Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

điều tra kiến thức và thực hành dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại xã đông bình, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 54 trang )

MỤC LỤC CHI TIẾT
*****
MỤC LỤC CHI TIẾT..............................................................................................02
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................03
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................05
1.1. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm................................................................ .05
1.2. Đặc điểm vệ sinh các loại thực phẩm[3][4]...........................................................06
1.3. Thực hành VSATTP theo khuyến nghị của bộ y tế[5].........................................08
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................11
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................14
3.1.Tình hình và đặc điểm của xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long...14
3.2. Đặc điểm của hộ gia đình điều tra......................................................................15
3.3. Kiến thức về bữa ăn dinh dưỡng hợp lý.............................................................16
3.4. Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.............................................................17
3.5. Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm............................................................24
3.6. Các mối tương quan trong kết quả nghiên cứu...................................................30
Chương 4: BÀN LUẬN...........................................................................................34
4.1 Về đặc điểm hộ gia đình điều tra (mục 3.2) .......................................................34
4.2 Kiến thức về bữa ăn dinh dưỡng hợp lý (mục 3.3)..............................................35
4.3 Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (mục 3.4) ............................................35
4.4 Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm (mục 3.5)............................................36
4.5 Mối tương quan giữa các yếu tố............................................................................38
KẾT LUẬN...............................................................................................................40
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................42
PHỤ LỤC..................................................................................................................43
Phụ lục 1. Danh sách đối tượng được phỏng vấn ......................................................43
Phụ lục 2. Các hình ảnh trong đợt thực tập cộng đồng.................................................46


2


ĐẶT VẤN ĐỀ
*******
Từ rất xa xưa con người, đặc biệt là các bậc danh y đã nhận biết được là vấn
đề dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có thể giúp ta phòng trị bệnh cũng
như duy trì được một cuộc sống luôn luôn khỏe mạnh. Dinh dưỡng hợp lí tạo điều
kiện thuận lợi để cơ thể có sức khỏe tốt; phòng ngừa các bệnh liên quan tới ăn uống;
khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích. Cứ nhìn người Á Châu trước
đây, lấy căn bản thức ăn là gạo, ít calcium, thường đều nhỏ con hơn dân Âu châu ăn
lúa mỳ, nhiều calcium. Quan sát người Việt ta, xưa kia dân miền Bắc, miền Trung
dinh dưỡng thiếu hụt nên cơ thể nhỏ hơn so với người sanh trưởng ở miền Nam, gạo
lúa dư thừa. Một chế độ dinh dưỡng nhiều về lượng và phẩm cũng chưa đủ để có một
sức khỏe tốt nếu không có sự cân đối hợp lý các thành phần dinh dưỡng. Trong cơ
thể, các cơ quan luôn luôn hoạt động một cách nhịp nhàng tương ứng, để sử dụng các
chất dinh dưỡng khác nhau cho các nhu cầu về năng lượng, kiến tạo cũng như tu bổ
các tế bào sau khi bị thương tích, bệnh tật. Chế độ dinh dưỡng sai có nguy cơ đưa tới
một số bệnh tật. Sai có thể là quá dư, quá thiếu hoặc không cân đối.
Ngoài dinh dưỡng, thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện
sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực
phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là
gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của của Bộ Y tế, trong năm 2010
(tính đến 20/12/2010), cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc( trong đó có 34 vụ ngộ độc trên
30 người) làm 5.664 người mắc và 42 trường hợp tử vong[1]. So sánh với số liệu trung
bình/năm của giai đoạn 2006-2009, số vụ NĐTP giảm. Bệnh truyền qua thực phẩm là
nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và giống nòi do sử dụng lâu dài thực phẩm không
bảo đảm ATTP. Hiện có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là tả, lỵ trực
trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm... [1] Tỷ lệ mắc bệnh giun sán ở nước

ta còn rất cao. Có tới hơn 60.000.000 người đang mang giun sán trong người do tập
quán ăn uống mất vệ sinh (ăn gỏi cá, ăn rau sống, ăn tiết canh, nộm...) [1]. Nhiều bệnh
ký sinh trùng gây tác hại rất lớn cho sức khỏe: gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm
và áp xe gan, rối loạn tiêu hóa, thần kinh và vận động. Bệnh sán lá gan lớn có ở 18
tỉnh, tỷ lệ mắc có nơi tới 37% như Nam Định, Phú Yên... [1] Bệnh sán lá gan nhỏ có ở
24 tỉnh, tỷ lệ nhiễm rất cao như Hà Tây (40%), Thanh Hóa (38%), Nam Định (37%),
Ninh Bình (30%), Phú Yên (37%), Bình Định (30%)[1]. Ngoài ra, các bệnh ký sinh
trùng khác như: giun đũa, giun xoắn, giun kim, bệnh ấu trùng sán, giun cũng còn phổ
biến. Đây là các bệnh mà nguồn lây truyền chủ yếu qua đường thực phẩm, ăn uống.
3


Mặc dù đã có quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm
ATTP, quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm nhưng việc tuân thủ các quy định này còn
chưa nghiêm túc. Ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối
với sức khỏe cộng đồng còn chưa cao. Còn thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của
chính quyền địa phương trong việc khắc phục, xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm tập
thể và truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Ngoài
những trách nhiệm của nhà nước, cơ quan quản lí về VSATTP, nhà sản xuất, chế biến
thực phẩm... thì kiến thức, thái độ, thực hành của chính những bà nội trợ trong mỗi
gia định có vai trò quan trọng đảm bảo sức khỏe mỗi gia đình hay của cộng đồng.
Ấp Đông Hậu, xã Đông Bình thuộc vùng ven của thị xã Bình Minh, tuy cách
trung tâm không xa nhưng ở đây vẫn còn hộ sử dụng nước sông, nước mưa ăn uống,
sinh hoạt. Tình trạng mua bán thực phẩm, cung cấp thức ăn đường phố không đảm
bảo vệ sinh, chủ quán ăn không thực hiện đầy đủ nguyên tắc vệ sinh khi chế biến,
cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng vẫn xảy ra, nguồn thông tin còn hạn chế,
mang tính đại trà từ tivi báo đài, những câu chuyện truyền miệng của người dân. Các
bà nội trợ đã có những hiểu biết gì về dinh dưỡng, thực hành chế biến và bảo quản
thực phẩm như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình mình? Để
hiểu hơn về vấn đề, nhóm chúng tôi đã thực hiện “Điều tra kiến thức và thực hành

dinh dưỡng- vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại ấp Đông Hậu, xã Đông Bình,
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”.
Khảo sát tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại hộ gia đình ấp Đông
Hậu, xã Đông Bình, Thị Xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhằm đạt được mục tiêu
nghiên cứu sau đây :
1. Tìm hiểu kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại nơi
khảo sát trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm.
2. Tìm hiểu sự tiếp nhận thông tin vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Tìm hiểu và quan sát điều kiện vệ sinh khu bếp và dụng cụ dùng để chế biến bảo
quản thực phẩm.
4. Đưa ra kết luận về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm và các kiến nghị, giải
pháp nhằm hạn chế ngộ độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

