Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

kim chỉ nam của cuộc đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.75 KB, 23 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

CHỦ ĐỀ: KIM CHỈ NAM CỦA CUỘC ĐỜI.

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9
Lớp HP:.

THÁNG 12, TP. HỒ CHÍ MINH


MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

Phần I..................................................................................................................................... 1
1. Tác giả............................................................................................................................... 1
2. Tác phẩm ........................................................................................................................... 1
Phần II................................................................................................................................... 2
1. Đồng hồ và la bàn .............................................................................................................2
1.1. Ba thế hệ về quản lí thời gian .....................................................................................2
1.2. Bốn cung độ của một vòng tròn thời gian làm việc.....................................................3
1.3. Sự lạm dụng thái quá của yếu tố khẩn.........................................................................3
1.4. Sự cân bằng và tác động lẫn nhau giữa bốn nhu cầu của cuộc sống............................6
1.5. Bốn phẩm chất thiên phú của con người.....................................................................6
2. Điều quan trọng là luôn giữ những việc quan trọng ở vị trí quan trọng..............................6
2.1. Sắp xếp Cung 2: Qui trình đặt việc hàng đầu vào vị trí số 1.......................................5
2.2. Ước vọng tương lai.....................................................................................................7
2.3. Ba phương cách tạo sự cân bằng.................................................................................8
2.4. Sức mạnh của những mục tiêu....................................................................................9


2.5. Phối cảnh công việc trong tuần.................................................................................11
2.5.1. Sự phục hồi các khả năng của bản thân..............................................................11
2.5.2. Phối cảnh rộng đem lại kết quả mỹ mãn............................................................13
2.6. Tính chất nhất quán khi quyết định...........................................................................13
2.6.1. Thời điểm quyết định.........................................................................................13
2.6.2. Quyết định xuất phát từ nguyên tắc...................................................................14
2.7. Cùng nhau xác định việc quan trọng.........................................................................15
2.7.1. Suy nghĩ về quy trình thắng – thắng..................................................................15
2.7.2. Trước hết phải hiểu người khác sau đó làm người khác hiểu mình....................16
2.7.3. Sự phối hợp, hợp tác tạo sức mạnh....................................................................16
2.8. Tăng cường năng lực từ bên trong............................................................................19
2.8.1. Các điều kiện tăng cường từ năng lực................................................................29
2.8.2. Tham dự bữa ăn trưa tuyệt vời...........................................................................19
2.8.3. Vừa là nhà lãnh đạo vừa là người phục vụ.........................................................19


PHẦN I
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM.
1. Tác giả.
- Stephen Richards Covey hay thường được gọi là Stephen R.Covey (24/10/1932 –
16/7/2012) là một nhà giáo dục, nhà văn, nhà kinh doanh và nhà diễn giả của Mỹ,
ông được biết đến với cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen của người thành đạt (The
Seven Habits of Highly Effective People) cuốn sách gối đầu giường của các nhà
lãnh đạo cũng như các tỉ phú thế giới.
- S.R. Covey từng ở trong danh sách một trong 25 người Mỹ có ảnh hưởng nhất
vào năm 1996 do tạp chí Time bầu chọn. Ông luôn nhấn mạnh nhấn mạnh sự chân
thật, chính trực, tin cậy, nhân ái, tinh thần cống hiến và sự tôn trọng là những giá
trị cốt lõi làm nên người thành đạt.
2. Tác phẩm.
- Tác phẩm này đã ra đời trong lòng một xã hội mà guồng máy kỹ thuật, vật chất

hầu như lôi cuốn mọi người hối hả chạy theo những mục tiêu nằm ngoài các giá trị
đạo đức và các nguyên tắc tự nhiên của cuộc sống con người.
- Tác giả phân tích rất nhiều chi tiết những khiếm khuyết trong việc xác định, điều
hành các hoạt động của con người, việc chạy theo số lượng, làm thật nhiều, đạt
được các giá trị vật chất rất cao nhưng các yêu cầu khác như gia đình, bạn bè, lý
tưởng đóng góp cho xã hội, xây dựng một xã hội lành mạnh trong đó quan hệ giữa
người và người, sự tông trọng lẫn nhau đã bị bỏ qua. Đó là một xã hội vật chất hoá
toàn diện, trong đó không có tình người, không có nguyên tắc đạo đức, nguyên tắc
tự nhiên của cuộc sống loài người.


PHẦN II
TÓM TẮT NỘI DUNG.
1.Đồng hồ và la bàn.
1.1. Ba thế hệ về quản lí thời gian.
 Thế hệ thứ nhất : Thế hệ thứ nhất này được đặt trên cơ sở “nhắc nhở” và thuộc
khuynh hướng “trôi theo dòng chảy”. Khuynh hướng thuộc thế hệ này mang tính
bị động và bị lôi cuốn bởi các tác động xung quanh. Thế hệ quản lý công việc và
thời gian này đơn thuần chỉ là sự sử dụng sổ tay bảng liệt kê công việc hằng ngày.
Nếu bạn áp dụng thế hệ này, lúc nào bạn cũng mang theo bảng liệt kê để khỏi bỏ
quên công việc. Cuối ngày bạn sẽ kiểm tra trong ngày bạn đã thực hiện hết công
việc hay chưa. Nêu chưa bạn sẽ ghi vào bảng liệt kê công việc của ngày hôm sau.
 Thế hệ thứ hai : Thế hệ thứ hai thuộc lãnh vực “dặt kế hoạch và chuẩn bị”. thế
hệ quản lý công việc và thời gian này cũng chỉ là sự sử dụng phương tiện cao hơn
thế hệ thứ nhất một chút, đó là cuốn lịch và sổ tay ghi các cuộc hẹn. Khuynh
hướng này chứng tỏ có hiệu quả cao hơn, mang tính trù hoạch tương lai hơn. Nếu
bạn áp dụng phương cách này, bạn sẽ ghi vào sổ những cuộc hẹn, ghi những lời
hứa, lời kết ước hoặc thỏa thuận, ghi thời gian hạn chót để thực hiện, ghi vị trí các
buổi hợp… Bạn cũng có thể ghi những công việc vào trong máy tính.
 Thế hệ thứ ba : Khuynh hướng thứ ba là “vạch kế hoạch, ưu tiên hóa và kiểm

soát”. Nếu bạn áp dụng phương cách này, bạn có thể dành thì giờ để xác định giá
trị của công việc rồi đặt vị trí ưu tiên cho công việc. Vị trí ưu tiên ở đây có thể
không phải vị trí hang đầu, có thể không là vị trí trọng yếu mà chỉ mang tính chất
ưu tiên về thời gian mà thôi. Bạn có thể tự hỏi mình: “Tôi muốn cái gì?” Bạn cũng
có thể đặt ra những chỉ tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để thực hiện. Rồi
bạn dành ưu tiên về thời gian hang ngày để làm việc đó. Bạn có thể sử dụng các
phương tiện điện toán hoặc giấy tờ, hồ sơ, tài liệu… với các chi tiết thực hiện hằng
ngày.


