Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

bai giang thiet bi nhiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.93 KB, 28 trang )

Bài 1:Thiết bị cấp nhiệt
1.khái niệm và phân loại

 Nguyên lý chế tạo: Dựa vào định luật Joule-Lenx.
Khi dòng điện chạy qua dây dẫn làm cho nó nóng lên, nhiệt lượng sinh ta
tỷ lệ với bình phương dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian duy trì dòng
điện.
Trong đó: I – dòng điện (A)
R - điện trở dây dẫn (Ω)
t- thời gian duy trì dòng điện (s),
Q - nhiệt lượng sinh ra (J)
1J = 0,24 cal
Các loại thiết bị cấp nhiệt:
 Bàn là
 Bếp điện,
 Nồi cơm điện,
 Bình nóng lạnh
 Ấm đun nước
 Mỏ hàn điện
 Máy sấy tóc ...


Nguyên lí làm việc
Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện-nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt
của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng điện-nhiệt là gì?
Năng lượng đầu vào: Điện năng; Đầu ra: Nhiệt năng
- Dây đốt nóng được làm bằng dây gì ?
Dây điện trở làm bằng hợp kim chịu nhiệt. NikenCrom (Ni-Cr);
PheroCrom (Fe-Cr)
- Công thức tính điện trở của dây đốt nóng?



- Yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng là gì? Dây đốt nóng của bàn là
- điện, bếp điện… dùng loại dây nào?
Điện trở suất lớn, chịu nhiệt độ cao, thường làm bằng Niken-Crom.
+Dây đốt nóng:
-Điện trở của dây đốt nóng
Công thức:

-Trong đó: R là điện trở của dây đốt nóng. Đơn vị :  (Ôm)
 là điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng.
S là tiết diện của dây đốt nóng.
l là chiều dài của dây đốt nóng
+Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng:
Điện trở suất cao, chịu được nhiệt độ cao
2. Bếp Điện :


Bếp điện:. Dây đốt nóng thường làm bằng : hợp kim Niken-Crôm (Ni-Cr),
PhêroCrôm (Fe-Cr), dây May-so (Cu-Ni-Zn)
- Bếp điện có hai kiểu: Bếp điện kiểu kín; Bếp điện kiểu hở
-

1.Cấu tạo:
Bếp điện có hai bộ phận chính:
- Dây đốt nóng
- Thân bếp
a. Bếp điện kiểu hở:
Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở được quấn thành lò xo,đặt vào rãnh của
thân bếp (đế) làm bằng đất chịu nhiệt. Hai đầu dây đốt nóng được luồn trong
chuỗi sứ hạt cườm


Thân bếp
Dây đốt nóng

b. Bếp điện kiểu kín:
Dây đốt nóng được đúc kín trong ống đặt trên thân bếp làm bằng nhôm,
gang hoặc sắt


Thân bếp
Dây đốt nóng
Đèn báo
Công tắc điều chỉnh nhiệt độ

So sánh hai loại bếp điện trên ,theo em sử dụng bếp điện nào an toàn hơn:
 Giống nhau: Trên thân bếp của bếp điện có đèn báo hiệu, công tắc
điều khiển nhiệt độ theo yêu cầu sử dụng .
 Khác nhau: Ở bếp điện kiểu kín, dây đốt nóng được đúc kín trong
ống có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây mà bếp điện kiểu
hở không có.
 Nên sử dụng loại bếp điện kiểu kín an toàn hơn
2. Các số liệu kỹ thuật:
-Điện áp định mức :127V ; 220V
-Công suất định mức : từ 500W đến 2000W


Bài 2: Bàn là điện
1. Cấu tạo:
Bàn là có ba bộ phận chính:
 Dây đốt nóng: được làm bằng hợp kim Niken – Crôm, chịu được

nhiệt độ cao.
 Vỏ bàn là: gồm đế và nắp.
+ Đế: làm bằng gang hoặc hợp kim nhôn, được đánh bóng hoặc mạ Crôm.
Các bàn là thế hệ mới hiện nay đế được làm bằng hợp kim nhôm.
+ Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn
tay cầm cứng bằng nhựa chịu nhiệt
 Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ tự động của bàn là bằng rơle nhiệt RN
đóng mở mạch điện cấp cho dây điện trở
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bàn là:

1- Nắp
2- Núm điều chỉnh nhiệt
độ
3. Đế
4. Dây đốt nóng


Cấu tạo chi tiết bàn là

7

6
5

3

4 2

1


1. Bộ điều chỉnh nhiệt độ
2. Dây điện trở gia nhiệt
3. Đế
4. Tấm nặng
5. Vỏ
6. Tay nắm
7. Núm điều chỉnh nhiệt

Bàn là có điều chỉnh nhiệt độ

2. Nguyên lý làm việc của bàn là
 Khi cho điện vào bàn là, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt
nóng toả nhiệt, làm nóng bàn là.
 Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy định, rơle nhiệt mở tiếp
điểm, cắt điện vào bàn là.
 Khi bàn là nguội đến mức quy định, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng
lại làm kín mạch điện, bàn là được
 Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh vị trí
cam C.

