Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SKKN phát hiện và chữa lỗi trong giờ trả lỗi làm bài tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.27 KB, 8 trang )

Phát hiện và chữa lỗi trong giờ trả bài Tập làm văn
A. Đặt Vấn Đề:
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển vô cùng nhanh chóng.
Bằng nhiều máy móc hiện đại và chương trình phong phú nó đã mang đến cho
con người lượng thông tin ngày càng lớn. Nhờ đó mà tầm hiểu biết của con
người ngày càng tăng. Cùng với đà phát triển chung của xã hội, ngành giáo dục
cũng đã có những bước tiến đáng kể. Việc đề ra những phương pháp, liệu pháp
có tính tối ưu và những mục tiêu cụ thể, thiết thực, đạt hiệu quả cao là một yêu
cầu cấp thiết của toàn ngành nói chung và mỗi giáo viên nói riêng. Đó chính là
việc đổi mới giáo dục theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đối với
môn Ngữ văn thì: Chương trình Ngữ văn tạo điều kiện để học sinh hoà nhập một
cách chủ động, tích cực với xã hội, với môi trường các em đang học tập, với xã
hội tương lai khi các em ra trường; đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển; lấy
quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo nội dung biên soạn chương trình sách
giáo khoa và lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp.
Là một giáo viên THCS trực tiếp đứng lớp và qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi
thấy chúng ta đã thực sự áp dụng phương pháp đổi mới trong việc truyền thụ
kiến thức cho học sinh, và để giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết cách vận
dụng những kiến thức đó vào giải quyết các bài tập, mở rộng thêm tầm hiểu biết
về thế giới xung quanh, biết cách tư duy sáng tạo, xác định được tư tưởng sống
đúng đắn cho mình thì khâu kiểm tra, đánh giá việc học tập của mỗi học sinh là
một khâu vô cùng quan trọng.
Theo tôi, trong quá trình học tập thì việc làm bài kiểm tra là công việc vất
vả nhưng cũng là công việc hứng thú nhất đối với học sinh. Cho dù đó là bài làm
15', 45' Bởi vì để đạt được kết quả tốt khi làm bài kiểm tra, các em phải học tập
và hệ thống lại một khối lượng kiến thức khá lớn. Và sau khi làm bài tất cả đều
mong đến giờ trả bài để biết được kết quả học tập của mình và đọc những lời
nhận xét, đánh giá và cách sửa chữa của thầy cô. Qua kiểm tra đánh giá, giáo
viên biết được những lỗi mà học sinh của mình hay mắc để tiến hành sửa chữa,
uốn nắn. Và cũng qua kiểm tra đánh giá, học sinh thấy được lỗi sai của mình để
sửa chữa và điều chỉnh việc học tập của mình sao cho đạt hiệu quả tốt hơn.


Nhưng điều quan trọng là trong giờ trả bài, người giáo viên phải làm thế nào để
qua sự hướng dẫn, sửa chữa của mình học sinh nhận ra được những sai lầm, thiếu
sót (của mình) để sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Qua trực tiếp giảng dạy, tôi thấy ở các khối lớp, giờ trả bài chiếm một số lượng
không nhỏ. Riêng ở lớp 6 và lớp 7 cải cách thay sách thì ngoài giờ trả bài Tập
làm văn còn có giờ trả bài Tiếng việt. Điều đó cho thấy giờ trả bài là một giờ
phải được coi trọng. Nó không chỉ giúp học sinh hoàn thiện bài kiểm tra của
mình mà còn giúp các em biết cách dùng từ, đặt câu cho đúng, cho hay tạo
điều kiện giúp các em học tốt Tiếng việt nói riêng và các môn học khác
nói chung.
Từ lý do trên mà tôi luôn coi trọng phương pháp trả bài của một giờ trả bài Tập
làm văn. Vậy trả bài Tập làm văn như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Sau đây là
một số phương pháp mà tôi đã thực hiện và đạt được một số thành công.
B. nội dung:
I. Cơ sở lý luận:
1