4


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm
1.1.1. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thế giới
Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các
nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Đối với các
nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng năm gây tử vong
hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em.[1] Cuộc khủng hoảng gần đây (2006)
ở Châu Âu là 1.500 trang trại sử dụng cỏ khô bị nhiễm Dioxin gây nên tình trạng tồn
dư chất độc này trong sản phẩm thịt gia súc được lưu hành ở nhiều lục địa.[1] Việc lan
tỏa thịt và bột xương từ những con bò điên (BSE) trên khắp thế giới làm nổi lên nỗi
lo ngại của nhiều quốc gia. Cũng theo báo cáo của WHO (2006), dịch cúm gia cầm
H5N1 đã xuất hiện ở 44 nước ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông gây tổn
thất nghiêm trọng về kinh tế.[1] Ở Pháp, 40 nước đã từ chối không nhập khẩu sản phẩm
thịt gà từ Pháp gây thiệt hại 48 triệu USD/ tháng.[1] Tại Đức, thiệt hại vì cúm gia cầm

đã lên tới 140 triệu Euro.[1] Tại Ý đã phải chi 100 triệu Euro cho phòng chống cúm
gia cầm. Tại Mỹ phải chi 3,8 tỷ USD để chống bệnh này.[1]
Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng. Nước Mỹ hiện tại mỗi
năm vẫn có 76 triệu ca NĐTP với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết.
[1]
Trung bình cứ 1.000 dân có 175 người bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho 1 ca
NĐTP mất 1.531 đôla Mỹ (US - FDA 2006).[1] Nước Úc có Luật thực phẩm từ năm
1908 nhưng hiện nay mỗi năm vẫn có khoảng 4,2 triệu ca bị NĐTP và các bệnh truyền
qua thực phẩm, trung bình mỗi ngày có 11.500 ca mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây
ra và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.679 đôla Úc.[1] Ở Anh cứ 1.000 dân có 190 ca bị
NĐTP mỗi năm và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 789 bảng Anh.[1] Tại Nhật Bản, vụ
NĐTP do sữa tươi giảm béo bị ô nhiễm tụ cầu trùng vàng tháng 7/2000 đã làm cho
14.000 người ở 6 tỉnh bị NĐTP. Công ty sữa SNOW BRAND phải bồi thường cho
4.000 nạn nhân mỗi người mỗi ngày 20.000 yên và Tổng giám đốc phải cách chức.[1]
Bệnh bò điên (BSE) ở Châu Âu (năm 2001), nước Đức phải chi 1 triệu USD, Pháp
chi 6 tỷ France, toàn EU chi 1 tỷ USD cho biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long
móng (2001), các nước EU chi cho 2 biện pháp “giết bỏ” và “cấm nhập” hết 500 triệu
USD.[1] Tại Trung Quốc, gần đây nhất, ngày 7/4/2006 đã xẩy ra vụ NĐTP ở trường
học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh bị, ngày 19/9/2006 vụ NĐTP ở Thượng Hải với
336 người bị do ăn phải thịt lợn bị tồn dư hormone Clenbutanol.[1] Tại Nga, mỗi năm
trung bình có 42.000 người chết do ngộ độc rượu. Tại Hàn Quốc, tháng 6 năm 2006
có 3.000 học sinh ở 36 trường học bị ngộ độc thực phẩm.[1]
Xu hướng ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra ở quy mô
rộng nhiều quốc gia càng trở nên phổ biến, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này càng
ngày càng khó khăn với mỗi quốc gia, trở thành một thách thức lớn của toàn nhân
loại. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến ATTP xảy ra liên tục trong thời gian gần đây
đã cho thấy rõ vấn đề này, như là: vấn đề melamine (năm 2008).

5



1.1.2. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự
nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển
nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa
xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về
khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện
pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an
toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn
ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị
trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào
Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất
trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế
nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai
… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất
thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần
nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng
và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô
nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản
lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc
phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên
không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do
nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối
loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
1.2. Đặc điểm vệ sinh các loại thực phẩm[3][4]
1.2.1. Đặc điểm vệ sinh của nhóm thức ăn giàu protein
1.2.1.1.Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật

a. Thịt:
Những nguy cơ do thịt không đạt tiêu chuẩn vệ sinh:
- Các bệnh do vi khuẩn, virus: bệnh lao, bệnh than, bệnh lợn đóng dấu, cúm
gia cẩm, lở mồm long móng…..
- Bệnh do ký sinh trùng: sán dây, sán lá nhỏ, giun xoắn.
- Ngộ độc thức ăn do bản thân thức ăn có sẵn vi khuẩn hay chất độc hoặc nhiễm
chất độc (trong chăn nuôi, phụ gia) và trong quá trình bảo quản bị ôi thiu.

6


Những yêu cầu vệ sinh khi giết mổ:
Gia súc phải phân loại, nghỉ ngơi ít nhất 12 - 24 giờ, tắm sạch trước khi giết
mổ. Khi mổ phải lấy hết tiết, mổ phanh không mổ moi. Thịt và phủ tạng phải được để
riêng và phải kiểm tra vệ sinh thịt trước khi ra khỏi lò.
b. Cá:
Bảo quản: khó bảo quản, dễ bị hỏng hơn thịt vì: 1)Hàm lượng nước cao, 2)Có lớp màng
nhầy ngoài thân cá, 3)Nhiều nguồn và đường xâm nhập của vi khuẩn, 4)Phương pháp
bảo quản: bảo quản lạnh, ướp muối, xông khói, phơi khô.
Những nguy cơ do cá không đạt tiêu chuẩn vệ sinh:
- Các bệnh do vi sinh vật: bệnh thương hàn, sán dây, sán lá phổi, sán lá nhỏ...
- Ngộ độc thức ăn do bản thân thức ăn có sẵn chất độc, kháng sinh...
- Ngộ độc thức ăn do nhiễm chất độc (trong chăn nuôi, phụ gia) hoặc trong quá trình
bảo quản bị ôi thiu.
c. Sữa:
Một số bệnh có thể lây truyền qua sữa như:
- Bệnh lao: bệnh lao phổ biến ở bò. Vi khuẩn lao xâm nhập vào sữa qua nhiều đường
khác nhau như từ súc vật, từ môi trường, khâu vắt sữa và vận chuyển.
- Bệnh sốt làn sóng: vật đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh có thể truyền bệnh do
vắt và chế biến không đảm bảo vệ sinh.

- Bệnh than: vi khuẩn từ vật bị bệnh thường tồn tại lâu có thể nhiễm lẫn vào thức ăn.
- Ngộ độc thức ăn: sữa có thể bị nhiễm các vi khuẩn Salmonella, Shigella, đặc biệt là
nhiễm tụ cầu khuẩn từ súc vật hoặc người lành mang trùng.
d. Trứng:
Trên bề mặt của vỏ trứng có thể có vi khuẩn của đất, nước, không khí. Từ đó vi khuẩn
có thể xâm nhập vào bên trong và làm hỏng trứng. Trứng có thể nhiễm khuẩn từ khi
còn trong gia cầm mẹ.
1.2.1.2 Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật:
Đậu đỗ và các chế phẩm, lạc: Cần phơi khô, giữ nguyên vỏ, điều kiện bảo quản phải
khô, kín, tránh ánh sáng trực tiếp. Các loại thực phẩm này dễ bị nhiễm nấm mốc
Aspergillus flavus trong quá trình bảo quản, chế biến dẫn đến sinh độc tố aflatoxin
gây ung thư.
1.2.2. Đặc điểm vệ sinh của nhóm thức ăn giàu lipid (Mỡ, Bơ, dầu thực vật)
Dầu, mỡ dễ bị hư hỏng do sự oxy hóa ở mạch kép dưới ảnh hưởng của oxy, nhiệt độ
và men tạo ra các peroxyd, hydroperoxyd, aldehyd, ceton, acid tự do... làm mỡ có mùi
ôi, khét. Bảo quản chỗ tối, tránh ánh sáng trực tiếp, bảo quản lạnh là tốt nhất.