Nguyên lý làm việc của bàn là
 Khi cho điện vào bàn là, dòng điện chạy
trong dây đốt nóng, dây đốt nóng toả
nhiệt, làm nóng bàn là.
 Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy
định, rơle nhiệt mở tiếp điểm, cắt điện
vào bàn là.
 Khi bàn là nguội đến mức quy định, tiếp
điểm rơle nhiệt tự động đóng lại làm kín
mạch điện, bàn là được

 Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ
thuộc vào việc điều chỉnh vị trí cam C.


3.Bàn là hơi
 Chức năng: tự tạo hơi nước phun vào vải, làm mịn và phẳng các nếp
nhăn trên vải nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
 Cấu tạo: Khác với bàn là thông thường, nó có bộ phận tích nước, vòi
phun và giá đỡ (với loại bàn là đứng)
 Sử dụng: Khi là, chỉ cần áp vòi phun vào mặt phẳng, phun hơi nước
làm mềm vải xoá mọi nếp nhăn của quần áo.
 Ưu điểm: Thời gian là nhanh gấp ba lần so với bàn là thông thường,
không sợ bị cháy quần áo. Thích hợp với hầu hết các loại vải cao cấp
như lụa, nhung, len, nỉ...
+Sử dụng bàn là hơi
 Nước sử dụng cho bàn là phải là loại ít tạp chất để không bị đóng
phèn, cặn trong bình. Tốt nhất là cho nước lọc vào bàn là.
 Không cho bất cứ háo chất tạo mùi thơm nào vào bình chứa nước
 Khi là hơi nước phun nhiều và mạnh nên phải thường xuyên thêm
nước.
 Khi cho nước vào ngăn chứa, không để quá vạch chỉ định MAX, lau
sạch nước bị tràn ra ngoài mặt bàn là.
 Để khi là không bị rỉ nước cần chú ý: lúc mới cắm điện, không nên
vặn núm hơi ngay, hãy để ở mức 0 và đợi khoảng 3 đến 5 phút. Khi
mặt bàn là nóng lên đủ để nước bốc hơi mới tăng dần lượng hơi thoát
ra.
 Tuỳ vào chất liệu vải để sử dụng bàn là hợp lý.
 Nhiệt độ quá thấp hơi nước khó thoát ra, nước có thể bị rò rỉ làm bẩn
quần áo.
 Khi sử dụng xong, nên đổ hết nước còn thừa để tránh bị đóng cặn, lấy

vải mềm lau sạch từ tay cầm cho đến đáy bàn là.
+Cách vệ sinh bàn là và cách khử gỉ cho bàn là
-Vệ sinh bàn là:
 - Đổ đầy nước vào bình chứa, sau đó để nút hơi nước ở số 0,
 - Cắm điện vào bàn là và vặn nút nhiệt ở mức nóng nhất đến khi rơle
nhiệt cắt,
 - Vặn dần núm hơi lên vị trí cao nhất,


 - Xả hơi cho đến khi bình nước nóng trong bàn là cạn hết nước, cặn
bám sẽ nhanh chóng biến mất.
- Cách khử gỉ cho bàn là điện
 - Sau khi bàn là nóng, dùng một mảnh vải ẩm là đi là lại nhiều lần trên
mảnh vải để lau gỉ.
 - Chờ cho bàn là nguội, bôi một ít kem đánh răng lên bề mặt, sau đó
lau nhẹ bằng vải nhung hoặc vải thun sạch.
 - Gấp một khăn ẩm sao cho nó lớn bằng mặt bàn là, rải đều lên trên
một lớp bột cacbonatnatri, sau đó cắm điện, là nhiều lần lên khăn mặt
ẩm cho đến khi nước bốc hơi hết. Chùi cho bột cacbonatnatri rơi hết
thì gỉ sét cũng biến mất.
 - Cho bàn là nóng lên, bôi một ít dấm hoặc bôi một ít dầu parafin, sau
đó dùng vải chùi, chất bẩn sẽ bị chùi sạch.
 - Không nên dùng giấy nhám hoặc dao để cạo gỉ, như vậy sẽ làm mất
đi lớp mạ ở mặt bàn là, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bàn là.
+Bảo quản bàn là hơi nước
 Khi dùng xong, lấy vải mềm lau sạch từ tay cầm cho đến đáy bàn là.
 Vệ sinh thật kĩ các khe ở đầu núm hơi để không bị cặn bám.
 Kiểm tra bình chứa nước trước khi cắm điện, tránh trường hợp nước
tràn hoặc nứt, vỡ.
 Khi mặt bàn là bị gỉ, thực hiện khử gỉ cho bàn là như đã nêu ở trên.

