Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Qui chế Đánh giá xếp loại học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.88 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——
Số: 29/TT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 1990
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH
CẤP II PTCS, PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
_________
Đánh giá, xếp loại trình độ được đào tạo của học sinh là nhiệm vụ quan
trọng của nhà trường phổ thông, góp phần đảm bảo quá trình giáo dục theo đúng
mục tiêu đào tạo đã được xác định theo quyết định số 305/QĐ và 329/QĐ. Việc
đánh giá, xếp loại trình độ được đào tạo của học sinh phải thể hiện rõ tính toàn
diện, thống nhất từ cấp I đến PTTH, đồng thời từng bước cải tiến, nâng cao làm
cho việc đánh giá xếp loại ngày một chính xác, cụ thể, khách quan và tương đối
dễ làm.
Từ năm học 1990-1991 học sinh các trường phổ thông được đánh giá, xếp
loại theo hai mặt : Hạnh kiểm (thể hiện những phẩm chất của con người học sinh)
và học lực (thể hiện kết quả học các môn văn hóa khoa học, lao động – kỹ thuật,
rèn luyện thân thể…của học sinh) để phù hợp với điều kiện và thực tế giáo dục
trong tình hình hiện nay.
Bộ hướng dẫn cụ thể việc đánh giá xếp loại như sau:
A. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM
I. Những căn cứ để đánh giá về hạnh kiểm
1. Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đào tạo được Bộ quy định theo các
Quyết định số : 305/QĐ ngày 26/3/86 và 329/QĐ ngày 31/3/1990.
2. Căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ học sinh từng cấp học ban hành theo
Quyết định số 1118/QĐ ngày 2/12/1987, tập trung vào các điềm chủ yếu sau:
- Nhận thức, tình cảm làm nền tảng cho hành động đẹp đẽ.


- Hành động cụ thể biểu hiện qua các hoạt động học tập, lao động, rèn luyện
thân thể, vui chơi…
- Tác dụng của cá nhân học sinh đối với tập thể.
- Ý thức tự phê bình, thái độ tự giác đấu tranh với những sai lầm, khuyết
điểm của chính mình.
3. Hạnh kiểm của học sinh chủ yếu được đánh giá qua những hành vi, thái
độ cư xử trong phạm vi nhà trường và phải phù hợp với thời gian, điều kiện được
giáo dục, với trình độ phát triển về nhận thức, về tâm lí, sinh lí của học sinh.
4. Xem xét một cách đúng mực, khách quan những biểu hiện về hành vi đạo
đức và thái độ cư xử trong các mối quan hệ xã hội và gia đình.
II. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm
Về mặt hạnh kiểm, học sinh được đánh giá và xếp thành 5 loại: tốt, khá,
trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn cụ thể của từng loại như sau:
1. Loại tốt: Được xếp loại tốt về hạnh kiểm là những học sinh có nhận thức
đúng và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh; có ý thức trách nhiệm cao đối
với học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, nếp sống và rèn luyện thân thể…, có
tiến bộ không ngừng, đạt kết quả cao về tất cả các mặt.
Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là:
- Xác định được mục đích học tập, chuyên cần ham học, trung thực trong
học tập và đạt kết quả ngày càng tiến bộ. Luôn khiêm tốn và sẵn sàng giúp bạn
cùng học tập tiến bộ. Mạnh dạn đấu tranh chống thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung
thực trong học tập.
- Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động. hoạt động hướng
ngiệp, học nghề. Có ý thức và thực hành tiết kiệm, quý trọng và bảo vệ tài sản
chung của nhà trường, của lớp học. Sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây
dựng địa phương do nhà trường tổ chức.
- Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi luyện tập quân sự. Luôn
giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp.
- Có nhiều cố gắng rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, có kỉ luật.
Trung thực, đúng mực trong các quan hệ giao tiếp đối với thầy giáo, cô giáo, bạn

