Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giáo án Địa 6 phát triển năng lực 5 hoạt động theo tập huấn mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 14 trang )

MẪU 3
Tuần…………….. - Ngày soạn: ……………..
PPCT: Tiết ...............

Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái
Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Phân biệt được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây;
vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
quả cầu Địa Lí.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây;
vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
trên bản đồ và trên quả Địa Cầu.
3. Thái độ:
- Tin vào thế giới quan khoa học chính xác, phê phán những niềm tin thiếu tính
khoa học.
- Nghiêm túc và chú ý rèn luyện các kỹ năng địa lí.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Quả địa cầu, máy tính, các phiếu học tập, hình minh họa,
hình 1,2,3 sgk phóng to...


2. Chuẩn bị của HS: Bút màu, giấy A0, đồ dùng học tập bộ môn, chuẩn bị bài
theo hướng dẫn của GV.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH
Nội
Vận dụng
VD
Nhận biết
Thông hiểu
Dung
thấp
cao
TRÁI

- Xác định được vị

- Xác định được

- Tính được số

Trang 1


MẪU 3
trí của Trái Đất trong
Hệ Mặt Trời; hình
dạng và kích thước
của Trái Đất.
ĐẤT


kinh tuyến gốc, vĩ
tuyến gốc; kinh tuyến
Đông, kinh tuyến Tây;
vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến
- Trình bày được Nam; nửa câu Đông,
khái
niệm
kinh nửa cầu Tây, nửa cầu
Bắc, nửa cầu Nam
tuyến, vĩ tuyến.
trên quả cầu Địa Lí.

đường
kinh
tuyến, vĩ tuyến
Bắc và vĩ tuyến
Nam trên quả địa
cầu.
-Vẽ được các
đường kinh, vĩ
tuyến của Trái
Đất theo yêu
cầu.

Xác
định
được
các
thành
phố

thuộc
bán
cầu
nào.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh khi bước
1
vào bài học đầu tiên.
- Giới thiệu chủ đề số 1- Trái Đất.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Phương pháp nêu vấn đề/kĩ thuật đặt câu
hỏi và hợp tác.
3. Phương tiện: Các hình ảnh về vũ trụ,
Hệ Mặt Trời và Trái Đất
4. Tiến trình hoạt động:
2
4
- Bước 1: GV dẫn dắt giao nhiệm vụ
cho HS bằng câu đố (Chia lớp làm hai
nhóm lớn cùng thi đua tìm lời giải đáp cho
câu đố)
Câu đố: Em hãy quan sát ảnh sau
3
và cho biết chủ đề các ảnh đề cập đến là
gì (giáo viên cho từng ảnh xuất hiện)?
- Bước 2: GV chiếu ảnh - HS theo dõi quan sát ảnh
- Bước 3: HS nêu chủ đề ảnh TRÁI ĐẤT

- Bước 4: GV dẫn dắt vào nội dung của bài.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: VỊ TRÍ CỦA TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Hình thành biểu tượng địa lí
Trang 2


MẪU 3
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, sử dụng phương tiện trực
quan.
3. Phương tiện: Bộ ảnh về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 8 đội chơi, tên của các độ chơi lấy theo tên các hành
tinh trong hệ Mặt Trời và tự tìm vị trí hành tinh của đội mình trong hình 1
SGK trang 6- (ví dụ hình dưới) và giao nhiệm vụ với trò chơi nhanh có tên gọi
"Ai nhanh hơn"
Yêu cầu: - Trong vòng 3 phút các đội chơi phải điền được các thông tin vào phiếu
học tập sau:
- Bước 2: Giáo viên cho các đội chấm chéo nhau kết quả của phiếu học tập và công
bố kết quả để các em đối chiếu so sánh.
Hệ mặt trời gồm……..hành tinh.
Trái Đất ở vị trí thứ……….theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
……………là vật thể duy nhất có khả năng tự phát sáng.
Trong Hệ Mặt Trời, ………………..chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời nằm trong…………………
Hành tinh xa mặt trời nhất là………………
Hành tinh gần mặt trời nhất là………………


- Bước 3: Giáo viên yêu cầu mỗi 1 đội cử 1 học sinh làm đại diện và nhanh chóng
đứng lên bục giảng theo vị trí của hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời (chính là
tên của đội mình trong Bước 1), lớp trưởng sẽ đứng đầu tiên với vai trò là MẶT
TRỜI. Sau thời gian 2 phút, đội nào đứng sai vị trí sẽ thua cuộc.
Trang 3