1. Đôi nét về giờ trả bài Tập làm văn mà thực trạng giờ trả bài ở Trường THCS
hiện nay.
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là giờ trả bài? Trả bài để làm gì?
Như trên đã nói, trả bài là để giáo viên đánh giá học sinh, đánh giá mình, để giúp
học sinh biết các em (biết) có lỗi gì, sai ở chỗ nào, chỗ nào cần bổ sung, khắc
phục, chỗ nào cần phát huy. Như vậy, giờ trả bài có thể được coi là một khâu để
hoàn tất quá trình làm một bài Tập làm văn.
Giờ trả bài là giờ cả Thầy và trò cùng kiểm tra, đánh giá. Qua bài làm của học
sinh, giáo viên hướng dẫn các em cách phát hiện các lỗi và sửa chữa các lỗi đó.
Từ đó hình thành ở các em kỹ năng tự tìm và sửa lỗi để các em tránh được các
lỗi ấy khi làm bài.
Hiện nay, thực tế ở nhà trường THCS, giờ trả bài Tập làm văn rất bị coi nhẹ.

Giáo viên thường chỉ làm cho xong như: nhận xét chung, trả bài, đọc một số bài
khá. Hơn một chút nữa thì ghi được đầu bài, lập dàn ý, nhận xét, chữa vài lỗi
chính tả và trả bài. Nhưng bên cạnh đó cá biệt có giáo viên còn quên có giờ trả
bài; chấm xong, đưa học sinh tự trả, còn giờ trả bài thì dạy bài mới. ấy là chưa
nói đến tình trạng cho điểm tuỳ tiện. Có học trò được điểm cao, có học trò bị
điểm kém nhưng không biết do đâu. Lời thầy cô phê thì chung chung, có khi còn
không có cả lời phê. Nhiều em bị phê là diễn đạt lủng củng nhưng không biết là
ở chỗ nào và sửa chữa ra sao.
2. Tiến hành một giờ trả bài như thế nào?
Giờ trả bài cũng là một giờ học với đầy đủ các bước theo quy định. Nhưng có
một số yêu cầu khắt khe hơn và hơi khác biệt.
Thứ nhất: Để có giờ trả bài tốt, giáo viên cần phải thực hiện khâu chấm tốt,
thống kê lỗi, nhận xét tỉ mỉ.
Thứ hai: Bài chấm phải được trả trước giờ trả bài ít nhất một ngày để học sinh có
thời gian đọc lại bài, thấy được các lỗi sai và tự chữa.
Thứ ba: Trong giờ trả bài, nhất thiết phải có bài kiểm tra trước mặt, giáo viên cần
ghi lại đề bài lên bảng và giúp học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài và lập
dàn ý lên bảng.
Thứ tư: Giáo viên nhận xét chung ưu, nhược của học sinh, sau đó cho các em tiến
hành phát hiện và chữa lỗi.
+ Giáo viên có thể ghi lỗi của học sinh lên bảng, gọi học sinh chữa.
+ Cũng có thể cho học sinh đổi bài cho nhau và sửa lỗi của bạn; nêu
cách sửa.
Cuối cùng giáo viên khái quát lại và uốn nắn, sửa chữa cách dùng từ, đặt câu,
diễn đạt để học sinh có thể tự chữa.
Thứ năm: Giáo viên cho học sinh đọc một số bài làm tốt hoặc đọc bài mẫu do
chính giáo viên viết để học sinh học tập cách viết.
Thứ sáu: Giáo viên yêu cầu học sinh làm lại bài vào vở bài tập và thu
lại bài.
Nhưng trong giờ trả bài cần chú ý rằng: số lỗi thì nhiều mà thời gian lại có hạn.

