Tải bản đầy đủ (.pptx) (46 trang)

NHÂN TRẮC học TRONG THIẾT kế nội THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.26 MB, 46 trang )

LÝ THUYẾT THIẾT KẾ NỘI - NGOẠI
THẤT
NHÂN TRẮC HỌC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

GVHD: TS.KTS Thiều Minh Tuấn
SVTH : Nguyễn Thị Hường
MSV : 1651010310
Lớp
: 16K6


NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1. Sơ lược về khái niệm
1.1. Định nghĩa nhân trắc học
1.2. Định nghĩa nhân trắc học Ergonomi
1.3. Sự giống và khác nhau giữa nhân trắc
học và
nhân trắc học Ergonomi
2. Nhân trắc học và nhân trắc học
Ergonomi trong thiết kế nội thất
2.1. Nhân trắc học trong thiết kế nội thất
2.2. Nhân trắc học Ergonomi trong thiết kế
nội thất
II. KẾT LUẬN


1. SƠ LƯỢC VỀ KHÁI NIỆM
1.1. ĐỊNH NGHĨA NHÂN TRẮC
HỌC






Nhân trắc học - Anthropometry (bắt nguồn từ tiếng
Hy
Lạp, ἄνθρωπος anthropos 'con
người',
và μέτρον Metron là ‘số đo') là một bộ môn khoa
nghiên cứu sự cấu thành, kích thước, tỉ lệ và mối quan
hệ giữa các bộ phận trên cơ thể con người. Nhân trắc
học được coi là những tìm hiểu, công cụ ban đầu của
nhân trắc học vật lý - “physical anthropology” , nó
được sử dụng để nhận dạng, với mục đích tìm hiểu sự
biến đổi vật lý của con người. Nhân trắc học liên quan
đến việc đo lường có hệ thống các tính chất vật lý của
cơ thể người, chủ yếu là các mô tả kích thước của kích
thước cơ thể và hình dạng cơ thể người.
Thông qua những phép đo lường về toán học, ta có thể
tiến hành phân tích những kết quả đó để tìm ra những
quy luật trong sự phát triển hình thái con người
Hệ phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu được
những đặc trưng số lượng, những biến dị của các cá
thể tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi, dân tộc, nghề
nghiệp cũng như các yếu tố tự nhiên khác.

Trong những năm trở lại đây việc ứng dụng Nhân trắc học
vào trong các lĩnh vực khác nhau ngày càng trở nên phổ
biến hơn.


Bức tranh tìm hiểu về nhân trắc học của Leonard de
Vinci


• Mục đích của nhân trắc học
Nhân trắc học tập hợp các kiến thức liên
quan đến cấu trúc cơ thể con người, bao
gồm cả các khả năng và giới hạn thể lực, kích
thước và đặc điểm cơ học của cơ thể, các đặc
điểm tâm lý, hành vi con người,…. Để áp
dụng và phát triển vào các ngành khoa học
khác như thiết kế, chế tạo, tin học, quản lý
lao động,…một cách hiệu quả. Nhân trắc học
làm nhiệm vụ trung gian cung cấp các kiến
thức về con người, xây dựng những nguyên
tắc cho các ngành khác thống nhất sử dụng.
• Đối tượng nghiên cứu nhân trắc học :
Các nhà thiết kế, các nhà chế tạo, kiến trúc
sư, kỹ sư, bác sỹ, các nhà quản lý lao động
….
Nữ hoàng Cleopatra người phụ nữ được cho là sở hữu vẻ đẹp chuẩn nhân trắc học


• Chỉ số nhân trắc học
Là số đo về con người thể hiện kích thước, đặc
điểm cơ học của cơ thể, đặc điểm hoạt động của
não bộ và hệ thần kinh trung ương, các đặc điểm
tâm sinh lý và hành vi của con người
Các
chỉ

số
nhân trắc về
kích thước con
người
:
cân
năng, chiều cao,
vòng đầu, vòng
cổ, vòng eo,
vòng ngực, …chỉ
số pignet, chỉ số
BMI, tỷ lệ giữa
các bộ phận
trên cơ thể,…
Các
chỉ
số
phản ánh đặc
điểm sinh lý
con
người
thường được gọi
là hằng số sinh
lý.



