Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề tài: Nghiên cứu giao thức SIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 27 trang )

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU.......................................................................................................2
I. THÀNH PHẦN CỦA SIP...................................................................................3
1. User Agent ( UA).............................................................................................4
2. Máy chủ mạng (Network Server )....................................................................5
II.

CÁC BẢN TIN CỦA SIP................................................................................9

III.

HOẠT ĐỘNG CỦA SIP................................................................................11

1. Thiết lập và huỷ cuộc gọi SIP........................................................................12
IV.

TÍNH NĂNG CỦA SIP..................................................................................15

1. Tích hợp với các giao thức đã có của IETF...................................................15
2. Đơn giản và có khả năng mở rộng.................................................................16
3. Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối............................................................17
4. Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ và dịch vụ mới................................17
V.

MÔ PHỎNG..................................................................................................18
1. Mô Hình:........................................................................................................18
2. Cài đặt và cấu hình:........................................................................................19

1



I.

GIỚI THIỆU

Giao thức khởi tạo phiên (Session Initiation Protocol) là một giao thức
báo hiệu được sử dụng để thiết lập các phiên trong mạng IP, một phiên có
thể đơn giản là một cuộc gọi điện thoại 2 chiều, một thông báo danh sách
các tin nhắn hoặc một hội nghị sử dụng truyền thông đa chiều.


SIP (Session Initiation Protocol-Giao thức khởi tạo phiên) là một giao

thức điều khiển lớp ứng dụng mà có thể thiết lập, chuyển đổi và kết thúc các phiên
đa phương tiện như các cuộc điện thoại Internet. SIP cũng có thể mời các thành
phần tham gia tới các phiên đang tồn tại, như các cuộc hội thảo multicast. SIP hỗ
trợ trong suốt việc ánh xạ tên và tái định hướng các dịch vụ, mà hỗ trợ tính di động
của con người. SIP được phát triển bởi IETF, được coi là 1 phần của cấu trúc hội
thảo đa phương tiện Internet, được thiết kế để tương thích với các giao thức khác
như TCP, UDP, IP, DNS…Giao thức báo hiệu cho phép hai hay nhiều đầu cuối
thiết lập các phiên truyền đa phương tiện. Chức năng chính của giao thức báo hiệu:



Xác định điểm thiết bị hay ứng dụng đầu cuối
Liên lạc tới điểm đầu cuối xác định sự sẵn sàng để thiết lập phiên kết
nối




Trao đổi các thông tin media để cho phép phiên kết nối được thành lập



Thay đổi các phiên đã tồn tại



Ngắt các kết nối đã tồn tại



SIP cũng có khả năng mở rộng các dịch vụ và cung cấp các thông tin

về trạng thái online hoặc offline. Các chức năng đó bao gồm:


Công khai và upload trạng thái xuất hiện



Phân phát các yêu cầu về thông tin trạng thái xuất hiện
2




Truyền các instant messages.

Về đặc điểm SIP có nét tương đồng với H.323 cả hai đều có khả năng thiết

lập và truyền các cuộc gọi trong mạng internet. Tuy nhiên, khác với H.323, SIP là
một giao thức ngang hàng nên nó có thể xử lý được thông tin trong cấu trúc mạng
phức tạp, điều này không thể có được ở các mạng ứng dụng chuẩn H.323.
Tại Việt Nam, chuẩn SIP mới được đưa vào ứng dụng trong dịch vụ điện thoại
Internet quốc tế kể từ cuối năm 2005. Tiên phong cho ứng dụng này là
dịch vụ Voice777 của Trung tâm Viễn thông Thế hệ mới Việt Nam với nhiều
tính năng vượt trội đã tạo nên một làn sóng trong ngành viễn thông nước
nhà. Năm 2006, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) và Saigon
Postel cũng đang đầu tư công nghệ và đường truyền để cho ra đời những
dịch vụ mới sử dụng giao thức SIP.

I.