Bởi vậy, giáo viên nên lựa chọn các lỗi mà các em hay mắc để chữa chung, sau
đó hướng dẫn các em về nhà tự sửa tương tự; Còn các lỗi khó như diễn đạt lủng
củng, không thoát ý thì giáo viên cần chữa cụ thể để học sinh nắm được cách
diễn đạt sao cho trôi chảy, thoát ý... Làm được như thế, tôi tin là giờ học sẽ sôi
nổi bởi vì các em cũng được tư duy, cũng được làm việc tích cực không kém một

2


giờ học. Và như vậy giáo viên cũng hoàn tất được khâu hoàn thiện bài, lần chấm
sau sẽ đỡ vất vả.
II. Những biện pháp cụ thể:
Phát hiện và chữa lỗi trong giờ trả bài Tập làm văn.
Nói đến lỗi trong làm văn có thể kể ra vô vàn. Nhưng ở đây, tôi chỉ tập trung vào
bốn loại lỗi chính mà học sinh thường mắc.
1. Lỗi chính tả:
* Phần lớn lỗi chính tả Tiếng việt thường do người viết phát âm chệch chược, do
nói ngọng dẫn đến viết sai, lâu thành thói quen. Loại lỗi này thường gặp với
những phụ âm l - n, s - x, ch - tr Một nguyên nhân khác nữa là do tiếng nói và
cách phát âm của từng vùng, mang ngôn ngữ địa phương nên học sinh theo đó
thành thói quen. Một số lỗi khác là do người viết không hiểu nghĩa của từ. Ví dụ
"trữ tình" viết thành "chữ tình", "ý chí" viết thành "ý trí" Tôi xin lấy ví dụ về
một đoạn văn của học sinh lớp 7 khi làm bài văn nghị luận chứng minh một câu
tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". "Con người sẽ chịu tác động của
môi trường, của hoàn cảnh sống. Trong môi trường, hoàn cảnh lào đi chăng lữa
thì sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường đó. Con người sống chong hoàn cảnh sấu,
môi trường xấu, gần người sấu thì sẽ sấu đi Khi ta gần người tốt mà mình trưa
trắc đã tốt theo ".
ở đây, tôi không nói đến các lỗi khác mà chỉ dừng lại ở lỗi chính tả (l-n và ch-tr).
Với những trường hợp này tôi nghĩ cách chữa không khó, tuy nhiên phải có sự

kiên trì. Trước hết, khi chấm bài tôi chỉ ra các lỗi đó bằng cách gạch chân, phê.
Sau đó, khi trả bài, tôi ghi một số lỗi lên bảng rồi chữa. Tương tự như thế, tôi cho
các em tự chữa của mình hoặc đổi bài để chữa cho nhau. Với những em nói
ngọng (nhiều nhất là l - n) tôi thường xuyên kiểm tra qua viết chính tả, đọc văn
bản. Tôi nghĩ phát âm chuẩn là viết chuẩn. Tôi còn sử dụng thao tác chữa là tìm
một số câu văn, thơ có chứa nhiều loại phụ âm ấy, thầy trò cùng đọc, dần dần có
nhiều em đã khắc phục được.
* Loại lỗi chính tả thứ hai mà học sinh cũng hay mắc là không viết đúng quy tắc
chính tả: Đó là không viết hoa danh từ riêng và không viết hoa sau dấu chấm
hoặc không viết hoa đầu câu; viết hoa tuỳ tiện trong câu.
Nguyên nhân của lỗi này theo tôi trước hết là do sự cẩu thả của học sinh, thứ hai
là do sự vô tình của giáo viên không chú ý sửa thường xuyên để các em tuỳ tiện
lâu dần thành thói quen.
Với loại lỗi này, giáo viên nên rèn nhiều cho các em, không chỉ trong giờ trả bài
mà cả trong các giờ học khác khi học sinh làm bài kiểm tra giấy hoặc chữa bài
tập trên bảng. Trước hết, giáo viên nên giúp các em hiểu rõ về quy tắc chính tả.
Nên viết hoa khi nào và viết ra sao: Nhất thiết khi viết tên riêng: tên người, tên
địa danh là phải viết hoa. Sau dấu chấm (.) bất kể là từ nào cũng phải viết hoa
chữ cái đầu tiên. Với những em cá biệt cần phải rèn nhiều, chữa nhiều. Bên cạnh
đó giáo viên nên cho các em hiểu làm như vậy là sai. Và trong giờ trả bài giáo
viên nên thống kê và viết một số lỗi lên bảng, sau đó sửa và yêu cầu học sinh tự
chữa vào bài của mình (những lỗi đó đã được giáo viên gạch chân khi chấm bài).
* Còn một dạng chính tả nữa, tuy nhiên tỉ lệ không nhiều song cũng không dễ
sửa. Đó là lỗi viết thừa (thiếu chữ) liên quan tới những chữ dài như: khuya khoắt,

