Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tìm hiểu về các loại vật liệu tường, trần, sàn có kèm hình minh họa các vật liệu phổ biến tại việt nam, giới thiệu về các vật liệu trên thế giới ( liệt kê và minh họa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 15 trang )

Đề 1: Tìm hiểu về các loại vật liệu tường, trần, sàn có kèm hình minh họa. Các vật liệu phổ
biến tại Việt Nam, giới thiệu về các vật liệu trên thế giới ( liệt kê và minh họa)


A. Thành phần cơ bản và chất liệu nội thất
I.
Các thành phần cơ bản
Sàn: Giới hạn khoảng dưới của khong gian nộ thất, nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt của
con người, nơi đặt đồ đạc. Bề mặt sàn chịu trực tiếp các tác động va chạm do đó sàn
thường làm bằng vật liệu bền, không thể mấp mô, gồ ghề


Các hình thức sàn:
- Sàn phẳng: loại sàn thông dụng, sử dụng trong hầu hết không gian từ nội thất đến
công trình công cộng
- Sàn khác cốt: ít sử dụng, sử dụng khi muốn phân chia không gian một cách giả
định hay khi thể hiện ý đồ thiết kế đặc biệt hoặc khắc phục nhươc điểm của phong

Tường: Giới hạn theo chiều đứng của không gian nội thất, nằm trong tầm nhìn bị động
của con người. Thiết kế tường trong không gian nội thất chủ yếu là lựa chọn tỷ lệ kích
thước và phần chia các mảng.


Các thể loại tường:
- Tường chịu lực: Tường được xây dựng để chịu tải trọng công trình, kéo dài từ sàn
đến trần. Vì là tường chịu lực nên khi phá dỡ hoặc đục tường cần thận trong,
không nên phá dỡ. Sử dụng trong hầu hết thể loại công trình từ nhà ở đến công
trình công cộng.
- Tường bao che: Tường sử dụng để ngăn chia không gian, tạo hình căn phòng theo
ý đồ nội thất. Do không chịu lực nên dễ dàng dỡ bỏ và cải tạo. Một vài thành phần
nội thất có thể sử dụng như vách ngăn không gian.



Trần: Giới hạn bên trên của không gian nội thất, không thường xuyên nằm trong tầm nhìn
nhưng các động mạnh về tâm lý thông qua cảm giác nó mang lại. Trần cũng là 1 biện pháp
ngăn chua không gian giả định nhờ độ cao thấp khác nhau trong trang trí và bố trí chiếu
sang từng khu vực trong căn phòng. Có nhiều không gian nộ thất trong công trình công
cộng có trần mà chỉ sử dụng hệ kết cấu tạo nên vẻ đẹp riêng của không gian.


Các hình thức trần:
- Trần phẳng: Hình thức trần thông dụng nhất, đơn giản, thi công nhanh. Dễ tạo hình,
phù hợp với hầu hết không gian
- Trần giật cấp: Sử dụng trong không gian nội thất yêu cầu cao về thẩm mỹ hoặc che
đi cấu kiện chịu lực, hệ thống kỹ thuật của công trình.
- Trần dốc, trần cong: Sử dụng để tạo ấn tượng về thẩm mỹ hoặc do cấu kiện đặc
biệt trong hệ kết cấu. Cần lưu ý đến hiệu quả tâm lý, biện pháp chiếu sang và tính
kinh tế của phương án.


CHẤT CẢM VẬT LIỆU

Việc lựa chọn và sử dụng vật liệu trong kiến trúc, nội thất thường không chỉ
dừng lại ở việc đáp ứng các yêu cầu về mặt công năng; sự sáng tạo và phối hợp
vật liệu hoàn hảo sẽ gợi ra được những cảm xúc cũng như bầu không khí riêng có
của không gian. Chúng ta có thể cảm thấy lạnh hay nóng, hào hứng hay thờ ơ,
thoải mái hay lo lắng… Cá tính hay tính chất của một không gian, đặc biệt là các
không gian có kích thước vừa phải như nhà ở thường do việc sử dụng vật liệu
quyết định.
PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2018)