7


1.2.3. Đặc điểm vệ sinh của nhóm thức ăn giàu glucid
1.2.3.1 Ngũ cốc:
a. Gạo:
Không xay xát gạo quá kỹ, quá trắng. Khi chế biến không vo gạo kỹ, không vo gạo
bằng nước nóng. Nấu cơm vừa đủ nước, đậy vung.
Bảo quản gạo nơi cao ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, có thiết bị chống ẩm,
chống sâu mọt làm hỏng gạo. Không nên giữ gạo quá 3 tháng.
Bệnh Béri-béri: tê phù do thiếu vitamin B1, bệnh mang tính chất dịch ở những vùng
ăn gạo trắng.
b. Ngô:

Bảo quản: tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nóng ẩm vì ngô dễ mốc, có thiết bị chống
sâu mọt, chuột, gián...
Chế biến: hạt ngô có nhiều chất xơ làm cản trở quá trình hấp thu vì vậy khi chế biến
phải phá vỡ tất cả các liên kết xơ để tạo điều kiện hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bệnh Pellagra: bệnh da sần sùi do ngô thiếu tryptophan gây nên thiếu vitamin PP.
c. Bột mì: dễ hút ẩm và bị mốc.
1.2.3.2. Khoai củ:
a. Khoai lang: khó bảo quản, không giữ được lâu. Muốn giữ lâu người ta phải đem
thái lát mỏng và phơi khô. Khoai lang có thể nhiễm các loại nấm mốc nguy hại.
b. Sắn:
Bảo quản: sắn tươi muốn bảo quản lâu phải bóc vỏ, thái lát mỏng, phơi khô.
Ngộ độc: do độc tố glucocid cyanogetic tập trung ở lớp chỉ hồng và hai đầu củ sắn.
c. Khoai tây: trong khoai tây, nhất là khoai tây mọc mầm và lớp vỏ của nó có chứa
độc chất solanin vì vậy có thể gây ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm.
1.2.4. Đặc điểm vệ sinh nhóm thức ăn giàu vitamin, chất khoáng
Rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun, sán do tưới rau bằng phân tươi
hoặc nước bẩn.
Các loại rau ăn tươi, sống nếu không được rửa sạch và sát trùng thì có thể gây các
bệnh 40 đường ruột do vi trùng và giun sán.
Sự nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, gây lên ngộ độc cấp tính,
mạn tính, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
1.3. Thực hành VSATTP theo khuyến nghị của bộ y tế[5]
1.3.1. Thực hành tốt vệ sinh cá nhân
1)

Duy trì định kỳ hàng năm khám sức khoẻ và cấy phân tìm người lành mang trùng.

2)

Thường xuyên tắm rửa, gội đầu trước khi đi làm và sau khi đi làm về.

8


3)

Không để móng tay dài, giữ tay sạch sẽ.

4)

Thực hiện “Thực hành tốt bàn tay”.

Trang phục cá nhân luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng; tốt nhất cần có mũ chụp tóc
khi tiếp xúc với thực phẩm.
5)

6)

Khi có vết thương trên da, cần được băng bó kín bằng băng gạc không thấm nước.

Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị sốt, hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm và
các chứng bệnh: lao, lỵ, thương hàn, tả, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái, són phân, viêm
gan virus, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, các bệnh da liễu,
người lành mang trùng đường ruột
7)

8)

Không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc với thực phẩm chín ăn ngay.

9)


Không dùng tay trực tiếp để bốc, chia thực phẩm chín ăn ngay.

Không ho, hắt hơi, xỉ mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười, nói to trong khu vực kho bảo
quản và kinh doanh thực phẩm.
10)

1.3.2. Thực hành tốt bàn tay
Đối với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
1. Rửa tay sau khi:
- Đi vệ sinh
- Tiếp xúc với thực phẩm sống

- Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc
đụng tay vào các bộ phận của cơ thể

- Xì mũi

- Hút thuốc

- Đụng tay vào súc vật.

- Tiếp xúc với các bề mặt bẩn, đổ rác, các
loại hóa chất.

- Mỗi lẫn nghỉ giải lao.
2. Rửa tay trước khi: Tiếp xúc với thực phẩm - Chế biến, ăn uống.
3. Lau khô tay:
- Bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô.
- Không lau chùi tay vào quần áo, váy tạp dề để làm khô tay.

4. Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch: Rửa cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ
tay các khe ngón tay và nếp móng tay.
5. Không để móng tay dài: Nếu có vết xước thì cần được băng bó bằng gạc không
thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.
1.3.3. Thực hành bảo quản thực phẩm tốt
Thực phẩm cần được bảo quản lưu giữ trong khu vực, dụng cụ, trang bị chuyên dùng
cho thực phẩm (tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh...).
Đồ đựng, bao gói thực phẩm phải an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, không rỉ
sét, có nắp đậy kín, dễ chùi rửa.
9


Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Bảo đảm thời gian bảo quản.
Không để ô nhiễm chéo trong bảo quản hoặc ô nhiễm từ môi trường, côn trùng.
Không dùng các chất hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm ngoài quy định.
1.3.4. Thực hành tốt vận chuyển phân phối thực phẩm
Chỉ dùng trang thiết bị chuyên dùng cho TP để vận chuyển, tránh gây thôi nhiễm.
Che đậy, bao gói thực phẩm an toàn, tránh gây ô nhiễm thêm vào thực phẩm.
Giữ nhiệt độ an toàn cho từng loại thực phẩm trong quá trình vận chuyển.
Không làm biến tính,thay đổi tính chất của TP trong quá trình lưu thông phân phối.
Khi vận chuyển thức ăn và dụng cụ cho khách hàng cần để trong các vật liệu sạch sẽ,
không độc, chắc chắn, che đậy kín không để hư hỏng, ô nhiễm.
Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh
hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm
Đảm bảo đúng thời gian vận chuyển. Thức ăn chín ăn ngay, thời gian sau khi nấu đến
khi ăn không để quá 2 giờ.
1.3.5. Thực hành tốt nhãn mác thực phẩm
*Đối với thực phẩm bao gói sẵn: Có nhãn đầy đủ nội dung theo quy định:
Tên hàng hoá thực phẩm: phải phù hợp với bản chất của sản phẩm.