 Tuyệt đối không dùng nước làm nguội bàn là.
 Kiểm tra dây và đầu phích cắm của bàn là trước khi sử dụng. Nếu ổ
cắm bị ôxy hoá do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch
bằng giấy nhám.
 Nên sử dụng cầu chì riêng vì bàn là hơi nước công suất lớn có thể làm
nổ ổ cắm và dẫn đến hỏng các thiết bị điện khác.
+Những hỏng hóc và cách sử chữa bàn là điện
 Hư hỏng thường xảy ra đối với bàn là là:
- Ở bộ phận rơle nhiệt: không tiếp xúc tiếp điểm, tiếp điểm bị dính.
- Dây điện trở: bị đứt, dây dẫn bị hỏng...
Tuỳ theo từng loại hư hỏng mà tìm cách khắc phục cho phù hợp.


Ví dụ, khi dây điện trở bị đứt (dây làm nóng bàn là) cần phải thay dây mới.
 Các bước thay dây mới: Tháo dây dẫn cắm điện rồi mở vỏ bàn là ra,
tiếp theo tháo tấm nặng và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (nếu có), sau
đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và lắp lại.
+ kiểm tra lại sau khi sửa chữa:
 Kiểm tra cách điện giữa vỏ bàn là và mạch điện (các phần dẫn điện
trong bàn là). Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở
nhiệt độ làm việc nóng nhất của bàn là.
 Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không
 Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường, khi cắm điện vào đèn phải
sáng,
 Các bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như bộ phận phun hơi ẩm phải
làm việc tốt, khi điều chỉnh giảm nhiệt độ, bàn là phải nguội dần, khi
phun hơi ẩm phải có hơi nước xoè ra.
 Mặt đế bàn là phải sạch và trơn láng.
 Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay).
+ An toàn khi sử dụng bàn là điện

 Một bàn là đạt tiêu chuẩn chất lượng phải có tuổi thọ không dưới 500
giờ sử dụng, nhiệt độ ổn định, đặc biệt tay cầm phải có lớp sơn bảo vệ
có thể chịu được nhiệt độ đến 1200C. Điều khiển nhiệt độ để không bị
cháy quần áo.
 Nên chọn mua những loại có thương hiệu uy tín.
 Khi mua bàn là, cần phải cắm thử vào ổ điện để kiểm tra hiện tượng
rò điện. Ổ cắm phải chắc chắn, phích cắm không han gỉ.
 Dây dẫn điện (dây dẫn của bàn là, dây dẫn của ổ cắm điện) phải chọn
loại chịu tải lớn hơn công suất của bàn là. Dây dẫn của bàn là, thường
là loại dây mềm 3 lõi đồng, có cách điện bằng cao su và có bọc vải
bông. Tốt nhất là chọn loại bàn là có dây cách điện hai lần. Dây dẫn
của ổ cắm nên chọn loại dây dẫn và ổ cắm có công suất lớn.
 Không được nhúng bàn là vào nước hoặc các chất lỏng khác.


 Nên tắt bàn là trước khi cắm điện hoặc tháo phích cắm ra khỏi ổ cắm.
Không giật mạnh dây khi rút khỏi ổ cắm, cầm tay vào phích cắm rút
phích ra.

Không để dây dẫn của bàn là chạm vào bề mặt nóng tránh làm
hỏng cách điện gây nên hở điện. Phải để bàn là nguội mới đem cất.
 Khi cho nước vào bình hay đổ nước ra và khi không dùng bàn là nữa
thì phải tháo bàn là khỏi nguồn điện.
 Không dùng bàn là khi dây dẫn bị hỏng hoặc bàn là đã bị hỏng hay bị
yếu. Không nên tự tháo bàn là ra khi chưa hiểu rõ về cấu tạo, nguyên
lý làm việc và cách sửa chữa nó, cần mang đến thợ sửa chữa để kiểm
tra và sửa chữa.
 Khi sử dụng bàn là, không để cho trẻ em đến gần tránh gây bỏng.
Trong khi chờ để sử dụng, nên để bàn là dựng đứng. Tuyệt đối không
được bỏ ra ngoài khi bàn là đang trong trạng thái hoạt động.

 Khi sử dụng bàn là, nguy cơ bị cháy là rất lớn. Để đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị, không xảy ra cháy, bỏng, người sử dụng nên đọc
tất cả những hướng dẫn về sử dụng và bảo quản bàn là, dùng bàn là
đúng mục đích.
 Để tránh quá tải mạch điện, không nên dùng những thiết bị có công
suất lớn trên cùng một mạch điện. Tốt nhất nên dùng công tắc tự động
đi liền với ổ cắm bàn là.