MẪU 3
- Bước 4: Sau khi xếp theo đúng vị trí lần lượt từng thành viên (nếu được thì cả đội
sẽ hô theo) sẽ hô to TỚ LÀ...
VD: lớp trưởng hô: TỚ LÀ MẶT TRỜI
Đội 1 hô: TỚ LÀ SAO THỦY
….
Đội 8 hô: TỚ LÀ HẢI VƯƠNG
- Bước 5: GV nhận xét và kích thích học sinh tương tác với mình và giới thiệu ngắn
gọn về các hành tinh trong hệ Mặt Trời và nhấn mạnh vai trò của Trái Đất. ( Liên hệ
giáo dục bảo vệ Trái Đất)
Nội dung
1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Mặt Trời cùng 8 hành tinh quay quanh nó gọi là hệ Mặt Trời.
- Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
VÀ HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Xác định được hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: làm việc cặp đôi, đàm thoại gợi mở.
3. Phương tiện: tranh ảnh, hình vẽ
- Bước 1: Hoạt động suy nghĩ - cặp đôi xác định hình dạng và kích thước của Trái
Đất (3p).

H: Em hãy kể các dạng hình học em đã biết?
H: Quan sát ảnh cho biết hình chụp Trái Đất có dạng hình gì?
/> />
Trang 4


MẪU 3
H: Quan sát hình 2 sgk, đọc độ dài bán kính, đường xích đạo? Từ đó có nhận xét
về kích thước của Trái Đất. cho học sinh xem hình (video) để tượng tượng được
kích thước của Trái Đất với các hành tinh khác và Mặt Trời
/>
* Lưu ý: Hoạt động kể các dạng hình học không yêu cầu HS kể hết
GV gợi mở: các em về đọc lại truyện bánh chưng, bánh dày và Hành trình vòng
quanh TG của Mazenlang năm 1522 hết 1083 ngày để hiểu thêm về quá trình nhận
thức và đi đến cơ sở khoa học khẳng định của con người về hình dạng Trái Đất.
- Giáo viên dùng quả quýt thật/ hình ảnh để mô phỏng về hệ thống các đường kinh
tuyến, dẫn nhập vào bước 2.
Link tham khảo:
/> /> />- Bước 2. Hoạt động suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ để hình thành khái niệm kinh
tuyến, vĩ tuyến (3p)
H: Quan sát hình 2 và hinh 3 SGK xác định trên
hình sau:
+ Điểm A đến A‘ là đường gì?
+ Điểm B đến B ‘ là đường gì?

Trang 5


MẪU 3
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về PHÂN BIỆT CÁC ĐƯỜNG KINH- VĨ TUYẾN,

CÁC BÁN CẦU. (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Phân biệt được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây;
vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; bán cầu Đông, bán cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
quả cầu Địa Lí.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nhóm, mảnh ghép
3. Phương tiện: tranh ảnh, hình vẽ, bút màu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1. Giáo viên dùng hình tượng khi cắt đôi quả cam để mô phỏng cho học
sinh biết cách chia Trái Đất thành BÁN CẦU ĐÔNG- TÂY (nếu cắt dọc); và NỬA
CẦU BẮC- NAM (nếu cắt ngang).
- Bước 2. Vòng Chuyên gia: Giáo viên tiếp tục lấy 8 nhóm trong hoạt động 1 và
phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu hoàn thành trong 3 phút (tất cả các
nhóm đều có phiếu học tập như nhau, chỉ khác nhau ở hình ảnh):

Trang 6


MẪU 3
- Bước 3. Làm việc nhóm chuyên gia trong thời gian 3 phút

NHÓM 1, 5

NHÓM 2, 6

NHÓM 3, 7

NHÓM 4, 8

PHIẾU HỌC TẬP


Đường kinh tuyến gốc là đường nào?
Đường vĩ tuyến gốc là đường nào?
Quan sát hình dưới đây cho biết phần lộ ra bên hình bên phải thuộc NỬA CẦU............; BÁN CẦU.........
Các đường kinh tuyến ở có sẽ có kí hiệu để nhận biết là Đ hay T
Các đường vĩ tuyến ở có sẽ có kí hiệu để nhận biết là B hay N

- Bước 4. Vòng 2- Mảnh ghép
Trang trí Quả địa cầu/bản đồ trống ( phút)
SƠ ĐỒ MẢNH GHÉP (TRONG 1 CỤM, CỤM THỨ 2 TƯƠNG TỰ)

Trang 7


MẪU 3


1.
2.
3.