1.2. Bốn cung độ của một vòng tròn thời gian làm việc.
Khẩn

Không Khẩn
Cung 2
• Các công việc chuẩn bị.
• Các công việc dự phòng
• Các đánh giá cần thiết về công

Quan
Trọng

Cung 1
• Các tình huống đặc biệt
việc.
• Các vấn đề hối thúc
• Các dự án kế hoạch
• Các thời hạn cuối phải hoàn tất phương an, dự
• Sự xây dựng phát triển các mối
án, các buổi họp quan trọng…

quan hệ
• Các công việc mang tính yểm trợ
cho các công việc khac…
Cung 3

Không
Quan
Trọng






Các việc xen kẻ, những cú điện thoại.

Vài lá thư cần gửi, một số báo cáo cần viết.

Một số buổi gặp mặt.

Công việc nhỏ có tính chất hối thúc, sắp hết •

hạn.
• Những công việc thông thường khác…

Cung 4
Những chuyện tầm phào vớ vẩn.
Những lá thư tạp nham.
Vài cú điện thoại vu vơ.
Những việc mất thì giờ vô ích.

Những hoạt động giết thì giờ.


1.3. Sự lạm dụng thái quá của yếu tố khẩn.
Một số người trong chúng ta thường bị lôi cuốn bởi các việc cấp bách cần giải
quyết ngay mà trở thành quá đam mê và dồn năng lực vào những việc như vậy. Và
trong trường hợp này chúng ta sẽ cảm thấy thế nào? Căng thẳng chăng? Bị hối
thúc chăng? Bị dồn ép chăng? Hay bị lâm vào tình trạng quá mệt mỏi? Câu trả lởi:
Đúng như vậy. Nhưng trung thật mà nói: Ta cũng đồng thời mang lại một cảm giác
hân hoan sung sướng, hữu dụng, thành đạt và có giá trị. Bất kì chỗ nào có trở ngại,
ta đều nhào đến để nhanh chống giải quyết. Ta đem lại kết quả tức thì và được
người khác cảm tạ ngay lập tức. Ta không cần biết việc đó quan trọng hay không
quan trọng mà cứ bị lôi kéo theo hành động. Người ta muốn bạn lúc nào cũng bận
rộn, lúc nào cũng phải làm việc quá tải. Đó là tiêu biểu của xã hội ngày nay. Nếu
ta bận rộn điều đó có nghĩa là ta là quan trọng. Nếu ta rảnh rang, điều đó sẽ làm ta
khó chịu vì có cảm giác ta chẳng là cái gì quan trọng cả. Sự bận rộn đồng nghĩa
với sự yên tâm, đồng nghĩa với giá trị, với phổ biến và với sự thỏa mãn. Nó cũng
là lý do bào chữa cho việc ta không thực hiện được những mục tiêu quan yếu hàng
đầu.
 Tác động của những đam mê thái hóa.
- Tạo cảm giác tin tưởng và cảm giác dự phòng.
- Tạo sự tập trung, chú ý của người khác.
- Tạm thời xóa đi nỗi đau khổ và những cảm nghĩ tiêu cực khác.
- Tự tạo cảm tưởng về giá trị, sức mạnh, quyền hạn, sự yên tâm, tình yêu, sự thành
đạt.
- Nhưng lại làm vấn đề trở nên xấu đi.
- Nhưng lại làm công việc trở nên tệ hại hơn đồng thời phá hoại các mối quan hệ.
1.4. Sự cân bằng và tác động lẫn nhau giữa bốn nhu cầu của cuộc sống.
Những nhu cầu này quả thật có những tác động lẫn nhau. Một số người chúng ta,
mặc dầu có ý thức được rằng mình có những nhu cầu như vậy nhưng lại xem

chúng như những bộ phận riêng rẽ. trong trường hợp này, chúng ta cho rằng “sự
cân bằng” có nghĩa là làm thỏa mãn một cách nhanh nhất một nhu cầu rồi chạy
sang một nhu cầu khác. Các hoạt động như vậy được biễu diễn bằng hình vẽ dưới
đây:



TƯỞNG

TINH
THẦN

VẬT
CHẤT

XÃ HỘI


1.5. Bốn phẩm chất thiên phú của con người.
Là con người, chúng ta có những phẩm chất mà loại vật không có, đó chính là khả
năng thiên phú. Những bản năng đó hiện diện trong ta, nằm giửa các tác nhân và
phản ứng, tức là giữa những sự việc tác động lên ta và sự phản ứng của ta đối với
những tác động đó. Những phẩm chất thiên phú của con người điều khiển các hoạt
động của ta đó là: sự nhận thức về bản thân, lương tâm, sự sáng tạo và ý chí tự
quyết. Bốn phẩm chất đó tạo cho ra các khả năng chọn lựa, đáp ứng và thay đổi.
chúng tạo kim chỉ nam giúp ta hướng đời ta về đúng hướng Bắc.
 Nhận thức về bản thân: Đó là khả năng đứng ra ngoài bản thân để quan sát tư
tưởng, hành động, quá khứ, hiện tại, thói quen, chiều hướng của mình. Khi ta nhìn
thấu đáo vào bản thân ta sẽ có những phản ứng, những đáp ứng thích hợp với
những sự việc tác động lên ta.