Bài 3: Nồi cơm điện
+.Giới thiệu chung
Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng rộng rãi vì:
 Ưu điểm:
- Làm việc tin cậy, an toàn, tiện lợi
- Nấu bằng nồi cơm điện không có cháy, tiết kiệm gạo, tiết kiệm điện so
với dùng bếp điện.
 Nồi cơm điện có nhiều loại: nồi nắp rời, nồi nắp dính liền, nồi tiếp
điểm đơn giản cơ khí, nồi tự động nấu cơm theo chương trình…
 Theo cách tác động mở tiếp điểm khi cơm chín, nồi cơm điện chia
thành 2 loại:
- Nồi cơm điện cơ (dùng tiếp điểm cơ khí để điều khiển nhiệt độ quá trình
nấu)
- Nồi cơm điện từ: dùng linh kiện điện tử để điều khiển
1.Cấu tạo
Nồi cơm điện gồm ba phần chính:
 Vỏ nồi
 Nồi nấu
 Bộ phận đốt nóng (mâm nhiệt)
 Các bộ phận khác: cảm biến nhiệt độ (rơle nhiệt), nút điều khiển chọn
chức năng

Thân
(vỏ) của
nồi

Chọn
chức
năng

Nồi nấu
bên
trong

Mâm
nhiệt
Cảm biến
nhiệt độ


 Vỏ nồi: có 2 lớp, giữa hai lớp có lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt. Trên
vung nồi có van an toàn, ngoài vỏ có cốc hứng nước ngưng tụ.
 Nồi nấu: làm bằng hợp kim nhôm, đặt khít trong vỏ, bên trong phủ lớp
men chống dính.
 Phần đốt nóng: Dây điện trở đúc trong ống chịu nhiệt, cách điện với
ống và đặt trong mâm dưới đáy nồi.
 Giữa mâm nhiệt đặt bộ cảm biến nhiệt bên dưới nồi để tự động ngắt
điện khi cơm chín.
-Ngoài ra còn có đèn báo ,nút bấm, mạch tự động có rờ le để thực hiện
chế độ ủ , hẹn giờ theo yêu cầu .
+Số liệu kĩ thuật:
-điện áp:127v,220v

-công suất định mức: từ 400w đến 1000w
-dung tich của soong: 0,75l.1l.1,5l.1,8l.2,5l
2.Nồi cơm điện cơ (nồi cơm cơ)

Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện cơ


 Nồi cơm cơ không có nhiều tính năng tự động nhưng nó được ư
chuộng vì có độ bền cao, dễ sử dụng.
 Hình trên là sơ đồ nồi cơm điện kiểu cơ thông dụng. Mạch làm việc ở
2 chế độ:
- Chế độ nấu cơm: dùng điện trở mâm R1 ở đáy nồi.
- Chế độ ủ cơm: dùng điện trở phụ R2 gắn vào thành nồi. Việc chuyển
chế độ hoàn toàn tự động.
 Nấu cơm: ấn nút M0, công tắc K đóng, nối tắt R2, nguồn trực tiếp vào
mâm chính R1, đèn đỏ sáng.
 Khi cơm chín, niệt độ trong nồi tăng, nam châm vĩnh cửu NC gắn
dưới đáy nồi nóng lên, từ tính giảm, công tắc K tự động mở, R2 nối
tiếp với R1, chuyển sang chế độ mở.
3.Những hư hỏng thường gặp ở nồi cơm điện
 Dây điện bị đứt, tiếp xúc xấu.
 Chập mạch, dính tiếp điểm.
 Hư hỏng ở mạch điện tử có thể xảy ra như mất điều khiển, hỏng các
linh kiện điện tử, hỏng mạch in, tụ điện…(với các nồi cơm sử dụng vi
mạch).
 Hư lớp chống dính khiến cơm nấu không ngon và dính nồi (do vo gạo
trực tiếp bằng nồi nấu).
 Hỏng rờ-le chính của nồi cơm điện (do bỏ xoong nấu bằng một tay
vào trong nồi bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên khi đặt bằng một
tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều dẫn đến cơm bên sống bên chín.

 Một bệnh khác của nồi cơm điện là đế cảm biến nhiệt dưới đáy nồi có
khe hở lớn nên côn trùng như gián, hoặc hạt gạo rớt xuống khe hở này
khiến chạm mạch điện làm hư hỏng đế cảm biến nhiệt.
Tuỳ theo nguyên nhân hư hỏng mà phán đoán xem sự cố ở khu vực nào,
từ đó đề ra phương án kiểm tra và sử chữa.
4.Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện:
 Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con để tránh xước lớp chống
dính, hoặc méo nồi do va chạm,
 Cho gạo vào nồi con và cho nước vào các mức tương ứng. Có thể tăng
hoặc giảm lượng nước tùy vào loại gạo nở nhiều hay ít.