bè, với gia đình và những người xung quanh.
- Có ý thức thực hiện tốt luật pháp và các chính sách có liên quan đến bản
thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt, không đồng tình với những biểu
hiện sai trái trong trường và ngoài xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
do nhà trường tồ chức, sẵn sàng giúp bạn, các em nhỏ, những người già, những
người tàn tật gặp khó khăn. Có ý thức đoàn kết quốc tế, vì hòa bình và hữu nghị
giữa các dân tộc, lịch sử và không có hành động, thái độ thiếu văn hóa với người
nước ngoài.
2. Loại trung bình: Được xếp loại trung bình về hạnh kiểm là những học
sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm
nhưng còn chậm, không đều, chưa vững chắc, kết quả nói chung ở mức trung
bình. Còn mắc một số khuyết điểm song ít ngiêm trọng, chưa thành hệ thống, khi
được góp ý kiến biết nhận ra khuyết điểm nhưng sửa chữa còn chậm
Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là:
- Thực hiện được những quy định tối thiểu về nền nếp, kỷ luật học tập như:
Đi học tương đối đều, có học và làm bài, nghỉ học có xin phép, ra vào lớp theo
đúng quy định…, đôi khi còn bị nhắc nhở về học bài, làm bài, đôi khi còn quay
cóp hoặc bàn bạc trao đổi với bạn khi làm bài kiểm tra, còn nói chuyện riêng
hoặc làm việc khác trong giờ học…
- Tham gia tương đối đủ các buổi lao động, hoạt động hướng ngiệp, học
nghề do nhà trường tổ chức. Hoàn thành những phần việc được giao, chấp hành
2
sự phân công trong hoạt động, song chưa tỏ rõ sự cố gắng, hoặc còn có những
thiếu sót về thái độ và kỷ luật trong khi lao động, học nghề.
- Có cố gắng nhất định về rèn luyện thân thể tham gia các hoạt động thể dục
thể thao và văn hóa văn nghệ…của lớp, của trường nhưng nói chung ở mức bình
thường.
- Không mắc những khuyết điểm nghiêm trọng trong các quan hệ với thầy
và bạn, chưa chủ động, tích cực rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, trong
cách cư xử còn có lúc chưa đúng mực. Chưa vững vàng trước sự phân định giữa

tốt và xấu, đúng và sai do vậy không thể hiện rõ thái độ ủng hộ cái đúng, cái tốt,
phê phán cái xấu, cái sai, có lúc còn bị lôi cuốn theo những việc làm chưa tốt.
- Có tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, tuân
theo luật pháp và những chính sách liên quan đến bản thân.
3. Loại khá: Những học sinh đạt trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức
tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học sinh thể hiện qua các mặt, rèn luyện
đạo đức, học tập, lao động, rèn luyện thân thể, hoạt động xã hội…hoặc trong các
mặt trên có mặt đạt loại tốt nhưng cũng có mặt khác chỉ đạt tới mức trung bình
đều được xếp hạnh kiểm loại khá. Những học sinh này có thể còn mắc những
khuyết điểm nhỏ, được cóp ý kiến thì sửa chữa tương đối nhanh và không tái
phạm.
4. Loại yếu: Xếp loại hạnh kiểm yếu những học sinh: Không đạt tới mức
trung bình theo tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong
những điểm đã quy định cho loại trung bình.
Những biểu hiện chính của loại yếu về hạnh kiểm là:
- Có hành động vô lễ, xúc phạm tương đối nghiêm trọng đến uy tín và danh
dự của thầy giáo, cô giáo ở trong hay ngoài nhà trường.
- Quá lười học, được nhắc nhở nhiều lần nhưng không tiến bộ, nhiều lần
quay cóp hoặc có hành động thô bạo để được quay cóp trong giờ kiểm tra.
- Nhiều lần trốn lao động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ học nhiều tiết,
nhiều buổi.
- Lấy cắp ở trong lớp, trong trường hoặc tham gia vào lấy cắp tài sản
XHCN, tài sản riêng của công dân…
- Tham gia gây rối, đánh nhau làm mất trật tự trị an một cách tương đối
nghiêm trọng.
Có hành động xấu, thiếu văn hóa đối với phụ nữ, người già, người tàn tật,
các em nhỏ và người nước ngoài, được phê bình góp ý nhiều lần nhưng sự tiếp
thu và sửa chữa rất chậm.
- Những học sinh bị kỷ luật cảnh cáo học đuổi học một tuần ở học kỳ nào thì
xếp loại hạnh kiểm yếu ở học kỳ ấy.

5. Loại kém: Học sinh có những biểu hiện sai trái nghiêm trọng và bị kỷ
luật ở mức đuổi học một năm đều xếp hạnh kiểm loại kém.
3
III. Cách thức đánh giá, xếp loại
Để làm tốt việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh, giáo viên chủ
nhiệm lớp cần thực hiện:
1. Tổ chức tốt quá trình giáo dục trước khi đánh giá, xếp loại.
- Vào đầu năm học, nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt việc
học tập nhiệm vụ học sinh đã được quy định trong các quyết định 305/QĐ,
329/QĐ và 1118/QĐ; thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện theo các nhiệm
vụ đó.
- Nắm tình hình xếp loại hạnh kiểm ở năm học trước, sơ bộ phân loại đối
tượng, phân tích những ưu điểm, khuyết điểm, từ đó định ra phương pháp giáo
dục thích hợp với từng học sinh.
- Tổ chức tốt quá trình giáo dục thông qua các hoạt động tập thể của lớp,
đồng thời coi trọng và tích cực phát huy năng lực tự giáo dục rèn luyện của học
sinh.
- Luôn gợi mở, hướng dẫn, nêu gương tốt để thúc đẩy sự vươn lên, mong
muốn tiến bộ của các cá nhân. Thường xuyên theo dõi, uốn nắn, phê phán kịp
thời, đúng mực những biểu hiện chưa tốt. Có những biện pháp tích cực phát hiện
nhằm ngăn chặn những hành động hay khuynh hướng xấu có thể xảy ra, loại bỏ
những điều kiện làm nảy sinh hiện tượng xấu.
- Xây dựng mối quan hệ giáo dục với gia đình và Đoàn; Đội; thống nhất các
biện pháp giáo dục học sinh, tăng cường thông tin về quá trình giáo dục giữa giáo
viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
2. Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại:
- Vận dụng đúng đắn và phù hợp các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh
kiểm:
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại về mặt hạnh kiểm là tiêu chuẩn chung cho cả
hai cấp học. Vì vậy khi thực hiện giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tiêu chuẩn, và

