Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CÂU hỏi ôn tập môn học VI xử lý và VI điều KHIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.73 KB, 5 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỌC
VI XỬ LÝ VÀ VI ĐIỀU KHIỂN
Lưu ý: Đề thi kỳ sẽ gồm 50 câu trắc nghiệm, các em sinh viên lưu ý ôn tập
thật kỹ những phần sau để có được kết quả tốt nhất:
-

Những câu hỏi ở phần lý thuyết và thực hành bên dưới
Các thanh ghi điều khiển Input/Output của VĐK Atmega16
Các thanh ghi điều khiển ngắt ngoài của VĐK Atmega16
Các thanh ghi điều khiển Timer, PWM, cách tính tần số và thời gian tràn của
Timer ở VĐK Atmega16
- Các thanh ghi điều khiển ADC của VĐK Atmega16
- Các thanh ghi điều khiển USART, cách tính tốc độ baudrate của VĐK
Atmega16

I. Lý thuyết
1. Trình bày khái niệm của Vi xử lý và nêu các thành phần chính cấu tạo nên một
Vi xử lý.
2. Vi điều khiển là gì? Nêu các thành phần cơ bản cấu tạo nên một bộ Vi điều
khiển.
3. Thế nào là bộ xử lý CISC và RISC?
4. Phân biệt sự khác nhau giữa Vi xử lý và Vi điều khiển.
5. Phân biệt sự khác nhau giữa các Vi điều khiển có cấu trúc Harvard và Von
Neumann.
6. Phân biệt sự khác nhau giữa các Vi điều khiển 8-bit và 16-bit.
7. Phân biệt sự khác nhau giữa thiết bị nhúng và bộ nhớ ngoại vi.
8. Nguyên lý hoạt động của bộ chuyển đổi tương tự - số ADC.
9. Vẽ sơ đồ một khung truyền dữ liệu cơ bản của chuẩn giao tiếp UART. Trình bày
chi tiết chức năng của bit kiểm tra chẵn lẻ (Parity bit).



10. Trình bày sơ đồ khối của một mạng I2C. Tại sao chúng ta phải sử dụng các
điện trở kéo lên cho 2 đường SDA và SCL? Trên lý thuyết, một mạng I2C có thể
có tối đa bao nhiêu thiết bị slave – tại sao?
II. Thực hành
1. Cho một hàm: “void Led7seg_Display(int)” (với chức năng hiển thị số có 2 chữ
số lên 2 LED 7 đoạn) đã được định nghĩa sẵn trong thư viện <LED7_SEG.h>. Sử
dụng thư viện và hàm cho sẵn để viết chương trình quét ma trận phím 4x4 và hiển
thị tên của nút vừa bấm lên 2 led 7 đoạn (Nút BNT1 được ấn thì hiển thị 01 lên 2
LED 7 đoạn, nút BNT16 được ấn thì hiển thị số 16 lên 2 LED 7 đoạn).


2. Vi điều khiển Atmega16 hãng Atmel được dùng để thiết kế truyền thông tin với
nhau. Xung dao động nội 8Mhz. Sơ đồ chân của vi điều khiển như hình vẽ dưới
đây:

Vi điều khiển I

Vi điều khiển II

a. Vẽ sơ đồ mạch nguyên lý với những linh kiện cơ bản nhất để 2 vi điều
khiển có thể thực hiện truyền thông tin nối tiếp với nhau (Sử dụng bộ USART)
b. Viết chương trình để vi điều khiển I gửi và vi điều khiển II nhận gói tin với
nội dung “K62M - CNCDT” (một chương trình cho VĐK I và một chương trình
cho VĐK II)
3. Cho sơ đồ như hình vẽ dưới đây:


Viết chương trình chạy LED trong vòng lặp vô hạn theo thứ tự sau:
LED 1 sáng → LED 2 sáng → LED 3 sáng → LED 4 sáng → LED 5 sáng → LED
6 sáng → LED 7 sáng → LED 8 sáng → LED 8 tắt → LED 7 tắt → LED 6 tắt →

LED 5 tắt → LED 4 tắt → LED 3 tắt → LED 2 tắt → LED 1 tắt.
4. Cho sơ đồ như hình vẽ dưới đây (Xung giao động nội 8Mhz):


Viết chương trình đọc giá trị điện áp vào chân PA2 của vi điều khiển và dùng timer
để mỗi 1 giây lại gửi gói tin với nội dung sau lên terminal: “Gia tri dien ap vao la n
V” (với n là giá trị điện áp chính xác đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy – ví dụ
một gói tin: “Gia tri dien ap vao la 2,55 V”).
5. Sử dụng bộ định thời Timer, định nghĩa một hàm con mang tên Delay300 có
nhiệm vụ tạo trễ 0,3ms dùng (Xung dao động nội 8 MHz). Sau đó, sử dụng hàm
con vừa định nghĩa để bật tắt LED kết nối với PIN B0 của PORTB theo chu kỳ
0,3ms sáng – 0,3ms tắt (Lưu ý: có thể sử dụng bất kỳ các dòng VĐK).



×