan trọng tài nào hoặc cơ quan toà án nào.
Giải quyết bằng trọng tài thể hiện sự thỏa thuận và xét xử. Do đó, nếu
pháp luật qui định việc giải quyết tranh chấp bất đổng phải đưa ra một cơ quan
tổ chức nào đó mà không do các bên thỏa thuận thì tổ chức này không phải là
một cơ quan trọng tài theo đúng nghĩa của nó. Sự thoả thuận và xét xử của
trọng tài là dấú hiệu quan trọng để phân biệt giữa hình thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài với các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Tuy vậy,
trước khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết, trọng tài có nghĩa vụ giúp đỡ các
bên hoà giải. Nếu hoà giải không đạt kết quả mới tiến hành phán quyết.
2.

Trọng tài - Bản chất và sự ưu việt của nổ so vói các hình thức giải

quyết tranh chấp khác
2.1. Iĩản chất trọng tài
Trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trọng tài có thể được nghiên cứu với tư cách là một hình thức giải quyết
tranh chấp kinh tế. Trọng tài cũng có thể được nghiên cứu với tư cách là một
cơ quan (một tổ chức giải quyết tranh chấp). Dưới đây chúng tôi nghiên cứu


trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế nhằm xác

định bản chất của cơ quan tài phán này.
Nghiên cứu trọng tài ở nhiều nước trên thế giới, dễ dàng nhìn thấy chúng
có những điểm khác nhau về tên gọi, vế mô hình tổ chức, về hình thức tồn tại.
Những sự khác nhau đó có được là do đặc điểm phát triển kinh tế xã hội cũng
như tập quán lập pháp của mỗi nước. Nhưng nhìn chung, bản chất của chúng
là một. Bản chất của trọng tài được thể hiện trong những đặc trưng về cơ cấu
tổ chức và về tố tụng.
V ề cơ câu tổ chức, trọng tài có những đặc trưng sau:
Thứ nhất. các tổ chức trọng tài tổn tại với tư cách là những tổ chức xã hội
nghề nghiệp, chúng không nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
và cũng không phải là một cơ quan tài phán tư pháp. Các Trung tâm trọng tài
là các tổ chức xã hội nghề nghiệp của các nhà kinh doanh được lập ra để giải
quyết các tranh chấp kinh tế (thương mại), bảo vệ quyền lợi cho các nhà kinh
doanh. Vì thế, Lổ chức các trọng tài hoàn toàn không mang tính quyền lực nhà
nước, chúng cũng không chịu sự can thiệp trực tiếp của nhà nước hay chi phối
của nhà nước về tổ chức, nhãn sự, tài chính. Chính vì vậy tổ chức trọng tài
được nhiều người gọi là Trọng tài phi chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần nhấn
mạnh, dù có tên gọi là tổ chức phi chính phủ, không được nhà nước thành lập
và không đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước, nhưng hoạt động của
các Trung tâm trọng tài vẫn chịu sự chi phối của nhà nước ở những mức độ
nhất định.
Nhà nước thực hiện việc chi phối này thông qua hệ thống luật lệ do nhà
nước ban hành. Các Trung tâm trọng tài hoạt động trong khuôn khổ của pháp
luật như các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác.
Thứ hai, ngoài sự độc lập về tổ chức và tài chính đối với nhà nước, các cơ
quan trọng tài cũng độc lập với nhau, giữa chúng không có mối liên hệ phụ


thuộc mà chỉ có quan hệ hợp tác. Mỗi cơ quan đều có một vị trí bình đẳng với
nhau cho dù đó là trọng tài trong nước hay quốc tế. Khi có tranh chấp xẩy ra,

