Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TẢ THÁP POK LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.19 KB, 5 trang )

Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14,
nằm trên đồi Trầu (Đô Vinh – Tháp Chàm). Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc
nghệ thuật và điêu khắc Chămpa.

Toàn cảnh quần thể khu di tích, vé vào cổng là 15.000 đồng/người lớn.

Bảo tàng văn hóa dân tộc Chăm nằm ngay dưới chân tháp, trước khi tham quan tháp, du khách có thể tìm
hiểu phong tục, tập quán của người Chăm tại bảo tàng.

Quần thể tháp Chăm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi Trầu, nằm sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt và cách thành phố Phan
Rang 7 km về phía Tây.
Cổng chính lên tháp với kiến trúc mái vòm độc đáo. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ vị
vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); ông có tên là PôKlông Garai (1151 – 1205)
Tháp chính thờ tượng vua PôKlông Garai, tháp gồm một cửa chính ra vào ở hướng Đông, trên cửa là mái
vòm, có 2 trụ đá lớn đỡ, mặt trụ đá khắc chữ Chăm cổ, bên trên cửa có phù điêu thần Siva múa, có 6 tay.

Tháp cổng ở phía Đông và tháp Thần Lửa chếch phía Nam có mái hình thuyền. Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi
mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò
thần…
Nói đến tháp Chăm là nói đến sự độc đáo của chất liệu xây dựng nên chúng: gạch Chăm. Gạch Chăm cũng
làm từ đất sét như mọi loại đất khác, nhưng nó bí ẩn đến mức chúng ta không biết người nghệ sĩ Chăm xưa
đã khắc tạc trực tiếp lên gạch sống hay gạch chín?.
Tháp Chăm Ninh Thuận đã đạt tới độ chín muồi của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, dung hoà được trong
phong cách nghệ thuật Chămpa và Khmer, khiến chúng khác với những quần thể tháp Chăm có trước và sau
chúng.


Ghé thăm khu di tích Tháp Pô Klong Garai, du khách sẽ được thưởng thức những đường nét ngoạn mục với
lối kiến trúc hình vòm, hình chóp nhọn, phù điêu trang trí mượn của nền văn hóa Chămpa cổ.
Di tích tháp Pô Klông Garai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa phương.
Hàng năm cứ vào ngày mồng 1 tháng 7 Chăm lịch, đồng bào Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp


để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Pô klông Garai.
Lễ hội Katê không chỉ được diễn ra trên tháp Pô Klông Garai mà còn ở các làng, từng gia đình người Chăm
trong tỉnh.
Lễ Katê đều diễn ra cùng ngày, cùng giờ ở các tháp Chăm, kể cả bước hành lễ như Lễ rước trang phục, Lễ
mở cửa tháp, Lễ tắm thần, Lễ mặc trang phục, đại lễ, hội…


Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách đến tham quan còn được thưởng thức điệu múa quạt, vũ điệu siva thướt tha
dịu dàng của các cô gái Chăm cùng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo khác. Cuối cùng là Lễ Chabun
(tổ chức vào tháng 9 theo lịch Chăm) đây là ngày lễ cha, theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm.
Nếu có dịp ghé thăm khu di tích Tháp Pô Klong Garai, du khách sẽ được thưởng thức những đường nét ngoạn mục với
lối kiến trúc hình vòm, hình chóp nhọn, phù điêu trang trí mượn của nền văn hóa Chămpa cổ và văn hóa dân tộc Việt,
được thưởng thức cái nắng và gió hơi "ngang tàng" nhưng rất đặc biệt của xứ sở Ninh Thuận này

Pôklông garai (hay Po Klong Garai) là tên cụm di tích tháp Chăm nằm trên đồi Trầu, cách trung tâm
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận khoảng 7km về phía Tây Bắc. Đây là một trong
những điểm đến không thể bỏ qua khi tới thăm Ninh Thuận.
Cụm di tích tháp Pôklông Garai (hay còn gọi Po Klong Garai) nằm trên đồi Trầu, cách trung tâm
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuẩn khoảng 8km về phía Tây Bắc. Được xây dựng vào
khoảng thế kỷ 13-14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) thờ vua Po Klong
Garai (1151 – 1205) người đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy cho nhân
dân Panduranga (tên gọi Phan Rang thời vương quốc Chăm).
Truyền thuyết Chăm kể lại rằng, vua Po Klong Garai (tên ngày nhỏ của ngài là Jatol) là con của một
người phụ nữ rất xinh đẹp. Bà được hai vợ chồng già Ôn Paxa và Muk Chakling nhặt trên được bên
bờ biển đem về nuôi, đặt tên là Karit. Với hai ông bà, cô con gái Karit như là một món quà, vì hai vợ
chồng già mà chưa có nổi một mụn con. Karit càng lớn càng xinh đẹp. Một hôm, cả gia đình đi lấy củi
trong rừng, Karit khát nước, nhưng trong khu rừng ấy không có khe suối nào cả, nàng không chịu
được khát bèn quyết tâm đi tìm cho ra nước để uống. Thế rồi, nàng đi và gặp một vũng nước trong
vắt giữa hai tảng đá lớn, lấy làm mừng nàng chạy đến vục tay xuống lấy nước uống, nàng gọi cha
mẹ mình. Tuy nhiên, khi hai vợ chồng già lại gần thì vũng nước dần cạn, ông bà cho đây là điềm lạ.

