Tải bản đầy đủ (.pdf) (300 trang)

Bài giảng huấn luyện an toàn lao động cho NHÓM 1; 3; 4;

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.12 MB, 300 trang )


Câu hỏi đầu tiên:

Ai trong số các bạn cho
rằng: An toàn là vô
cùng quan trọng trong
LĐSX?


Câu hỏi thứ hai:

Ai trong số các bạn
muốn không bao
giờ gặp TNLĐ?


BẠN
MUỐN,
TÔI
MUỐN,
(…)
MUỐN.

Cùng
nhau
hành
động!


THỎA THUẬN DANH DỰ


Nên làm

Đúng giờ

Đóng góp xây
dựng bài học


THỎA THUẬN DANH DỰ

Không nên

Làm việc
Mất trật tự
riêng


MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

MỤC ĐÍCH

• Giới thiệu quy định mới về
chính sách, chế độ về công
tác an toàn vệ sinh lao động.

YÊU CẦU

• Áp dụng linh hoạt, chính xác
đảm bảo việc thực hiện đúng
quy định pháp luật về công

tác AT-VSLĐ.


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1. Hiến pháp năm 1992, Điều 56 quy định “Nhà nước ban hành
chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian
lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo
hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công
ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội
đối với người lao động”.


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

3. Luật an toàn, vệ sinh lao động do Quốc hội ban hành năm 2015;
Luật số: 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO
ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI
4. Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ:
Bộ luật Lao động có được thực hiện trên thực tế hay không, đồng thời quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể có được thực hiện triệt để hay không là còn phụ
thuộc vào các văn bản do Chính phủ ban hành như: Nghị định, chỉ thị và quyết
định để quy định chi tiết Bộ luật lao động:

a. Nghị định số 45/CP/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi
tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
và an toàn lao động,vệ sinh lao động;


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
b. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và
đưa lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
c. Nghị định số 45/CP ngày 6 tháng 4 năm 2005 qui định việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế
d. Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Quy định
thực hiện tuần làm việc 40 giờ (5 ngày làm việc/tuần) đối với các cơ
quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và khuyến nghị
các doanh nghiệp nhà nước tổ chức thực hiện.


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
4. Thông tư của Bộ và Thông tư liên Bộ:
Để quy định chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật do
Chính phủ, Quốc hội ban hành thì Bộ trưởng và cơ quan
ngang Bộ theo thẩm quyền đã ban hành hoặc phối hợp ban
hành ra văn bản chủ yếu là thông tư để quản lý Nhà nước về
2 lĩnh vực là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn
lao động,vệ sinh lao động.



NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC NGHỈ
NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. Mục đích ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động.
Mục đích của công tác BHLĐ.
Công tác BHLĐ là nghiên cứu , đề ra các biện pháp và tổ chức thực
hiện các biện pháp đó về tổ chức , về kỹ thuật nhằm các mục đích
sau :
Làm cho người lao động không bị tai nạn lao động , đảm bảo toàn
vẹn thân thể của người lao động trong suốt quá trình lao động .
Đảm bảo cho người lao động không bị tác hại nghề nghiệp và không
bị mắc bệnh nghề nghiệp
Cải thiện điều kiện làm việc , giảm nhẹ lao động nặng nhọc và
nguy hiễm .
Để người lao động nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi lao
động sản xuất , nhất là lao động ở những nơi có yếu tố độc hại ,


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
a. Khái niệm: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho
bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong
cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có
hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh
mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý
kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại

diện người sử dụng lao động.


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
b. Trường hợp bị tai nạn lao động:
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động,
xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc,
nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn
bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ
sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
- Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và
thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ
nơi làm việc về nơi ở.


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
c. Đối tượng áp dụng là: Cán bộ công chức, người lao động
( bao gồm cả người học nghề, tập nghề và thử việc).


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
c. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ
người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động :

-


Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà
không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

-

Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của
pháp luật.


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
.d trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không
nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động
tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ
cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không
tham gia bảo hiểm y tế.


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ
việc trong thời gian điều trị.
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo quy định tại Điều 38 và 39 của Bộ luật Luật
an toàn lao động năm 2015.



NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng
chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật
bảo hiểm xã hội .
+ Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho
cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả
khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội . Việc chi trả có thể
thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
+ Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà
không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao
động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường
với mức như sau:
. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ
tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
. Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người

lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho
thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao
động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng
40% mức quy định trên.


- Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định,
người lao động bị suy giảm 31% khả năng lao
động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ
sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được
hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
đ. Về thủ tục hồ sơ:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai
nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ
02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao
động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao
động, sự cố nghiêm trọng;


NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động chết

người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động
trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đó được
người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi
xét thấy cần thiết;
- Trong quá trình điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng mà
phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thanh tra lao động, người sử
dụng lao động phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự;


×