 Dùng vải mềm lau khô bên ngoài lòng nồi rồi nhẹ nhàng đặt vào thân
nồi. Xoay lòng nồi vài lần sao cho đáy nồi và mâm phát nhiệt tiếp xúc
với nhau.
 Không được để các vật lạ nằm giữa đáy lòng nồi và mâm điện phát
nhiệt.
 Nhẹ nhàng nhấn mặt nắp xuống cho đến khi nút mở nắp ăn khớp
nhau. Nắp nồi phải được đậy khít, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả nấu.
 Khi đã chuẩn bị nấu xong, trước tiên cắm dây nguồn vào ổ cắm của
nồi, sau đó cắm dây nguồn vào ổ cắm nguồn điện xoay chiều.
 Sau khi cắm phích vào nguồn điện, đèn "Giữ ấm" - "Keep Warm" sẽ
sáng lên, bạn phải nhấn nút nấu "Nấu cơm" - "Cooking" xuống để
khởi động việc nấu cơm.
 Khi hoàn tất việc nấu "Nút nấu" sẽ nhảy lên tự động bạn sẽ nghe
"Tắc" 1 tiếng. Đồng thời "Đèn nấu" - "Cooking" sẽ tắt và đèn "Giữ
ấm" - "Keep Warm" sẽ sáng.
+Chú ý:
- Nếu trong cụm thoát hơi có vật thể lạ phải làm vệ sinh để tránh hiện tượng

tràn nước ảnh hưởng đến hiệu quả nấu cơm.
- Khi làm vệ sinh cụm thoát hơi không được nhấn hoặc kéo zuăng thoát hơi
một cách tuỳ ý.
- Không được dùng lòng nồi để nấu trực tiếp trên thiết bị ra nhiệt khác điều
đó làm cho lòng nồi dễ biến dạng.
- Khi cơm mới vừa chuyển sang trạng thái giữ ấm, không nên dùng cơm
ngay, cơm sẽ mềm và ngon hơn nếu giữ ấm 15 phút.
- Thời gian giữ ấm không được kéo dài quá 12 giờ tránh cơm bị biến dạng.
5.An toàn khi sử dụng nồi nấu cơm
 Phích cắm phải được cắm vào chắc chắn. Không nên sử dụng các loại
ổ cắm nhiều lồ cắm để sự dụng nhiều loại thiết bị gia dụng cùng 1 thời
điểm.
 Khi không sự dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn.
 Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu
phích cắm tiếp xúc không tốt dẫn đến phích cắm bị cháy.


 Không được đặt nồi cơm điện ở vị trí không bằng phẳng, ẩm ướt
hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác, đó là nguyên nhân làm
hỏng nồi phát sinh sự cố khác.
 Không để tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường
hợp bỏng.
 Thân nồi và nắp nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh
làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm.
 Để tránh bị điện giật không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận
mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác.
 Nếu dây nguồn của nồi bị hư, phải thay thế bằng một dây mới của
chính nhà SX.
 Không được để trẻ em sử dụng sản phẩm một mình, phải đặt nồi tránh
xa tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp điện giật xảy ra

Bài 4: cấu tạo và nguyên lý làm việc của bình nước nóng
Cấu tạo của bình nóng lạnh
Nguyên lý: bình nóng lạnh có cấu tạo giống như ấm đun nước bằng điện,
chỉ khác là dung tích lớn hơn, công suất lớn hơn.
Bình nóng lạnh có các bộ phận chính sau:
 Bình chứa nước
 Thanh điện trở (bộ phận đốt nóng)
 Thanh lọc nước (thanh Magiê)
 Rơle điều chỉnh nhiệt độ
 Van một chiều và van an toàn
 Đường ống dẫn nước vào, ra.