THÀNH PHẦN CỦA SIP

Giao thức SIP gồm hai thành phần chính là:
 Đại lý trạm người dùng (user agent )
 Máy chủ mạng (Network Server )

3


Hình 1: Cấu trúc của SIP
1. User Agent ( UA)
- User Agent ( UA) là một hệ thống cuối cùng hoạt động trên nhân danh của
người dùng, User Agent phải có khả năng thiết lập một session của phương tiện
này với các user agent khác. UA bao gồm User Agent Client (UAC) khởi tạo cuộc
gọi và User Agent Server (UAS) trả lời cuộc gọi. UAS và UAC chỉ là các thực thể
logic..
+ UAC là 1 phần của User Agent mà gửi yêu cầu và nhận các đáp ứng nhận

+ UAS là một phần của User Agent mà nhận yêu cầu và gửi các đáp ứng.
- User Agent (UA) có thể là máy điện thoại SIP hoặc máy tính chạy phần
mềm đầu cuối SIP. ( Điện thoại SIP giống như Điện thoại VoIP hoặc điện thoại
mềm,đây là các điện thoại cho phép thực hiện các cuộc gọi bằng cách sử dụng
công nghệ VoIP giao thức truyền giọng nói qua Internet, điện thoại SIP chạy trên
phần cứng giống như điện thoại để bàn nhưng có thể nhận và thực hiện các cuộc
gọi qua internet thay vì hệ thống PSTN truyền thống, điện thoại SIP cũng có thể
chạy trên phần mềm. Các tùy chọn này cho phép mọi máy tính được sử dụng như
điện thoại qua tai nghe có micrô hoặc card âm thanh. Ngoài ra, cần phải kết nối
4


băng thông rộng và kết nối với nhà cung cấp VOIP hoặc máy chủ SIP). Các điểm
cuối internet mà sử dụng SIP để tìm kiếm lẫn nhau và để điều chỉnh các đặc trưng
tính chất phiên được gọi là user agents (UA).
2. Máy chủ mạng (Network Server )
Máy chủ mạng bao gồm:


Máy chủ ủy quyền (Proxy server)

Là một chương trình trung gian, hoạt động như là một server và một client
cho mục đích tạo các yêu cầu thay mặt cho các client khác. Các yêu cầu được phục
vụ bên trong hoặc truyền chúng đến các server khác. Một proxy có thể dịch và nếu
cần thiết có thể tạo lại các bản tin yêu cầu SIP trước khi chuyển chúng đến server
khác hoặc một UA. Trong trường hợp này trường Via trong bản tin đáp ứng, yêu
cầu chỉ ra các proxy trung gian tham gia vào tiến trình xử lý yêu cầu. SIP cho phép
sự cấu thành của cơ sở hạ tầng của các host mạng gọi là proxy servers. User Agents
có thể gửi các thông tin tới một proxy server. Proxy servers là các thực thể rất quan
trọng trong cơ sở hạ tầng SIP. Chúng cho phép trong việc định tuyến các lời mời

session phụ thuộc vào vị trị hiện thời của người được mời, sự nhận thực, sự tính
toán và một vài chức năng quan trọng nữa. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Proxy
server là định tuyến các lời mời phiên tới người được gọi. Lời mời phiên này
thường sẽ để ý rất kỹ sự thiết lập các proxy cho đến khi mà nó tìm được 1 proxy
mà biết được vị trí thực sự của người được gọi.. Proxy sẽ forward lời mời phiên
một cách trực tiếp tới người được gọi mà người được gọi đó sau đó sẽ hoặc chấp
nhận hoặc khước từ lời mời phiên. Có 2 loại SIP Proxy servers cơ bản là stateless
và stateful
 Stateless Servers
Stateless server đơn giản được xem như là những người chuyển tiếp thông
tin. Họ chuyển tiếp thông tin một cách độc lập với nhau. Mặc dù các thông tin
được sắp xếp theo kiểu giao dịch nhưng stateless proxies không quan tâm tới vấn
5


