Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tức cảnh, câu cầu khiến, thuyết minh danh lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.17 KB, 19 trang )

Ngày soạn :
Tiếng Việt :

Tiết theo PPCT : 83
Văn bản:TỨC CẢNH PÁC PÓ
- HỒ CHÍ MINH-

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần
hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Hiểu cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động
cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày
cách mạng chưa thành công.
- Vận dụng vào cảm thụ văn học.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.

4. Thái độ
- Yêu quê hương, đất nước.
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn
kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).


- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP
nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một
phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm.


D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học
tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu
tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Gv tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật. Có 3 ô chữ
Ô chữ đầu tiên gồm 12 ký tự, đây là tên của Bác Hồ dùng trong 30 năm hoạt
động cách mạng (1911 – 1941)

N
G
U
Y

N
Á
I
Q
U


C

Ô chữ thứ 2 gồm 5 ký tự, đây là tên hang núi mà Bác đã từng sống và làm
việc trong những năm 1941 - 1942.
P
Á
C
B
Ó
Ô chữ thứ 3 gồm 7 ký tự, đây là tỉnh giáp biên giới Việt Trung, nơi Bác Hồ
đã đặt bước chân đầu tiên sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
C
A
O
B

N
G

NGUYỄN ÁI QUỐC - PÁC BÓ- CAO BẰNG
Đây là những thông tin liên quan đến một bàithơ của Bác trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, đó là bài thơ nào ?
Tức cảnh Pác Bó

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/
vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề


- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực
hiện một nhiệm vụ
Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về
tác giả Hồ Chí Minh?
Nhóm 2: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Nhóm 3: Đọc văn bản, nhận xét về giọng điệu
và phương thức biểu đạt của bài thơ.
Nhóm 4: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Kể tên bài thơ cùng thể thơ này?
HS: Thảo luận nhóm, và báo cáo kết quả. Các
nhóm khác nhận xét bổ sung
Gv nhận xét, đánh giá

I. Tìm hiểu chung

1. Chú thích
a. Tác giả
- Hồ Chí Minh
b. Tác phẩm: 2 - 1941
- Giọng điệu: thoải mái pha chút
đùa vui hóm hỉnh.
- Phương thức: tự sự và biểu cảm
(biểu cảm là chính).
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt (cảnh khuya, rằm tháng
giêng, nam quốc sơn hà). Bài thơ tuân thủ khá
chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc
chung của 1 bài tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên sự
phóng khoáng mới mẻ.
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp
đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng
sảng khoái.
c. Từ khó.
2. Đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu
- Gọi 1 HS đọc 3 câu thơ đầu.

II. Tìm hiểu văn bản
1. Ba câu thơ đầu
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
?Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật Phép đối -> diễn tả hoạt động
gì? Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của biện đều đặn, nhịp nhàng có nề nếp.
pháp nghệ thuật đó?
Giọng kể tự nhiên -> Bác Hồ

sống ung dung, thoải mái, gắn bó
với thiên nhiên, hòa điệu với nhịp
sống núi rừng.
? Em hiểu ntn về từ “cháo bẹ, rau măng”?
- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn
Từ đó, m hiểu nghĩa câu thơ thứ hai ntn ?
sàng.


Hs suy nghĩ, trả lời

-> Cách nói đùa vui hóm hỉnh ->
cháo bẹ rau măng luôn có sẵn, thể
? Cách hiểu nào phù hợp với giọng điệu bài hiện cảm giác thích thú bằng
thơ hơn ?
lòng.
? Tâm trạng của Bác được thể hiện trong câu
thơ ntn ?
GV liên hệ bài Cảnh rừng Việt Bắc.
Cảnh rừng VB thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.
...Non xanh nước biếc tha hồ dạo.
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
Hs suy nghĩ, trả lời
?Câu thơ thứ ba sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào nổi bật? Giá trị biểu đạt của biện pháp - Bàn đá chông chênh dịch sử
đó?
Đảng
-> Từ láy “chông chênh” -> điều
- Đ/k làm việc thiếu thốn, khó khăn không thể kiện làm việc của Bác hết sức