thực tế của quá trình giáo dục để vận dụng vào việc đánh giá, xếp loại cho học
sinh trong lớp, chú ý kết hợp chặt chẽ quá trình tiếp thu và phát triển của nhận
thức với những hành vi cụ thể của học sinh ở lớp cuối cấp 2 THCS và các lớp
PTTH.
Khi vận dụng các tiêu chuẩn, cần lưu ý: động cơ của hành động, diễn biến
và tính chất của hành động, tác dụng và hậu quả của hành động. Có như vậy mới
đánh giá được chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
- Thực hiện đúng quy trình đánh giá, xếp loại: căn cứ vào tiêu chuẩn và quá
trình tiếp thu giáo dục của học sinh, cuối mỗi học kỳ và cuối năm học giáo viên
chủ nhiệm dự kiến và lập danh sách xếp loại hạnh kiểm. Bảng danh sách này
được đưa lấy ý kiến của các giáo viên bộ môn, cán bộ lóp, cán bộ Đoàn, Đội. Các
giáo viên bộ môn, cán bộ lớp và cán bộ Đoàn, Đội có trách nhiệm cho ý kiến
đồng ý hay không đồng ý với bản dự kiến xếp loại hạnh kiểm này, nêu lý do và
có chữ ký, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Trên cơ sở tham khảo những ý
4
kiến đóng góp đó giáo viên chủ nhiệm cân nhắc và quyết định danh sách xếp loại
hạnh kiểm đảm bảo tình chính xác, khách quan, cân bằng và báo cáo với hiệu
trưởng.
Giáo viên chủ nhiệm chỉ chính thức công bố danh sách xếp loại hạnh kiểm
sau khi đã được hiệu trưởng duyệt ý.
Nói chung kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm ở học kỳ II của học sinh
được lấy làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm. Tuy nhiên, nếu có học sinh hạnh
kiểm được xếp vào loại tốt hoặc khá ở học kỳ I nhưng do mắc sai phạm đột xuất
mà hạnh kiểm bị xếp vào loại yếu ở học kỳ II, thì có thể đưa ra hội đồng giáo dục
xem xét quá trình rèn luyện cả năm và quyết định xếp hạnh kiểm cả năm vào loại
yếu hoặc trung bình.
B. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HỌC LỰC
Từ năm 1990-1991 trở đi việc đánh giá xếp loại về học lực của học sinh
được thực hiện theo cách tính điểm trung bình của tất cả các môn học.
I. Những căn cứ để đánh giá, xếp loại về học lực

1. Kết quả các môn học theo quy chế cho điểm trên 10 được quy định trong
chương trình từng lớp, từng cấp do Bộ ban hành:
a) Đối với các lớp cấp 2 PTCS gồm các môn:
Tiếng Việt và Văn, Sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Toán, Vật lý, Hóa, Sinh,
Nghệ thuật, Thể dục – Quân sự, Ngoại ngữ, Lao động – Kĩ thuật.
b) Đối với các lớp PTTH:
Ở các lớp không phân ban: gồm các môn : Văn và Tiếng Việt, Sử, Địa lí,
Giáo dục công dân, Toán, Vật lí, Hóa, Sinh, Kĩ thuật, Thể dục – Quốc phòng,
Ngoại Ngữ.
Ở các lớp phân ban: Theo hướng dẫn riêng.
2. Chế độ cho điểm và điểm trung bình các môn học của học sinh.
II. Chế độ cho điểm hệ số các loại điểm kiểm tra và hệ số các môn học
1. Chế độ cho điểm: Chế độ cho điểm ở các cấp học được quy định chung như
sau :
a) Số lần kiểm tra cho từng môn học: Trong một học kỳ, mỗi học sinh được
kiểm tra ít nhất:
- Các môn học có từ 2 tiết/1 tuần trở xuống: 4 lần.
- Các môn học có từ 2,5 đến 3 tiết/1 tuần: 6 lần.
- Các môn học có từ 4 tiết/1 tuần trở lên: 7 lần.
b) Các loại điểm kiểm tra: Số lần kiểm tra quy định cho từng môn như trên
bao gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên
(Theo phân phối chương trình), kiểm tra cuối học kỳ.
5

×