3


quặt qoẹo, ngoằn ngoèo hoặc sai vần: "chịu" viết thành "chụi", "tuần" viết
thành "tuồn"; "nghe lời" viết thành "nge lời"

Nguyên nhân của các lỗi này là do quen tay, không nắm vững nguyên tắc kết
hợp, quy tắc chữ viết, đánh vần sai.
Cách chữa của các lỗi này cũng không khó. Thứ nhất, đối với việc viết sai do
không nắm vững nguyên tắc kết hợp từ thì giáo viên nên giới thiệu rõ như: chữ
"gh" chỉ đi kèm với nguyên âm "e", "i", ví dụ "nghe", "ghi"; trong một chữ được
kết thúc bằng kí tự ghi phụ âm cuối là "ch" hoặc "nh" thì trước "ch" hoặc "nh"
không bao giờ có nguyên âm đôi "yê", do đó chỉ được viết "ê" còn loại bỏ chữ
"y". áp dụng điều này, ta sẽ thấy học sinh dễ dàng viết đúng như: khếch tán,
huênh hoang
Còn đối với việc viết sai do vần thì học sinh cần phải đánh vần lại các chữ đó cho
chính xác.
Với các loại lỗi này, giáo viên nên ghi lên bảng, sau đó yêu cầu học sinh sửa.
Nhiều lần chắc chắn học sinh sẽ sửa được.
2. Lỗi dùng từ:
* Lỗi lặp từ: Là một loại lỗi mà các em rất hay mắc khi làm văn. Nguyên nhân
chính là do các em nghèo vốn từ, không biết dùng các từ cùng trường nghĩa để
thay thế. Như một đoạn văn học sinh viết cảm nhận về bài thơ "Cảnh khuya" của
Hồ Chí Minh. "Bài thơ được viết rất ngắn gọn. Bài thơ chỉ có 28 chữ mà đã làm
nổi bật cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng của Bác. Bài thơ đã vẽ lên một bức
tranh thiên nhiên thật đẹp ??. Giáo viên giúp học sinh sửa lỗi này bằng cách ghi
ra bảng phụ hoặc ghi lên bảng cho học sinh theo dõi, sau đó yêu cầu học sinh
thay thế các từ dùng lặp bằng các từ khác cùng trường nghĩa bằng cách gợi ý: Từ
"bài thơ" có thể được thay thế bằng những từ nào? Cứ như thế, học sinh sẽ chữa
rất nhanh, đồng thời các em được bổ sung thêm vốn từ. Và loại lỗi này cũng cần
được sửa thường xuyên vì đây cũng là loại lỗi mà các em hay mắc phải.
Bên cạnh đó, học sinh còn có lỗi hay gặp là dùng một quan hệ từ hoặc một từ để
chuyển tiếp. Ví dụ trong bài tường thuật một buổi lễ chào cờ, có học sinh viết
như sau: "Lễ chào cờ kết thúc, chúng em ngồi xuống. Thầy tổng phụ trách lên
nhận xét và đọc điểm thi đua. Sau đó cô Hiệu trưởng lên phổ biến công tác tuần.
Sau đó thầy Tổng phụ trách cho chúng em vào lớp