cản trở tư tưởng CM “chông chênh” là từ láy gian khổ, tạm bợ.
miêu tả rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ “dịch -> Vần trắc “dịch sử Đảng” -> tạo
sử Đảng” toàn vần trắc toát lên cái khoẻ lời thơ khỏe khoắn, đồng thời
khoắn mạnh mẽ, gân guốc.
khắc họa hình tượng người chiến
sĩ vừa chân thực, vừa sinh động
lại vừa như có 1 tầm vóc lớn lao 1
? Qua phân tích, em hiểu ba câu thơ đầu ntn?
tư thế uy nghi, lồng lồng giống
Hs suy nghĩ, trả lời
như 1 tượng đài về người lãnh tụ
* Thảo luận nhóm
cách mạng.
?Thú lâm tuyền của Bác có gì khác thú lâm => Ba câu thơ đầu thể hiện tình
tuyền của Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp
Sơn”?
với thiên nhiên nơi suối rừng Pác
- Thú lâm tuyền của Bác là thú lâm tuyền của Bó của Bác (thú lâm tuyền).
một chiến sĩ yêu thiên nhiên nơi suối rừng
không tách rời với yêu công việc làm cách
mạng.
- Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là thú lâm
tuyền của một ẩn sĩ lánh đời.


- Đọc câu thơ 4.
?Câu thơ kết cho ta thấy Bác quan niệm về
cuộc đời cách mạng ntn?
?Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng
trong bài thơ này ntn?

Học sinh suy nghĩ thảo luận
Liên hệ: Bác nói cái sang của người CM, kể cả
khi chịu cảnh tủ đày : NKTT.
- Hôm nay xiềng xích thay dây trói. Mỗi bước
leng keng tiếng ngọc rung
- Tuy bị tình nghi là gián điệp.

2. Câu thơ kết
- Sang: sang trọng, giàu có
- ở đây là sự sang trọng, giàu có
về mặt tư tưởng của những cuộc
đời, làm CM lấy lí tưởng cứu
nước làm lẽ sống, không bị khó
khăn, gian khổ, thiếu thốn khuất
phục.
- Còn là cái sang trọng, giàu có
của 1 nhà thơ luôn tìm thấy sự
hoà hợp tự tin, thư thái với thiên
nhiên đất nước.
- Còn là cái sang trọng, giàu có
của người tự thấy nhiều hữu ích
cho CM cả trong gian khổ thiếu
?Câu thơ kết cho ta hiểu thêm gì về Bác?
thốn Cảnh ấy, cuộc sống cách
HS: Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền mạng ấy quả thật là đẹp “thật là
(niềm vui được sống với rừng suối). Theo em, sang”
thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa? -> Bác là người luôn lạc quan, tin
- Không phải thú ở ẩn lánh đời mà là thú được tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
sống hoà hợp với TN để làm CM và cứu nước.
ở Bác, thú lâm tuyền hoà hợp với niềm vui

được làm cm sống hoà nhịp với lâm tuyền và
vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ đó là biểu
hiện của đời CM của người. Vì vậy nhân vật
trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ, song
thực chất vẫn là chiến sĩ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
*Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút
- Giọng đùa vui hóm hỉnh.
? Nhắc lại những nét đặc nổi bật về NT của bài - Tạo được tứ thơ độc đáo bất ngờ
thơ?
sâu sắc.
? Qua bài thơ em cảm nhận được gì về cuộc
2. Nội dung:
sống sự nghiệp của người chiến sĩ cộng sản
- Tinh thần lạc quan, phong thái
giữa rừng Pác Bó ?
ung dung của Bác trong cuộc
sống cách mạng đầy gian khổ ở
Pác Bó. Với Người, làm cách
mạng và sống hòa hợp với thiên
nhiên là một niềm vui lớn.


* Ghi nhớ/ SGK/30

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình
thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
Bài 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó ?
A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi
nghĩa.
B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.
D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?
A. Giọng tha thiết, trìu mến.
B. Giọng vui đùa, dí dỏm.
C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.
D. Giọng buồn thương, phiền muộn.
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ?
A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.


Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ
cuối
“Cuộc đời cách mạng thật là sang” ?
A. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ
D. Gồm cả ba ý trên.
Câu 5: Hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình
tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại?