Xuất xứ hàng hóa và tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Định lượng của hàng hoá thực phẩm.
Thành phần cấu tạo.
Hạn sử dụng của sản phẩm, ngày sản xuất (nếu có).
Hướng dẫn sử dụng và các lưu ý về sức khỏe khác (nếu có)
Hướng dẫn bảo quản.
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm.
*Các thực phẩm tươi sống, chế biến không có nhãn mác, đồ ăn, đồ uống tiêu
dùng trong vòng 24 giờ:
Phải biết rõ nguồn gốc an toàn
Thức ăn phải được bảo quản sạch, chống ruồi bọ, mưa, gió, bụi
Dụng cụ bao gói chứa đựng phải sạch không gây ô nhiễm vào thực phẩm

10


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
***********
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân tại ấp Đông Hậu, xã Đông Bình, Thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long.
- Tiêu chuẩn lựa chọn :
+ Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại khu vực điều tra
+ Tuổi ≥20, là người nội trợ chính trong gia đình
+ Đồng ý tham gia điều tra, trả lời đầy dủ các câu hỏi trong bảng điều tra
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân.
2.2.2. Phương pháp, nội dung và công cụ thu thập dữ liệu
* Thiết kế điều tra: thiết kế cắt ngang mô tả
* Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu:

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và bảng kiểm quan sát thực hành để khảo sát
kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu về VSATTP. Các bước tiến hành thu
thập số liệu như sau :
- Thu thập số liệu : với sự giúp đỡ của cộng tác viên để có thể tiếp cận đối tượng dễ
dàng hơn
- Đến gặp đối tượng, giới thiệu về nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin, tiến hành
thu thập số liệu sau khi được sự đồng ý của đối tượng.
* Nội dung thu thập dữ liệu:
A. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi: là tuổi tính bằng cách lấy số năm hiện tại trừ đi năm sinh và xếp làm 4 nhóm:
+ Nhóm tuổi từ: 20-30.
+ Nhóm tuổi từ: 31-30.
+ Nhóm tuổi từ: 41-50.
+ Nhóm tuổi trên 50.
- Giới: Nam, nữ.
- Dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer.
- Trình độ văn hóa: là trình độ mà người tiêu dùng được phỏng vấn học đến
+Cấp 1
+Cấp 2
+Cấp 3
+Trên cấp 3
- Nghề nghiệp: là nghề mang lại thu nhập chính cho người tiêu dùng được phỏng vấn.
Được chia làm các nhóm: Cán bộ, viên chức; Nông dân; Nội trợ; Công nhân; Hưu trí;
khác.
- Số người thường xuyên ăn cùng nhau
11


B. Kiến thức của đối tượng về dinh dưỡng
- Kiến thức đúng về các nhóm thực phẩm cần cho bữa ăn hàng ngày.

- Số lượng các loại thực phẩm nên ăn. Cụ thể: cá, rau, muối,….
- Các bệnh dễ mắc phải nếu không ăn uống đúng cách
C. Kiến thức của đối tượng về VSATTP
- Kiến thức đúng khi chọn nơi mua thực phẩm:
+ Thực phẩm tươi sống: nơi tin cậy, tiện đâu mua đấy,…
+Thực phẩm chín ăn ngay: xa cống rãnh, dùng thớt riêng,….
- Kiến thức đúng khi chọn thực phẩm:
+Thực phẩm tươi sống: cách chọn thịt, cá, rau.
+Thực phẩm đồ hộp – đóng góp: xem nhãn mác, hạn sử dụng,…
- Nỗi lo của đối tượng khi mua thực phẩm.
- Thái độ của đối tượng trước một số thực phẩm nghi ngờ không an toàn.
- Kiến thức của đối tượng khi tiếp nhận thông tin về VSATTP:
+Các kênh thông tin mà đối tượng thường xem, thích nghe.
+Nhận xét của đối tượng về các thông tin thu được.
D. Thực hành của đối tượng về VSATTP
- Thói quen rửa tay trong thực hành vệ sinh.
- Cách sơ chế thức ăn: rửa rau, dùng thớt,…..
- Cách xử lí đối với thức ăn thừa.
- Cách bảo quản thực phẩm.
- Điều kiện vệ sinh khu bếp và các vật dụng được người dân trang bị: khu bếp riêng,
lồng bàn, tủ lạnh, thùng đựng rác, tình trạng vệ sinh khu bếp,…..
2.2.3. Cách xử lí và phân tích số liệu
B1. Sau khi phỏng vấn trực tiếp, thu thập các phiếu và loại phiếu không hợp lệ. Số
liệu trong từng phiếu được kiểm tra kĩ càng lại trước khi nhập liệu đảm bảo đầy, chính
xác.
B2. Nhập số liệu theo file nhập liệu Excell do Bộ môn cung cấp. Sau đó, cả nhóm
cùng nhau kiểm tra số liệu đã nhập có sai sót, bất hợp lý hay không.
B3. Chuyển số liệu từ file Excell sang phần mềm SPSS 18.0 để xử lý số liệu, tính toán
bao gồm:
- Tần số và tỉ lệ % ĐTNC có kiến thức, thực hành đúng về chọn mua, chế biến và bảo

quản thực phẩm
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng, thực hành đúng của đối tượng
nghiên cứu và liên quan giữa kiến thức đúng, thực hành đúng thông qua OR, khoảng
tin cậy CI 95% với χ2, mức p có ý nghĩa <0,05.
B4. Số liệu đã được xử lý ở SPSS được chuyển sang Microsoft Word để tạo bảng hoặc
biểu đồ để có cái nhìn tổng quan, bao quát và đánh giá thiết thực nhất kết quả điều tra.
12


Ngoài ra, để đánh giá một số chỉ tiêu, báo cáo còn đặt ra các tiêu chuẩn đánh giá để
có thể đánh giá một cách bao quát, toàn diện và gắn kết các kết quả, từ đó có thể đưa
ra nhận xét, bàn luận có ý nghĩa và chính xác nhất. Dưới đây là một số qui ước:
Quy ước tính điểm các câu hỏi khảo sát trong trong bộ câu hỏi
1. Kiến thức về bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
Các câu B1, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9: Chọn đáp án 1 sẽ tính đúng 1 điểm và chọn
đáp án 2 sẽ không tính điểm, riêng câu B2 phải kể đủ 4 nhóm mới tính đúng. Như vậy
tối đa cho phần này là 9 điểm, nếu đối tượng nghiên cứu trả lời được 6/9đ là đạt.
2. Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối tượng nghiên cứu chọn đáp án không biết hoặc không trả lời cho bất kỳ câu nào
sẽ không tính điểm câu đó, còn lại với mỗi câu đúng sẽ tính 1 điểm, ta có bảng sau:
NỘI DUNG

TÍNH ĐÚNG KHI

C2, C3, C5, C8, C11

Trả lời được 2/5 ý

C12, C14


Trả lời được 1/3, (2/4) ý

C13

Chọn đáp án 3 hoặc 4

D5, D8

Chọn đáp án 1

Như vậy tối đa cho phần này là 10 điểm, người được hỏi trả lời đúng 6/10 điểm sẽ
tính là đạt.
3. Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nội dung

Tính đúng khi

C1

Chọn đáp án 1

D1, D3, D4,, D5, D7, D8
E1, E2, E3, E4, E10
G1, G2, G3, G4, G6, G7, G9, G10
C6, C9

Chọn đáp án 2

E9, E11
G5,G8

Như vậy tổng phần thực hành có tối đa 26 điểm, nếu đối tượng thực hành trả lời đúng
từ 70% trở lên hay 18/26 là đạt.

13


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
*********
3.1. Tình hình và đặc điểm của xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

3.1.1. Đặc điểm chung
• Đông Bình là một xã thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Cách trung tâm thành
phố Cần Thơ khoảng 15km.
• Phía Bắc giáp xã Thuận An, phía Nam giáp xã Đông Thành, phía Đông giáp xã Đông
Thạnh, phía tây giáp thị trấn Cái Vồn và xã Mỹ Hòa.
• Xã Đông Bình có diện tích 100985 km2, dân số năm 2012 là 7508 người, mật độ dân
số 743 người/km2.[5]
• Xã được thành lập từ những ấp còn lại sau khi điều chỉnh địa giới thành lập phường
Đông Thuận.
3.1.2. Đặc điểm của địa điểm được khảo sát
• Địa điểm khảo sát: ấp Đông Hậu
• Kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và cây ăn quả, khá nhiều vườn trồng
bưởi.
• Giao thông: tuyến đường chính của ấp được bê tông hóa nhưng chưa đồng bộ, có
đoạn đường đá có dấu hiệu xuống cấp.
• Nơi đây kênh rạch chằn chịt, tuy đa phần các hộ gia đình sử dụng nước máy, song
vẫn còn một số hộ dùng nước giếng khoan, nước sông xử lý. Điểm đáng lo ngại là
nguồn nước này dùng sinh hoạt và chăn nuôi gia cầm. Chưa có hệ thống xử lý nên
nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra sông.