đề này. Chúng đơn giản nhưng nhanh hơn stateful Proxy servers. Chúng có thể
được sử dụng như các load balancer đơn giản, các người dịch thông tin, và các bộ
định tuyến. Một trong những hạn chế của stateless proxies là chúng không có khả
năng truyền lại các thông tin và thực hiện công việc định tuyến cao cấp.
 Stateful servers
Chúng phức tạp hơn. Trong lúc nhận yêu cầu, stateful proxies tạo ra một
trạng thái và giữ nó cho đến khi sự giao dịch là kết thúc. Vì stateful proxies phải
đảm bảo trạng thái này trong suốt quá trình giao dịch, nên sự hoạt động của chúng
là giới hạn. Khả năng kết hợp các thông tin SIP thành các phiên giao dịch đưa ra
cho stateful proxies một vài đặc điểm thú vị. Stateful proxies có thể thực hiện chia
nhánh, nghĩa là trong khi nhận một tin thì 2 hoặc nhiều hơn các tin khác sẽ được
gửi đi. Stateful proxies có thể “hấp thụ” việc truyền lại bởi vì chúng biết, từ trạng
thái của các phiên giao dịch, nếu chúng đã nhận được cùng một thông tin rồi.
Stateful proxies có thể thực hiện các phương pháp phức tạp hơn để tìm ra các user.
Hầu hết các SIP proxies ngày nay là stateful vì cấu hình của chúng thường là rất

phức tạp. Chúng thường thực hiện việc tính toán, chia nhánh, và tất cả những đặc
trưng đó đòi hỏi một stateful proxy.

 Máy chủ định vị (Location Server) :
Là phần mềm định vị thuê bao, cung cấp thông tin về những vị trí có thể của
thuê bao bị gọi cho các phần mềm máy chủ ủy quyền và máy chủ chuyển đổi địa
chỉ.
 Máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server):
Là phần mềm nhận yêu cầu SIP và chuyển đổi địa chỉ SIP sang một số địa chỉ
khác và gửi lại cho đầu cuối. Không giống như máy chủ ủy quyền, máy chủ
chuyển đổi địa chỉ không bao giờ hoạt động như một đầu cuối, tức là không gửi đi
6


bất cứ yêu cầu nào. Máy chủ chuyển đổi địa chỉ cũng không nhận hoặc huỷ cuộc
gọi. Là thực thể mà nhận yêu cầu và gửi trả lại câu trả lời với 1 danh sách vị trí
hiện tại của một user đặc biệt được gọi là redirect server. Một Redirect server nhận
yêu cầu và tìm kiếm người nhận trong vùng cơ sở dữ liệu, sau đó nó tạo ra một
danh sách các vị trí hiện thời của user và gửi chúng tới người tạo yêu cầu. Người
tạo yêu cầu sau đó trích một danh sách các đích và gửi các yêu cầu khác một cách
trực tiếp đến chúng.
Khi một user agent hay một proxy server nhận được 1 request nó sẽ gửi đáp
ứng response. Mỗi một request phải có một đáp ứng ngoài trừ các request ACK.
Các responses là giống với các request ngoại trừ dòng đầu tiên. Dòng đầu tiên của
response mang theo version của giao thức (SIP/2.0), mã reply (reply code)và cụm
từ reason. Reply code là một số nguyên từ 100 đến 699 và để phân ra các loại
response
 Máy chủ đăng ký (Register Server):
Là phần mềm nhận các yêu cầu đăng ký, trong nhiều trường hợp máy chủ
đăng ký đảm nhiệm luôn một số chức năng an ninh như xác nhận người sử dụng.