 Lương tâm: Lương tâm là một giá trị nội tâm, là một ý thức hướng về chân lý,
hướng về những điều phải và tránh những hành động đi ngược lại với nguyên tắc
tự nhiên. Lương tâm thể hiện trách nhiệm con người.
 Ý chí tự quyết: Đó là khả năng hành động. Ý chí tự quyết tạo cho ta năng lực
vượt khỏi cái cốt cách cố hữu của mình, thay đổi cả lịch sử bản thân, hành động
dựa theo những nguyên tắc chứ không theo cảm tính thông thường. Môi trường
xung quanh không ảnh hưởng đến chúng ta, không điều khiển được ta cho dù nó
rất mạnh mẽ. Chúng ta không thể là nạn nhân của những thứ đó, chúng ta có
quyền tự quyết định. Chúng ta không thể là sản phẩm của quá khứ. Chúng ta là sản
phẩm của chính quyết định của ta. Chúng ta có khả năng đáp ứng, có khả năng tự
quyết việc vượt khỏi những tính khí, những chiều hướng tầm thường của bản thân.
Chúng ta có năng lực hành động căn cứ trên sự tự nhận thức về bản thân, trên
lương tâm và những mục tiêu tương lai của ta.
 Sự sang tạo: Đó là năng lực nhìn thấy được tương lai, sáng tạo được những biện
pháp và giải quyết được những vấn đề một cách đồng bộ và có hiệu quả. Đó là khả
năng nhìn thấy ta hoặc người khác một cách khác hơn hiện trạng của mình hoặc
của họ. Nó giúp ta co khả năng hoạch định sứ mạng, xác định mục tiêu, tổ chức
các chương trình hoạt động. Nó cho ta khả năng nhìn thấy được, tưởng tượng được
bản thân ta lúc thi hành nhiệm vụ kể cả những giai đoạn thử thách nhất để tìm
cách áp dụng những nguyên tắc tự nhiên, những quy luật cuộc đời nhằm giải quyết
các công việc một cách hiệu quả nhất.


2. Điều quan trọng là luôn giữ những việc quan trọng ở vị trí quan trọng.
2.1. Sắp xếp Cung 2: Qui trình đặt việc hàng đầu vào vị trí số 1.
 Bước thứ 1: Mô tả những tầm nhìn và nhiệm vụ chủ yếu.
- Điều gì là quan trọng nhất.
- Điều gì đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn?
- Bạn muốn trở thành con người như thế nào và muốn làm gì trong cuộc sống?
- Xác định được các câu hỏi trên có tầm quan trọng quyết định. Chúng sẽ ảnh

hưởng đến các mục tiêu, những quyết định, phương cách thực hiện, cách thức sử
dụng thời gian của bạn.
Nếu bạn chưa từng phác thảo nhiệm vụ chủ yếu của bạn thì trước mắt hãy thực
hiện các việc sau đây :
- Hãy kể ra ba hoặc bốn việc mà bạn coi là hàng đầu trong đời mình.
- Xem xét những mục tiêu dài hạn mà bạn dự tính thực hiện.
- Suy nghĩ về những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời ban.
- Xác định lại những cam tưởng bạn cần có trong cuộc đời:Sự yên ổn tâm
hồn,niềm tin,hạnh phúc sự đóng góp…
- Suy nghĩ về cách sử dụng thời gian nếu giả sử bạn sống được 6 tháng nữa.
 Bước thứ 2 : Xác định vai trò.
Sự xác định vai trò cho ta ý nghĩa tổng thể của cuộc sống có chất lượng,làm nổi
bật tính chất quan trọng của công việc.
 Bước thứ 3 : Lựa chọn các mục tiêu thuộc Cung 2 cho mỗi vai trò.
Bạn có thể có nhiều mục tiêu công việc cho mỗi vai trò nên giới hạn ở một hoăc
hai mục tiêu quan trọng nhất trong tuần lễ,những mục tiêu khác sẽ từ từ thực hiện
trong các tuần kế tiếp.
 Bước thứ 4 : Cách bố trí các công việc trong tuần.
- Thông thừơng việc có xác định giờ là những việc rất cần thiết.
- Không trì hoãn công việc, dồn việc để giải quyết ở các Cung 1, Cung 3.
- Khi phác thảo bảng kê công việc, ta hãy đặt những mục tiêu của cung 2 vào
trước.
- Tạo sư uyển chuyển cho các công việc về giờ giấc,giảm bớt sự cứng nhắc
trong giờ thưc hiện công việc.
- Sửa đổi, bổ sung bảng kê nếu thấy cần thiết và phù hợp với điều kiện khách
quan.


 Bước thứ 5 : Đánh giá.
- Trước khi bố trí công việc cho tuần kế tiếp,ta hãy dành thời gian để tự hỏi

mình.
- Ta đã đạt được những mục tiêu nào?
- Ta đã gặp những khó khăn và thử thách nào?
- Ta đã có những quyết định gì ?
- Khi quyết định, ta đã đặt việc hàng đầu vào vị trí số 1chưa?
2.2. Ước vọng tương lai.
 Làm biến chuyển và vượt khỏi sự tầm thường.
Những ước vọng của ta sẽ giúp ta vượt qua sự sợ hãi, sự hèn nhát và tất cả những
gì ngăn cản ta hoàn thành nhiệm vụ để đóng góp cho đời. Chúng ta cần phải có
năng lực vượt khỏi bản thân mình, những ước vọng tương lai phải cao cả, vượt
khỏi những gì từ lâu tiềm ẩn trong ta để trồi lên khỏi vị trí cũ nhằm hình thành một
nhân cách mới với mục tiêu đạt được những ước vọng trong tương lai. Đó có thể
tác động mạnh mẽ nhất trong những yếu tố tác động lên cuộc sống có chất lượng
của mỗi người chúng ta.
 Đi sâu vào đời sống nội tâm.
- Tự nhận thức bản thân.
- Lương tâm.
- Óc sáng tạo.
- Ý chí tự quyết.
 Để lại cái gì đó cho đời sau.