14


3.2. Đặc điểm của hộ gia đình điều tra
Bảng 1: Đặc điểm chung về tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn của đối
tượng điều tra (n=90)
Tần số

Tỉ lệ (%)

20-30 tuổi

6

6,6

31-40 tuổi

20

22,2

41-50 tuổi

17

18,9

>50 tuổi


47

52,2

Nam

18

13,3

Nữ

72

86,7

Kinh

82

91,1

Hoa

0

0,0

Khmer


8

8,9

Chưa từng đi học

8

8,9

Cấp 1

44

48,8

Cấp 2

26

28,8

Cấp 3

6

6,6

Trên cấp 3


6

6,6

Cán bộ, viên chức

2

2,2

Nông dân

23

25,5

Nội trợ

50

55,5

Khác

15

16,7

A. Thông tin chung


1.Tuổi

2.Giới

3. Dân tộc

4. Học vấn

5.Nghề nghiệp

*Nhận xét: Nhóm tuổi >50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (52,2%) và ít nhất là nhóm 2030 tuổi (6,6%). Đối tượng là nữ chiếm 86,7%; 91,1% các đối tượng nghiên cứu là
dân tộc Kinh. Đối tượng nghiên cứu đa phần có trình độ học vấn cấp 1 với 48,8%;
phần lớn các đối tượng làm nghề nội trợ (55,5%) và nông dân (25,5c bảo vệ thực vật, thuốc
tăng trưởng, phân bón, … mà chỉ với những đặc điểm thông thường như vậy người
35


dân sẽ khó mà phân biệt được đâu là rau sạch. Chúng ta cần tăng cường truyền thông
giáo dục về vấn đề chọn mua thực phẩm đúng, tốt.
Kiến thức về chế biến thực phẩm
Người nội trợ có kiến thức đúng về chế biến thực phẩm như: 78,89% sử dụng 2 thớt
riêng biệt để chế biến thực phẩm sống và chín khác nhau, trong đó lại có 32,40% nghĩ
rằng có nguy cơ nhiễm bẩn, 67,60% không nghĩ có nguy cơ nhiễm bẩn. Còn lại
21,11% dùng chung 1 thớt, có 73,70% nghĩ là không có nguy cơ nhiễm bẩn, 26,34%
nghĩ là có nguy cơ. Kết quả này nêu ra sự khác biệt về kiến thức chế biến thực phẩm.
Những người dùng chung 2 thớt là người biết được sự nguy hiểm, cũng như nguy cơ
nhiễm bẩn. Còn những người dùng chung 1 thớt đa số họ cho rằng dùng 1 thớt hay 2
thớt cũng không khác gì nhau. Kết quả nghiên cứu này chưa có ý nghĩa thống kê do
số lượng điều tra còn hạn chế.
Sự tiếp nhận thông tin về VSATTP

Tivi và đài và 2 kênh truyền thông cung cấp kiến thức không chỉ cho người dân ở
thành phố mà còn ở cả những vùng quê cũng vậy. Rõ rang qua nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy có đến 47,86% người dân tiếp nhận thông tin an toàn thực phẩm qua tivi,
tiếp đến là đài chiếm 15,71%, còn lại qua báo, bạn bè, người thân, loa truyền thanh
cũng chỉ dao động ở các khoảng 5-7% (bảng 3.7.1). Tương tự đó các nguồn thông tin
VSATTP và sự yêu thích các nguồn thông tin đó cũng chiếm phần lớn qua tivi chiếm
đến 69,79%, trong khi các kênh truyền thông khác đều chiếm dưới 10,00%. Về lượng
thông tin cung cấp: có 56,67% người dân cho rằng nguồn thông tin cung cấp là vừa
đủ, 7,78% nói rằng nó quá nhiều. Về chất lượng các nguồn thông tin: 71,11% cho
rằng thông tin họ được cung cấp là thiết thực.
Kết quả trên cho ta cái nhìn rằng, tivi và đài là 2 kênh truyền thông đạt hiệu quả cao,
có giá trị lớn, chúng ta nên phát huy và cung cấp nhiều chương trình để tăng kiến thức
cho người xem. Bên cạnh đó cũng tăng cường sự hấp dẫn bởi các kênh thông tin khác
và kể cả chất lượng thông tin cung cấp.
4.4 Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm (mục 3.5)
Về thực hành lựa chọn thực phẩm
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3), có 74,44% người lựa chọn nơi tin
cậy, rõ địa chỉ để mua thực phẩm, 25,56% người tiện đâu mua đấy. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm YTCC K41 (2017) tại xã Thuận
An, TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long[10] với tỉ lệ người lựa chọn nơi tin cậy, rõ địa chỉ
để mua chiếm 70%, tiện đâu mua đấy chiếm 30%.
Về chọn mua thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn, người dân quan tâm nhiều nhất đến
hạn sử dụng chiếm 49%, 10% chú ý tên, địa chỉ cơ sở, 4% quan tâm đến thành phần,
31% xem hướng dẫn sử dụng, 1% xem hướng dẫn bảo quản, trong khi có 33% không
quan tâm gì. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của
nhóm YTCC K41 (2017) tại xã Thuận An, TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long[10]. Sự khác
biệt này có thể do ĐTĐT chưa được trang bị rõ kiến thức về việc mua đồ hộp – đóng
gói, cần nâng cao nhận thức cho người dân.
36