Thông thường máy chủ đăng ký được cài đặt cùng với máy chủ ủy quyền và máy
chủ hay địa chỉ hoặc cung cấp dịch vụ định vị thuê bao. Mỗi lần đầu cuối được bật
lên ( ví dụ máy điện thoại hoặc phần mềm SIP) thì đầu cuối lại đăng ký với máy
chủ. Nếu đầu cuối cần thông báo cho máy chủ về địa điểm của mình thì bản tin
REGISTER cũng được gửi đi. Nói chung các đầu cuối đều thực hiện việc đăng ký
lại một cách định kỳ. Chúng ta đã đề cập đến SIP proxy tại proxy.b.com biết vị trí
hiện thời của Bob nhưng không đề cập đến làm thế nào để có thể học được vị trí
hiện thời của user. User agent của Bob (điện thoại SIP) phải đăng kí với một một
bộ phận gọi là Register. Register này là một thực thể SIP đặc biệt, chúng nhận
những đăng kí từ các users, trích ra những thông tin về vị trí như địa chỉ IP, cổng,
hay username… và lưu trữ những thông tin này vào trong 1 vùng cơ sở dữ liệu.
Mục đích của vùng cơ sở dữ liệu này là ánh xạ sip: thành những thứ
7


tương tự như sip::5060. Vùng cơ sở dữ liệu sau đó được sử dụng bởi
proxy server của B. Khi Proxy này nhận được một lời mời cho sip:, nó
sẽ tìm kiếm vùng cơ sở dữ liệu. Nó tìm ra sip::5060 và gửi lời mời tới
đó. Registrar thực chất chỉ là một thực thể logic Hình 2 chỉ ra một sự đăng kí SIP
điển hình. Một thông tin đăng kí mang theo địa chỉ của bản ghi sip:
và liên hệ với địa chỉ :5060 mà ở đó 1.2.3.4 là địa chỉ IP của điện
thoại, được gửi tới Registrar. Registrar trích thông tin này ra và lưu trữ nó vào
trong vùng cơ sở dữ liệu. Nếu mọi chuyện đều thuận lợi thì Registrar gửi một đáp
ứng là 200 OK tới điện thoại và quá trình đăng kí được kết thúc.

Hình 2 Tổng quan về đăng kí SIP
Mỗi sự đăng kí đều có một vòng đời giới hạn. Sự kết thúc của trường header
hoặc kết thúc của các tham số có liên quan đến trường header xác định trong bao
lâu thì sự đăng kí có hiệu lực. Tác nhân user phải refresh lại sự đăng kí của nó.


8


II.

CÁC BẢN TIN CỦA SIP
 INVITE : khởi tạo một phiên ( bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách
gửi bản tin mời đầu cuối khác tham gia)
 ACK: bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được bản tin trả lời
bản tin INVITE
 BYE : yêu cầu kết thúc phiên
 CANCEL : hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi
 REGISTER : đầu cuối SIP sử dụng bản tin này để đăng ký với máy
chủ đăng ký
 OPTION : sử dụng để xác định năng lực của máy chủ
 INFO : sử dụng để tải các thông tin như âm báo DTMF
 Giao thức SIP có nhiều điểm trùng hợp với giao thức HTTP. Các bản tin trả
lời các bản tin SIP nêu trên gồm có :
 1xx – các bản tin chung
 100 Đang thử
 180 Đang đở chuông
 181 Cuộc gọi đang được chuyển hướng
 182 Đang xếp hàng đợi
 183 Phiên đang tiến hành
 2xx – thành công
 200 OK


202 được chấp nhận: dùng để tham chiếu


 3xx - chuyển địa chỉ
 300 Có nhiều lựa chọn
 301 Đã dời đi vĩnh viễn
9


 302 Đã tạm thời dời đi
 305 Dùng Proxy
 380 Dịch vụ thay thế
 4xx – yêu cầu không được đáp ứng
 400 Yêu cầu sai
 401 Không được quyền: Chỉ sử dụng bởi cơ quan đăng kiểm. Các
proxy phải sử dụng yêu cầu cấp phép cho proxy 407
 402 Yêu cầu trả tiền (Dự trữ để dùng trong tương lai)
 403 Cấm
 404 Không tìm thấy: Không tìm thấy người dùng
 405 Phương thức không được phép
 406 Không được chấp nhận
 407 Cần có sự cấp phép cho proxy
 408 Yêu cầu bị hết giờ không tìm thấy người dùng trong thời gian cho
phép
 410 Đã không còn: Người dùng đã từng tồn tại, nhưng không còn ở
đây nữa
 413 Đơn vị yêu cầu quá lớn
 414 URI của yêu cầu quá dài
 415 Kiểu phương tiện không được hỗ trợ
 416 Giản đồ URI không được hỗ trợ
 420 Phần mở rộng không đúng: sử dụng phần mở rộng của giao thức
SIP không đúng, máy chủ không hiểu được
 421 Yêu cầu có phần mở rộng