các đương sự có thể yêu cầu bất kỳ một cơ quan trọng tài nào đứng ra giải
quyết vụ tranh chấp; mọi phán quyết của Trung tâm trọng tài đều có giá trị
pháp lý như nhau. Đặc biệt, qui tắc tố tụng và mức thu lệ phí trọng tài là
những nội dung thường có sự qui định khác nhau ở các cơ quan trọng tài.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức quản lý của mỗi Trung tâm trọng tài thường rất
gọn nhẹ và linh hoạt. Trong trường hợp trọng tài được tổ chức dưới hình thức
công ty thì tổ chức của nó cũng gọn nhẹ hơn nhiều so với cơ cấu tổ chức của
công ty. Kinh phí hoạt động của cơ quan trọng tài được lấy từ các khoản thu
nhập của Trung tâm.
Thứ tư, Trung tâm trọng tài tiến hành hoạt động bởi đội ngũ trọng tài
viên. Trọng tài viên không là công chức nhà nước. Các trọng tài viên được trả
thù lao theo từng vụ việc. Họ có thể làm việc tại Trung tâm theo chế độ
thường xuyôn hoặc theo chế độ khác.
Thứ năm, mỗi Trung tâm đều xây dựng một bản qui tắc tố tụng riêng cho
Trung tâm. Bản qui tắc tố tụng đó qui định chi tiết về trình tự, thủ tục giải
quyết tranh chấp phù hợp với Trung tâm đó. Mặc dù có những đặc thù riêng
của mỗi cơ quan trọng tài, nhưng các Bản qui tắc tố tụng đó đều được xây
dựng trên các nguyên tắc được quy định trong Bản qui tắc trọng tài do ủ y ban
của Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế thông qua năm 1976.
Bản chất của trọng tài kinh tế được thể hiện rõ nét ở thủ tục tố tụng do cơ
quan này tiến hành.
Như đã trình bày ở trên, trọng tài phi chính phủ ra đời là do các nhà kinh
doanh muốn có một cơ quan giải quyết tranh chấp theo một thủ tục tố tụng
riêng đáp ứng những nhu cầu có tính chất nghề nghiệp của họ mà tố tụng tòa
án không thể đáp ứng được. Họ không muốn liên quan đến tòa án, bởi ở đó


các bí mật kinh doanh có thể bị bại lộ, thời gian giải quyết tranh chấp có thể
bị kéo dài. Điều đó đòi hỏi tố tụng trọng tài phải có những đặc trưng riêng. Cụ
thể:

Thứ nhất, việc phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp được dựa trên
sự tự dịnh đoạt của các đương sự mà không phụ thuộc vào nơi cư trú hoặc nơi
đặt trụ sở chính của bên bị đơn. Các bên có sự thỏa thuận rõ ràng về việc yêu
cầu một cơ quan trọng tài nào đó ở bất cứ nơi đâu giải quyết. Khi vụ việc được
các bên thoả thuận yêu cầu đưa ra cơ quan trọng tài nào thì cơ quan trọng tài
đó thụ lý và giải quyết.
Mọi trường hợp khi không có sự thỏa thuận của các bên đương sự về lựa
chọn trọng tài thì Trung tâm trọng tài nhận đơn đều phải trả lại đơn kiện cho
đương sự. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng của tố tụng trọng tài, nó đảm
bảo tính tối đa quyền tự định đoạt của đương sự, đồng thời nó cũng chỉ rõ
thêm tính chất của cơ quan trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chỉ giải
quyết tranh chấp hay bất đồng khi có sự lựa chọn của các đương sự.

Thứ hai, khác với tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài không hình thành nhiều
cấp xét xử. Các tranh chấp đưa ra trọng tài chỉ được xét xử một lần; phán
quyết của trọng tài mang tính chất chung thẩm, mà không có thủ tục kháng
cáo, kháng nghị như tố tụng toà án.
Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở nguyên tắc này,
quá trình giải quyết tranh chấp có thể được rút ngắn, tiết kiệm được các chi
phí cho các bên tranh chấp và hạn chế tối đa sự gián đoạn trong kinh doanh.
Thứ ba, các trọng tài viên do các đương sự lựa chọn trong danh sách
trọng tài viên. Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ có quyền chỉ định trọng tài
viên trong trường hợp có yêu cầu của các đương sự, hoặc các đương sự không
lựa chọn được trọng tài viên cho mình. Các trọng tài viên phải hoàn toàn độc
lập, khách quan, vô tư trong việc giải quyết tranh chấp, không bị chi phối bởi