Với những lỗi này, giáo viên cũng cần đưa lên bảng, yêu cầu học sinh thay thế từ
dùng lặp. Nhờ đó, học sinh sẽ có ý thức sử dụng từ cho chính xác.
* Lẫn lộn các từ gần âm.
Loại lỗi này các em ít mắc hơn nhưng không phải là không có. Các em mắc lỗi
này phần nhiều là do không hiểu tường tận về nghĩa của các từ được dùng trong
bài; viết xong không kiểm tra lại và còn một phần là do ít được sử dụng; ít nghe
đến, từ đó dùng một lần sai dẫn đến quen. Ví dụ: "bàng quan" viết thành "bàng
quang", "tham quan" thì thành "thăm quan" Cũng có thể học sinh mắc lỗi do
chủ quan, không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ, vì vậy sai về hình thức
dẫn tới sai về nội dung.
Sửa loại lỗi này, vai trò chính là sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu chấm bài mà
gặp trường hợp này, giáo viên nên thống kê lại, giúp học sinh giải nghĩa từ và từ
đó cho học sinh chữa lỗi. Nhờ vậy các em sẽ nhớ lâu, dùng đúng, tức là muốn
tránh mắc lỗi dùng sai của từ thì phải hiểu đúng nghĩa của nó.
4


* Dùng từ không đúng nghĩa
Thao tác phát hiện và chữa lỗi này cũng gồm các bước như lỗi dùng các từ gần
âm ở đây, tôi chỉ nói đôi nét về nguyên nhân và cách khắc phục.
Lỗi này trước hết do các em nghèo vốn từ, không hiểu đúng, hiểu rõ nghĩa những
từ mình sử dụng, nhất là từ Hán Việt. Thứ hai là do các em cẩu thả, nói sao viết
vậy. Bởi vậy chữa lỗi này thì dễ nhưng uốn nắn cho các em dùng đúng, viết
chuẩn thì không phải là đơn giản.
Ví dụ các em viết: "Tấm thật đáng kính trọng" khi trình bày cảm nghĩ của mình
về nhân vật Tấm, hoặc "Thạch sanh được hưởng hạnh phúc là đích đáng" ở đây,
học sinh đã sử dụng sai từ "kính trọng" và từ "đích đáng". Hoặc khi viết về loài
cây em yêu, có học sinh đã viết "Cây phượng vĩ gắn bó với chúng em thắm thiết
hơn nhiều" ở đây, từ "thắm thiết" đã dùng không đúng
Đối với loại lỗi này, đầu tiên giáo viên nên khắc phục bằng cách nhận xét lỗi và

thay thế từ khác cho học sinh. Sau đó cùng các em giải nghĩa từ và giải thích cho
các em hiểu tại sao dùng từ này mà không dùng từ kia. Để học sinh có ý thức
dùng đúng nghĩa của từ, giáo viên cần tập cho các em thói quen tìm hiểu nghĩa
của từ qua tra từ điển, đọc sách (phần chú thích sau mỗi văn bản) giải nghĩa từ và
dùng những từ cùng trường nghĩa để thay thế. Gặp những trường hợp tương tự
của những bài viết sau, giáo viên có thể đưa bài tập trắc nghiệm đúng sai cho học
sinh làm trong giờ trả bài. Dần dần, các em sẽ có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
3. Lỗi đặt câu:
Đặt câu trong bài làm văn là bước đầu của cách diễn đạt. Đặt câu đúng, chuẩn thì
bài văn thoát ý, trong sáng. Đặt câu sai thì ý văn không rõ ràng mà lủng củng,
khó hiểu. Các lỗi về đặt câu mà học sinh thường hay mắc là:
* Câu cụt, câu thiếu thành phần, câu dài:
Nhất thiết trong giờ trả bài, giáo viên không được bỏ qua lỗi này. Nguyên nhân
của các lỗi này là do các em chưa nắm chắc các dạng câu và cấu tạo ngữ pháp
của từng loại câu; lẫn lộn giữa các kiểu câu cá biệt còn có em không biết sử dụng
dấu câu.
Ví dụ: Trong bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Gần mực thì
đen, gần đèn thì rạng" có học sinh đã viết: "Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần
đèn thì rạng" có nghĩa là: Mực là đen " Câu thiếu vị ngữ ; hoặc "Nhưng không
hoàn toàn như thế khi con người ta được gần đèn thì được đèn chiếu sáng cho ta
thì ta sẽ có thể tốt lên nhưng khi ta ở bên cạnh đèn được đèn chiếu sáng mà ta
vẫn còn phải chịu ảnh hưởng sấu của môi trường xunh quanh " (ở đây tôi chỉ
muốn đề cập đến việc học sinh không sử dụng dấu câu. Hoặc khi viết về "Loài
cây em yêu", có em đã viết như sau: "Cây bàng cao từ xa đã nhìn thấy ngọn cây
bàng" - câu thiếu chủ ngữ.
Với lỗi này, giáo viên cần ghi câu sai lên bảng, sau đó cho học sinh nhận xét,
phân tích ngữ pháp, thấy thiếu thành phần nào thì bổ sung thêm thành phần đó
(có liên quan đến câu trước, sau).
Còn đối với loại câu dài (các em không sử dụng dấu câu là do các em diễn đạt
một ý nhưng viết lan man nên không biết dừng ở đâu. Vì vậy câu văn sẽ rất dài,