A. Hình tượng chinh phu, tráng sĩ bày tỏ chí hướng, hoài bão.
B. Hình tượng ẩn sĩ vui thú lâm tuyền.
C. Hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê.
D. Hình tượng người tài tử chán ghét công danh.
Bài 2: Nhận xét về câu thơ thứ 2 của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có ý kiến cho rằng
từ “sẵn sàng” chỉ sự có sẵn của “cháo bẹ rau măng”, nhưng ý kiến khác lại cho rằng
đó là sự “sẵn sàng” của tinh thần cách mạng. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Gợi ý: Cả hai ý kiến trên đều hoàn toàn đúng. Thứ nhất, trong điều kiện sống giữa núi
rừng chiến khi Việt Bắc, những sản vật như “bẹ”, như “rau”, như “măng” rất đầy đủ và
lúc nào cũng có “sẵn”. Nhưng bên cạnh đó, ở đây ta còn có thể hiểu là, dẫu trong điều
kiện gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng người chiến sĩ cách mạng lúc nào cũng “sẵn
sàng” để phục vụ cho cách mạng, phục vụ cho lợi ích dân tộc.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ
trong thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
?Chỉ ra điểm tương đồng trong cuộc sống hàng ngày của Bác ở câu thơ
"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" và nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khi
ông từ quan về quê ở ẩn trong bài thơ Nhàn:
"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"
Gợi ý: cuộc sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập
suốt đời.



- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )
? Tìm đọc những bài thơ của Bác viết ở chiến khu Việt Bắc
4. Hướng dẫn HS về nhà (2’)

* Bài cũ:
- Học thuộc bài thơ.
- Hoàn thiện bài tập trong VBT.
* Bài mới:
- Chuẩn bị tiết 82: soạn bài Câu cầu khiến.
Ngày soạn :
Tiết theo PPCT : 84
Tiếng Việt :
CÂU CẦU KHIẾN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến
- Nắm được chức năng chính của câu cầu khiến
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Đặt được câu và viết được đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu cầu khiến trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu cầu khiến với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.

4. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong mục đích diễn đạt cụ thể

- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn
kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.


C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP
nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một
phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:
- Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
- Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích sau và cho biết câu nghi vấn đó
dùng để làm gì?
Mỗi chiếc lá rụng là một biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li

không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo
tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
(Khái Hưng, Lá rụng)
3. Bài mới:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học
tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu
tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
Cách 1: Gv tổ chức trò chơi: Nói một đằng, làm một nẻo. Luật chơi như sau:
Gv hô A thì Hs sẽ phải làm B
Ví dụ: Gv hô: Các em hãy đứng lên thì Hs phải làm ngược lại là ngồi xuống
(Các em hãy cười thật to; Các em hãy trật tự, các em hãy mở mắt thật to,
Các em hãy ngồi xuống, Các em hãy đứng im...)
Khi cô đưa ra yêu cầu thì các em thực hiện, vậy các câu đó gọi chung là
câu gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về loại câu này.
Cách 2: Tổ chức trò chơi oẳn tù tì/ nếu có cây cỏ gà có thể cho học sinh
chơi trò này( tích hợp giáo dục cho học sinh biết thêm về trò chơi dân gian,
sau này có thể thuyết minh về trò chơi này)
Chọn 4 cặp học sinh tham gia trò chơi theo cặp. Em nào chiến thắng sẽ


được sai bạn cùng cặp với mình một nội dung bất kì ( hát, múa, lau bảng...)
Sau đó dẫn vào bài từ hành động sai khiến đó.
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu

ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu hình thức và chức
I. Đặc điểm hình thức và chức
năng của câu cầu khiến
năng:
1. Tìm hiểu ví dụ:
GV: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
HS: Có chứa các từ cầu khiến (đừng, đi, thôi).
a . Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.
b . Đi thôi con.
GV: Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy cho biết về
2. Kết luận:
hình thức câu cầu khiến có đặc điểm gì?
- Hình thức:
HS: Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, + Câu cầu khiến là câu có từ cầu
đừng, chớ... đi, thôi, nào...
khiến (thôi, đừng, đi...)
GV: Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) có khác cách đọc
câu “Mở cửa.” trong (a) không?
HS: Hai câu “Mở cửa” được đọc với giọng khác nhau.
Mở cửa! trong câu b nhấn mạnh hơn câu a
GV: Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để làm gì, khác với
câu “Mở cửa.” trong (a) ở chỗ nào?
HS: Câu b dùng để đề nghị, ra lệnh (câu cầu khiến) nên
giọng được nhấn mạnh hơn.
Câu a dùng để trả lời câu hỏi (câu trần thuật).
GV: Ngoài việc dựa vào những từ cầu khiến thì ta có thể

dựa vào đặc điểm hình thức nào để xác định câu cầu
khiến?
HS: Căn cứ vào ngữ điệu – câu cầu khiến là câu có ngữ
điệu cầu khiến.
GV: Chiếu Slide 6
GV: Đọc các câu cầu khiến sau và nhận xét về dấu câu
được sử dụng trong đó?