Một số mục tiêu của cung 2 nhằm vào các ước vong tương lai


* Dành thời gian của cung 2 trong mỗi tuần lễ để sống với chính nội tâm của
mình, tìm nơi yên lặng để kiểm tra mình có đi đúng hướng không
* Phác họa ra nhiệm vụ, sứ mạng của mình.
* Dành thời gian để đánh giá việc thi hành nhiệm vụ.
* Khắc gi nhiệm vụ vào tâm trí.
* Xác định mục tiêu “mài dũa lưỡi cưa”

* Kiểm tra lại các công việc liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ trước khi phác
thảo cho tuần tới.
* Viết nhật kí ghi chép những tác động của cá nhân ảnh hưởng lên các công việc.
* Giúp các con của mình hoặc người khác xác định nhiệm vụ của mình. Giúp họ
nuôi dưỡng ước vọng tương lai của mình.
2.3. Ba phương cách tạo sự cân bằng.
 Các vai trò của chung ta có xuất hiện từ nhiệm vụ của bản thân.
Khi ta đi sâu vào nội tâm thì sẽ nhận ra các vai trò chính đáng của ta giống như
những cành cây mọc từ những thân cây mà thân cây là biểu hiện của nhiệm vụ bản
thân.Nhiệm vụ bản thân lại có xuất phát từ gốc rễ mà gốc rễ là biểu hiện của
nguyên tắc.
 Mỗi vai trò là một phụng sự (chịu trách nhiệm với người khác hoặc đối với cái
gì đó cao hơn bản thân mình.
Phụng sự có nghĩa là chịu trách nhiệm với người khác đối với một cái gì đó cao
hơn bản thân mình.
 Mỗi vai trò bao gồm cả bốn khía cạnh: vật chất, lí tưởng, xã hội, tinh thần.
Quy trình cung 2 tạo sự cân bằng
Sự cân bằng tự nhiên là sự cân bằng sống động nhất,nó được biểu lộ bằng 3 hình
thái:
- Sự cân bằng cơ bản nhất đó là cân bằng bên trong chúng ta, giữa vật chất, xã
hội, tinh thần và lí tưởng.
- Sau đó là sự cân bằng trong các vai trò của chún ta.
- Sau cùng đó là sự cân bằng giữ sản lượng và khả năng công tác.
Những cong việc thuộc Cung 2 nhằm tạo ra sự cân bằng trong các vai trò.
- Đánh giá nhiệm vụ và các vai trò để chắc chắn rằng các vai trò của bạn có
phát xuất từ nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ của mình thì phải bảo gồm các vai
trò quan trọng trong cuộc sống.


- Phân tích các vai trò của mình trên cơ sở các mối quan hệ với người khác và

phụng sự.
- Thực hiện các vai trò đó trên cơ sở đúng sứ mạng nhiệm vụ,đúng mục tiêu
nhiệm vụ của mình.
2.4. Sức mạnh của những mục tiêu.
 Vai trò cũa những mục tiêu và việc xác lập mục tiêu.
Sức mạnh của những mục tiêu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quản lý
công việc. Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài
hạn, mục tiêu trong ngày, mục tiêu trong tháng, mục tiêu cá nhân, mục tiêu của
một đơn vị, một tổ chức, mục tiêu 5 năm, 10 năm... Xác định mục tiêu rõ ràng hết
sức quan trọng. Nó giống như nỗ lực "ăn hết một con voi chỉ bằng một miếng" ,
nói lên sự phấn đấu cao độ để biến giấc mơ thành hiện thực, biến hành động thành
thực tế, đưa đến thành công cho mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, một số người trong chúng ta thường không xác định được cho mình
những mục tiêu, số khác lại đặt ra cho mình những mục tiêu quá lớn lao, đến nỗi
không thể thực hiện, hoặc thực hiện được nhưng lại đánh mất đi những thứ còn
quý giá hơn mục tiêu ban đầu.
 Những lý do khiến ta không đạt được mục tiêu đề ra.
 Sự thoái lui do không tin tưởng vào bản thân.
Bất cứ ai trong chúng ta đều tin vào bản thân mình ở những mức độ khác nhau.
Khi lòng tin ở mức độ cao, bạn sẽ cảm thấy mình có sức mạnh và an tâm với chính
mình. Khi chúng ta không đạt được mục tiêu, ta thoái lui và cảm thấy đau khổ.
Dần dần, với nhiều sự thoái lui khỏi mục tiêu sẽ làm chúng ta mất tin tưởng vào
khả năng của mình. Từ đó, ta không còn khả năng hứa và giữ lời hứa với chính
mình và người khác. Sau đó ta trở nên bi quan yếu thế và hay biện minh cho sự
thất bại của mình. Tư tưởng này làm ta chấm dứt khả năng hoạch định và hoàn
thành những mục tiêu quan trọng. Và rồi khi đứng trước một thử thách nào đó, ta
cảm thấy mất hết sức mạnh và cá tính cần thiết.
 Suy nghĩ thiếu thực tế, không phù hợp với khả năng của bản thân cũng là lý do
khiến cho mục tiêu không thể thực hiện.
Mục tiêu kiểu như vậy chẳng khác nào bắt 1 đứa bé cùng lúc phải học bò, học cầm

muỗng và học lái xe. Đó là phi thực tế, ảo tưởng, thiếu hiểu biết về bản thân. Đôi
khi, là do ta đặt ra mục tiêu rồi đang lúc thực hiện thì vì hoàn cảnh thay đổi hoặc ta


tự thay đổi cho phù hợp với chuyển biến mới trong cuộc đời, như vậy mục tiêu
ban đầu cũng không thể thực hiện.
Đặt cái thang không đúng bức tường.
Trong khi thất bại vì không đạt được mục tiêu làm ta đau khổ thì những trường
hợp đạt được mục tiêu nhưng cũng khiến ta đau khổ. Đó là khi đạt được mục tiêu
nhưng hậu quả nó để lại còn lớn hơn so với mục tiêu ban đầu đặt ra.
 Bằng cách nào để hoạch định các mục tiêu?
Thông qua lương tâm, ta tiếp xúc với nhiệm vị và viễn cảnh tương lai. Lương tâm
này đã được thông qua tôi luyện và có sức mạnh. Lương tâm sẽ hướng dẫn ta đi
đúng đường. Thông qua óc sáng tạo, ta mường tượng được khả năng của ta đến
đân, đồng thời, mường tượng ra những biện pháp sáng tạo và phối hợp để thực
hiện mục tiêu.
Thông qua sự tự nhận thức bản thân chúng ta đặt ra những mục tiêu trong phạm vi
khả năng tối đa của mình, nhưng lúc nào cũng phải điều chỉnh theo đúng hướng
của lương tâm.
Thông qua ý chí tự quyết , chúng ta quyết định lựa chọn mục tiêu để thực hiện một
sự nhất quán cần thiết.
Mỗi quy trình hoạch định các mục tiêu dựa trên nguyên tắc chứng tỏ hiệu quả tối
ưu và sẽ bao gồm các việc như sau: Viết ra mục tiêu khung hay mục tiêu bao quát.
Viết ra một bảng các mục tiêu nghiên cứu. Hoạch định các mục tiêu trong tuần lễ.
 Sức mạnh của các mục tiêu.
Khi thực hiện các mục tiêu là ta đã thể hiện sự can đảm của mình. Càng thực hiện
được nhiều mục tiêu dựa trên lương tâm và nguyên tắc, ta càng làm tăng được
niềm tin và lòng can đảm lên cao.
Chính kết quả của việc thực hiện các mục tiêu cũng làm tăng niềm tin của ta với
chính ta, và của mọi người đối với ta. Chúng ta có thể tin tưởng rằng mình đã đặt

