Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NGHIÊN cứ, tìm HIỂU về TRẦN ,TƯỜNG,SÀN TRONG THIẾT kế nội THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 14 trang )

BÀI THU HOẠCH MÔN LÝ THUYẾT NỘI THẤT
SVTH : HÀ THANH TÙNG
LỚP HỌC PHẦN : 2016K6

ĐỀ 1
NGHIÊN CỨ, TÌM HIỂU VỀ TRẦN ,TƯỜNG,SÀN TRONG
THIẾT KẾ NỘI THẤT


I KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM –PHÂN LOẠI- CHẤT LIỆU
A, TƯỜNG – VÁCH

1) Khái niệm – đặc điểm:
- Là bộ phận quan trọng trong công trình kiến trúc, dùng để phân chia không
gian
- Kết cấu bao che, ngăn chia không gian, kết cấu chịu lực trong những công trình
tường chịu lực
- Tường là bộ phận chính tạo ra không gian trên bề mặt nền và sàn nhà,nhờ
có tường mà ta phân biệt được không gian trong và ngoài nhà, giữa các không
gian khác nhau trong nhà.
2) Các bộ phận của tường :
 Bệ tường
 Thân tường ( bệ cửa sổ. Lanh tô, tủ tường )
 Đỉnh tường ( mái đua )
3) Phân loại :
a) Tường chịu lực : Tường bên tông hoặc xây gạch và kín từ sàn tới trần, thường
sử dụng từ nhà ở tới các công trình công cộng
b) Tường bao che : Tường gạch, gỗ ván hay các tấm chế tạo khác ( kính ,,, ) đề
ngăn chia không gian, tạo hình theo ý đồ thiết kế
( có thế phá dỡ hoặc cải tạo vì không chịu lực và được xây dựng từ trước )
 Tường lửng : ngăn chia không gian có chức năng gần giống nhau


 Tường thoáng : Ngăn chia không gian không cùng 1 chức năng hoặc để
nối tiếp – thường được xây bằng gạch hoa, nan gỗ, ,,,
 Tường kính : Ngăn chia không gian giữa trong và ngoài không cùng
chức năng, thường sử dụng lấy sáng cho các phòng nối tiếp trong cùng 1
không gian
o Sử dụng trong các không gian liên thông, ngăn chia không gian
giả định giữa các phòng , tạo nhiều không gian trong 1 phòng .
 Tường kĩ thuật : Tường nhiều lớp, tường sần ,,, để cách âm, cách nhiệt sử
dụng trong phòng lạnh, phòng thu âm , thính phòng...
4) Vật liệu cấu tạo của tường.
a) Tường gạch


- Vật liệu gạch
+) Gạch để xây tường phổ thông nhất là gạch đất sét nung,ngoài ra con có
gạch than xỉ, gạch đôlômit, gạch silicat...
+) Chiều dày của tường gạch được quyết định bởi tính chất làm việc và sự ổn định

của kết cấu tường.Ngoài ra độ dày của tường còn phu thuộc vào một số yếu tố như
cách âm,cách nhiệt,giữ nhiệt...
Nhà dân thông dụng kích thước tường dày chủ yếu là 220mm thì khả năng cách âm
trong không khí là khoảng 50 dB , với tường dày 110mm là 30 dB .
b) Tường đá


-Vật liệu đá
+) tường xây bằng đá là các loại đá tự nhiên xây cấu kết nên tạo thành.Vì
hình dáng và mức độ gia công khác nhau nên được chia làm 3 loại :tường
xây đá hốc, tường xây đá cuội,tường xây đá chẻ. Do cường độ và độ rắn của
đá tốt hơn gạch nên tính bền và tính chống thấm của tường đá tốt hơn tường