ý chí của bất cứ người nào. Nhờ đó phán quyết của trọng tài thường công
bằng. Pháp luật cũng qui định cho các đương sự có quyền khước từ trọng tài
viên, nếu có những căn cứ cho thấy trọng tài viên có thể không vô tư trong

việc giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, không áp dụng nguyên tắc xét xử tập thể trong tố tụng trọng tài.
Việc giải quyết tranh chấp bởi bao nhiêu trọng tài viên là căn cứ vào ý chí của
các bên tranh chấp. Các đương sự có thể lựa chọn một trọng tài viên phụ trách
hoặc một hội đổng trọng tài. Trường hợp có một hội đồng trọng tài, các trọng
tài viên cũng độc lập đánh giá sự việc theo cách hiểu của mình một cách
khách quan, trung thực. Chính sự độc lập, khách quan đó đảm bảo cho quyền
tự chủ của các trọng tài viên, đồng thời đảm bảo được tính chính xác cao của
các phán quyết trọng tài.
Thứ năm, các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài có thể được
tiến hành một cách không công khai do yêu cầu của các đương sự. ,
Hình thức họp kín làm cho việc xét xử của trọng tài có tính chất nội bộ,
không làm bùng nổ dư luận, bảo đảm được uy tín của các đương sự trên
thương trường.'
Thứ sáu, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chủ yếu được tiến hành
thông qua việc dàn xếp những xung đột bất đồng giữa các bên tranh chấp. Các
trọng tài viên chỉ đóng vai trò người trung gian để các bên thương lượng hoà
giải với nhau về những bất đồng giữa họ. Chỉ khi nào các bên không hoà giải
được thì trọng tài viên mới ra phán quyết. Phán quyết cuối cùng của trọng tài
viên được tuyên dựa trên những nguyên tắc pháp luật và những yêu cầu của
tính công bằng.
Thứ bảy, Các bôn thi hành phán quyết dựa trên tính tự giác cao mà ít khi
cần đến sự cưỡng chế. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thi hành
phán quyết của trọng tài thì theo yêu cầu của bên kia, toà án có thể ra quyết


định công nhộn và cưỡng chế thi hành, phán quyết đó, phù hợp với các qui
định có liên quan của luật tố tụng dân sự. Vấn đề này được ghi nhận tại Điều
62 Luật trọng tài Trung Hoa.
Rõ ràng, tố tụng trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp có nhiều

điểm ưu việt. Nó thể hiện tính tối đa quyền định đoạt của các đương sự, và bảo
vệ một cách tốt nhất lợi ích của mỗi bên tranh chấp, và vì vậy phương thức
giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng trọng phù hợp với đặc điểm của cơ
chế thị trường và được các nhà kinh doanh ưu chuộng.
2.2. Các loại trọng tài
Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp được các nhà kinh
doanh ưa chuộng. Trọng tài ra đời là kết quả của việc đảm bảo quyền tự do
hợp đổng, tự do thoả thuận và tự do định đoạt của các nhà kinh doanh trong
việc giải quyết tranh chấp kinh tế.
Hiện nay trên thế giới đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển, các cơ quan trọng tài kinh tế được thành lập rất sớm và hoạt động có
hiệu quả. Ở hầu hết các nước này đều có một hệ thống các văn bản pháp luật
điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của trọng (xem danh mục tài liệu tham
khảo, trang 76, 77, 78).
Nội dung chủ yếu của các văn bản đó ghi nhận tên gọi của các cơ quan
trọng tài, mô hình, tổ chức trọng tài, đặc biệt là cơ cấu tổ chức của các loại
trọng tài cụ thể.
Ngoài ra một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về trọng tài
ở các nước trên thế giới đó là thủ tục tố tụng trọng tài. Dưới đây chúng tôi lần
lượt xem xét những nội dung cụ thể trong các văn bản pháp luật về trọng tài.


