Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo sự khác biệt giữa người hà nội và người sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 30 trang )

Báo cáo sự khác biệt giữa người
Hà Nội và người Sài Gòn
Thắng Nguyễn - Mar 28, 2019
Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh (hay Sài Gòn) được coi như 2 đầu tàu về kinh tế lớn
nhất cả nước với sự năng động và luôn chuyển mình. Thế nhưng, việc trải qua
quá trình lịch sử khác nhau, cùng với đó là thói quen của người dân bị ảnh
hưởng bởi rất nhiều yếu tố mà thói quen tiêu dùng hiện nay ở hai thành phố này
có nhiều điểm khác biệt. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu báo cáo về sự khác
biệt giữa người Hà Nội và người Sài Gòn, điều này sẽ giúp ích rất lớn cho các
Marketer trong việc thấu hiểu thói quen tiêu dùng.

Báo cáo về những sự khác biệt giữa người Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh
Theo báo cáo này thì đối tượng được hỏi là 50% là nữ, và 50% là nam. Thành
phố được điều tra là Hà Nội (50%) và Tp Hồ Chí Minh (50%). Độ tuổi được điều
tra cũng được chia đều ở nhiều thế hệ như: Từ 18-24 tuổi (33%), 25-29 tuổi
(33%) và 30-39 tuổi (33%).
Về những sự quan tâm trong cuộc sống giữa 2 thành phố thì có thể thấy ở nhiều
chỉ số có sự cân bằng như mối quan tâm đến: Gia đình, công việc, sức khỏe,
tiền, Gia đình, giải trí, du lịch. Thế nhưng ở các tiêu chí như Internet người Sài
Gòn có vẻ có sự quan tâm hơn với 83% trong khi Hà Nội là 72%. Yếu tố làm đẹp
của người Hà Nội là 55%, trong khi người Sài Gòn lại là 74%, hay yếu tố thời
trang, người Sài Gòn có mối quan tâm nhiều hơn khi chiếm 53%, và 44% là chỉ
số của người Hà Nội. Có thể thấy, người Sài Gòn quan tâm tới Internet, làm đẹp
và giải trí hơn người Hà Nội.


Theo như báo cáo của Q&Me thì khi nhắc về hình ảnh của Tp Hồ Chí Minh
người ta sẽ nghĩ tới: Hiện đại (66%), bận rộn (52%), phát triển (32%), thân thiện
(25%), thú vị (23%), và xu hướng (17%). TP. HCM gắn với hình ảnh hiện đại và
bận rộn, trong khi Hà Nội được nhắc tới như một thành phố giàu truyền thống.




Còn Hà Nội được nhắc tới trong mắt người khác như sau: Truyền thống (52%),
bận rộn (29%), hiện đại (29%), thân thiện (19%), phát triển (32%), thú vị (19%).
Người Hà Nội tự đánh giá bản thân tử tế, sẵn sàng hợp tác và đáng tin cậy, đây
được đánh giá là thành phố cân bằng được giữa truyền thống với phát triển hạ
tầng.


Thêm vào đó, cách nhìn của người Sài Gòn và Hà Nội về hai thành phố cũng có
sự khác biệt rõ ràng. Người Hà Nội thường gắn liền Hà Nội với hình ảnh “hiện
đại (40%)” và ít “truyền thống (42%)” hơn so với quan niệm của người Sài Gòn
về Hà Nội. Trong khi đó, người Sài Gòn lại gắn thành phố này với hình ảnh “giàu
truyền thống (63%)”. Ngược lại, người Hà Nội thường nhìn nhận TP. HCM như
một thành phố “bận rộn (38%)” trong khi chỉ 20% người Sài Gòn chia sẻ chung
quan điểm về điều này.


Xét về sự khác biệt giữa người Hà Nội và người Sài Gòn thì theo báo cáo, người
Sài Gòn đánh giá về thành phố mình như sau: Lịch sự > hảo tâm > thực tế > hợp
tác > trung thực. Trong khi đó người Hà Nội được đánh giá như sau: Cởi mở >
hợp tác > xu hướng > dễ thay đổi > lịch sự.


Ngược lại người Hà Nội cũng nghiên cứu trong mắt họ người Sài Gòn có tính
tách: Tài giỏi > chăm chỉ > lịch sự > xu hướng > có sức ảnh hưởng. Trong khi đó
người Hà Nội đánh giá mình: Hảo tâm > hợp tác > thực tế > lịch sự > chăm chỉ.
Người Hà Nội tự đánh giá bản thân tử tế, sẵn sàng hợp tác và đáng tin cậy.

Chúng tôi cũng tìm ra một số khác biệt lớn trong cách nhìn nhận của hai khu vực

về người Hà Nội như “dễ tính” (HCM – 37%, Hà Nội – 76%), “kén chọn” (HCM –
61%, Hà Nội – 25%), và “chân thật” (HCM – 45%, Hà Nội – 80%).