Quả nhiên, về tới nhà cô con gái Karit xinh đẹp thụ thai, tới tháng, tới ngày cô gái xinh ra một bé trai
khắp người ghẻ lở. Ông bà yêu thương cháu và đặt tên cậu bé là Patol, nhưng cô con gái Karit vì
không chịu được lời đồn đại của người làng, cho rằng cô không chồng mà chửa nên bỏ đi biệt xứ.
Cậu bé Patol khôn lớn, càng lớn càng xấu xí. Cậu tới tuổi trường thành thì hai ông bà ngoại mất.
Trong một lần Patol đi buôn trầu cùng người bạn thiếu thời tên Po Klonchanh, trên đường về Patol
mệt quá nên nghỉ lại ngang đường, Po Klonchanh về trước lấy cơm đem lại cho bạn. Khi quay lại, Po
Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm người bạn mình, tới gần thì hai con rồng biến mất và
Jatol trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú. Rồi tiếng lành đồn xa, đến tai vua Nuhol người quản thủ
Iaru (Tuy Hòa ngày nay) cho mời Jatol đến và gả con gái cho chàng. Năm 1167, vua Xulika ở thành


Balcribanơi (Bình Định ngày nay) băng hà không có người nối ngôi, biết Jatol là một nhân tài xuất
chúng nên quần thần cho voi trắng tới rước ngài về. Jatol lên làm vua, sau 5 năm ông rời đô ra Bal
Hangâu. Bấy giờ ở Panduranga (Phan Rang) bị quân Chân Lạp (Khmer) đánh phá, nên ông mang
quân tới tiếp sức dẹp loạn, cũng vì lẽ đấy người ta gọi ông là Po Klong Garai – Vị vua trở lại.
Po Klong Garai là người có công xây dựng hệ thống dẫn thủy cho Panduranga, được nhân dân vô
cùng yêu miến. Khi ông qua đời, vào thế kỷ 13-14 vua Shihavaman cho tạc tượng và thờ ông để
tưởng nhớ công ơn. Trong tháp chính hiện nay còn lưu giữ Linga đá, trên biểu tượng dương có tạc
phần nửa thân trên của vua Po Klong Garai.
Hệ thống tháp Po Klong Garai gồm ba phần: tháp chính cao 20,5m là nơi thờ cúng và làm lễ chính
trong dịp lễ hội. Tháp lửa cao 9,31m tượng trưng cho nơi nấu bếp của nhà vua. Tháp cổng cao
8,56m là nơi nhà vua tiếp khách – bây giờ là lối khách hàng hương bước vào đền.
Tháp chính là ngọn tháp nguyên vẹn và nổi bật nhất. Cửa vào tháp được trang trí với hình thần Shiva
đang nhảy múa. Hai bên cột đá khắc kín những dòng chữ cổ. Trên đỉnh tháp là những bức tượng đá,
hoa văn trang trí giống hầu hết các tháp Chăm khác. Ở giữa tầng hai và tầng ba tháp là tượng
vua Po Klong Garai bằng đá đang ngồi chắp tay trước ngực. Phía sau lưng tháp trang trí một bức
tượng trắng giống như tượng Phật.
Tháp cổng hướng dẫn thằng vào tháp chính. Ở tháp cổng không còn lại họa tiết trang trí nổi bật.Tháp
lửa cũng còn lại rất ít họa tiết trang trí, một số bị lấy đi trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhìn chung cả
ngọn tháp vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.Toàn bộ ba tòa tháp được xây dựng theo phương pháp

cổ xưa của người Chăm, không có mạch vữa, khoảng cách giữa các viên gạch gần như khít chặt với
nhau. Trải qua bao nhiêu thế kỷ, sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nhưng ba tòa tháp vẫn sừng
sững, hiên ngang – sự tài tình trong xây dựng của Chăm xưa cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Phía ngoài khuôn viên ba tháp chính, gần tháp cổng còn sót lại một phiến đá bên trên có khắc những
dòng chữ cổ.Và cả trên hai bên cột cửa tháp chính.
Khuôn viên tháp là một khoảng đất rộng nằm trên đỉnh đồi Trầu, nhìn bao quát được cả thành phố.
Gió trên đỉnh núi mạnh tưởng như có thể thôi bay bạn đi bất cứ lúc nào và cái nắng thì như thiêu như
đốt. Người ta có câu “nắng như phang – gió như rang” để ví von vui về cái nắng, gió ở Phan
Rang.Hàng tháng, cứ vào dịp ngày rằm hoặc mùng một người dân lại tới đây làm lễ. Đến vào ngày


này bạn sẽ được gặp vì thầy Cả làm lễ trong đền. Ngoài ra, trong năm còn 4 lễ hội đặc biệt, với
những nghi thức riêng rất độc đáo như: Lễ đầu năm (vào tháng giêng theo lịch Chăm) là lễ mở cửa
tháp để bắt đầu một năm mới, với thành của mới của dân tộc mình. Lễ cầu mùa (vào tháng 4 theo
lịch Chăm) là lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội Kate (tổ chức vào tháng 7
theo lịch Chăm), đây được xem là lễ Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm. Trong lễ hội Katê,
tất cả người Chăm hiện sinh sống tại nhiều miền quê khác nhau đều hội tụ đông đủ về đây để gửi
gắm lời cầu nguyện chân thành của mình và gia đình với tổ tiên. Lễ hội Katê được tổ chức suốt 3
ngày, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo của người Chăm. Cuối cùng là lễ Chabun (tổ chức vào
tháng 9 theo lịch Chăm), ngày lễ Cha theo phong tục Chăm.
Po Klong Garai là một trong số ít những cụm di tích tháp Chăm lớn được bảo tồn nguyên vẹn qua
thời gian. Là món quà vô giá cả về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở Phan Rang
nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trần Việt Anh
(Bài viết gửi đăng trên tạp chí Tin nhanh Việt Nam – Vnexpress.net, vui lòng không sao chép nội
dung và ảnh dưới mọi hình thức)




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×