 423 Quãng quá ngắn
 480 Tạm thời không hoạt động
10




481 Cuộc gọi/Giao dịch không tồn tại

 482 Phát hiện thấy lặp
 483 Quá nhiều chặng trung chuyển
 484 Địa chỉ không hoàn chỉnh
 485 Tối nghĩa
 486 Đang bận
 487 Yêu cầu bị chấm dứt
 488 Không được chấp nhận tại đây
 491 Yêu cầu đang chờ
 493 Không giải mã được: không thể giải mã phần thân của S/MIME
 5xx – sự cố của máy chủ
 500 Lỗi bên trong máy chủ
 501 Chưa khai báo: phương thức yêu cầu SIP này chưa được khai báo
ở đây
 502 Gateway sai
 503 Dịch vụ không có
 504 Máy chủ bị hết giờ
 505 Phiên bản không được hỗ trợ: máy chủ không hỗ trợ phiên bản
giao thức SIP này
 513 Thông điệp quá lớn
 6xx - sự cố toàn mạng
 600 Tất cả mọi nơi đều bận

 603 Từ chối
 604 Không tồn tại ở bất cứ đâu
 606 Không được chấp nhận
11


 Các bản tin SIP có khuôn dạng text, tương tự như HTTP. Mào đầu của bản
tin SIP cũng tương tự như HTTP và SIP cũng hỗ trợ MIME (một số chuẩn về
email).
III.

HOẠT ĐỘNG CỦA SIP
1. Thiết lập và huỷ cuộc gọi SIP
 Phiên gọi SIP giữa 2 điện thoại không qua Proxy

Hình 3 . Mô tả một phiên gọi SIP giữa 2 điện thoại không qua Proxy

 Máy gọi gửi một tín hiệu mời ( INVITE)
 Máy được gọi gửi trả một thông tin hồi đáp 100 – Thử.
 Khi máy được gọi bắt đầu đổ chuông, một tín hiệu hồi đáp 180 – Đổ chuông
được gửi trả
 Khi bên gọi nhấc máy, máy được gọi gửi một tín hiệu hồi đáp 200 - OK
 Máy gọi hồi đáp với ACK – tiếp nhận
12


 Lúc này cuộc gọi đích thực được truyền dưới dạng dữ liệu thông qua RTP
 Khi người gọi dập máy, một yêu cầu BYE được gửi đến cho máy gọi
 Máy gọi phản hồi với tín hiệu 200 - OK.
 Hoạt động của máy chủ uỷ quyền ( Proxy Server ) :


Hình 5.

Mô tả hoạt động của máy chủ uỷ quyền

 Client SIP gửi bản tin INVITE cho
để mời tham gia cuộc gọi.
 Bước 1: gửi bản tin INVITE cho UserB ở miền
hotmail.com, bản tin này đến proxy server SIP của miền hotmail.com (Bản tin
INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và được Proxy này
chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com).
 Bước 2: Proxy server của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị
(Location server) để quyết định vị trí hiện tại của UserB.

13


 Bước 3: Server định vị trả lại vị trí hiện tại của UserB (giả sử
là ).


Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới Proxy

server thêm địa chỉ của nó trong một trường của bản tin INVITE.
 Bước 5: UAS của UserB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.
 Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về
 Bước 7: gửi bản tin ACK cho UserB thông qua proxy
server.
 Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho
 Bước 9: Sau khi cả hai bên đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP

được mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại.
 Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng
cách sử dụng bản tin BYE và ACK giữa hai điểm cuối.
 Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server):

14


Hình 6. Mô tả hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ
 Hoạt động của Redirect Server được trình bày như hình .Các bước như sau:
 Bước 1: Redirect server nhân được yêu cầu INVITE từ người gọi (Yêu cầu
này có thể đi từ một proxy server khác).
 Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của B.
 Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của B cho Redirect server.
 Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của B đến người gọi A. Nó không phát
yêu cầu INVITE như proxy server.
 Bước 5: User Agent bên A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác
nhận sự trao đổi thành công.
 Bước 6: Người gọi A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được trả lại
bởi Redirect server (đến B). Người bị gọi B đáp ứng với chỉ thị thành công
(200 OK), và người gọi đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết
lập.

15


IV.

TÍNH NĂNG CỦA SIP
SIP được thiết kế phục vụ cho mục đích lâu dài của điện thoại Internet và hội


nghị đa phương tiện. Rất nhiều sự quan tâm được tập trung vào việc phát triển SIP
để đảm bảo giao thức này trở thành cơ sở cho thông tin trên Internet. Dưới đây là
một số đặc điểm nổi bật tổng quát của SIP.
1. Tích hợp với các giao thức đã có của IETF
 Các giao thức khác của IETF có thể xây dựng để xây dựng những ứng dụng
SIP. SIP có thể hoạt động cùng với nhiều giao thức như :
 RSVP (Resource Reservation Protocol) : Giao thức giành trước tài nguyên
mạng.
 RTP (Real-time transport Protocol) : Giao thức truyền tải thời gian thực.
 RTSP (Real Time Streaming Protocol) : Giao thức tạo luồng thời gian thực.
 SAP (Session Advertisement Protocol) : Giao thức thông báo trong phiên kết
nối.
 SDP (Session Description Protocol) : Giao thức mô tả phiên kết nối đa
phương tiện.
 MIME (Multipurpose Internet Mail Extension - Mở rộng thư tín Internet đa
mục đích) : Giao thức thư điện tử.
 HTTP (Hypertext Transfer Protocol) : Giao thức truyền siêu văn bản.
 COPS (Common Open Policy Service) : Dịch vụ chính sách mở chung.
 OSP (Open Settlement Protocol) : Giao thức thỏa thuận mở.
2. Đơn giản và có khả năng mở rộng

16




SIP có rất ít bản tin, không có các chức năng thừa nhưng SIP có thể sử

dụng để thiết lập những phiên kết nối phức tạp như hội nghị… Đơn giản, gọn nhẹ,

dựa trên khuôn dạng văn bản, SIP là giao thức ra đời sau và đã khắc phục được
điểm yếu của nhiều giao thức trước đây.
Các phần mềm của máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng kí, máy chủ chuyển đổi
địa chỉ, máy chủ định vị… có thể chạy trên các máy chủ khác nhau và việc cài đặt
thêm máy chủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến các máy chủ đã có. Chính vì thế hệ
thống chuyển mạch SIP có thể dễ dàng nâng cấp.


Simplicity (đơn giản) không giống như các giao thức khác cho

Internet và thoại, SIP sử dụng các bản tin dạng text nên có thể dễ dàng đọc được.
Thêm vào đó các giao thức vốn có vẫn được sử dụng ví dụ như HTTP. Điều này
làm cho giao thức này trở nên rất dễ khắc phục sự cố và tích hợp với các ứng dụng
khác.


Extensibility (Khả năng mở rộng): Người thiết kế giao thức không thể

đoán trước được tất cả các yêu cầu cho giao thức. Điều này cho phép việc cải tiến
và mở rộng giao thức trong khi vẫn đảm bảo hoạt động nhịp nhàng với phiên bản
cũ. Thêm vào đó, các tuỳ chọn không được sử dụng sẽ bị loại bỏ để giao thức
không bị cồng kềnh.
3. Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối
Do có máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng ký và máy chủ chuyển đổi địa chỉ hệ
thống luôn nắm được địa điểm chính xác của thuê bao. Thí dụ thuê bao với địa
chỉ có thể nhận được cuộc gọi thoại hay thông điệp ở bất cứ
địa điểm nào qua bất cứ đầu cuối nào như máy tính để bàn, máy xách tay, điện
thoại SIP
 Support for Mobility (Hỗ trợ sự di động): Mô hình SIP cho phép người sử