Đèn hiển
thị ON
-OFF


 Bộ phận chứa nước: làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực
cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra. Có loại
bình chứa nước bên trong làm bằng thép, được tráng men tĩnh điện
titan (phủ kín tuyệt đối) đảm bảo cho bình chứa không bị rỉ sét, ăn
mòn trong mọi nguồn nước. Vỏ ngoài của bình làm bằng nhựa ABS
hoặc bằng thép có phủ sơn tĩnh điện chống rỉ tuyệt đối. Giữa bình
chứa bên trong và lớp vỏ bên ngoài là lớp xốp cách nhiệt.
 Bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 - 4 kw tuỳ theo dung tích và
kiểu bình. Thanh điện trở vỏ được làm bằng Inox, dây điện trở đặt bên
trong và được cách điện với vỏ bằng cát thạch anh. Một số dạng thanh
điện trở như ở hình 2-24.
 Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng
0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn

ngập dưới nước.
 Thanh lọc nước (thanh Magiê) để tránh cặn nước bám và tích tụ bên
trong bình, tăng tuổi thọ của bình. Thanh Magiê dùng làm tác nhân
hoá học để trung hoà nước, tiêu huỷ các hợp chất hoá học có trong
nước hoặc sinh ra trong quá trình đun nóng, do đó tránh được hiện
tượng ăn mòn bình chứa.
 Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ
nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến
khoảng 85 độ C
 Bộ phận van một chiều và van an toàn: để tránh nước trong bình tăng
do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước
trong bình trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp
lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.
Một số dạng thanh điện trở


Sử dụng bình nóng lạnh
 Nên điều chỉnh nhiệt độ bình nước nóng ở nhiệt độ trung bình, khi đó
bình sẽ sử dụng bền hơn
 bình nóng lạnh là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện
trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người. Nguyên nhân rò điện
có thể là:
- Thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám
lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn
nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.
- Khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và
rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.
- Một nguyên nhân nữa khiến bình nóng lạnh rò điện là khả năng rò
điện ra vỏ của rơle nhiệt độ
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhất thiết bình phải được nối tiếp

đất
 Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, dây điện nguồn
cung cấp cho bình phải đạt từ 2,5 đến 6 mm2 đáp ứng đúng công suất
yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu
 Trước khi sử dụng, nên bật bình nước đun nóng và ngắt aptomat trước
khi tắm hoặc sử dụng nước nóng
 Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp
bình, nếu nước thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì
sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa
bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường
thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm
xuống, tuỳ theo chất lượng nước.
 Khi mua, nên đề nghị tháo cả bộ phận thanh đốt ra để kiểm tra thanh
magiê trong ruột bình. Thanh magiê sẽ bị tiêu hao trong quá trình sử
dụng, vì vậy phải định kì thay mới thanh magiê, thông thường là 2










năm. Khi thay thanh magiê nên kết hợp với việc súc rửa bình và vệ
sinh thanh đốt.
Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp
bình, nếu nước thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn thì
sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau rửa cặn, súc rửa

bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường
thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau mật độ kiểm tra có thể giảm xuống
tuỳ theo chất lượng nước.
Không nên bật bình 24/24 giờ, chỉ nên bật bình trước khi tắm khoảng
15-20 phút. Nếu dung tích bình lớn thì có thể tắt bình trước khi người
cuối cùng và tắm.
Độ cao treo bình khoảng 2 m. Nên lắp bình càng gần nơi sử dụng càng
tốt để tránh mất nhiệt trên đường ống.
Với bình có dung tích lớn, nếu tường nhà không chắc chắn thì nên đặt
máy trên sàn.
Cần tránh tình trạng khi bật, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt.
Hàng tháng cần bảo trì định kỳ đầu vòi sen và rửa sạch lưới lọc nước


Bài5:Bếp từ

Cấu tạo của bếp từ
Bếp từ được cấu tạo từ các bộ phận chính sau (hình 1-18):
 Mặt bếp: làm bằng sứ thuỷ tinh cao cấp chịu được nhiệt độ cao, chịu
được va chạm.
 Cuộn dây tạo từ trường: là cuộn dây phẳng dạng đĩa đặt bên dưới mặt
bếp.
 Mạch điện tử công suất: gồm nhiều linh kiện điện tử phức tạp, có khả
năng tăng giảm biên độ của dòng điện xoay chiều, thay đổi tần số của
dòng điện đi vào cuộn dây.


 Bảng điều khiển: gồm các nút chức năng để đặt chức năng và điều
khiển chế độ làm việc của bếp


Nguyên lý làm việc

 Khi cho một dòng điện thay đổi tần số vào cuộn dây, cuộn dây sinh ra
từ trường, từ trường này xuyên qua mặt bếp đến đáy nồi bằng chất sắt
từ. Do từ trường biến đổi nên trong đáy nồi sinh ra một dòng điện
xoáy (dòng Foucault).
 Dòng Foucault làm cho vật (đáy nồi) sinh nhiệt tương đối lớn vì có
thể xem đáy nồi là cuộn dây thứ cấp có điện trở rất nhỏ, các electron
di chuyển với tốc độ cao va đập lẫn nhau nên sinh nhiệt.

 Nhiệt lượng sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc vào cường độ từ trường,
tần số từ trường và diện tích mạch từ (đáy nồi).
 Quan hệ giữa các đại lượng trên theo công thức sau:
trong đó: P – là công suất nhiệt được sinh ra (W),
H - cường độ từ trường (A/cm)
S - diện tích mạch từ (cm2)
f - tần số biến thiên của từ thông (Hz).