gạch.
c) Tường bê tông cốt thép
- Vật liệu bê tông cốt thép
+) tường được đúc bởi vật liệu là bê tông cốt thép , thường thì ở việt nam
hiện nay tường bê tông cốt thép thường được đúc khuôn sẵn và mang đên
công trường.Nhưng cũng có những công trình đúc nguyên khối các mảng
tường được đúc gắn với nhau thành một khối.
Với những đặc điểm vượt trội như : Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt,
Chống nước tốt và chống cháy cao, Bền bỉ theo thời gian, Tiết kiệm thời
gian, chi phí thi công... tường bê tông đang là xu hướng các công trình lớn
ngày nay.
d) Vật liệu phủ bề mặt tường.
- Sơn, vôi : vật liệu được sử dụng phổ biến ,
Ưu điểm : + Có nhiều loại , nhiều màu sắc khác nhau,
+ Thích hợp hầu hết các không gian nội thất từ nhà ở tới công trình
công cộng
Nhược điểm : Ít chịu nước
- Ốp gạch, đá, gỗ :
Dùng đá, gạch hoặc gỗ ốp lên tường để nhấn mảng tường chính để tạo
không gian ấn tượng
- Dán giấy, phủ vải
Ưu điểm : bề mặt đẹp, màu sắc phong phú, dễ sửa chữa,
Nhược điểm : dễ bị ẩm ướt
- Ốp gương : Sử dụng gương cho các không gian đặc biệt ( phòng thể
thao, khiêu vũ, múa,,, ) tạo không gian có chiều sâu, rộng rãi hơn.
B, SÀN
1) Khái niệm – đặc điểm:
- Sàn nhà – bộ phận nằm ngang được cấu tạo để phân chia không gian của nhà
thành các tầng lầu nhằm tăng diện tích sử dụng.



- Sàn là giới hạn dưới của 1 không gian nội thất, nơi diễn ra các hoạt động sinh
hoạt con người, nơi đặt các đồ đạc.
 Sàn thường được làm bằng vật liệu bền, trơ, không nhấp nhô gồ ghề,
cũng như quá chói hay nhiều màu sắc.,,,
2) Các hình thức và chức năng
a) Sàn phẳng – loại sàn thông dụng, được sử dụng hầu hết trong các không gian
nội thất từ nhà ở tới nhà công cộng
b) Sàn khác cốt ( ít thông dụng ) : Phân chia không gian sử dụng riêng biệt 1 cách
giả định ( không dùng tường phân cách )
- Thể hiện ý đồ , nhấn mạnh về không gian, khắc phục nhược điểm hình học hay
che đi hệ thống kĩ thuật.
Vd : Không gian chung của nhà ở, khách sạn
3) Các loại vật liệu lát sàn :
a) Sàn lát gạch – đá tự nhiên :

- Được sử dụng thông dụng , chế tạo từ vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo
- Có độ cứng, chịu mài mòn tốt
+) Các loại đá thường được sử dụng : đá Granit, đá hoa cương, đá Mab, đá mài
( sàn Granito )
+) Các loại gạch : phạm vi ứng dụng rộng trong nhà ở , các công trình công cộng
- Đặc tính : hút ẩm và chống trơn tốt, có nhiều mẫu mã kiểu dáng khác
nhau
Các loại thường được sử dụng : gạch bông, gạch đất nung, gạch Ceramic
b) Sàn gỗ :


Ưu điểm : có đặc tính ấm, bền lâu, sang trọng – thích hợp với nhiều loại
không gian khác nhau
 Nhược điểm :

- Gỗ tự nhiên : dễ chày xước, giá thành cao
- Gỗ nhân tạo : chịu mài mòn kém
c) Sàn phủ chất dẻo :

- Ưu điểm :
 giá thành rẻ, tuổi thọ thấp, chịu nước, ít bị mài mòn, tránh tiếng
ồn
 Hiệu quả cho các công trình tạm hay cải tạo