kéo theo lỗi lặp từ hoặc dùng từ sai (như ví dụ trên).
Với loại lỗi này, giáo viên nên cho học sinh nắm vững khái niệm câu Tiếng việt:
cách xác định chủ ngữ, vị ngữ và lưu ý (cho học sinh khi làm văn nên sử dụng
5


câu đơn hai thành phần, câu phức không nên (ít dùng) câu đặc biệt, câu tỉnh
lược trừ trường hợp viết lời đối thoại. Nên xác định ý, nội dung cần viết trước khi
viết bài.
4. Lỗi diễn đạt:
Diễn đạt là khâu hoàn tất bài viết. Giáo viên đánh giá kết quả bài làm của học
sinh qua khâu này. Có thể khẳng định rằng tất cả các lỗi trên chỉ là hình thức còn
diễn đạt mới là yếu tố quan trọng, giữ vai trò quyết định sự thành công của bài
văn. Chủ đề xác định đúng, ý đủ, bố cục rõ ràng nhưng diễn đạt tối nghĩa, dài
dòng, lủng củng thì bài viết không thể coi là đạt yêu cầu. Trên thực tế rất nhiều
học sinh yếu ở khâu này vì vậy điểm số 9, 10 dành cho bài làm văn là rất ít.
Nguyên nhân nào dẫn đến điều đó? Là vì trong bài viết của mình, học sinh
thường bộc lộ những yếu điểm sau:
+ Diễn đạt dài dòng
+ Diễn đạt đều đều một kiểu
+ Diễn đạt thiếu cảm xúc (khô khan)
Nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi này ra sao?
* Diễn đạt dài dòng:
Ngôn ngữ văn chương cần chính xác, mạch lạc, vừa đủ, giàu sức biểu cảm. Tuy
nhiên trong hành văn, có em thường viết quá dài dòng thành ra lan man, thừa mà
thiếu. Hiện tượng này là do một số nguyên nhân sau:
+ Học sinh thường có thói quen dễ dãi trong hành văn
+ Chưa nắm vững khái niệm của từ ngữ hoặc giá trị biểu cảm tượng hình.
+ Diễn đạt loanh quanh.
Ví dụ như khi viết về loài cây em yêu, có em viết như sau: "Càng vui sướng hơn

khi nhìn những bông hoa đầu tiên nở vào mùa hạ lúc đó cả sân trường rực rỡ màu
hoa phượng đỏ thắm cả sân trường. Tuổi học trò chúng tôi ai chẳng gắn bó với
cây phượng nên mỗi khi phải xa cây phượng tôi lại mong nhớ được nghe tiếng
trống trường để lại được gần với cây phượng ??
- Từ "sân trường" thứ hai đã dùng thừa
- Từ "cây phượng" thứ 2, 3 (có thể) nên thay bằng đại từ "nó" (và).
Trong giờ trả bài, giáo viên nên nêu những trường hợp này lên bảng, cho biết lí
do sai hoặc yêu cầu học sinh đọc kỹ, tự xác định lỗi sai (tìm từ thừa, ý thừa ) từ
đó tìm cách sửa chữa cho phù hợp.
Với loại lỗi này, cách khắc phục tốt nhất là giáo viên phải tăng cường tích luỹ,
trau dồi ngôn ngữ cho học sinh qua các giờ luyện nói, viết chính tả, cung cấp vốn
từ ngữ cho học sinh qua bài giảng, rèn cho học sinh thói quen đọc sách Từ đó
học sinh sẽ có lượng ngôn ngữ phong phú để lựa chọn và sử dụng cho phù hợp;
loại bỏ thói quen đưa khẩu ngữ vào bài làm.
Nhiệm vụ này của người thầy không hề đơn giản.
* Lối diễn đạt đều đều một kiểu.
Trên thực tế, đây là điều mà giáo viên còn ít quan tâm. Mà không quan tâm đến
vấn đề này thì không thể nâng cao chất lượng viết văn lên được. Vậy làm thế nào
để khắc phục lỗi trên.
Đây là cách diễn đạt cứng nhắc, thường chỉ sử dụng một kiểu câu. Ví dụ: Trong
văn nghị luận, các em hay sử dụng cụm từ: "chúng ta thấy ; điều đó cho thấy;
điều đó nói lên rằng " hay trong văn tường thuật một giờ ra chơi, có học sinh
6