cái thang đúng bức tường cần leo lên và do đó không bao giờ ta bị bi quan yếu thế,
không bao giờ thất vọng chán nản. Có được như vậy cũng là do bốn bản năng cơ
bản trong ta đã có sự phối hợp ăn khớp với nhau giúp ta được sự sáng suốt, nhiệt
tình và sức mạnh cần thiết để phát triển. Và khi đạt được năng lực này tức là ta đã
đặt những việc hàng đầu vào vị trí số một trong cuộc đời ta.
2.5. Phối cảnh công việc trong tuần.


Giống như một nhiếp ảnh gia, khả năng điều hành công việc cũng được thể hiện
bằng việc biết tập trung quan tâm vào những việc quan trọng một cách có hiểu
quả. Hầu hết các phương pháp quản lí công việc chủ yếu dựa vào thời gian để
hoạch định công việc hàng ngày, trong đó có nhấn mạnh việc ưu tiên và nếu trong
một ngày chưa làm được một việc nào đó thì ta dời lại hôm sau với vị trí ưu tiên,
không để lọt mất một việc nào cả. Nhưng sự tập trung một ngày như vậy là cho ta
chỉ thấy những gì trước mắt, nhũng gì rất gần, thật cấp bách, thật thúc bách. Như
vậy, chúng ta bị đẩy vào khủng hoảng của công việc ưu tiên. Nhiều việc cần làm
gấp quá mà lại quá ít thời gian. Trong khi khuynh hướng thì muốn đặt những việc
quan trọng lên vị trí số 1 thì chính kiểu hoạch định công việc này lại đẩy chúng ta
vào chỗ công việc khẩn cấp là hàng đầu. Phối cảnh công việc như vậy là không
đầy đủ để hoàn thành công việc của mình.
Vậy thì cách giải quyết như thế nào để ta có một phối cảnh công việc hợp lì nhất.
Tuần lễ cho ta ba phối cảnh rất hữu ích đó là:
2.5.1. Sự phục hồi các khả năng của bản thân.
 Sự phục hồi hàng tuần.
Các hoạt động phục hồi hàng tuần là một phần của việc làm thăng bằng cho cuộc
sống. Thay vì suốt ngày này qua ngày khác theo đuổi công việc cấp bách để rồi
chịu đựng không nổi để trốn chạy vào Cung 4 thì chúng ta có thể hoạch định trước
các hoạt động nhằm tái tạo lại năng lực. Điều này có nghĩa chúng ta sắp xếp chúng
nằm trong phạm vi Cung 2, có thể bao gồm:
 Xây dựng, cải thiện mối quan hệ với những người trong gia đình và bạn bè.

 Thực hiện các hoạt động đoàn thể, xã hội.
 Nghỉ ngơi, giải trí để duy trì năng lực.
 Làm các dịch vụ cho cộng đồng.
 Cách hoạt động thể thao, giài trí mà mình ưa thích nhất.
Các hoạt động phục hồi vừa mang tính chất giải trí mà lại vừa có tính chất xả hơi
cũng như có giá trị tái tạo năng lực đã mất.
 Sự phục hồi hằng ngày.


Nhờ công việc phối cảnh hàng tuần mà ta có thể sắp xếp thời gian cho sự phục hồi
hàng ngày. Các bác sĩ cho rằng để đạt kết quả tốt, ta nên dành ít nhất 30 phút mỗi
lần và ba lần trong một tuần lễ để tập thể dục năng đồng thời có khoảng nghỉ ngơi
giữa lúc tập. Tập như vậy sẽ có kết quả tích cực hơn là ngày nào cũng bỏ ra 15
phút để tập thể dục nhẹ. Vào những ngày mà bạn không tập thể dục nặng để tập
luyện tính chịu đựng như vậy thì bạn có thể đi tản bộ, có thể rủ vợ hoặc chồng bạn
cùng đi,cũng có thể vừa đi vừa nghe băng học ngoại ngữ chẳng hạn. Nhự vậy là
làm một việc mà đạt tới 3 mục tiêu: Tái tạo sức khỏe, cải thiện mối quan hệ vợ
chồng và trau dồi kiến thức.
 Tổng thể - từng phần – tổng thể.
Khi chúng ta kiểm tra lại nhiệm vụ của mình, có khi ta chỉ xem xét cái tổng thể
chung chung mà quên xem xét đến từng phần. Nếu ta chăm chú quá vào cái tổng
thể thì có khi ta trở thành người mơ mộng không thực tế vì ta sẽ không thực hiện
được. Nhưng nếu chúng ta đắm chìm vào từng phần công việc thì rất dễ trở thành
máy móc, phân tán, không có cái nhìn tổng thể để điều chỉnh, thay đổi cho phù
hợp.
Do đó, cách tốt nhất là chúng ta phối hợp hai cách thành một khối, phối hợp cả hai
phối cảnh, một cái tổng thề và một cái chi tiết.
Khi ta gom lại thành một, ta sẽ dễ nhìn thấy sự liên quan của các bộ phận với
nhau, sẽ nhìn thấy được mỗi phần của cuộc sống bao gồm việc làm, gia đình, sự
phát triển của cá nhân, hoạt động cộng đồng đều có liên quan với nhau và có tác

dụng giúp ta hoàn thiện bản thân.
Cái nhìn “tổng thể - từng phần – tổng thể” giúp ta tạo ra sự phối hợp giữa các
mục tiêu và gỡ bỏ những trở ngại phát sinh giữa các vai trò giữa các mục tiêu với
nhau.
 Nội dung trong khung công việc.
Khung công việc được coi như một bức tranh lớn mô tả các công việc quan trọng
cần thực hiện, ta còn gọi đó là việc hàng đầu cần giữ vị trí số 1 trong hoạt động
của ta trong bảy ngày sắp tới. Sau khi có đủ nội dung cần thiết đặt vào khung, đôi
khi có việc đột xuất khác thúc ép ta, làm ta phải suy nghĩ, xem xét, so sánh để thay


