Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bách bệnh quản trị doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.99 KB, 4 trang )

Bách bệnh quản trị doanh nghiệp
Cách đây không lâu trên đài BBC, tỷ phú công nghệ thông tin Bill Gates có phát
biểu rằng: “30 năm trước đây khi bắt đầu khởi nghiệp tôi nghĩ mình khỏe mạnh,
đến bây giờ khi đã trở thành tỷ phú tôi dường như thấy mình không khỏe chút
nào”. Điều gì đã xảy ra với Microsoft?” Microsoft đang có “bệnh ”, ông Thành
Nghĩa - Trưởng ban tư vấn Hội Marketing Việt Nam (VMA) “tiên đoán” như vậy
trong buổi hội thảo “Chẩn bệnh quản trị các Doanh nghiệp Việt Nam” do VMA tổ
chức vừa qua.
Bất kể doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, dù thành công hay đang rất thành
công cũng ẩn chứa bên trong những mầm bệnh của quản trị. Với kinh nghiệm tư
vấn hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã từng đóng vai trò CEO cho
một số công ty, 2 "bác sĩ" (ông Thành Nghĩa & ông Phụng Hào thành viên lãnh
đạo Ban tư vấn VMA) muốn chuyển tải những băn khoăn, bức xúc đã đúc rút
của mình để bày tỏ cùng các Doanh nghiệp tham dự:
1. "Chỉ cho tôi hướng đi" - Chiến lược
Ông Thành Nghĩa cho biết: Trong một lần gặp gở để tìm hướng tư vấn cho một
Công ty sản xuất bao bì có trong tay một số vốn đáng kể vài trăm triệu đô la ông
giám đốc cho chúng tôi một bài toán như đánh đố: các anh hãy chỉ cho tôi một
hướng đi. Câu chuyện này đã làm anh em trong Ban tư vấn hết sức ngạc nhiên
xen lẫn thất vọng. Một người tự hỏi không biết sẽ phải làm gì với doanh nghiệp
và ông giám đốc này? ông sao quá mạo hiểm và thờ ơ khi có thể bỏ ra hàng
trăm triệu đô la mà không biết mình là ai và mình sẽ làm gì? Chúng tôi kết luận:
“Không có chiến lược".
Câu chuyện doanh nghiệp thiếu chiến lược là câu chuyện dài, không thể kể hết.
Trong quá trình tư vấn, ông Nghĩa đã thống kê được rằng có đến 85% Doanh
nghiệp Việt Nam (DNVN) không có chiến lược hoạt động quá hai năm. Hầu hết
họ chỉ xác định sản phẩm hoặc dịch vụ của mình là gì, khi khách hàng yêu cầu,
doanh nghiệp vô tư" cung cấp như những người rất giỏi chuyên môn. Một năm
sau nhìn lại ôi thôi không biết doanh nghiệp mình đang ở đâu, sản phẩm thực
thụ của mình là gì và con số kết quả kinh doanh sao vẫn còn buồn thế, mặc dù
đã cố gắng hết sức trong công việc.