viết như sau: "Bắt đầu là động tác cổ, hết động tác cổ là đến động tác tay hết
động tác tay là đến động tác bụng hết động tác bụng là động tác lườn".
Nguyên nhân của lỗi này là do học sinh thiếu cảm xúc khi viết về phía giáo viên
ít khi phối hợp các kiểu câu trong quá trình giảng dạy (học trò chịu ảnh hưởng và
bắt chước khá nhiều cách nói, cách viết của thầy cô). Mặt khác, trong giờ trả bài,

không ít giáo viên bỏ qua việc rèn luyện kỹ năng này một cách
chu đáo.
Biện pháp chữa lỗi hữu hiệu nhất của giáo viên chính là cách giảng dạy. Trong
quá trình dạy học, giáo viên cung cấp cho các em kiến thức không thì chưa đủ
mà còn phải cung cấp cả kỹ năng, cách phát hiện, thay đổi và sửa chữa phù hợp.
Có nhà nghiên cứu đã viết: "Nếu người viết luôn thay đổi có dụng ý, có kế
hoạch, bài văn sẽ sinh động, phong phú, góp phần làm nổi bật chủ đề, chủ điểm.
Ngược lại, nếu cứ đều đều một kiểu, khác chi bữa nào cũng chỉ rau muống chấm
tương ".
Trong giờ trả bài, tôi hoặc học sinh sẽ đọc một bài mẫu được coi là chuẩn mực
của tôi hoặc của học sinh Trong bài đó các câu văn, đoạn văn viết rất linh hoạt.
Chẳng hạn không chỉ có câu trần thuật mà đan xen vào đó là những câu miêu tả,
câu kể, câu cảm, câu hỏi tu từ Sau đó tôi cho một học sinh đọc một bài văn đủ
ý, bố cục rõ ràng, không sai lỗi để cả lớp so sánh, nhận xét. Các em có thể dễ
dàng thấy bài mẫu hay hơn. Vì sao? Vì bài viết có hình ảnh hơn, giàu cảm xúc
hơn Ngay cả các đoạn văn cũng được trình bày linh hoạt, khi trình bày theo
cách diễn dịch, khi trình bày theo cách quy nạp
Hoặc tôi có thể lấy một câu văn trong bài của học sinh ghi lên bảng, sau đó yêu
cầu các em viết thành các kiểu câu khác mà nội dung không thay đổi.
Ví dụ: Trong bài văn biểu cảm của học sinh viết về Thành và Thuỷ (hai nhân vật
trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" có câu:
Thành và Thuỷ thật đáng thương.
Từ câu này, tôi đã hướng dẫn để các em viết được câu có cảm xúc hơn:
- Thành và Thuỷ thật đáng thương biết bao !
* Diễn đạt thiếu (cảm xúc, khô khan)
Bài văn khô khan, cứng nhắc là do người viết thiếu cảm xúc. Câu chữ chỉ là biểu
hiện của nhận thức, của lí trí được trình bày dưới dạng khái niệm. Về hình thức,
nó thiếu hẳn những hình ảnh biểu cảm.
Sửa lỗi này cho học sinh trong giờ trả bài vừa dễ lại vừa khó vì vừa phải bồi
dưỡng tâm hồn, vừa phải rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