- Nhược điểm : Không chịu nhiệt, chịu mài mòn kém
d) Sàn bê tông mài

- Bê tông mài là tên gọi của một sản phẩm hoàn thiện khi được sử dụng
cách mài sàn bê tông Bằng cách sử dụng máy mài sàn để thay thế những
phương pháp thủ công để xứ lý những vết lồi lõm, trầy xước một cách triệt để.
Khi hoàn thiện sẽ có được một bề mặt sàn bê tông sạch sẽ, bóng và bằng phẳng
mang lại một cái nhìn bắt mắt, thiện cảm của người dùng đối với không gian
xung quanh.
Những lợi ích của việc dùng bê tông mài
-Về chi phí: Việc muốn có được một bê tông mài, người dùng phải đảm bảo
có đầy đủ dụng cụ để làm như vậy sẽ rất tốn chi phí nên sẽ có những dịch vụ
xuất hiện làm thay điều đó cho bạn, việc sử dụng dịch vụ sẽ giúp bạn tiết kiệm
được nhiều chi phí về dụng cụ, tiết kiệm công sức bỏ ra và bạn chỉ cần trả tiền
khi hoàn thiện sản phẩm khá là tiện lợi.
- Vệ sinh dễ dàng: Bề mặt sàn bê tông khi đã qua xử lý đã được phủ một lớp
chống bám bẩn khiến việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Độ bền và tuổi thọ: Khi sử dụng bê tông mài thì độ bền sẽ được tăng cao
cùng với độ ổn định cực kỳ tốt khiến bề mặt sàn có thể tồn tại lâu dài mà
không hề hư hỏng.

- Bảo dưỡng: Bề mặt đã được phủ một lớp chống bám bụi bẩn, nên các dầu
vết của các loại xe vận chuyển cỡ nhỏ sẽ không lưu lại quá sâu, người dùng có
thể dễ dàng làm sạch chỉ trong một lần.
-Chức năng đa dạng: Bê tông mài còn có chức năng chống thấm nước và
chống ẩm mốc, loại bỏ các vấn đề mà trước như như gạch hơn sơn epoxy
không thể đáp ứng đó là vấn đề thoát khí. Không những thế chi phí của bê tông


lại còn rẻ hơn so với sơn epoxy rất nhiều nên việc lựa chọn mặt sàn này là điều
phù hợp cho những người có doanh thu thấp và muốn tiết kiệm.
- Khả năng phản xạ ánh sáng cao: khi mà nhìn vào bề mặt sàn nó có thể phản
chiếu lại hình ảnh của bạn, có thể thấy khi ánh sáng chiếu vào sẽ phản chiếu lại
làm cho không gian xung quanh trở nên sang trọng hơn rất nhiều.
C, TRẦN
Khái niệm và chức năng :
 Là giới hạn trên trong 1 không gian nội thất, là 1 biện pháp ngăn chia không
gian giả định nhờ độ cao thấp, sự khác nhau trong trang trí và chiếu sáng từng
khu vực trong không gian
 Là bộ phận thứ 3 trong không gian nội thất, trần đóng vai trò hiển thị quan
trọng trong tạo hình không gian nội thất
Như 1 yếu tố riêng biệt, trần là yếu tố che chắn căn bản và liên kết thống nhất các
bộ phận của không gian
Trần có thể nâng cao hoặc thấp hơn để biến đổi tỷ lệ của không gian
Hình thức của trần có thể được thao tác để điều khiển chất lượng ánh sang và âm
thanh trong không gian.
Phân loại các hình thức của trần
a) Trần phẳng :
 Hình thức thông dụng thường gặp, dễ tạo hình



 Phù hợp với hầu hết không gian nội thất từ rộng đến hẹp, cao đến thấp

b) Trần giật cấp :
 Che cấu kiện chịu lực, hệ thống kĩ thuật trên trần
 Thường được sử dụng cho các phòng sinh hoạt chung trong nhà ở và các
công trình công cộng.




c) Trần dốc, trần cong

 CÁC LOẠI VẬT LIỆU LÀM TRẦN :
a) Trần bê tông :
Sử dụng trong nội thất nhà ở
Ưu điểm : + ) Đơn giản, bền vững, không làm giảm chiều cao của căn phòng
b) Trần gỗ
Chủ yếu dung trong các không gian sang trọng, không gian lớn và có trần
quá cao, >> thể hiện sự sang trong của không gian
c) Trần thạch cao : Được sử dụng phổ biến hiện nay ở hầu hết các công trình
trong thiết kế nội thất
Ưu điểm : dễ sản xuất, đúc theo khuôn thiết kế,
Thể hiện được chủ đề của công trình do hoa văn phong phú
Nhược điểm : + Nặng , dễ mốc, dễ bắt bụi và khó bảo dưỡng
d) Trần bọc giả da : Khung gỗ bọc giả da tạo múi, đa dạng về màu sắc và hình
dáng, độ bền không cao
+ Ít được sử dụng
e) Trần khung nhôm :
Sử dụng tôn dập, các vật liệu tổng hợp
Ưu điểm : thi công nhanh, dễ thay thế