Vậy bệnh" quan trọng đầu tiên doanh nghiệp không nên mắc phải, đó là phải xác
định mình là ai? Và sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai gần và tương
lai xa hơn nữa
2. “ Tôi giao nhiệm vụ mà dưới không hoàn thành” - Sản xuất
Quy định sản xuất hay cung cấp dịch vụ sẽ chỉ ra rất rõ ràng rằng: mỗi nhân
viên, phòng ban sẽ hoạt động, kiểm tra và báo cáo như thế nào cho có hiệu quả.
Theo lý thuyết, nếu xây dựng được đúng quy trình đó, con người trong tổ chức
làm việc sẽ rất nhịp nhàng, ăn ý. Bài học thành công của mô hình Quản lý chất
lượng đồng bộ TQM (Toàn Quality Management) tại Nhật Bản hay hệ thống
quản lý và đo lường chất lượng ISO đã chứng minh rất rõ hiệu quả vô hình của
nó. Tuy nhiên, tại nước ta khi xu thế hô hào áp dụng ISO được đẩy lên cao trào
thì thực chất mô hình này có làm đúng theo tinh thần của nó hay không Thực tế
đã quá rõ:
Các DNVN làm việc rất tùy hứng, không trật tự, và không tự chịu trách nhiệm
cho phần việc của mình. Mạnh ai nấy làm, ganh đua tranh giành để rồi hiệu quả
là thước đo của chung. Tôi cũng đóng góp một phần nhưng không rõ đó là phần
nào.
Ảnh hưởng dây chuyền theo hệ thống đó, những người làm quản trị cũng quên
luôn quy trình kiểm tra, báo cáo. Hiệu quả công việc được hiểu là đã hoàn thành
còn chất lượng đạt yêu cầu đến đâu doanh nghiệp không hề có một tiêu chí nào
có thể đo lường được. Và cuối cùng không có cơ sở nào cho việc xây dựng
những bài học kinh nghiệm đắt giá về sau. Ta cứ làm rồi ta sửa. Như vậy, doanh
nghiệp đã mắc thêm một 'lệnh bệnh" hiểm nghèo trong kinh doanh - "Không có
quy trình sản xuất”.
Ông Lý Trường Chiến -với tư cách là đại diện VMA tham dự trong buổi hội thảo
cũng đã góp ý một định nghĩa rất hay về "thông lượng của doanh nghiệp" ông ví
thông lượng như một nút thắt cổ chai. Nước đang chảy đều gặp phái bộ phận
nào có thông lượng bé nhất cổ chai), tự động năng suất lao động cuối cùng của
doanh nghiệp cũng sẽ giảm theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định được cho
mình một quy trình làm việc, sản xuất và quản lý hợp lý, rõ ràng. Từ đó, doanh

nghiệp chắc chấn sẽ dễ tìm ra bộ phận nào có "thông lượng" thấp để thông ống
cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp”
3. “Con số tài chính của tôi nói lên điều gì” - Tài chính
Lại là một hậu quả nữa từ "không có quy định": những con số kinh doanh, thống
kê về tài chính ghi nhận thiếu, hoặc không chinh xác để tìm ra điểm khuyết",
đánh giá chu trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, khi
bắt đầu công tác tư vấn cho một đơn vị, các nhà tư vấn thường đi một vòng, tiếp
xúc, ghi nhận thông tin từ tất cả thành viên trong tổ chức. Tiếp đến đánh giá quá
trình và tiềm năng dựa trên các con số nhất định (tất nhiên là do doanh nghiệp
cung cấp) để xác định hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do "quy trình sản xuất
không hoàn hảo, thiếu minh bạch" trong các chứng từ sổ sách tài chính, nhà tư
vấn không thể có đủ thông tin để giải quyết vấn đề. Và cuối cùng đành phải kết
luận, vấn đề nằm ở đâu đấy trong tổ chức, nhưng thực tế nhìn chung các bộ
phận đều có "bệnh".
Một điểm nữa của sự thiếu minh bạch về tài chính sẽ làm mọi người hồ nghi lẫn
nhau trong cùng một tổ chức. Sếp giấu giếm con số với nhân viên là tự giảm đi
quyền được biết, được hiểu và được thông cảm cùng doanh nghiệp của họ. Tất
nhiên, những cái được coi là bí mật kinh doanh không phải bàn ở đây mà những
bí mật tài chính cần được xem như là bí quyết, là "bùa" để giám đốc tìm ra
phương cách quản lý, giải quyết Công ty vượt qua khó khăn, qua khủng hoảng
chứ không phải chỉ là các con số mơ hồ. Nếu như được công khai, minh bạch về
tài chính các nhân viên sẽ thônga cảm cùng với cấp trên về thời kỳ khó khăn,
thắt lưng buộc bụng, từ đó nhân viên tự khắc sẽ cố gắng phấn đấu để vượt qua.
Đó là một ví dụ rất giá trị cho thấy tầm quan trọng của sự minh bạch trong tài
chính doanh nghiệp
4. “Tôi luyện nhìn qua headhunter” - Nhân sự
Trong các buổi hội thảo trước do VMA tổ chức cũng đã có rất nhiều câu hỏi và
vấn đề được bàn cãi xung quanh vấn đề nhân sự: thực trạng thừa mà vẫn thiếu
như hiện nay". Các Công ty luôn có mơ ước họ sẽ tìm được một vị cứu tinh với
một lý lịch trích ngang bài bản để có thể vực dậy toàn bộ doanh nghiệp mình,