17


dụng có thể di chuyển từ thiết bị đầu cuối này sang thiết bị đầu cuối khác mà
không nhất thiết phải cùng loại. Giao thức này đưa ra sự hỗ trợ rất mạnh cho việc
uỷ nhiệm, tái định hướng, do đó người sử dụng có thể tuỳ ý lựa chọn việc che dấu
hay không vị trí thực tế của họ.
4. Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ và dịch vụ mới.


Là giao thức khởi tạo phiên trong mạng chuyển mạch gói SIP cho

phép tạo ra những tính năng mới hay dịch vụ mới một cách nhanh chóng. Ngôn
ngữ xử lý cuộc gọi (Call Processing Language) và Giao diện cổng kết nối chung
(Common Gateway Interface) là một số công cụ để thực hiện điều này. SIP hỗ trợ
các dịch vụ thoại như chờ cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi, khóa cuộc gọi… (call
waiting, call forwarding, call blocking…), hỗ trợ thông điệp thống nhất…… Với
SIP rất nhiều dịch vụ di động mới được hỗ trợ.


Efficiency (Hiệu quả) giao thức ở phía trên SIP có ảnh hưởng nhỏ đến

hiệu suất truyền thông, bởi vì các chức năng báo hiệu sử dụng một phần nhỏ băng
thông so với các luồng truyền thông.


Flexibility (mềm dẻo): Do SIP sử dụng SDP để thoả thuận việc codec,

bất kỳ codec nào có thể được sử dụng đều được đăng kí với IANA. So sánh điều
này với H.323, ta thấy được sự khác biệt. Bởi vì trong H.323 các chuẩn codec được

định nghĩa rõ ràng và ít thay đổi, còn các chuẩn khác cùng chia sẻ trường dành cho
chuẩn không được sử dụng thường xuyên.


User progammabiity (khả năng lập tr.nh của người sử dụng): Ngoài

việc hỗ trợ cho điện thoại truyền thống, SIP có thể khai thác tốt ngôn ngữ xử lý
cuộc gọi (CPL). Điều này cho phép người sử dụng đưa ra những quy luật phức tạp
cho server mà không cần quan tâm xem ai liên lạc với họ, vị trí, thời điểm, và loại
phương tiện truyền dẫn.

18


V.

MÔ PHỎNG

Thực hiện mô phỏng hoạt động của giao thức SIP bằng phần mềm
Softphone sử dụng trong mạng LAN
1. Mô Hình:

Hệ thống gồm có:
 SIP server:Sử dụng Brekeke server . Server gồm có Proxy Server và
Registrar Server
 2 Phần mềm Softphone X-Lite trên 2 PC kết nối với Switch
2. Cài đặt và cấu hình:


Cài đặt SIP Server:


19


Download phần mềm Brekeke SIP server trên trang chủ

Sau khi cài đặt xong, đăng nhập vào Server và tiến hành cấu hình



Cấu hình Server:
Cấu hình Server với địa chỉ IP của Server là địa chỉ cổng LAN trên PC cài đặt

Server

20




Tạo User:

Tạo 2 user
User A:
user=101
name=User A

21



User B:
user=102
name=User B



Cài đặt và cấu hình phần mềm Softphone X-lite
Sau khi cài đặt thành công X-lite trên 2 PC trong mạng LAN , chạy phần

mềm và cấu hình tài khoản SIP với các thông số tài khoản đã đăng ký trên Server

22


Sau khi cấu hình xong tài khoản trên 2 máy. 2 Softphone kết nối tới Server để đăng
ký thông tin về Client

23


Gói tin đăng ký từ User B

24


Server phản hồi báo hiệu đăng ký thành công

Quá trình thiết lập cuộc gọi

25



×