1.2. ĐỊNH NGHĨA NHÂN TRẮC HỌC ERGONOMI – CÔNG THÁI
HỌC







Công thái học (hay môn học về yếu tố con người, ecgonomi) là
một môn học về khả năng, giới hạn của con người. Từ đó có thể tăng
khả năng và tối ưu hóa điểm mạnh của con người, hay để bù trừ khiếm
khuyết, để bảo vệ điểm yếu.
Các kết quả nghiên cứu của môn học này có thể được ứng dụng làm cơ
sở để tổ chức một cách khoa học quá trình lao động, duy trì khả năng
lao động của con người được lâu dài ở mức cao; hay để xác định tính
phù hợp với công việc, hệ thống máy móc thiết bị, sản phẩm và môi
trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của
con người.
Hội Ecgonomi quốc tế (IEA) định nghĩa về Ecgonomi như sau:

Ecgonomi (hay các yếu tố con người) là một ngành khoa học liên quan
đến việc nghiên cứu sự tương thích giữa con người và các yếu tố khác của
hệ thống và công việc bằng cách áp dụng lý thuyết, các nguyên tắc, các
số liệu và các phương pháp để thiết kế nhằm đạt được tối ưu hoá lợi ích
của con người và hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống.
Tư thế đúng khi làm việc bằng máy
tính.


Tâm sinh lí và cơ thể người, đi kèm với phương thức sử dụng một sản phẩm quyết định phần
lớn đến kích thước, hình thái sản phẩm này. Sự quyết định đó chính là Ergonomic.
Ergonomic làm cho sản phẩm thân thiện hơn, thoải mái hơn và hoạt động tốt hơn đối với
con người.


Những vật dụng thiết yếu được thiết kế dựa theo Công thái học để phục vụ đời sống
con người


• Mục tiêu của Ergonomic
Công thái học liên quan đến toàn bộ
môi trường làm việc, nhưng mục tiêu
quan trọng Ergonomic thường hướng
tới là kích thước và hình dạng của
các đối tượng vật thể. Thiết kế sản
phẩm có nghiên cứu Ergonomic đòi
hỏi việc sử dụng bộ đo cơ thể chuẩn
được gọi là dữ liệu nhân trắc học.
Nhân trắc học cung cấp số đo chuẩn
các bộ phận trên cơ thể, có sự phân
biệt theo giới tính hay nhóm tuổi. Bộ
đo này có thể thay đổi từ nước này
sang nước khác do sự khác nhau về
đặc điểm cơ thể trên tộc người.
• Đối tượng nghiên cứu nhân
trắc học :
Các nhà thiết kế, các nhà chế tạo,
kiến trúc sư, kỹ sư, bác sỹ, các nhà
quản lý lao động ….


• Nguồn gốc cách gọi thuật ngữ
Thuật ngữ Ergonomic (trong tiếng Hy Lạp “ἔργον –
work” có nghĩa là “làm việc” và “νόμος - natural

laws” mang nghĩa “quy luật tự nhiên”) bước vào từ
điển hiện đại lần đầu tiên khi nhà khoa học Ba Lan
Wojciech Jastrzębowski sử dụng trong bài viết “Đề
cương về Công Thái Học
- The Outline of
Ergonomics” của ông. Sau đó, thuật ngữ Ergonomic
được biết đến rộng rãi trong từ điển Tiếng Anh nhờ
nhà tâm lý học người Anh Hywel Murrell, người đặt
nền tảng Công Thái Học Xã Hội - The Ergonomics
Society. Ông đã sử dụng nghiên cứu về Công thái
học phục vụ trong và sau Chiến tranh Thế giới II.
Sự xuất hiện của thuật ngữ “Nhân tố con người” Human Factor tại Bắc Mỹ cũng nhấn mạnh các khía
cạnh tương tự như Ergonomic, trong đó “yếu tố con
người” cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động và thiết kế
của hệ thống công nghệ vật lí. Thuật ngữ Ergonomic
– Công thái học và Nhân tố con người - Human
Factor về cơ bản là đồng nghĩa.
Kích thước khi thiết kế buống lái oto dựa theo nhan trắc học
Ergonomi