Vật liệu hoàn thiện được sử dụng trên bề mặt công trình kiến trúc nên nó
giúp con người cảm thụ được nhanh nhất ở mọi góc độ, khoảng cách, điều kiện vi
khí hậu, cùng với tư duy thẩm mỹ đẹp hoặc xấu. Mỗi loại vật liệu về bản chất là
một chất cảm, được xem là chất liệu, là phương tiện, công cụ biểu đạt ý tưởng
sáng tạo, nghệ thuật của một công trình kiến trúc. Cùng với ý tưởng thiết kế kiến
trúc, chất cảm vật liệu cũng góp phần tạo nên cá tính, cái riêng của công trình kiến
trúc. Sự lựa chọn chất cảm vật liệu xây dựng cho công trình kiến trúc vừa mang kĩ
thuật, vừa mang tính mĩ thuật cao, có giá trị.
Tạp chí Kiến trúc



II.

Vật liệu xây dựng

Bê tông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp béton /betɔɔ̃/)[1] là một loại đá nhân tạo,
được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết
dính,... theo một tỷ lệ nhất định. Về sức bền vật lý, bê tông chịu lực nén khá tốt
nhưng khả năng chịu lực kéo không tốt
Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite kết hợp bởi bê
tông và thép, trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Sự kết hợp giữa bê
tông và cốt thép xuất phát từ thực tế bê tông là loại vật liệu có cường độ chịu kéo
thấp, do đó hạn chế khả năng sử dụng của bê tông và gây nên lãng phí trong sử
dụng vật liệu. Đặc điểm này được khắc phục bằng cách thêm vào trong bê tông
những thanh 'cốt', thường làm từ thép, có cường độ chịu kéo cao hơn nhiều so với
bê tông
Đá: Ưu điểm của đá đó là mật độ cao và chống mài mòn, có độ bền , độ cứng
tốt và có hiệu quả cao về mặt trang trí
Gạch: Vật liệu phổ biến trong xây dựng ở VN, đặc biệt là trong các công trình

nhà ở. Gạch xây có 2 loại chính: gạch nung (gạch đỏ truyền thống) và gạch không
nung (gạch block, gạch bê tông)

-

Gạch nung, gạch đỏ hay thường gọi đơn giản là gạch là một loại vật liệu
xây dựng được làm từ đất sét nung

-

Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau nguyên công
định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn,
độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để
nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên
gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung
lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.

Gỗ: Vật liệu xây dựng lâu đời trên thế giới và cả ở Việt Nam. Ưu điểm của
gỗ cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt giãn nở nhỏ, là vật liệu tự nhiên, có
thể tái tạo, kỹ thuật xây dựng đơn giản, đa dạng.


III.

Vật liệu hoàn thiện
1. Gạch

Vật liệu gạch sử dụng trong nội thất thường dung trên diện tường. Với vật liệu
này tường không sơn hay quét sơn, vôi mà để gạch trần, ta có thể thấy rõ được
đặc tính bề mặt của chất liệu gạch: đơn giản và mộc mạc.


Sự tương phản giữa đặc tính vật liệu và tạo hình trong không gian kiến trúc


Ánh sang và vật liệu

2. Bê tông

Phổ biến trong kết cấu công trình nhưng bê tông không phổ biến trong nội thất như
gạch, gỗ,… Khả năng tạo hình của bê tông không giới hạn. Với những thành phần
khác nhau và những phương pháp xây dựng, bê tông có thể mang lại hiệu quả về thị
giác khác nhau


Cảm giác vững chắc, có phần nặng nề với tường bê tông trần

Bê tông mac cao được đánh bóng

4. Tre
Tre là vật liệu có cấu trúc dạng sợi, nhiều lớp đặc rỗng, nên có khả năng giảm nhiệt
rất tốt cho công trình, là vật liệu truyền thống, sử dụng trong nhiều vùng khí hậu,


nhưng do đặc thù liên kết sẽ tối ưu hơn khi được xử lý và kết hợp với các loại vật liệu
khác
ThS.KTS.Trần Quốc Việt, phó trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường
đại học Xây dựng Hà Nội
Cấu trúc và đặc tính của vật liệu tre