Về nỗi lo khi mua thực phẩm chín ăn ngay: người nghĩ mua về ăn dễ bị nhiễm bẩn
chiếm 43%, trong khi người không biết chiếm đến 52%.
Về yếu tố quyết định chọn mua thực phẩm: người nội trợ quan tâm nhiều nhất đến
chất lượng và an toàn (24%) tiếp đến là khẩu vị, sở thích (32%), và cuối cùng là giá
cả (18%). Kết quả này cho thấy NNT đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc lựa chọn
thực phẩm, NNT đã biết quan tâm đến sức khỏe, chất lượng bữa ăn hơn là về giá cả,
ăn sạch quan trọng hơn ăn ngon. Sức khỏe được đưa lên hàng đầu.
Về thực hành chế biến thực phẩm
Qua thống kê cho thấy người dân tại địa phương sử dụng nguồn nước máy để ăn chiếm
cao nhất 33/90 hộ (36,67%), ít nhất là nước giếng có 2 hộ (2,22%). Trong khi đó số
hộ phải dùng nước mưa và nước sông rất cao 29/90 hộ (32,22%). Lý do có đến 32,22%
người dân sử dụng nước mưa và nước sông là do ở đây trong vùng sâu nên chưa lắp
đặt hệ thống nước máy, hoặc người dân còn nghèo mà ở quên có đất rộng, ao sâu, họ
tiết kiệm bằng cách sử dụng nước sông, nước mưa là chính.
Tình trạng thiếu nước với tỉ lệ không cao (4 hộ không đủ, 9 hộ tạm đủ và 77 hộ đủ
nước sinh hoạt), tức là 4,44% hộ không đủ, 10% hộ tạm đủ và 85,56% hộ đủ nước
sinh hoạt. Nghiên cứu này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm sinh viên 51
- YF K40 do BS. Phạm Trung Tín hướng dẫn (2016) [11]:
Với nhu cầu sử dụng nước đủ là 93,8%, tạm đủ là 6,2%. Dù có khác biệt về nguồn
cung cấp nước, nhưng đa số người dân đều có cách khắc phục, mặc dù nó là giải pháp
tạm thời, chưa đáp ứng được nhu cầu, Do đó đây cũng là khó khan cần các cấp chính
quyền tham gia hỗ trợ, giúp đỡ mang lại đủ nguồn nước sạch cho người dân.
NNT rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn hay sau khi đi vệ sinh chiếm 70/90
người (77,77%). Tuy nhiên vẫn còn 22,23% trả lời không. Trong số những người trả
lời có thì có đến 65,7% cũng rửa tay trước khi ăn, chỉ 7,1% là không. Trong khi đó
những người trả lời không thì có đến 72,77% không rửa tay trước khi ăn, chỉ có
27,33% là có rửa tay trước khi ăn. Với kết quả này chúng ta thấy rằng có mối liên
quan khá lớn giữa những người ý thức về tầm quan trọng của việc rửa tay trước và
sau khi chế biến thực phẩm, cũng như sau khi đi vệ sinh sẽ nhận ra được họ cần rửa

tay trước ki ăn để không bị nhiễm khuẩn, giun sán. Đây là một việc cần khen ngợi, cổ
vũ, khuyến khích và nhân rộng ra cộng đồng. Đồng thời cũng cần giúp những người
chưa có thói quen tốt thay đổi.
Về thực hành bảo quản thực phẩm
Bảo quản và sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh là một trong những vấn đề diễn ra hàng
ngày trong hộ gia đình.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi: đun nóng lại thức ăn sau bữa ăn chiếm
33,33%, hâm nóng thức ăn trước khi ăn chiếm 86,67%. ĐTĐT ít có thói quen ăn thịt
tái, gỏi cá, tiết canh, không ăn thức ăn ôi thiu, tỉ lệ là 97,78%.
Về xử lí thực phẩm chế biến sẵn chỉ có 30% người dân đun lại thực phẩm chế biến
sẵn rồi mới ăn. Đa số người dân sử dụng lồng bàn để đậy thức ăn, chiếm 78,89%. Có
62,2% hộ gia đinh sử dụng tủ lạnh. Đặc biệt có đến 96,43% biết bọc kín thực phẩm
37


trước khi để vào tủ lạnh. 92,86% hộ để 2 loại thực phẩm sống và chín khác ngăn để
đảm bảo vệ sinh. Nghiên cứu này cho chúng ta thấy đa số người dân biết cách tự bảo
quản và sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh. Đây là tín hiệu đáng mừng, cũng là kết quả
tốt của việc tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho người dân. Kết quả nghiên cứu khá
phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm YTCC K41 (2017) tại xã Thuận An, TX.
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long[10] hướng dẫn. Trong đó, kiến thức về bảo quản thực phẩm
trong tủ lạnh có bọc kín là 97,4%, ĐTĐT không ăn thịt cá sống chiến 94,79%, ĐTĐT
không ăn món ăn bị ôi thiu, hoặc không đảm bảo vệ sinh chiếm 93,75%. Sự phù hợp
này cũng dễ hiểu do xã Thuận An và xã Đông Bình khá gần nhau nên tập quán sinh
sống, điều kiện tiếp nhận kiến thức về bảo quản và sử dụng thực phẩm khá tương đồng
nhau.
Về thực hành về điều kiện vệ sinh khu bếp và các dụng cụ dùng để chế biến, bảo
quản thực phẩm
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng (bảng 3.8.1) hầu hết các hộ đều có
khu bếp riêng chiếm 90%, bên cạnh đó có 10% không có khu bếp riêng, có thể do hộ

có diện tích nhỏ, điều kiện kinh tế khó khăn không đủ xây dựng. Số hộ có trang bị tủ
lạnh chiếm 62,22%, với thời buổi hiện đại như ngày nay, với khoảng 4 triệu VND
người dân có thể mua được 1 chiếc tủ lạnh để sử dụng với nhiều tiện lợi. Đây là kết
quả khá phù hợp, nhưng điều kiện kinh tế còn khó khăn do đa số gia đình này làm
nông nên vẫn còn nhiều hộ chưa trang bị được.
Tỉ lệ có nơi để chén đũa, có giá chạn hợp vệ sinh chiếm 92.22%. Ở vùng nông thôn
sông nước đa số họ thường bỏ rác trực tiếp ra xung quanh nhà hay kênh rạch nên số
hộ có thùng rác ở khu bếp chiếm 62,22% và 33.93% thùng rác không có nắp đậy.
Số hộ có vệ sinh khu bếp sạch chiếm 80%, 68,89% có hệ thống thoát nước không bị
ứ đọng. Số hộ có xà phòng rửa tay chiếm 84,44%, có trang bị khăn lau tay là 73,33%.
Kết quả này là điều đáng vui mừng khi hầu hết mọi người đều biết và có thói quen
giữ vệ sinh khu vực ăn uống và nhà bếp. Họ đã phần nào biết được lợi ích của việc
giữ vệ sinh khu bếp.
4.5 Mối tương quan trong kết quả điều tra
Bảng 11 cho thấy có sự nhất quán của người dân về nhận thức vệ sinh an toàn thực
phẩm khi đa số người chọn nơi tin cậy tin cậy để mua thì họ có nhiều kinh nghiệm
trong lựa chọn thực phẩm an toàn và thấy được nhiều nguy cơ về thực phẩm bẩn. Đây
là cơ sở để chúng ta tin rằng khi tuyên truyền cho người dân về một mảng nào đó
trong VSATTP thì bản thân họ có thể tự nhận thức được các vấn đề liên quan.
Bảng 12 cho thấy tuổi tác có mối liên quan mật thiết với sự tiếp nhận kiến thức về
bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, người trẻ gấp 1,27 lần so với người trên 50 tuổi( khảo sát
có ý nghĩa thống kê với p=0,034>0,05). Bên cạnh đó, trình độ học vấn cũng ảnh hưởng
lớn đến kiến thức về din dưỡng khi trên cấp 3 cao gấp 1,6 lần so với ≤ cấp 1, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,012). Từ đó ta nhận thấy rằng cần phải lưu ý đặc biệt
cho từng đối tương để có hướng tiếp cận phù hợp khi tuyên truyền và có sự ưu tiên
thứ tự.
38