đổi nội dung. Chúng ta thực hiện việc này trên cơ sở so sánh giữa “tốt” và “tốt
nhất”.
Mục đích của chúng ta không phải là để mọi thứ vào trong lọ cho đầy tới miệng
mà là bỏ lở các viên đá lớn vào, đừng có quá khít đến nỗi không nhúc nhích được
các viên đá. Cái lọ lúc nào cũng phải đáp ứng được sự thay đổi các vật ở bên trong
cũng như cái khung công việc phải đáp ứng được sự thay đổi công việc theo đúng
hướng dẫn của lương tâm.
Nhằm duy trì được nội dung thích hợp cho khung công việc, nhiều người nhận
thấy việc đặt “các khu vực thời gian” là cần thiết.
2.5.2. Phối cảnh rộng đem lại kết quả mỹ mãn.
Phối cảnh hẹp rộng của cả tuần sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Cách tốt nhất là bạn
hãy thử làm đi!
Nhờ có phối cảnh rộng lớn của công việc, bản năng của con người ta được phát
triển, các nhu cầu cơ bản của ta được đáp ứng mạnh mẽ và các hoạt động của ta
đều có sự phối hợp đưa đến kết quả mỹ mãn. Ta trở nên con người đầy năng lực,
nag8 lực phát triển theo nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ với người đặc biệt là
những người thân được tốt đẹp đồng thời ta còn tăng cường được khả năng đóng
góp cho cộng đồng, cho xã hội và thế hệ mai sau.
2.6. Tính chất nhất quán khi quyết định.

Mỗi tuần, mỗi ngày, mỗi lúc trong cuộc sống đều thể hiện những sự kiện mới mẽ,
nếu ta không có tính nhất quán của chiếc la bàn, sữ dụng hiệu quả bốn bản năng
của con người trong chúng ta thì chúng ta rất dễ đi chệch hướng và trở nên buồn
bã chán chường. Trong quá trình thực hiện các quyết định đó, có thể có những trở
ngại, chướng ngại bất chợt xen vào hoặc thậm chí cả những việc quan trọng khác
đòi hỏi ta phải giải quyết, thì chính nhờ chiếc la bàn, hay kiêm chỉ nam của nội
tâm sẽ giúp ta đi đúng hướng.
2.6.1. Thời điểm quyết định.
Đó là thời điểm của sự thật. Đó là thời điểm quan trọng để chúng ta thể hiện đức
tính và khả năng của mình. Các yếu tố tác động lên chúng ta vào thời điểm quyết
định như sau:
* Sự khẩn cấp.
* Sinh hoạt của xã hội bên ngoài.


* Ý thích của bản thân ta
* Ý thích của những người khác
* Những giá trị sâu xa
* Những giá trị trước mắt
* Thói quen bản thân
* Sự tự nhận thức về bản thân
* Lương tâm của mình
* Nhu cầu cơ bản của mình
* Những tham vọng của mình
Với tất cả các yếu tố trên, bạn nên nhớ rằng thời điểm quyết định trước sau vẩn là
thời điểm quyết định. Chúng ta phải lựa chọn quyết định. Chúng ta có thể quen với
cái ảo tưởng là cuộc sống của mình tùy thuộc vào hoàn cảnh và trách nhiệm của
người khác, nhưng sự thật vẫn là sự thật, chúng ta phải có trách nhiệm cho bản
thân, chúng ta phải quyết định, phải lựa chon.
2.6.2. Quyết định xuất phát từ nguyên tắc.

Một cuộc sống dựa trên nguyêt tắc là cuộc sống biết lắng nghe và sống theo lương
tâm. Tại sao vậy? Là bởi vì trong tất cả các yêu tố có ảnh hưởng đến chúng ta vào
thời điểm quyết định, lương tâm là yếu tố hướng dẩn ta đi đúng hướng. Chính nó
không bao giờ sai lầm khi dẩn dắt chúng ta đến những kết quả của cuộc sống có
chất lượng.
 Tự hỏi một mình một cách nhiệt tình.
* “Vậy điều gì quan trọng nhất bây giờ?” có thể bạn chưa biết được. quan hệ giữa
người với người là quan trọng hơn lịch công tác, nhưng lịch công tác lại liên quan
đến những người khác. Vậy thì cái nào quan trọng hơn và phải quyết định như thế
nào?
* “Có phải tình huống này nằm trong Vòng Tròn Ảnh Hưởng không?” cả hai đều
nằm trong Vòng Tròn Ảnh Hưởng, cả hai đều liên quan đến nhiệm vụ và mục tiêu
của bạn.
* “Phải áp dụng nguyên tắc nào?” có thể khi bạn đang suy ngĩ thì nguyên tắc đặc
biệt nào đó chợt sang lên trong tâm trí bạn. Vấn đề cơ bản là thay vì bạn phản ứng
một cách tức thì do áp lực thời gian cấp bách thì bạn có thể tạm dừng một lucsuy
ngẩm đến những nguyên tắc và tiếp xúc với lương tâm với mục đích làm sao đặt
được việc hàng đầu lên vị trí số một vào những thời điểm quyết định.


 Hãy lắng nghe lương tâm mà không cần biện minh.
Khi ta bắt đầu nge được lời thì thầm của lương tâm, ta sẽ có một trong hai phản
ứng sau đây: hoặc là ta hành động theo nó, hoặc là ta bắt đầu lý luận để tự dối long
để có hành động không theo nó. Để có được hành động một cách nhất quán theo
lương tâm, trước nhất chúng ta phải chấm dứt sự tự lừa dối đó. Chúng ta ta phải
biết lắng nge tiếng nói của lương tâm và đáp ứng đầy đủ. Những lúc chúng ta cảm
thấy muốn nói “vâng, nhưng mà…” thì chúng ta phải đổi ngay là “vâng, và…” mà
không cần phải lập luận gì cả. Không biện minh, cứ việc hành động. Hay lắng nge
và đáp ứng… lắng nge và đáp ứng.
 Hãy hành động bằng sự can đảm.