 Nhìn công thức trên ta thấy: nhiệt lượng toả ra (P) tỷ lệ thuận với tất
cả các đại lượng còn lại, trong đó S (diện tích đáy nồi) không thay đổi
nên để tăng P ta chỉ còn tăng H hoặc f.
Để tăng P thì tăng f có lợi hơn vì P tỉ lệ với f3/2
 Việc điều chỉnh cường độ nấu, thời gian nấu và hệ thống bảo vệ được
điều khiển bằng hệ thống mạch điện giúp cho ta lựa chọn chế độ nấu.
Ưu nhược điểm của bếp từ
a) Ưu điểm:
 Bếp từ giúp bạn nấu nướng sạch sẽ, không tỏa khói, an toàn, hạn chế
cháy nổ.
 So với các loại bếp khác thì bếp từ có hiệu suất cao hơn (đạt tới 90%)

vì mất năng lượng truyền nhiệt trung gian thấp. Vì thế tiết kiệm được
thời gian nấu.
 Mặt bếp thường được làm bằng men ceramic hoặc kính chịu nhiệt nên
rất dễ lau chùi, kể cả khi đang nấu.
b) Nhược điểm:
 Bếp từ không phải bất kỳ loại nồi, soong chảo nào cũng có thể sử
dụng trên bếp này được, chỉ có thể dùng các loại nồi, chảo có chất
liệu dẫn từ như: inox đáy mạ thép, sắt tráng men, thuỷ tinh có sợi kim
loại, có đáy bằng; đường kính đáy lớn hơn 12cm, đáy phẳng.
 Các vật dụng làm bằng các loại sau không sử dụng tốt trên bếp từ như:
nồi đất, thủy tinh chịu nhiệt, nồi soong chảo bằng đồng hoặc nhôm,
các loại nồi bằng sứ, các nồi soong có đáy nhọn, các loại nồi soong
chảo có chân, các loại nồi soong có đáy làm bằng đồng nhôm v.v...
 Ðể có thể dùng nhiều loại vật dụng nấu, người ta dùng miếng lót kim
loại để nấu , miếng lót này có bán rời. Tuy nhiên khi sử dụng miếng
lót kim loại thì trở thành cách nấu thông thường, làm giảm đi ưu điểm
của bếp điện từ rất nhiều.
 Bếp từ hiện nay giá cả vẫn còn khá đắt.
An toàn khi sử dụng bếp từ
1. Hiện tại các hiệu ứng cảm ứng điện từ chưa được kiểm chứng đối với
sức khoẻ con người.
2. Công suất bếp thường tương đối lớn nên phải kiểm tra kỹ trước khi
dùng. Các phích cắm, ổ cắm cũng phải trên 10 ampe và dùng riêng
không được cắm chồng lên dùng chung với các thiết bị điện khác. Các
dây điện phải có tiết diện lớn đủ để đảm bảo an toàn.
3. Nên đặt bếp trên mặt phẳng ngang, không nên để sát tường và các vật
khác và cách tường ít nhất 10cm. Không nên sử dụng bếp gần bếp gas


hoặc bếp dầu, nên để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, cũng như các

loại bếp khác. Không sử dụng bếp điện từ ở những nơi dễ cháy và gần
chất gây nổ. Không đặt bếp gần nguồn nước hoặc nơi ẩm ướt.
4. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi
đất vì đó là những vật liệu không nhiễm từ nên không thể tạo ra dòng
điện Foucault. Đáy nồi phải bằng, không dùng các loại nồi, chảo đáy
nhọn.
5. Mặc dù khi nấu mặt bếp không nóng nhiều nhưng không để dao, dĩa,
bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp. Những đồ vật
này sẽ nóng lên rất nhanh. Không được đưa những vật liệu lạ như: dây
kẽm vào lỗ vào khí và lỗ thoát khí để tránh những nguy hiểm xảy ra.
Trên mặt sứ của bếp không được đặt các mảnh sắt cũng như không để
bếp nấu trên các tấm, bàn kim loại.
6. Chú ý (trong phạm vi 3 m) không để những vật dễ hư hỏng khi bị
nhiễm từ gần mặt bếp như băng ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi)
và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Đặc biệt chú ý
khi gia đình có người đeo máy trợ tim, trợ thính thì không nên sử
dụng loại bếp này nếu không được phép của bác sĩ.
7. Trong trường hợp sử dụng nồi đất, nồi sứ, nên dùng loại có đáy phẳng
và đặt vào trong nồi một miếng sắt không gỉ để làm cho bếp hoạt
động.
8. Không để bếp than gần bếp điện từ làm cho bếp điện từ bị mục, các
vật liệu cách điện bị hỏng.
9. Đối với những thực phẩm đóng hộp, hãy mở nắp trước khi hâm nóng
để tránh rủi ro cháy nổ do nhiệt độ lên cao. Những người có những
chứng bệnh liên quan đến tim mạch nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ
xem có được phép dùng bếp từ hay không.
10.Không đổ nước lên mặt bếp, nếu bếp bẩn nên dùng khăn ẩm và mềm
để lau mặt bếp, tuyệt đối không được dùng bàn chải cứng. Với bụi
bám xung quanh lỗ vào và thoát khí có thể vệ sinh sạch bằng bàn chải
mềm hoặc khăn lau.