đưa doanh nghiệp mình cất cánh, thông qua các dịch vụ săn đầu người
(headhunter).
Điều đó đúng, các nhà tư vấn kết luận, song sự đúng phải nằm trong phạm trù
phù hợp: có nghĩa là nhân sự mới phải thực sự "hợp" với doanh nghiệp về nhiều
mặt: cái tâm, cái đức và cái tài, ông Nghĩa cho rằng: các Công ty nghĩ rằng nên
tìm một chuyên gia nước ngoài về điều hành Công ty Việt Nam là rất sai lầm, bởi
họ không hề biết về bản chất Việt Nam, không thông thạo tiếng Việt và đó là
những rào càn rất lớn trong kinh doanh, ông cho rằng sẽ lý tưởng hơn nếu có
thể chọn những Việt kiều có tâm, có đức. Họ hội đủ kiến thức từ các nước phát
triển mà không phải mất nhiều thời gian để thích nghi, để làm quen với văn hóa
và tiếng Việt.
Rất nhiều trường hợp tại các Công ty săn đầu người như PriceWaterHouse, Enrt
& Young cho hợp thấy: "Nhân tài đang là một vấn nạn". Câu đầu tiên khi được
hỏi, ứng viên sẽ hỏi rằng: “Tôi sẽ được trả bao nhiêu ? Những lợi ích khác của
tôi là gì?” mà họ không nghĩ sẽ có một cách tiếp cận khác thông minh hơn: “ Tôi
sẽ cố gắng hết sức để mang về doanh thu là 1 tỷ USD…”
Cũng chính từ cách rập khuôn sáo rống, một bộ máy tổ chức không phù hợp
cũng dược các doanh nghiệp du nhập vào Công ty mình mà không có sự lý giải.
Rút cuộc lại một sự không phù hợp nữa sảy ra, Công ty cảm giác có sự trùng
lắp, chỗ dư, chỗ thiếu mà không biết nguyên nhân do từ đâu. Và thế là quy trình
sản xuất kinh doanh bị gãy đổ theo những cải tổ điên rồ.
5. "Tôi thích đi dựng thương hiệu” - Marketing
Marketing cũng lại là một vấn nạn nữa trong bách bệnh quản trị doanh nghiệp.
Nhà nhà làm marketing, người người làm marketing, doanh nghiệp cũng vậy. Họ
thấy đối thủ mình làm, mình không làm là mình yếu thế. Do chiến lược và kiến
thức định vị thị trường
yếu, sản phẩm tự dưng chuyển thể sang một hình ảnh lạ lùng không nhất quán.
Và đặc biệt chưa doanh nghiệp nào thực hiện đo lường hiệu quả của hoạt động
marketing sau khi thực hiện. Tiền vẫn tốn mà hiệu quả không biết được bao
nhiêu.

Tóm lại, bệnh doanh nghiệp là một hiệu ứng dây chuyền, bệnh chỗ này sẽ rất dễ
lây lan sang các chỗ khác. Vì vậy ông Lê Phụng Hào rút thành một hình ảnh khái
quát rất “đắt” dành cho doanh nghiệp: "Không sợ bệnh, chỉ sợ thấy bệnh mà
không chữa, bệnh trở thành tật lúc đó vô phương cứu chữa"

×