Chúng ta thường hiểu chữ “can đảm” như là biểu hiện của một hành động phi
thường nào đó, chẳng hạn như lãnh nhiệm vụ đưa thư đến giữa long quân địch, xả
thân vào lửa để cứu một đứa trẻ… Nhưng có những sự can đảm khác cũng rất lớn
lao xãy ra trong thời gian giữa một tác động và một đáp ứng trong những quyết
định hàng ngày của cuộc sống.
Giáo dục trái tim là một sự bổ sung rất quan trongjcho giáo dục trí óc. Giáo dục
trái tim là quá trình nuôi dưởng sự hiểu biết trong nội tâm. Đó chính là sự học hỏi
cách sử dụng bốn phẩm chất của con người một cách đồng bộ để hành động với sự
nhất quán theo lương tâm.
* Khía cạnh vật chất các nghiên cứu đều cho thấy sự mệt mỏi và bệnh tật có ảnh
hưởng tiêu cực đến các quyết định của ta. Khi chúng ta mệt mõi hoặc bệnh tật,
thường chúng ta hay có những phản ứng tức thì.
* Khía cạnh tinh thần khi tinh thần được phục hồi và phát truyển, chúng ta sẽ tăng
cường sự hiểu biết và bao quát được vấn đề mà quyết định.
* Khía cạnh lý tưởng mỗi con người đều có một lý tưởng, trong đó nhân tố chủ
yếu là quan niệm cho rằng mỗi cá nhân là một thành phần cấu tạo nên một xã hội,
do cá nhân phải có nghĩa vụ đối với xã hội, trong lúc đang sống đối với những
người cùng thời và sau khi chết đối với các thế hệ mai sau.
* Khía cạnh xã hội chúng ta nên biết rằng rất nhiều người thường chủ quan khi
nhận định về bản thân của mình. Ta thành công là ta lại thế này thế nọ, ta thất bại
là ta lại thế nọ thế kia. Đặc biệt là những lúc thất bại, ta thường nhận định một
cách chủ quan, vì ta không có đủ tài chính, ta không có đủ thì giờ, ta mắc bận gia
đình do phải săn sóc con cái, ta có quá nhiều việc mà việc gì cũng khẩn cả…


2.7. Cùng nhau xác định việc quan trọng.
2.7.1. Suy nghĩ về quy trình thắng – thắng.
* Chúng ta hãy nghiền ngẫm, suy nghĩ, tìm hiểu về ý nghĩa của 2 từ này bằng cách
đọc và nghiên cứu các tư tưởng văn hóa về ý nghĩa của sự hợp tác trao đỏi quền
lợi, hai bên cùng có lợi tư tưởng này được xem như “ Luật Vàng”

* Khi chúng ta tâm đắc được ý nghĩa này, chúng ta hãy tìm cách hợp tác các bên
cùng có lợi trong các mối quan hệ, những hoạt động phối hợp cùng nhau. Chúng ta
nghĩ đến người khác hoặc nghĩ đến xã hội nói chung. Sự suy nghĩ này có ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định thế nào là việc quan trọng, chúng ta phải sử dụng
thời như thế nào, cách chúng ta đáp ứng các tình huống, sự việc ra sao và do đó
ảnh hưởng đến các kết quả ta đạt được trong cuộc sống.
2.7.2. Trước hết phải hiểu người khác sau đó làm người khác hiểu mình.
* Đối với nhiều người chúng ta, sự giao tiếp là quan trọng nhất đồng thời là điều
kiện tiên quyết để chúng ta hiểu nhau, để ta truyền đạt những ý nghĩ , những ý
kiến của ta cho người khác mộ cách có hiệu quả nhất. Nếu chúng ta biết lắng nghe,
chúng ta sẽ biết trả lới thích đáng.
* Nếu chúng ta cứ cho rằng mình đúng, luôn luôn đung thì tất nhiên chúng ta
chẳng bao giờ muốn nghe ý kiến của người khác. Chúng ta muốn người khác phải
giống hệt ta.
* Nguyên tắc khiêm tốn thì trái lại, nó làm triệt têu tính kiêu ngạo. Chúng ta không
còn quan tâm ai sai ai đúng nữa mà hầu như chỉ cần biết cái gì đúng cái gì sai mà
thôi ; biết tôn trọng và đánh giá cao người khác. Chúng ta nhận thức được họ có
thể có những kinh nghiệm mà ta không có. Họ có cái nhìn khác ta và ta cần phải
hiệu họ. Trước khi nói, ta phải lắng nghe ta phải vượt khỏi bản thân để đi vào quan
điểm của họ.
* Sự lắng nghe chứng tỏ sự tôn trọng. Nó sẽ tạo niềm tin. Khi ta lắng nghe không
những ta iểu người khác mà ta còn tạo được bầu không khí hiểu biết, một môi
trường thông cảm.
2.7.3. Sự phối hợp, hợp tác tạo sức mạnh.
* Từ chỗ nhận thức được tầm quan trọng của việc cùng có lợi ta đi đến chỗ tìm
hiểu thông cảm nhau rồi tiến tới phối hợp liên kết với nhau. Đó là sự kết hợp sức
mạnh của óc sang tạo để đạt được kết quả kỳ diệu 1 + 1= 3 hoặc hơn 3.