Tre đạt được độ bền tuyệt vời nhờ cấu trúc rỗng, hình ống, tiến hóa qua hàng thiên

niên kỉ để chống lại sức gió trong môi trường sống tự nhiên. Với tính chất nhỏ gọn,
hình ống, vật liệu tre được sử dụng rất linh hoạt. Các thân tre sẽ được kết hợp với
nhau một cách khéo léo bằng các mối nối để tạo thành các cột chịu lực hoặc trang trí
cho công trình. Tính chất cơ học của tre cao gấp 2-3 lần so với gỗ thông thường. Đặc
biệt, tre có khả năng uốn cong cực kỳ tốt giúp dễ dàng tạo hình cho công trình. Tre khi
đã qua xử lý, nếu để ngoài trời thì tuổi thọ sẽ kéo dài 3-4 năm. Nếu đặt trong mái che
không bị tác động trực tiếp từ mưa, nắng thì tuổi thọ của kết cấu tre sẽ lên đến trên 50
năm.

Chất cảm của vật liệu tre
Vật liệu địa phương luôn là nguồn cảm hứng sang tác cho các KTS trong thiết
kế. Tre là loại vật liệu địa phương phổ biến ở các nước châu Á nói chung và là vật liệu
mang ý nghĩa về mặt tinh thần của người Việt. Họ nhà tre từ xưa vốn gắn bó với kiến
trúc Việt, từ miền ngược xuống miền xuôi. Tre gắn bó với đời sống đa số người nông
dân Việt qua hình ảnh lũy tre làng từ xưa gắn với ký ức của nhiều thế hệ. Với người
nông dân, tre làm nhà, làm công cụ sản xuất. Giặc đến, tre xây thành lũy, tre làm
chông gai, đòn xóc tiêu diệt quân thù. Ngày nay khi đi về những vùng nông thôn Việt
Nam, ta vẫn còn nhìn thấy một số nhà làm bằng các vật liệu được cho là thô sơ như
đất sét trộn rơm rạ, tranh tre, nứa lá.

Bên cạnh yếu tố về xây dựng của vật liệu tre, KTS có thể truyền tải một phần
hình ảnh của văn hóa làng quê Việt Nam bằng loại vật liệu này. Những ý nghĩa về mặt
tinh thần đã được phản ánh qua loại vật liệu này


Công trình nhà hang Sơn La – KTS. Võ Trọng Nghĩa


5. Gỗ
Luôn được coi là một loại vật liệu cơ bản nhất trong kiến trúc. Bên cạnh khả năng

chịu lực, Gỗ xuất hiện đa dạng nhất so với các vật liệu khác trong nội thất, gỗ có mặt ở
khắp nơi trong không gian: Sàn, tường, trần, đồ đạc,… Tương tự như tre, gỗ cũng có
thể truyền tải giá trị tinh thần của người Việt thông qua những ngôi nhà truyền thống,
tạo được sự ấm cúng trong không gian. Với sự xuất hiện của gỗ công nghiệp, vật liệu
gỗ trở nên đa dạng về màu sắc và khả năng tạo hình

Sự đồng nhất trong cách sử dụng vật liệu và màu sắc kết hợp với kiểu dáng đồ nội thất
mang lại nét hấp dẫn cho không gian


Chất cảm của vật liệu gạch trần và gỗ được diễn tả thông qua ánh sang


Một số vật liệu khác được sử dụng trong nội thất trong công trình ở Việt Nam

Đá hoa cương ( Marble )

Gạch bông

Sắt/ Kim loại

Gạch hoa gió

Trần thạch cao


B. Vật liệu, chất liệu trong nội thất được sử dụng trên thế giới

Đá ( Stone )


Thép không gỉ ( Stainless steel )


Kim loại ánh vàng

Gương



×