- Thứ nhất: Giáo viên cần phải giúp học sinh thật sự rung động, biểu cảm trước
hình ảnh của văn chương. Sự cảm nhận về từng nhân vật, từng tác phẩm không
bao giờ giống nhau cho dù cùng một tác giả.
- Thứ hai: Song song với giờ học trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự
học, tự đọc để các em tự khám phá.
- Thứ ba: Người thầy phải tích cực rèn học sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Làm
văn đòi hỏi phải có sự sáng tạo, linh hoạt, đôi khi nó trở thành kỹ năng, kỹ xảo.
Học sinh cần được thấy rõ rằng: một ý có thể diễn đạt bằng nhiều lời; một lời có
thể diễn đạt bằng nhiều ý Từ đó học sinh biết cách lựa chọn từ ngữ để diễn đạt
cho đúng, cho hay (trên cơ sở học sinh có vốn từ). Bên cạnh đó, người thầy phải
tận dụng mọi cơ hội để luyện cho học trò biết và có thói quen nói, viết có hình
ảnh. Điều này không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Và giáo viên có thể
7


thực hiện trong giờ học ngữ văn, trong kiểm tra miệng, trong luyện nói Từ đó
học sinh sẽ nhận thấy nên dùng từ này trong hoàn cảnh này mà không dùng từ
kia.
Ví dụ: Để miêu tả công việc làm đồng của một bác nông dân, nên sử dụng từ
"túa" hoặc "tuôn" để miêu tả mồ hôi chứ không nên dùng từ "chảy".
- Mồ hôi tuôn ra như mưa (1)
- Mồ hôi túa ra ướt đầm (2)
- Mồ hôi chảy ra ướt đầm (3)
Rõ ràng là câu 1, 2 sẽ gợi cảm và gợi hình hơn rất nhiều so với câu 3 mặc dù cả
ba câu đều miêu tả một hình ảnh và có cùng nội dung.
Hay khi miêu tả một giờ tập thể dục nếu dùng nhiều loại câu: kể, tả, biểu
cảm thì chắc chắn bài văn sẽ sinh động hơn rất nhiều so với chỉ dùng một loại
câu kể hoặc tả.
Tóm lại, diễn đạt là khâu quan trọng để đánh giá chất lượng bài văn. Lối diễn đạt
thì có nhiều nhưng nếu khắc phục được ba lỗi cơ bản trên thì chắc chắn chất

lượng làm bài của học sinh sẽ được nâng lên đáng kể.
C. kết quả và bài học kinh nghiệm:
I. Kết quả:
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên và đạt được
những thành công nhất định.
- Các em viết đã đúng chính tả hơn, dùng từ, đặt câu đã chính xác hơn cả trong
khi nói, viết.
- Nhiều em đã có ý thức hơn trong học tập nói chung và viết bài làm văn nói
riêng.
- Các em đã biết suy nghĩ để tìm ra cách viết hay nhất trong khả năng của mình.
Đồng thời đã phát hiện và phân tích văn bản nhanh và có hiệu quả hơn.
- Trên cơ sở trau dồi ngôn ngữ, phát triển tư duy, các em đã nắm được kiến thức
nhiều hơn. Đồng thời, qua đó học sinh có ý thức sử dụng, bảo vệ Tiếng Việt, bồi
dưỡng cho các em những tình cảm chân thành trong đời sống.
II. Bài học kinh nghiệm:
"Phát hiện và chữa lỗi trong giờ trả bài Tập làm văn là một vấn đề lớn với nhiều
phương pháp đa dạng và phong phú. Bởi vì bài làm văn có biết bao nhiêu lỗi mà
chỉ bó hẹp trong 45', lại còn phải có thời gian cho học sinh xác định yêu cầu, lập
dàn ý Bởi vậy bài viết này mang tính chủ quan xuất phát từ thực tiễn của cá
nhân tôi.

8



×