+ Câu cầu khiến có ngữ điệu cầu
khiến


a. Mở cửa!
b. Thôi đừng lo lắng.
HS: Câu a kết thúc bằng dấu chấm than còn câu b kết
thúc bằng dấu chấm.
GV: So sánh ý cầu khiến giữa câu sử dụng dấu chấm than
và câu sử dụng dấu chấm thì câu nào ý cầu khiến được
nhấn mạnh hơn?
HS: Ý cầu khiến ở câu sử dụng dấu chấm than nhấn mạnh
hơn.
GV: Em có nhận xét gì về cách kết thúc câu cầu khiến khi
viết?
HS: Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu
chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh
thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
GV: Theo em, câu cầu khiến trong ví dụ trên dùng để làm
gì?
Câu cầu khiến
Chức năng

- Thôi đừng lo lắng
- Cứ về đi.
- Đi thôi con.
- Mở cửa!
HS:
Câu cầu khiến
Chức năng
- Thôi đừng lo lắng
Khuyên bảo
- Cứ về đi.
Yêu cầu
- Đi thôi con.
Yêu cầu
- Mở cửa!
Đề nghị, ra lệnh

+ Khi viết, câu cầu khiến thường
kết thúc bằng dấu chấm than,
nhưng khi ý cầu khiến không
được nhấn mạnh thì có thể kết
thúc bằng dấu chấm.

- Chức năng: Dùng để khuyên
GV: Qua phân tích ví dụ trên, em hãy cho biết câu cầu
bảo, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh...
khiến có chức năng gì?
HS: Chức năng: Dùng để khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị, ra
lệnh, đe dọa, nhờ vả,,...
GV: Mở rộng
GV: Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của

Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến
được sử dụng trong bài thơ?
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.


Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
HS: - Câu cầu khiến: Tiến lên!
- Chức năng: Bài thơ nhờ sử dụng câu cầu khiến nên vừa
là lời chúc Tết của Bác Hồ, đồng thời là lời kêu gọi, hiệu
triệu toàn dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến chống
giặc Mỹ xâm lược.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ

*Ghi nhớ: (SGK)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào
các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
1. Hướng dẫn HS làm bài tập 1
GV: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là
câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu
trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi Cn xem ý nghĩa các
câu trên thay đổi ntn?
HS: Làm bài tập 1 theo hướng dẫn

a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
- Khuyết chủ ngữ.
=> Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
- Thêm Cn không làm thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho
đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu
nhẹ hơn, tình cảm hơn.
b.Ông giáo hút thuốc trước đi.
=> Nếu bỏ chủ ngữ câu còn là: “Hút trước đi”
- Ý nghĩa của câu không thay đổi nhưng ý cầu khiến nhấn
mạnh hơn và lời nói kém lịch sự hơn.
c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có
sống được không.
=> Thay CN “Nay các anh đừng làm gì nữa...”
- Thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu; trong số những người
tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.

II. Luyện tập:
Bài tập 1


GV: Hướng dẫn HS về nhà làm
Bài tập 3
- Hình thức:
+ Câu a vắng chủ ngữ và có dấu
chấm than.
+ Câu b có chủ ngữ - ngôi thứ
hai số ít và có dấu chấm.
- Ý nghĩa: Câu b nhờ có chủ ngữ
nên ý cầu khiến nhẹ hơn, thể
hiện rõ hơn tình cảm của người

nói đối với người nghe.

2. Bài 3
So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
HS: - Hình thức:
+ Câu a vắng chủ ngữ và dấu chấm than.
+ Câu b có chủ ngữ - ngôi thứ hai số ít và dấu chấm.
- Ý nghĩa: Câu b nhờ có chủ ngữ nên ý cầu khiến nhẹ
hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người
nghe.
3. Bài tập 4
Hỏi: Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích Bài tập 4
gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt
không dùng những câu như:
- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!
- Đào ngay giúp em một cái ngách!
HS: Không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn đề
phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế
Choắt so với Dế Mèn.
4. Bài tập 5
- Không thay đổi được vì:
+ Đi đi con: Chỉ người con thực hiện hành động đi.
+ Đi thôi con: Cả hai mẹ con cùng đi.