11.Khi thức ăn bị trào ra ngoài hay bị cháy, không nên nhấc nồi ra trước
mà phải tắt bếp trước, cho bếp nguội rồi mới nhấc nồi ra. Không dịch
chuyển bếp điện từ khi đang nấu.
12.Khi mất điện đột ngột hoặc không sử dụng bếp từ thì nên rút dây khỏi
phích cắm.


Bài6;Lò nướng vi ba
Cấu tạo lò vi ba
Lò vi ba gồm các bộ phận chính sau:
1. Máy phát sóng cao tần (magnetron) - nguồn phát sóng
2. Mạch vi điều khiển (microcontronller)
3. Ống dẫn sóng (Waveguide)

4. Buồng nấu.

Cấu tạo lò vi ba
Hình dáng ngoài của một số lò nướng viba


Nguyên lý làm việc
 Sóng viba được tạo ra từ một bộ dao động điện từ và được khuếch đại
nhờ Magnetron hoạt động như một đèn điện tử 3 cực.
 Năng lượng (sóng viba) từ máy phát (magnetron) được truyền theo
ống dẫn sóng đến quạt phát tán (phía trên nóc lò) để đưa sóng ra mọi
phía (hình 1-21). Ở giữa lò các sóng phân tán đều đặn nhờ sự phản
chiếu của sóng lên thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử
nước.
 Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:
 Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn.

 Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.
Bộ phận phát sóng Magnetron

Bộ phận phát sóng
(Magnetron)

 Magnetron gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại, bên ngoài là cực
dương (anốt), phía trong người ta đặt những khoang cộng hưởng


(cavity resonance) như ở hình 1-22. Để làm tăng tần số từ 50 Hz đến
2450 Hz, người ta dùng một bộ dao động mà bộ phận thiết yếu là
mạch cộng hưởng song song. Mỗi khoang cộng hưởng tương đương
như một mạch cộng hưởng song song.
 Ở giữa trụ rỗng là âm cực (catốt) trong đó có một dây để đốt nóng
(filament)
 Bên trong magnetron là chân không, giữa điện cực âm và dương
người ta dùng hiệu điện thế khoảng 2300 volt để tạo từ trường. Từ
trường này làm di chuyển các electron từ cực âm sang cực dương. Để
tạo ra và giữ cho các dao động ở tần số cao, các điện từ phải di động
theo đường xoắn ốc trước các khoang cộng hưởng. Đường đi này có
được là nhờ một từ trường tạo bởi thanh nam châm mà đường sức của
nó thẳng góc với điện trường E.
 Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước hướng theo chiều các
đường sức. Dưới tác dụng của điện từ trường, các nguyên tử hydro và
oxy thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong một giây. Sự cọ sát giữa các phân tử
nước với nhau tạo ra nhiệt. Nước trong thức ăn được đốt nóng nhanh
chóng và truyền năng lượng cho các thành phần khác của thức ăn, do
đó toàn bộ thức ăn được đốt nóng


Những lưu ý khi sử dụng lò viba
1. Không dùng vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa nhựa, sứ có trang trí
hoa văn kim loại cho lò vi sóng để nấu, rã đông (trừ khi dùng chức
năng nướng) để tránh nguy cơ cháy nổ do phóng tia lửa điện. Việc gói
giấy bạc thực phẩm cũng chỉ được áp dụng khi dùng chức năng nướng
của lò viba
2. Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dùng cho lò vi sóng, không
dùng các đĩa chất dẻo thông thường vì chúng chịu nhiệt không tốt nên
dễ bị biến dạng, thậm chí tan cháy.
3. Khi nấu những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng (trứng, khoai lang, xúc
xích, đồ đựng trong hộp) thì cần phải xăm lỗ, bóc vỏ, mở nắp để tránh
hiện tượng phát nổ do thực phẩm bên trong tăng thể tích khi tăng nhiệt
độ.
4. Phải đảm bảo cửa lò không bị hở để sóng không lọt ra ngoài, có thể
làm hỏng mắt, bỏng.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×