* Vậy thì chúng ta hãy áp dụng phương cách kết hợp cùng có lợi trong gia đình,

trong nhóm công tác, trong tổ chức, công ty… chúng ta sẽ thấy các kết quả đem lại
một cuộc sống có chất lượng.
* Tầm quan trọng của viễn cảnh chung:
* Nếu bạn muốn có được những ý kiến lý thú, bạn hãy hỏi nhũng bạn bè cùng cơ
quan rằng họ quan niệm thế nào về định hướng cơ quan, nụ tiêu cơ bản của cơ
quan là cái gì? Bạn cũng có thể hỏi những người trong gia đình bạn một câu hỏi
rằng mục tiêu của gia đình là gì? Đối với một công ty, bạn có thể đặt các câu hỏi
như: Mục tiêu của công ty là gì? Mục tiêu của hội đồng quản trị là gì?
* Chúng tôi cũng đã hỏi những câu hỏi như thế với rất nhiều công ty, kể cả những
công ty cỡ lớn. Và trong nhiều trường hợp,người điều hành của các công ty tỏ ra
hết sức ngạc nhiên, cảm thấy bối rối. Họ thường không thể phân biệt rõ ràng thế
nào là viễn cảnh và thế nào là mục tiêu. Các khẩu hiệu treo trên tường nói về
nhiệm vụ của họ không rõ ràng, không nói lên mục tiêu và định hướng. Họ không
vạch ra một viễn cảnh chung, không thể hiện được nhiệt tâm va sự pối hợp đồng
bộ trong cơ quan. Các phòng, ban làm việc một cách độc lập, riêng lẻ, chẳng có sự
gắn bó nào cả. Và kết quả sẽ như thế nào đây?
* Vấn đề trên càng trở nên xấu hơn ở mốt số công ty khi họ mốn trở thành công ty
tầm cỡ. Mọi người chạy lăng xăng làm ra vẻ bận rộn kinh khủng,làm ra vẻ mình là
hết sức cần thiết mà họ đâu có biết rằng mình đang làm những việc thuộc ở Cung
3.
* Họ không nhận thức được sự phí phạm thời gian cùng năng lượng chỉ vì họ
không ý thức được những việc quan trọng mang tính chất chung. Các tài liệu cho
thấy, ở các công ty loại giỏi kiểu mẫu sử dụng thời gian và công việc khác hẳn các
công ty thông thường. Biểu đồ dưới đây cho thấy: Các số liệu của các công ty
thông thường được biểu diễn bằng các con số không tô đậm còn ở các công ty loại
giỏi các con số được tô đậm nét:

Khẩn

Không khẩn



CUNG 1

CUNG 2

20-25%

65-80%

25-30%

15%

QUAN TRỌNG

KHÔNG
TRỌNG

QUAN CUNG 3

CUNG 4

15%

Nhỏ hơn 1%

50-60%

2-3%


Lý do chủ yếu cho sự khác biệt trên, trong hầu hết các trường hợp, là do mức độ
hiểu biết thế nào là việc quan trọng.
* Nhiệt tâm vì một viễn cảnh chung:
* Nhiệt tâm vì một viễn cảnh chung sẽ tạo ra sự phối hợp sức mạnh trong hành
động.
* Nó giải phóng và kết hợp năng lực,tài năng và khả năng của nhiều người có liên
quan lại với nhau.
* Nó tạo ra trật tự thay vì mất trật tự và hỗn độn như trường hợp từng cá nhân
riêng lẻ tách rời nhau.
* Xác định nhệm vụ chung:
* Để có thể xác định được nhiệm vụ, cùng viễn cảnh chung; trước hết phải nghĩ
đến lợi ích chung (thắng - thắng), sau đó phải hiểu nhau và sau cùng là cùng phối
hợp với nhau.
* Một định hướng chung đúng đắn khi hội đủ bốn điều kiện như sau:
* Có đủ số người cần thiết
* Họ đều được thông tin đầy đủ các vần đề chung
* Họ được tự do hành động phối hợp tạo nên sức mạnh cần thiết
* Họ hoạt động trong một môi trường tin cậy lẫn nhau
* Sự xác định nhiệm vụ chung được đặt trọng tâm vào việc cùng nhau góp sức
nhắm vào những mục tiêu to lớn, từ đó tạo ra sự đồng tình, cùng nhau sẵn sàng
hành động. Nhiệm vụ chung đó phải xuất phát từ trái tim và trí óc của tất cả mọi
người liên quan. Nhiệm vụ chung đó phải đặt trên nền tảng các nguyên tắc tự
nhiên muôn thở.
* Tầm quan trọng của sự phối hợp giữa vai trò và mục tiêu


* Khi chúng ta tìm biện pháp để thực hiện viễn cảnh chung, chúng ta sẽ thấy giá trị
của sự phối hợp giữa vai trò và mục tiêu.
* Trong cuộc sống cá nhân của chúng ta, nếu chúng ta phân cách các vai trò ra

từng phần riêng biệt, chúng ta sẽ thấy chúng tranh chấp đối chọi với nhau. Nhưng
nếu chúng ta coi chúng là các phần cấu tạo nên một tổng thể liên kết chặt chẽ thì
các phần đó lại tác động lẫn nhau để tạo thành cuộc sống phong phú.
* Trong một tổ chức, cơ quan hay công ty xí nghiệp cũng vậy. Vai trò của từng cá
nhân cũng có sự phụ thuộc, liên kết với nhau. Chung ta cũng cần tạo ra sự phối
hợp có lợi cho tất cả mọi người thay vì hoạt động tách rời và cạnh tranh với nhau.
Cốt lõi vấn đề là tạo cho được tinh thần phục vụ vì lợi ích chung.
* Tạo ra sự thỏa thuận tự nguyện phụng sự cho lợi ích chung
Muốn tiến tới sự tự nguyện của mọi người để cùng thực hiện một việc trọng yếu
chung, điều kiện cần thiết là mọi người đều phải quán triệt năm yếu tố:
1. Xác định các kết quả cần đạt được.
2. Lập ra những hướng dẫn cụ thể.
3. Xác định nguồn lực sẵn có.
4. Xác định việc đánh giá.
5. Xác định hậu quả.
2.8. Tăng cường năng lực từ bên trong.
2.8.1. Các điều kiện tăng cường từ năng lực.
Điều kiện 1: Tạo niềm tin ở người khác.
Điều kiện 2: Niềm tin.
Điều kiện 3: Thỏa thuận phụng sự lợi ích chung.
Điều kiện 4: Sự chủ động trong công tác của cá nhân và nhóm, tổ.
Điều kiện 5: Sự hài hòa giữa cơ cấu và hệ thống tổ chức công việc.
Điều kiện 6: Đánh giá công việc.
2.8.2. Tham dự bữa ăn trưa tuyệt vời.
* Thường xuyên thu thập các ý kiến xây dựng của người khác
* Tiếp thu các y kiến trung thực
* Chia sẻ ý thức chung về các việc qua trọng
2.8.3. Vừa là nhà lãnh đạo vừa là người phục vụ.
* Hoàn thành công việc thông qua mệnh lệnh cho người khác
* Xây dựng khả năng cho người khác tự hoàn thành công việc.

 Người lãnh đạo thực thụ chính là người vừa lãnh đạo vừa phục vụ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×