SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẮKLẮK
TẬP HUẤN
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Buôn Ma Thuột, ngày 21 tháng 10 năm 2013
CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VỀ THAM DỰ LỚP TẬP HUẤN
Buôn Ma Thuột,ngày 21 tháng 10 năm 2013
NỘI DUNG TẬP HUẤN
Modul 1. Nguyên tắc dạy tiếng việt cho học sinh DTTS
Modul 2. Xây dựng môi trường giàu chữ viết và thư viện
thân thiện; các loại tài liệu cần hỗ trợ HSDT.
Modul 3. Phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học
sinh dân tộc thiểu số.
Modul 4. Một số phương pháp dạy từ, mở rộng vốn từ
Tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Modul 5. Nguyên tắc dạy toán cho học sinh DTTS
một số lưu ý khi dạy toán cho học sinh DTTS.
MODUL 1
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ
Người trình bày: Th.S Trịnh Đức Long
Trưởng khoa Xã hội Nhân văn - Trường CĐSP ĐắkLắk
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 1: hiểu chính xác nghĩa từ vừng, cấu trúc cú pháp
HS cần hiểu nghĩa từ vựng, cấu trúc câu và nội dung câu, sử dụng
đúng
mẫu câu tiếng Việt.
Hướng HS tập trung đến nghĩa của từ, nội dung kiến thức chứ không phải là
hình thức, bắt chước một cách máy móc.
Tiến trình dạy chậm, hiệu quả, kĩ càng, nên sử dụng những ngôn từ đơn giản,
thông thường,
Sử dụng những câu đơn ngắn và nhắc lại, nhấn mạnh những từ
trọng tâm
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 2: Phát triển kỹ năng tư duy theo cấp độ nhận thức
Phát triển kỹ năng tư duy, sử dụng ngôn ngữ thiết kế các câu hỏi
theo cấp độ tư duy.
HS cần có sự hỗ trợ một cách hệ thống nhằm phát triển năng lực
học tập của HS, giúp HS tiếp tục theo học các mức độ tiếp theo.
Đơn giản các bài tập, hoạt động, giảm thiểu mức độ khó và xác
định rõ yêu cầu cần đạt được của các họat động.
Cung cấp khối lượng từ vựng nhất định, và sử dụng từ vựng theo
mẫu câu đơn giản dễ hiểu.
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 3: Rèn luyện kỹ năng nghe nói, đọc, viết
Hoạt động nghe, nói, đọc và viết tập trung vào cả hiểu nghĩa
và tính chính xác, HS cần hiểu nghĩa của từ trước khi học âm
vần trong từ.
Học sinh cần hiểu Nghĩa các từ trong bài học, những từ khó
là trạng từ, tính từ, danh từ trìu tượng
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 4: Tăng cường hoạt động học tập tương tác
Thông qua tương tác với các bạn học, cùng nhau học hỏi,
khám phá và giải quyết vấn đềviệc học sẽ hiệu quả hơn.
Giao tiếp/ trao đổi giúp HS phát triển tư duy, ngôn ngữ,
lắng nghe người khác để tự phát triển
Hoạt động phải thể hiện rõ yêu cầu giao tiếp, mục đích
phát triển ngôn ngữ, trải nghiệm, chia sẻ hoạt động nhóm
xây dựng bài học, trang trí lớp… nâng cao sản phẩm của mình
HS hứng thú, ham học hỏi, yêu trường lớp.
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 5: sử dụng phương pháp đa dạng
HSDT những năm đầu đến trường cần có sự tự tin trong
việc học ngôn ngữ mới, nên GV cần sử dụng đa dạng nhiều
phương pháp khác nhau
NGHE
QUAN SÁT
LÀM THEO
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 6: xây dựng môi trường học tập thân thiện
HS học hiệu quả nếu được học trong môi trường học tập
an toàn, thân thiện, được hỗ trợ và được tôn trọng
Cần giúp HS tự tin học Tiếng Việt, nếu các em chưa sẵn sàng
Tạo cho các em có nhiều cơ hôi để học tập giáo tiếp tiêng Việt.
Coi trọng ngôn ngữ cũng như văn hóa của HS
Trân trọng, đánh giá cao các sản phẩm HS tự sáng tạo
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 7: HS học hiệu quả với các ngữ liệu học tập
mang tính khuyến khích và hứng thú
Chủ đề của môn học quen thuộc gắn liền đời sống của HS,
có liên quan chặt chẽ đến khả năng của HS
Nên cần có sự điều chỉnh lại ngữ liệu trong chương trình
SGK hiện tại, bổ sung các chủ đề phù hợp vùng miền,
lược bỏ những chủ đề nội dung khó, chưa phù hớp với HS.
Thay đổi tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa, viết lại
các bài tập đọc, câu chuyện kể đơn giản hơn
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 8: HS vận dụng những gì đã học, đã biết
để học nội dung mới.
Trẻ có vốn kiến thức tự tích lũy được từ gia đình, cộng đồng
và truyền thống văn hóa dân tộc, dạy/ học cần dựa trên
những gì các em đã biết
GV nên khơi gợi và phát triển vốn kiến thức đã có
để hình thành vốn kiến thức mới cho trẻ
Khuyến khích HS nhớ lại và học những kiến thức mới từ
những gì các em đã biết
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 9: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá hiệu quả => quá trình học tập ngày một
phát triển, thẩm định được quá trình học diễn ra như thế nào
Phương pháp kiểm tra nên kết hợp nhiều dạng bài nhằm
mang lại kết quả đánh giá toàn diện
Kết hợp hình thức kiểm tra thành phần + kiểm tra tổng thể
=> đánh giá kết quả toàn diện của HS về kỹ năng, kiến thức.
NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DTTS
NGUYÊN TẮC 10: Nhận xét của GV mang tính xây dựng
GV nên là người công bằng khi đưa ra những nhận xét
GV khen ngợi HS có tác động tình cảm tới HS.
Lời nhận xét của GV mang tính nhân văn sẽ tạo nên
sự tự tin và hứng thú học tập của HS.
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
THÀNH CÔNG
TRONG DẠY HỌC!