Về giới và nghề nghiệp ảnh hưởng đến kiên thức dinh dưỡng không có sự khác biệt

giữa các nhóm đối tượng, điều này có thể do mặc dù làm nhiều nghề nhưng đối tượng
giữ vai trò nội trợ chính trong gia đình hoặc tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau.
Bảng 13 thể hiện kiến thức về VSATTP của đối tượng ≤ cấp 1 cao gấp 1,6 lần so với
tren cấp 3, nghiên cứu chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,503) và có sự khác biệt với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Nhung[12](trên cấp 1 cao gấp 1,557 lần so dưới cấp
1, p= 0,047). Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ (90/ 379) nên chưa bao
quát hết đối tượng hoặc do người dân mặc dù học vấn thấp nhưng giữa vai trò nấu
nướng hằng ngày nên có ý thức về VSATTP tốt hơn. Nghiên cứu cũng chưa nhận thấy
sự khác biệt giữa giới, nhóm tuổi hay học vấn đến kiến thức VSATTP (p>0,05) phù
hơp với nghiên cứu Trần Khánh tại phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh[6]. Điều này
chứng tỏ kiến thức được tích lũy chủ yếu thông qua hoạt động nội trợ và tự ý thức bản
thân mỗi người.
Bảng 14 Chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa đối tượng có kiến thức đạt và không
đạt về VSATTP khi thực hành chúng. Nghiên cứu chúng tôi có sự khác biệt với
nghiên cứu Nguyễn Thị Cẩm Nhung[12] ( thực hành đúng của đối tượng có kiến thức
đúng cao gấp 13 lần không có kiến thức đúng), nguyên nhân khác biệt có thể do vị
trí địa lí khi Nguyễn Thị Cẩm Nhung khảo sát đối tượng phường Lê Bình, Quận Cái
Răng trong khi xã Đông Bình thuộc vùng nông thôn nghèo.Điều này chứng tỏ không
có sự thống nhất giữa kiến thức và thực hành, đối tượng có thể có kiến thức đạt nhưng
không tích cực áp dụng hoặc chưa đúng đắn trong khi những người đã có hành động
đúng
nhưng bản thân chưa nhận thức được điều đó.
Bảng 15 Cho thấy thực hành VSATTP có sự tương đồng ở các đối tượng khác nhau
về tuổi, giới, nghề hay học vấn. Ta nhận thấy rằng hành động đúng về vệ sinh phụ
thuộc nhiều vào các yếu tố như điều kiện sống hay thức bản thân mỗi cá nhân, do đó
việc giáo dục hành động VSATTP đúng nên phổ cập cho mọi đối tượng trong cộng
đồng.
Bảng 16 cho thấy những người tiếp nhận từ 3 kênh tin trở lên có kiến thức VSATTP
cao gấp 1,9 lần so với dưới 3 kênh, kết quả tương đồng với Lê Long Hồ[13] (2,737 lầnPhong Điền Cần Thơ) và Trần Đỗ Thanh Phong (1,742 lần- phường Châu Văn Liêm,
Ô Môn, Cần Thơ) nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,281). Điều này có thể do ý

thức quan tâm của mỗi các nhân, mặc dù được nghe nhưng không thể tiếp nhân. Tuy
nhiên vai trò truyền thông vẫn hết sưc quan trọng và cần được phát huy..

39


KẾT LUẬN
******
1. Kiến thức VSATTP của người tiêu dùng
- (16,67%) biết tới 4 nhóm thực phẩm.
- (64,44%) biết ăn mặn bị bệnh gì và (87,78%) biết mập là không tốt.
- Kiến thức về chọn nơi bán thực phẩm: (74,44%) người tiêu dùng người dân mua
thực phẩm ở những nơi tin cậy, rõ địa chỉ.
- Kiến thức về chọn mua thịt: phần đông người tiêu dùng chỉ quan tâm đến thịt màu
hồng đỏ sáng mà ít quan tâm đến các tiêu chí chọn thịt an toàn khác.
- Kiến thức về chọn mua cá: người tiêu dùng chỉ quan tâm đến cá sống.
- Kiến thức về chọn mua rau: Phần lớn người dân khi chọn rau sẽ lựa các loại rau tươi
non và không dập héo hay có mùi lạ,
- Kiến thức về chế biến thực phẩm: nhìn chung người tiêu dùng có kiến thức tốt về
chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.
- Kiến thức về bảo quản và sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh: nhìn chung người tiêu
dùng có kiến thức rất tốt.
2. Thực hành về VSATTP của người tiêu dùng
- Khoảng 23,2% hộ có sử dụng thực phẩm chín ăn ngay và thực phẩm đóng gói sẵn.
- Gần (88%) hộ không mua nếu nghi ngờ thực phẩm không an toàn.
- Có (42%) người dân quan tâm tới chất lượng và sự an toàn của thực phẩm khi mua.
Ngoài ra giá cả (18%) hay khẩu vị(32%).
- Có (70%) người dân rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm.
- (71%) người dân sử dụng hai thớt riêng.
- Với các hộ có thức ăn thừa, tỉ lệ đun thức ăn lại ngay là (33,33%), (86,67%) hộ có

hâm nóng thức ăn trứớc khi ăn.
- (78,89%) hộ dùng lồng bàn đậy thức ăn.
- (91,07%) hộ bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh, (92,86%) để riêng 2 ngăn đồ sống
và chín nếu có, (96,43%) trong đó bọc kín thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh.
- (97,78%) người dân không có thói quen ăn thịt tái, cá gỏi, tiết canh.
- (97,78%) hộ khẳng định không ăn thực phẩm đã ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh.
- (90%) số hộ có khu bếp riêng và (80%) khu bếp có tình trạng vệ sinh sạch sẽ,
(92,22%) gia đình có giá, chạn để bát hợp vệ sinh.
- (68,89%) nhà được khảo sát có hệ thống thoát nước đảm bảo khô ráo.
- (84,44%) hộ có xà phòng rửa tay và (73,33%) có khăn lau tay dành riêng để lau rửa
trước và sau khi chế biến.
40


KIẾN NGHỊ
*****
1. Kiến nghị về mặt truyền thông
• Đẩy mạnh việc tuyên truyền thông tin qua tivi ở những khung giờ mà người dân
thường xem tivi như 6-7h tối.
• Mở rộng các phương tiện truyền thông khác như đặt thêm loa phát thanh ở giữa
ấp, cán bộ y tế thường xuyên đến từng hộ gia đình để tuyên truyền.
• Đa số người trẻ và học thức cao là các nhóm đối tượng nắm được kiến thức cơ bản
về dinh dưỡng, vì thế nên tập trung tuyên truyền cho những đối tượng này để đạt
hiệu quả cao, đồng thời dựa vào những đối tượng này để tuyên truyền sâu rộng
trong người dân.
• Đối với người dân có trình độ học vấn thấp, cần phải xây dựng các thông điệp áp
phích, tờ rơi ở các vị trí công cộng như chợ, trường học, trạm y tế.
2. Kiến nghị về mặt thực hành VSATTP
• Đa số người dân mua hàng ở nơi họ tin cậy, vì thế cần tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát về cơ sở vật chất, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nơi mua bán thực

phẩm như chợ, cửa hàng bán đồ chín ăn ngay,....
• Thường xuyên mở lớp tập huấn về cách giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho
người dân, cho ban quản lí chợ,....để nâng cao nhận thức.
• Tổ chức các buổi nói chuyện về VSATTP để hướng dẫn thêm cho người dân về
cách chọn mua thịt, cá, rau, hướng dẫn cách chế biến thực phẩm, cách rửa tay sạch
sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn đồng thời tạo điều
kiện cho người dân giao lưu với nhau.
• Đảm bảo được cán bộ y tế thường xuyên quan tâm theo dõi tình hình sức khỏe
chung của người dân, những bệnh phổ biến ở địa phương như cao huyết áp, đái
tháo đường,...để có cách hướng dẫn hợp lí.
• Một bộ phận không nhỏ hộ gia đình chưa có hệ thống thoát nước hiệu quả, còn bị
ứ đọng, nên địa phương cần phối hợp với các người dân để nâng cao hệ thống
thoát nước đồng thời vận động người dân xử lí nước và rác thải đúng cách.
• Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được
với nguồn nước sạch, đặc biệt là khu vực ở giữa ấp, đây cũng là mong mỏi của
người dân địa phương trong 3 năm qua.