• Lĩnh vực chuyên môn của Ergonomic
Ergonomic gồm 3 lĩnh vực nghiên cứu chính: Công thái học vật lí, Công thái học nhận thức và Công
thái học tổ chức.
▪ Công thái học vật lí - Physical ergonomics
Quan tâm đến cơ thể con người, dữ liệu nhân trắc học, đặc tính
cơ học và sinh lí sinh học có liên quan đến hoạt động thể chất
của con người. Nguyên tắc của Công thái học vật lí được sử dụng
rộng rãi trong thiết kế sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp.
VD: tay cầm tuốc nơ vít phải phù hợp với bàn tay nắm, sử dụng

chất liệu nhựa dẻo mềm, có tính đàn hồi bảo vệ tay và tăng ma
sát giữa da bàn tay với bề mặt nắm.
Ngoài ra, Công thái học vật lí còn đóng vai trò quan trọng trong
lĩnh vực y tế.
• Công thái học nhận thức - Cognitive ergonomics
Nghiên cứu tâm thần học con người như nhận thức, phản ứng vận
động hay các ức chế thần kinh.
VD: ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế, tác động của màu sắc tới
thần kinh con người trong thời gian làm việc lâu dài (đồ dùng văn
phòng thường tránh các tông màu sặc sỡ sẽ gây nhức mỏi mắt,
đau đầu nếu làm việc lâu…) hay khoảng cách an toàn cho mắt
khi sử dụng máy vi tính, ti vi….
• Công thái học tổ chức - Organizational ergonomics
liên quan đến việc tối ưu hóa các hệ thống kỹ thuật xã hội, bao
gồm cả cấu trúc tổ chức, chính sách, qui trình: thông tin liên lạc,
thiết kế dự án, hệ thống dự án, làm việc tương tác, quản lí, công
thái học cộng đồng…..


• Ergonomic trong thiết kế
Ergonomic trong thiết kế yêu cầu sự quan sát
dài lâu và nghiên cứu bài bản. Dữ liệu nhân
trắc học cung cấp phép tính tương đối của sự
tương tác kích thước cơ thể người và kích
thước sản phẩm, thường chia hai giới tính
nam và nữ. Gồm nam: 95%nam – 50%nam –
25%nam và nữ: 95%nữ – 50%nữ – 25%nữ. Xác
định đối tượng sử dụng sản phẩm tạo điều
kiện tính toán Ergonomic. Trong đó 95% nam
được tính cho các kích thước “sức chứa” như

chiều rộng của ghế ngồi, lối đi lại, chiều rộng
cửa…..để đảm bảo những người to lớn nhất
cũng có thể sử dụng thoải mái. 25% nữ tính
cho các kích thước “tầm với” như chiều cao
của mặt ghế, tay cầm trên xe buýt, chiều rộng
và dài của bàn….…để đảm bảo những người
thấp bé nhất cũng có thể dùng được.


Nhân trắc học Ergonomi
Nhân trắc học có tính đến không gian chiếm chỗ, đặc biệt trong thiết kế áp dụng 3 nguyên tắc
vàng sau:
Khi thiết kế những kích thước liên quan đến vùng với tới: lấy theo ngưỡng người thấp 5%;
Khi thiết kế không gian choán chỗ: lấy theo ngưỡng người lớn 95%;
Kết hợp chặt chẽ khả năng điều chỉnh nếu có thể.
Đây là cơ sở khoa học quan trọng mà Ergonomi/ Yếu tố con người mang lại cho chúng ta trong
công tác thiết kế và sản xuất.


1.3. SO SÁNH NHÂN TRẮC HỌC VÀ CÔNG THÁI
HỌC
• Giống nhau:
Cả nhân trắc học và công thái học đều là những bộ môn khoa học nghiên cứu về con người,
được phát hiện nghiên cứu để phục vụ cho đời sống của con người
Cả hai đều có cùng những đối tượng nghiên cứu là các Các nhà thiết kế, các nhà chế tạo, kiến
trúc sư, kỹ sư, bác sỹ, các nhà quản lý lao động ….
• Khác nhau:
Cả nhân trắc học và nhân trắc học ergonomi đều hướng tới những sự nghiên cứu về con
người nhưng ở chúng vẫn có sự khác nhau trong ý nghĩa, mục tiêu,…
Nhân trắc học có thể ví như là phần 1 khi bắt đầu tìm hiểu về con người, đó là phần lý thuyết

khi ta tìm ra được những số liệu, những kích thước, tỷ lệ,… để áp dụng cho phần 2 là phần
mở rộng hơn nhân trắc học Ergonomi, khi đó ta sẽ vận dụng những kích thước đo lường,
những tỷ lệ, … ở trên để liên hệ áp dụng vào thực tế, tạo ra các sản phẩm phù hợp nhất,
phục vụ tối đa cho các hoạt động của con người.
Có thể gọi đây là 2 phần lý thuyết và thực hành


NHÂN TRẮC HỌC

NHÂN TRẮC HỌC ERGONOMI

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Số đo về con người, kích thước, đặc
điểm cơ học của cơ thể, đặc điểm hoạt
động của não bộ và hệ thần kinh trung
ương, các đặc điểm tâm sinh lý và
hành vi của con người

Nghiên cứu về mặt tâm thần của con
người như phản ứng vận động, nhận
thức hoặc các ức chế thần kinh.