Yêu cầu: HS dùng bút màu (bút dạ), và hoàn thành phiếu học tập sau
Kinh tuyến gốc: kẻ MÀU ĐỎ
Vĩ tuyến gốc: kẻ MÀU ĐỎ
Điền thêm ít nhất 1 thành phố có vị trí thích hợp vào bảng sau (lưu ý: đúng
cả hàng dọc và hàng ngang)
BÁN CẦU TÂY
BÁN CẦU ĐÔNG

NỬA CẦU BẮC


VD: New York

NỬA CẦU NAM

- Bước 5. Các nhóm trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau. Giáo viên nhận xét
hoạt động của học sinh và chuẩn kiến thức, có thể nhấn mạnh cho học sinh bằng
việc tô màu các bán cầu để học sinh dễ tưởng tượng.

Trang 8


MẪU 3
Nội dung
b. Một số qui ước
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô
thành phố Luân Đôn (Nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)
PHẦN NỘI DUNG NÀY CHỈ YÊU CẦU HS CHỈ TRÊN BẢN ĐỒ HOẶC
QUẢ ĐỊA CẦU
- Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Nửa cầu Đông là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 0 O(hoặc 200T và
1600 Đ)
- Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 0 O (hoặc 200T và 1600
Đ.)
LINK THAM KHẢO VỀ CÁCH CHIA NỬA CẦU ĐÔNG- TÂY
/> />- Nửa cầu Bắc là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Nửa cầu Nam là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
C. Hoạt động luyện tập (Thời gian 5 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn kĩ năng địa lí
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: trực quan, trò chơi
3. Phương tiện: Quả địa cầu
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV sử dụng quả Địa Cầu và hướng dẫn cách chơi (2 em một cặp, chơi
trò chơi có tên "Nói gì chỉ đó". Ví dụ bạn A nói " Cực Nam" thì bạn B phải chỉ
được "Cực Nam", mỗi bạn có 2 lượt thay phiên nhau, HS làm tốt có thể cho điểm
cộng hoặc điểm miệng để động viên.
- Bước 2: HS thực hiện.
- Bước 3: GV tổng kết bài.
Trang 9


MẪU 3
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học ( Thời gian 5 phút)
1. Mục tiêu
- Vận dụng và khắc sâu kiến thức về vị trí, hình dạng và kích thước Trái Đất.
- Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
-Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
✔ Làm tiếp bài tập 1 và 2/8 sách giáo khoa
✔ Chuẩn bị : Bài 2,3: Bản đồ, tỉ lệ bản đồ.
✔ Đem theo máy tính
-Bước 2. Học sinh nhận nhiệm vụ và hoàn thành ở nhà
V.RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………

…………………….
……………………………………………………………………………………
…………………….
……………………………………………………………………………………
…………………………………….
……………………………………………………………………………………
……
VI. PHỤ LỤC
1/ PHƯƠNG ÁN 2 - NỘI DUNG 2.
Hệ thống kinh , vĩ tuyến phần thiết kế trên đang nghiêng về học sinh đại trà và
phù hợp với HS dân tộc thiểu số. Còn đối với HS khá và năng động nên tổ chức cho
HS như sau:
- Bước 1: chia nhóm giao nhiệm vụ
❖ Luật chơi: Dưới hình thức đấu thầu, Sp tốt nhất, trúng thầu sẻ lựa chọn trưng
bày trên bảng
✔ Các nhóm sẽ là người thẩm định trước, GV đóng vai trò lắng nghe các ý kiến và
định hướng cùng các nhóm quyết định SP trúng thầu.
✔ HS làm việc theo nhóm, cử người trình bày hoặc GV chọn ngẫu nhiên.
❖ Cách tổ chức: GV cũng sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép.
✔ Vòng 1: Các nhóm kiến trúc trao đổi hợp tác thiết kế.
✔ Vòng 2: xây dựng nhóm
❖ Yêu cầu
* Các nhóm tự thiết kế quả Địa cầu, trên quả địa cầu phải thể hiện được :
Trang 10


MẪU 3
- Cực Bắc, cực Nam
- Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
- Kinh tuyến đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Nam, vĩ tuyến Bắc.

- Nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
* Trình bày được qui ước xác định và công dụng của các đường kinh vĩ tuyến.
- Bước 2: HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV
- Bước 3: Nhóm kiến trúc sư trúng thầu sẻ trình bày nội dung vừa thiết kế.

2/ ĐÁP ÁN HOẠT ĐỘNG 2

NỬA CẦU BẮC

NỬA CẦU NAM

BÁN CẦU TÂY

BÁN CẦU ĐÔNG

VD: New York

Moscow

Los Angeles

Tokyo

Starizona

Hong Kong

Rio De Janeiro

Sydney

Johannesburg

Trang 11


MẪU 3

/>So sánh kích thước của con
người với vũ trụ

Trang 12


MẪU 3
Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối thcs và thpt

website:

Trang 13


MẪU 3

Trang 14



×