41


TÀI LIỆU THAM KHẢO
******
1. Dự Thảo “Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm
nhìn 2030”, Hà Nội (2011).
2. Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên – Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, NXB Y
Học, Hà Nội, trang 30 (2007).
3. PGS. TS. Dương Thanh Liêm, BM. Dinh Dưỡng Trường Đại học Nông Lâm – Thực
phẩm và những đặc điểm vệ sinh dinh dưỡng thực phẩm.
4. Bộ Y Tế – Công văn số 1555/BYT-ATTP, Hà Nội (2015).
5. Wikipedia – Bài viết “Đông Bình, Bình Minh”

6. Trần Khánh - Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành
VSATTP của người nội trợ tại phường Cái Vồn, TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”
(2015).
7. Lê Công Minh, Lê Thị Thanh, Tạ Quốc Đạt – “Nghiên cứu về Kiến thức và thực
hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại xã Mỹ An, huyện Mang Thít,
tỉnh Vĩnh Long” (2008).
8. Võ Hoàng Hận – Luận văn tốt nghiệp CKI Ngành YTCC, Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ “Khảo sát tình hình VSATTP tại hộ gia đình xã Thuận Hưng, huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang” (2014).
9. Trần Đỗ Thanh Phong – Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu kiến thức thực hành của
người tiêu dùng về VSATTP tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ”
(2013).
10. Nghiên cứu của nhóm YTCC K41 do BS. Nguyễn Thanh Huyền hướng dẫn tại xã
Thuận An, TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (2017).
11. Nghiên cứu của nhóm sinh viên 51 – YF K40 do BS. Phạm Trung Tín hướng
dẫn (2016)
12. Nguyễn Thị Cẩm Nhung “Nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành VSATTP
của người tiêu dùng tại phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ” (2014).
13. Lê Long Hồ – “Nghiên cứu điều kiện vệ sinh thực phẩm hộ gia đình và kiến
thức thực hành VSATTP của người tiêu dùng tại xã Trường Long, huyện Phong
Điền, TP Cần Thơ” (2012).

42


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách đối tượng được phỏng vấn
STT
Họ và tên
Ấp

1
Bùi Thị Sáng
Đông Hậu
2
Nguyễn Phước Hùng
Đông Hậu
3
Nguyễn Văn Năm
Đông Hậu
4
Nguyễn Thị Thuý Kiều
Đông Hậu
5
Lê Văn Để
Đông Hậu
6
Lê Hồng Thuý
Đông Hậu
7
Lê Thị Thu Nga
Đông Hậu
8
Lê Thị Kiều Hạnh
Đông Hậu
9
Nguyễn Bích Thuỷ
Đông Hậu
10
Đỗ Thị Kim Phượng
Đông Hậu

11
Lê Thị Bảo Trân
Đông Hậu
12
Phan Thành Đức
Đông Hậu
13
Phan Thanh Hương
Đông Hậu
14
Trần Văn Đào
Đông Hậu
15
Phạm Thị Bạch Tuyết
Đông Hậu
16
Lê Thị Cẩm Giang
Đông Hậu
17
Võ Thị Hồng Linh
Đông Hậu
18
Lê Thị Bảy
Đông Hậu
19
Đặng Thị Kiều Oanh
Đông Hậu
20
Lê Thị Út Chính
Đông Hậu

21
Nguyễn Loan Hồng Cẩm
Đông Hậu
22
Nguyễn Hồng Tú
Đông Hậu
23
Sơn Thị Then
Đông Hậu
24
Trần Văn Tuyệt
Đông Hậu
25
Nguyễn Thành Tâm
Đông Hậu
26
Phạm Thị Nga
Đông Hậu
27
Võ Thị Tựa
Đông Hậu
28
Đặng Ngọc Yến Tuyết
Đông Hậu
29
Sơn Thị Xo
Đông Hậu
30
Thạch Thị Huệ
Đông Hậu

31
Thạch Thị Lý
Đông Hậu
32
Nguyễn Thị Loan
Đông Hậu
33
Châu Thị Dương
Đông Hậu
34
Nguyễn Quang Long
Đông Hậu
35
Võ Thị Kim Sang
Đông Hậu
36
Trần Thị Mai
Đông Hậu
37
Bùi Thị Y
Đông Hậu
38
Trương Thị Dơn
Đông Hậu
39
Nguyễn Thị Kim Hương
Đông Hậu


Đông Bình

Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình

Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình

Huyện
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh

TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
43


40
41
42
43
44
45
46
47

48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77

78
79
80
81
82

Nguyễn Thị Diệu Phước
Nguyễn Thị Kim Chi
Lê Phương Khanh
Nguyễn Thị Trang
Bùi Thị Kim Anh
Lê Thị Kim Chung
Võ Thị Ngọc Lin
Võ Thị Thanh Thuý
Trần Thị Xăng
Lê Thị Bé
Bùi Thị Thanh Loan
Lê Văn Tư
Nguyễn Thị Ngọc Chuổi
Nguyễn Thị Kim Nga
Nguyễn Xuân Ngự
Lê Thị Cần
Nguyễn Thị Ngọc Huệ
Kim Tuyết Trinh
Nguyễn Thị Út
Nguyễn Ngọc Thuận
Trương Thị Lệ Oanh
Nguyễn Thị Mai
Phạm Thị Ngọc Ánh
Trần Thị Ngọc Bích

Huỳnh Thị Bé Ba
Nguyễn Thị Tư
Bùi Thị Hy
Nguyễn Thị Tuyết
PhạmThị Mấu
Phạm Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Thị Hai
Lê Thị Huệ
Nguyễn Thị Mỹ Dung
Trần Thị Tràng
Đặng Thị Tơ
Lý Thị Kim Nhung
Cô Tư A
Huỳnh Thị Gọn
Đoàn Văn Cảnh
Bùi Thị Trót
Nguyễn Thị Sương
Phạm Thị Thế
Nguyễn Hoàng An

Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu

Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu

Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu

Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình

Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình

TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh

TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh

TX. Bình Minh
44


83
84
85
86
87
88
89
90

Đỗ Thị Ngọc Yến
Lê Thị Tím
Chương Kim Tạo
Nguyễn Thị Quyên
Nguyễn Thái Sơn
Hồ Thị Nguyệt
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Nguyễn Thị Là

Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu
Đông Hậu


Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình
Đông Bình

TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh
TX. Bình Minh

45


Phụ lục 2. Các hình ảnh trong đợt thực tập cộng đồng
Hình 1 : Cô Nguyễn Hồng Tú
quan sat thấy có khu bếp riêng,
không có lồng bàn, có nơi để
chén bát dĩa, tình trang khu bếp
bẩn.

Hình 2 : Anh Nguyễn Thành

Tâm gia đình có khu bếp riêng,
có rổ dùng làm lồng bàn, sử dung
nước mưa và nươc khoáng để
nấu ăn, có nơi để chén bát dĩa,
trên bếp để nhiều chén dĩa tuy
nhiên tình trang khu bếp vẫn
sạch.

Hình 3 : Cô Võ Thị Tựa nhà có
khu bếp riêng, có lồng bàn, có
nơi đựng chén bát dĩa, tình trang
khu bếp sạch.

46


×