MỤC TIÊU

Tập hợp các kiến thức liên quan đến
cấu trúc cơ thể con người để áp dụng
và phát triển vào các ngành khoa học
khác như thiết kế, chế tạo, tin học,
quản lý lao động,…một cách hiệu quả.


Hướng đến tổng thể môi trường làm
việc, cụ thể mục tiêu quan trọng nhất
chính là hình dạng, kích thước của các
vật thể. Một sản phẩm được thiết kế có
liên quan đến Ergonomic yêu cầu phải
có dữ liệu nhân trắc học, bộ đo dữ liệu
chuẩn.

ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ

Nghiên cứu nhân trắc học giúp cho
việc thiết kế, tính toán kích thước phù
hợp với yêu cầu sử dụng, tạo sự gần
gũi với con người

Hình thức (đôi khi còn có cả màu sắc)
của sản phẩm trong thiết kế công
nghiệp bị ràng buộc chặt chẽ bởi
Ergonomi và công nghệ ứng dụng, tức
là hai yếu tố con người và sản xuất,
việc nghiên cứu nhân trắc học s cung
cấp tương đối cho việc áp dụng vào
thiết kế


2. NHÂN TRẮC HỌC VÀ NHÂN TRẮC HỌC ERGONOMI TRONG THIẾT KẾ NỘI
THẤT
2.1. NHÂN TRẮC HỌC TRONG THIẾT KẾ NỘI
THẤT

- Đưa ra chỉ số kích thước nội thất hay không gian để phù hợp nhất
với mục đích sử dụng
- 3 loại - tùy thuộc vào kích thước của bạn, bạn sẽ rơi vào phạm vi phân vị
thứ 5, 50 , 95
⮚ Nhân trắc học tĩnh
⮚ Nhân trắc học động


 Kích thước tĩnh Được thực hiện khi cơ thể ở vị trí cố định,
Kích thước cơ thể khác nhau tùy theo chức năng của tuổi tác, giới tính và đối với các
nhóm dân tộc khác nhau. Tầm vóc và kích thước liên quan thường tăng cho đến tuổi
thanh thiếu niên muộn hoặc tuổi đôi mươi. Sau đó họ vẫn tương đối ổn định và sau
đó suy giảm khi bước vào tuổi già.

Kích thước động: được ứng dụng nhiều vào tổ chức không gian, khi các
bộ phận trển cơ thể tham gia vào hoạt động thể chất.


1.  Chiều cao đứng

Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động - dẫu liệu và chỉ dẫn sử dụng


Ứng dụng


2. Chiều cao ngồi

Tương quan của các kích thước đo
với chiều cao ngồi




6. Chiều dài và chiều rộng, chiều cao đầu
Chỉ số đầu của NAM = 82.2% NỮ GIỚI = 83.9%

7. Trọng lượng cơ thể


700

740
740


3. Chiều rộng vai

4. Chiều rộng mông


tĩnh

động

- Dữ liệu nhân trắc tĩnh tồn tại nhiều hơn dữ liệu nhân trắc động mặc dù dữ liệu động đại diện nhiều hơn
cho các hoạt động thực tế của con người. Dữ liệu nhân trắc tĩnh tồn tại nhiều hơn dữ liệu nhân trắc động
mặc dù dữ liệu động đại diện nhiều hơn cho các hoạt động thực tế của con người. Mặc dù không có cách
rõ ràng để chuyển đổi dữ liệu tĩnh thành động, nhưng các khuyến nghị sau có thể hữu ích:
Chiều cao khuỷu tay: không thay đổi, hoặc tăng giảm 5 phần trăm khi làm việc. Chiều cao đầu gối hoặc
popleal, ngồi: không thay đổi, ngoại trừ với giày cao gót,,,,


- Xác định tỉ lệ % DS cần cung cấp
- Số liệu nhân trắc học liên quan
- Tăng giảm phụ cấp liên quan như quần
áo mùa đông, giày cao gót, đồ công nhân
bảo hộ nguy hiểm,…


×