Nhược điểm : do hình thức có tạo dáng công nghiệp nên ko được sử dụng
rộng rãi, phù hợp với nội thất văn phòng.
f) Trần kim loại ( trần công nghiệp )
g) Trần kính, trần sang
h) Các loại khác


Trần chất dẻo : Trần nhựa PVC
Trần nhà sử dụng chất liệu nhựa PVC cũng khá phổ biến bởi giá thành khá thấp
cũng như nhiều mẫu mã, thi công lắp đặt dễ dàng, đặc biệt phù hợp với những căn
nhà cao tầng. Trần nhựa PVC là một chọn những giải pháp để tăng thêm giá trị
thẩm mỹ cùng với khả năng cách nhiệt sẽ giảm thiểu hiện tượng ẩm ướt và giảm
thiểu hiện tượng ngưng đọng nước gây ẩm mốc.

III. CÁC VẬT LIỆU MỚI HIỆN NAY
1. SÀN
a) ứng dụng công nghệ xây dựng mới tấm sàn Bubbledeck


Đây là công nghệ thi công sàn bê tông sử dụng những quả bóng nhựa tái chế để
thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn làm giảm
đáng kể trọng lượng bản thân và tăng khả năng vượt nhịp của tấm sàn.
Công nghệ này đem lại hàng loạt hiệu quả như giảm trọng lượng công trình, tăng
khả năng chịu lực, tiết kiệm vật liệu đến 50%, giảm được chi phí vận chuyển, rút
ngắn thời gian thi công, tăng tuổi thọ công trình,…
Không chỉ mang đến hiệu quả kinh tế, loại sàn này còn tạo sự linh hoạt trong thiết
kế, việc thay đổi thiết kế nội thất đơn giản do không dầm và ít cột; sàn còn có khả
năng chống động đất, cách âm, cách ẩm, cách nhiệt, cháy nổ tốt.
b) Vật liệu ốp lát



Đá ốp lát Bretonstone terastone là hỗn hợp đá có mật độ cao được sản xuất
theo công nghệ nén và rung trong môi trường chân không tạo ra các tấm đá
nhân tạo có màu sắc phong phú và những đặc tính kĩ thuật ưu việt, khiến nó
trở thành loại đá ốp lát lý tưởng cho các công trình kiến trúc đặc biệt.
c) Xi măng phát quang

Xi măng là loại vật liệu được sử dụng 100% trong các công trình hiện nay.
Và một phát minh mới đến từ Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học San
Nicolás de Hidalgo (UMSNH) và Tiến sỹ khoa học José Carlos Rubio người


Mexico. Họ đã sáng chế thành công vật liệu mới. Xi măng có thể chịu nhiệt,
phát sáng, và tuổi thọ trên 100 năm. Ứng dụng xi măng phát sáng trong
những con đường hay tòa nhà cần phát sáng mà không cần đến điện. Đây
thực sự là một bước tiến mới. Xi măng phát sáng được phát minh sẽ cực kỳ
hữu ích cho những người thường xuyên hoạt động vào ban đêm. Khi mà chi
phí điện năng ngày nay ngày càng cao.

2. TƯỜNG
a) Bê tông trong suốt

Cha đẻ của loại vật liệu này là Kiến trúc sư Áron Losonczi, người Hungary.
Những sợi quang có kích thước nhỏ được trộn lẫn với bê tông để tạo ra một
vật liệu mới: kính trong bê tông. Vật liệu có kết cấu và bề mặt đồng nhất. Nó
có thể được sản xuất như một khối hay một tấm bê tông đúc sẵn trong xây
dựng.




×