Trước hết nói về mô hình và cơ cấu của các loại trọng tài. Theo quy định
của pháp luật, trọng tài có thể tồn tại dưới hai hình thức là trọng tài ad - hoc
và trọng tài thường trực.
Trọng tài ad - hoc là hình thức trọng tài được sử dụng rộng rãi ờ các nước
trên thế giới. Đây là hình thức trọng tài được xuất hiện rất sớm. Trọng tài viên
được lựa chọn một lần để giải quyết một vụ tranh chấp nào đó.
Trọng tài ad - hoc do các bên thoả thuận lập ra. Khi có tranh chấp xẩy ra,
một bên đương sự có quyền chọn một trọng tài viên, hai trọng tài viên đó sẽ

chọn một trọng tài viên thứ ba để có một hội đồng trọng tài gồm ba người.
Cùng với việc chọn trọng tài ad - hoc, các bên tham gia có thể thoả thuận một
quy định mẫu chung về trọng tài. Điển hình cho việc quy định mẫu về trọng
tài là “ Bản quy tắc trọng tài” của UNCITRAL thông qua ngày 28 tháng 04
năm 1976 và đạo luật MODEL LAW của UNCITRAL ngày 21 tháng 06 năm
1985).
Nói chung tổ chức và tô tụng của trọng tài ad - hoc khá đơn giản, có thể
tiết kiệm được thời gian và chi phí. Nhưng hình thức trọng tài này chỉ thích
hợp với những'tranh chấp mà các đương sự là những người có hiểu biết vẻ
pháp luật và có kinh nghiệm trên thương trường.
Trọng tài thường trực là một mô hình có kết cấu tổ chức rõ ràng, có điều
lệ hoạt động, có đanh sách trọng tài viên để các đương sự có thể lựa chọn
người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ.
Trên thế giới các tổ chức trọng tài phi chính phủ thường trực được tổ
chức dưới nhiều dạng khác nhau như:
+ Trung tâm trọng tài bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp.
Trọng tài phi chính phủ được tổ chức theo hình thức này có ở nhiều các quốc
gia để giải quyết tranh chấp trong nước và quốc tế như Việt Nam, Thái Lan,
Trung Quốc, Thuỵ Điển...


+ Các Trung tâm trọng tài được tổ chức dưới dạng công ty (theo luật
Công ty) hoặc Hiệp hội có đăng ký (theo luật Hiệp hội) như Trung tâm Trọng
tài Quốc tế Singapore, Trung tâm trọng tài Hồng Kông (KHIAC); Trung tâm
Trọng tài thương mại ú c (ACDC)...
Tuy được tổ chức dưới nhiều dạng khác nhau nhưng các tổ chức trọng tài
đều là tổ chức phi chính phủ, không phải là một tổ chức nhà nước.
Các tổ chức trọng tài thương mại đều tự hạch toán tài chính, lấy thu bù
chi. Cơ cấu tổ chức hoạt động của trọng tài thương mại rất gọn nhẹ bao gồm:
+ Hội đồng quản trị: Bao gồm các sáng lập viên làm việc chuyên trách

hoặc kiêm nhiệm. Hội đổng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết
định mọi vấn đề về tổ chức và họat động của Trung tâm trọng tài. Số lượng
thành viên hội đồng quản trị được qiu định tuỳ thuộc vào tổ chức của mỗi
Trung tâm trọng tài cụ thể.
+ Ban thư ký là tổ chức thường trực của Trung tâm. Tổng thư ký là người
đại diện hợp pháp của Trung tâm và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của
Trung tâm. Tổng thư ký thường là những chuyên gia chuyên nghiệp.
Về quy tắc tố tụng trọng tài ở các Trung tâm trọng tài có sự khác nhau,
nhưng nói chung là giống nhau vì phần lớn đều theo quy tắc trọng tài
UNCITRAL.
ở Việt Nam, pháp luật chỉ mới ghi nhận loại trọng tài thường trực và
đang tồn tại hai hình thức trọng tài, đó là: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam và Trung tAm trọng tài kinh tế theo Nghị định 116/CP.
Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động, cũng như các quy tắc tố
tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bao gồm:


×