Vậy có sự khác biệt nào về tính cách giữa người Sài Gòn và Hà Nội hay không?
Người Sài Gòn tự đánh giá bản thân như những người “lịch sự”, “tốt bụng”, và
“đáng tin cậy”. Người Hà Nội thì cho rằng người Sài Gòn rất “cởi mở”, “sẵn sàng
hợp tác”, “hợp thời” và “dễ tính”. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy có một số
khác biệt lớn trong cách nhìn nhận về người Sài Gòn như “ít nói” (HCM – 58%,


Hà Nội – 26%), “hợp thời” (HCM – 42%, Hà Nội – 75%), và “kiên nhẫn” (HCM –
64%, Hà Nội – 44%).
Theo báo cáo về sự khác biệt giữa nguời Hà Nội và người Sài Gòn thì chỉ ra
rằng, sự khác biệt rõ nhất có thể được nhận thấy là cách họ đánh giá về sự
“đáng tin cậy” của đối phương. Như báo cáo cho thấy:


“Người Sài Gòn có đáng tin cậy không?” – HCM: 85%, Hà Nội: 57%



“Người Hà Nội có đáng tin cậy không?” – HCM: 36%, Hà Nội: 89%



Có vẻ như người Sài Gòn cẩn trọng hơn khi hợp tác và làm việc với
người Hà Nội?

Tạm kết

Trên đây là những báo cáo của Q&Me về sự khác biệt giữa người Hà Nội và
người Sài Gòn. Có thể thấy rõ sự khác biệt khá rõ về nhiều mặt, cũng như nhìn
nhận của những người dân của 2 thành phố này về thành phố kia khác khác
nhau. Trong Marketing, việc hiểu rõ được về mặt địa lý, thói quen tiêu dùng của
người dân là điều vô cùng quan trọng trong việc thành công tại thị trường đó. Vì


vậy, báo cáo hữu ích trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho Marketer trong việc tìm
kiếm thông tin của 2 thành phố lớn nhất Việt Nam trong năm 2019 này.
Thắng Nguyễn – MarketingAI
Theo báo cáo Q&Me


Soi khác biệt giữa Sài Gòn - Hà Nội qua tranh
(iHay) Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn
và Hà Nội qua cùng một lăng kính.
Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác
biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân
mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng.
Thanh Niên Online giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and

Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ
ảnh):

Trên đường phố Hà Nội
có nhiều gánh hàng
rong. Trên đường phố
Sài Gòn có nhiều xe
đẩy bán hàng rong



Ở Hà Nội có nhiều
gánh hàng hoa, xe đạp
chở hoa bán rong. Sài
Gòn dường như không
có hình ảnh này. Người
Sài Gòn thường mua
trong các tiệm hoa tươi


Mâm ngũ quả bày lên
bàn thờ trong những
ngày Tết Nguyên đán
của người Hà Nội và
người Sài Gòn cũng rất
khác
nhau


Tết đến, xuân về, Hà
Nội có hoa đào, Sài
Gòn có hoa mai

Người Hà Nội có “thú”
ăn phở trong các quán


vỉa hè, bên lề đường,
trong ngõ phố cổ.
Người Sài Gòn thường

thưởng thức phở trong
tiệm ăn, nhà hàng

Hình ảnh bữa sáng ở
Hà Nội gắn liền với tô
phở nóng hổi, ở Sài
Gòn gắn liền với ly cà
phê


Trong bữa cơm, các gia
đình ở Hà Nội thường
có “phép tắc” mời cơm.
Ở Sài Gòn, điều này
không mấy phổ biến


Hà Nội có bún chả. Sài
Gòn có cơm tấm

Người Sài Gòn ăn ngọt
và cay hơn người Hà
Nội


Người Hà Nội thích
uống trà nóng. Người
Sài Gòn thích uống cà
phê đá


Ở Hà Nội, địa điểm lý


tưởng
để
“buôn
chuyện” là những quán
trà đá, trà chanh vỉa hè.
Ở Sài Gòn, địa điểm lý
tưởng để “tám chuyện”
là những quán cà phê
bệt

Người

Nội
thường tiếp khách bằng
trà. Người Sài Gòn
thường tiếp khách bằng
nước suối, nước ngọt


Những cơn mưa ở Hà
Nội có thể kéo dài dầm
dề. Mưa ở Sài Gòn đến
nhanh và tạnh nhanh

Có vẻ như văn hóa



công việc “cấp trên, cấp
dưới” giữa Hà Nội và
Sài Gòn cũng có rất
nhiều điều khác biệt

Giọng nói chắc chắn là
điểm khác biệt đặc
trưng nhất giữa người
Hà Nội và người Sài
Gòn


Trong văn hóa ứng xử,
dường như người Hà
Nội thiên về sự khéo
léo, văn hoa trong lời
ăn tiếng nói. Trong khi
đó, người Sài Gòn đề
cao sự thẳng thắn,
không vòng vo


Ngay cả chiếc “mũ
đồng phục” của cảnh
sát giao thông ở Hà Nội
và Sài Gòn cũng có
kiểu dáng rất khác nhau


Cỗ cưới ở Hà Nội

thường ăn buổi trưa.
Tiệc cưới ở Sài Gòn
thường ăn buổi tối

Đàn ông Hà Nội thường
đi nhậu sau lúc tan sở,
xế chiều, xẩm tối và cố
gắng về nhà trước khi
quá khuya. Đàn ông Sài
Gòn có thể nhậu thâu
đêm suốt sáng


Người Hà Nội có vẻ
thức dậy sớm hơn
người Sài Gòn

Ở Hà Nội thông dụng
loại taxi 4 chỗ. Ở Sài


Gòn, taxi 7 chỗ lại
thông dụng hơn

Khái niệm “xe đẹp hay
xe xấu” ở Sài Gòn
không mấy phổ biến
như ở Hà Nội



×