Bài tập 5:
+ Đi đi con: Chỉ người con thực
hiện hành động đi.
+ Đi thôi con: Hai mẹ con cùng

đi.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút

? Gv tổ chức trò chơi : Điền từ vào chỗ trống trong bài thơ sau:
TỰ BẠCH
Em (1) cầu khiến trong nhà,
Đề nghị, khuyên bảo luôn là niềm vui
Yêu cầu, (2) vài lời,
(3)
cầu khiến mọi người nghe xem!


Học trò muốn nhận ra em,
Hãy, thôi, đừng, (4) không quên từ nào.
(5) , nào giục giã làm sao!
Chấm than, (6) góp vào thành câu.
Mong học trò nhớ thật lâu!
Nếu không sẽ trở thành câu chuyện buồn!...
- GV: Hướng dẫn cách chơi, định thời gian suy nghĩ cho HS điền
- Các chữ cần điền theo thứ tự như sau: câu, ra lệnh, ngữ điệu, chớ, đi, dấu
chấm
- Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào?
- Dặn dò: Học sinh về học bài, làm bài tập 4 và 5, soạn bài mới

“Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian:

? Tìm những đoạn thơ và những truyện cười có sử dụng câu cầu khiến?
4. Hướng dẫn về nhà (3’):
* Đối với bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm các bài tập còn lại
* Đối với bài mới: Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Thế nào là danh lam thắng cảnh

Ngày soạn : //2019
Tiết theo PPCT : 85
Văn bản :
THUYẾT MINH VỀ MỘT DNAH LAM THẮNG CẢNH
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết sự đa dạng về đối tượng trong văn bản thuyết minh.


- Hiểu đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Vận dụng vào viết bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Quan sát danh lam thắng cảnh.

- Đọc tài liệu tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử
dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
3. Định hướng phát triển năng lực
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng
lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
4. Thái độ
HS có ý thức học tập nghiêm túc, có khoa học.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC,
ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
* Tích hợp môi trường: Bảo vệ biển đảo, giáo dục an ninh quốc phòng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy
học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng


Lớp

Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị bài: Thế nào là danh lam thắng cảnh
Gợi ý: DLTC là những cảnh đẹp núi, sông , rừng, biển thiên nhiên hoặc do con người


góp phần tô điểm thêm. DLTC cũng chính là di tích lịch, gắp liền với một thời kì lịch sử
một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử

3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Phương pháp: tạo tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, động não
Cách 1: Giáo viên tổ chức cuộc thi Sứ giả văn hóa với nội dung: Kể tên các
danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta mà em biết?
Gợi ý: Hồ Gươm, Động Phong Nha- Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể...
Cách 2: Thi đọc thơ, cao dao ca ngợi các địa danh ở Việt Nam mà em biết
- Đồng Đăng có phố....
- Đường vô xứ Nghệ....
......
Dải đất hình chữ S của chúng ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất
nhiều danh làm thắng cảnh. Để mọi người xung quanh đặc biệt là những du
khách thập phương biết, hiểu rõ hơn về những danh lam thắng cảnh thì
chúng ta cần phải biết thuyết minh. Tiết học hôm nay sẽ hỗ trợ cho các em kĩ
năng này
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/
vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 1.
I. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
Hướng dẫn tìm hiểu về một danh lam
1. Ví dụ “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc
thắng cảnh.
Sơn”.
- GV gọi 1 HS đọc ví dụ “Hồ Hoàn - Bài viết đưa đến những thông tin:
Kiếm và đền Ngọc Sơn”.
+ Hồ Hoàn Kiếm: nguồn gốc, sự tích
- HS đọc văn bản.
tên hồ.
- GV: Từ việc đọc văn bản, hãy cho biết
+ Đền Ngọc Sơn: nguồn gốc, quá trình
văn bản cung cấp những thông tin gì về xây dựng đền, vị trí và kiến trúc đền.
Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ? Dựa - Bài viết đã sử dụng những kiến thức:
vào đâu mà người viết có được những địa lý, lịch sử, văn hóa, văn học.
thông tin đó ?
- Để có những kiến thức về danh lam
- HS trả lời.
thắng cảnh cần:


- GV: Văn bản đã sử dụng kiến thức của

+ Trực tiếp: thăm thú, quan sát, ghi
lĩnh vực nào ? Em hãy nhận xét về trình chép.
tự sắp xếp và phương pháp thuyết minh
+ Gián tiếp: tra cứu sách vở, hỏi han
được sử dụng trong văn bản trên ?
về đối tượng.
- HS trả lời.
- Trình tự sắp xếp: thời gian và không
- GV nhận xét.
gian.
- Phương pháp thuyết minh: giải thích,
- GV: Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, hãy phân tích.
cho biết để thuyết minh về một danh 2. Ghi nhớ:
làm thắng cảnh, chúng ta phải thực hiện
Khi thuyết minh về một danh lam
những điều gì ?
thắng cảnh, cần:
- HS thuyết trình.
- Tìm hiểu kĩ về đối tượng thuyết
minh: thăm thú, quan sát, học hỏi.
- GV nhận xét, ghi bảng.
- Đảm bảo bố cục bài làm gồm 3 phần.
+ Mở bài: giới thiệu khái quát về
danh lam thắng cảnh.
+ Thân bài: vị trí địa lí, diện tích; các
yếu tố cấu thành của thắng cảnh; ý nghĩa
đối với con người.
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của
danh lam thắng cảnh; bài học bản thân.
- Lời văn chính xác và biểu cảm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến
thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
Hoạt động 2.
II. Luyện tập.
Hướng dẫn làm bài tập phần luyện tập. 1. Bài tập 1.
Thuyết minh về quần thể Hồ Hoàn Kiếm
- GV tổ chức thảo luận nhóm:
Dàn bài.
+ Nhóm 1: Lập dàn bài chi tiết thuyết - Mở bài: Giới thiệu bao quát về quần
minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc thể danh lam thắng cảnh.
Sơn.
- Thân bài:
+ Nhóm 2: Lập dàn ý thuyết minh về
+ Vị trí: nằm ở vị trí trung tâm của thủ
vịnh Hạ Long.
đô/


+ Diện tích: 12 ha.
+ Độ sâu của nước qua các mùa.
+ Nguồn gốc hình thành, sự tích tên
hồ; quá trình xây dựng đền, cấu trúc
đền.
- HS thảo luận theo nhóm (10 Phút).
- Kết bài:
+ Ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hóa của

danh lam thắng cảnh.
+ Bài học về sự giữ gìn, tôn tạo những
- Đại diện các nhóm thuyết minh bài giá trị tinh thần của dân tộc.
làm.
2. Bài tập 2:
Thuyết minh về Vịnh Hạ Long.
- Mở bài: Giới thiệu chung về Vịnh Hạ
Long – Kì quan thứ 7 của thế giới.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Thân bài:
+ Vị trí địa lý: Một phần của vịnh Bắc
Bộ; nằm giữa hai thị trấn Hòn Gai và
Cẩm Phả.
- HS nắm bắt, ghi bài.
+ Diện tích: 1553 km2.
+ Đặc điểm địa hình: 1960 hòn đảo
lớn bé khác nhau; có hang động tuyệt
đẹp: nhũ đá nhiều hình thù và màu sắc;
vẻ đẹp biến đổi theo thời gian.
+ Ý nghĩa lịch sử: những địa danh gắn
liền với những sự kiện lịch sử chói lọi
của dân tộc: cảng Vân Đồn, núi Bài
Thơ, sông Bạch Đằng, hang Đầu Gỗ.
+ Ý nghĩa văn hóa: cái nôi văn minh
của con người – nền văn hóa Hạ Long;
bảo tàng địa chất học; di sản văn hóa thế
giới.
- Kết bài: Vịnh Hạ Long có giá trị tinh
thần lớn đối với đất nước; bài học về
tình yêu quê hương đất nước.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong
thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm


- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
?Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng giới thiệu về một danh làm thắng cảnh ở
địa phương em, trong đó có sử dụng một câu cầu khiến
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập
suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )

? Tìm những câu ca dao, thơ gắn liền với các danh lam, thắng cảnh ở địa
phương
4. Hướng dẫn về nhà (3’):
* Đối với bài cũ:
- Học bài theo nội dung ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập trong VBT.
* Đối với bài mới: Ôn tập văn thuyết minh.



×