Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Tính toán thiết kế chân cốt đơn thân theo tiêu chuẩn mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 113 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ tình cảm biết ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô
trong khoa Sau đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội vì những chỉ dẫn và
giúp đỡ trong quá trình học tập cũng như tiến hành làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Kết cấu thép – gỗ
đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho bản thảo luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Quốc Anh – Trường đại học Kiến
trúc Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tận tình giúp đỡ, huớng dẫn, cũng như tạo điều kiện
thuận lợi, cung cấp tài liệu và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và anh chị em đồng nghiệp đã
có những đóng góp giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc.

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Văn Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Văn Dũng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn


Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số thứ tự
Bản
2.1.
g
Bản
2.2.
g
Bản
2.3.
g
Bản
2.4.
g
Bản
2.5.
g
Bản
2.6.
g
Bản

2.7.
g
Bản
2.8.
g
Bản
2.9.
g
Bản 2.10
g .
Bản 2.11
g .
Bản 2.12
g .
Bản 2.13
g .
Bản 2.14
g .
Bản 2.15
g .
Bản 2.16
g .
Bản 2.17
g .
Bản 2.18
g .
Bản 2.19

Tên bảng, biểu


Trang

Bảng thông số anten thường dùng

22

Bảng thông số đốt cột đơn thân

23

Cường độ tính toán của thép cán và thép ống

24

Cường độ tiêu chuẩn fy, fu cường độ tính toán f của
thép các bon (TCVN 5709:1993)
Cường độ tiêu chuẩn fy, fu và cường độ tính toán f của
thép hợp kim thấp

25
25

Bảng chỉ tiêu cơ học của một số thép theo ASTM

26

Cường độ tính toán của mối hàn

27


Cường độ kéo đứt tiêu chuẩn fwun và cường độ tính
toán fwf của kim loại hàn trong mối hàn góc

28

Cường độ tính toán của liên kết một bulông

29

Cường độ tính toán chịu cắt và kéo của bulông

29

Cường độ tính toán chịu ép mặt của bulông fcb

30

Thông tin về phân loại dạng địa hình theo các tiêu
chuẩn khác nhau
So sánh phân loại địa hình theo 2 tiêu chuẩn
TCVN2737:1995 và ASCE/SEI 7

31
32

Phân chia dạng địa hình

34

Thông số xác định vận tốc gió cơ sở theo các tiêu

chuẩn:

35

Bảng phân loại công trình [11]

38

Bảng hệ số theo hướng gió, Kd [11]

39

Bảng hệ số tầm quan trọng của công trình, I [11]

39

Các hệ số điều kiện địa hình

40


g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g

Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g
Bản
g


.
2.20
.
2.21
.
2.22
.

Bảng hệ số điều kiện địa hình [11]

41

Hệ số lực (Cf) cho kết cấu trụ [11]

42

Hệ số lực (Ca) cho phụ kiện [11]

44

2.23

Đặc trưng tiết diện mặt cắt ngang

50

3.1.

Các thiết bị bố trí trên cột


64

3.2

Vật liệu sử dụng cho cột thép

66

3.3.

Thiết bị treo trên cột

66

3.4.

Thông số kỹ thuật tiết diện cột thép

66

3.5.

Trọng lượng anten

67

3.6.

Trọng lượng bộ gá anten


69

3.7.

Tải trọng gió tác dụng lên thân cột

71

3.8.

Bảng tính áp lực gió lên thiết bị

73

3.9.

Tải gió tác dụng lên thiết bị

73

Bảng kết quả chuyển vị

76

Nội lực chân cột

76

Thông số tính toán của bu lông


80

Lực tác dụng lên bu lông

84

Thông số tính toán của bu lông

88

Lực tác dụng lên bu lông

90

3.10
.
3.11
.
3.12
.
3.13
.
3.14
.
3.15
.


DANH MỤC HÌNH VẼ

Số thứ tự

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Cột điện đơn thân sử dụng làm đường dây tải điện

5

Hình 1.2.

Cột điện đơn thân trên vỉa hè khu công nghiệp

6

Hình 1.3.

Hình ảnh cột đèn chiếu sáng

7

Hình 1.4.

Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây dừa đặt
tại đảo giao thông

9


Hình 1.5.

Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây cách điệu
đặt tại đảo giao thông

10

Hình 1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 1.9.
Hình
Hình

1.10
.
1.11
.
1.12
.
1.13
.
2.1.

Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây cách điệu đặt
tại vỉa hè
Bản vẽ cấu tạo cột đơn thân bằng thép cao 28m 3
đốt
Bản vẽ cấu tạo cột đơn thân bằng thép cao 28m 6

đốt
Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây dừa đặt tại
vỉa hè
Cột viễn thông đơn thân bê tông cốt thép ly tâm dự
ứng lực

12
13
14
15
16

Hình ảnh chân cột viễn thông đơn thân

18

Hình ảnh chân cột viễn thông đơn thân

19

Hình ảnh cột viễn thông đơn thân bị hư hỏng

20

Sơ đồ khối quy trình tính toán kết cấu cột đơn thân

48

Hình 2.2.


Mặt cắt ngang thân cột

50

Hình 2.3.

Thông số bản đế tròn

56

Hình 2.4.

Bố trí bu lông neo bản đế tròn

58

Hình 2.5.

Thông số bản đế vuông

59

Hình 3.1.

Mặt đứng cột viên thông

65

Hình 3.2.


Bảng vẽ bộ gá anten

68

Hình 3.3.

Sơ đồ gán tĩnh tải tác dụng lên cột

74

Hình
Hình
Hình


Hình 3.4.

Tải trọng gió tác dụng lên cột

75

Hình 3.5.

Mặt cắt ngang tiết diện chân cột kết cấu thép

77

Hình 3.6.

Thông số bản đế tròn


79

Hình 3.7.

Diện chịu tải beff

85

Hình 3.8.

Bố trí bu lông neo bản đế tròn

86

Hình 3.9.
3.10
Hình
.

Thông số bản đế vuông

87

Bố trí bu lông neo bản đế vuông

91


MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhất là sự phát triển của
ngành điện lực và ngành viễn thông, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các trạm thu
phát sóng, đặc biệt là các cột anten thân thiện đặt trong thành phố, việc sử dụng cột
đơn thân là thiết yếu nhằm phục vụ mục đích sản xuất và góp phần làm đẹp cảnh
quan, làm tăng giá trị mỹ quan tự nhiên của khu vực hay quần thể xung quanh. Cột
đơn thân có kết cấu chịu lực chính là thân cột, chiều cao lớn và trên đỉnh cột treo
nhiều thiết bị viễn thông nên việc lựa chọn và tính toán để cột đảm bảo khả năng
làm việc bình thường được đề cao.
Trong tính toán kết cấu cột đơn thân thì chân cột là bộ phận rất quan trọng. Chân
cột đóng vai trò tiếp nhận và truyền lực từ kết cấu phần thân xuống móng. Sơ đồ
tính chân cột liên kết với móng có thể quan niệm là khớp, ngàm, ngàm đàn hồi. Tuy
nhiên về sự phân bố ứng suất dưới bản đế chân cột hiện có một số quan điểm tính
toán khác nhau dẫn đến việc tính toán chân cột và bản đế chân cột có những sự khác
nhau nhất định. Đề tài này đề cập đến sự phân bố ứng suất dưới bản đế chân cột khi
chịu lực nén đúng tâm hoặc lệch tâm và phương pháp tính toán bản đế chân cột theo
tiêu chuẩn Mỹ.
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về cách thức, phương pháp tính toán chân cột theo các tiêu chuẩn
Mỹ. Hiện nay, cột đơn thân đang dược sử dụng ngày càng nhiều, việc tính toán thiết
kế cột đơn thân cũng như bản đế chân cột đơn thân ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn
thiết kế cụ thể, luận văn này đưa ra quy trình tính toán cột đơn thân và phương pháp
tính toán chân cột đơn thân theo tiêu chuẩn Mỹ.
Kết luận, kiến nghị, đề xuất phương pháp áp dụng tiêu chuẩn Mỹ khi tính toán
thiết kế chân cột đơn thân ở Việt Nam.


* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cột đơn thân làm bằng kết cấu thép, đặc biệt là bản đế
chân cột liên kết với móng. Cụ thể tính toán cột viễn thông đơn thân cao 28m, xây

dựng tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và tính toán cột viễn thông đơn thân bằng thép
chịu tải trọng gió theo tiêu chuẩn Mỹ TIA-222-G.
* Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết tính toán bản đế chân cột theo tiêu chuẩn, quy phạm Mỹ. Vận
dụng vào tính toán cho các ví dụ cụ thể.
Đưa ra được quy trình tính cột viễn thông đơn thân bằng thép và rút ra những kết
luận, kiến nghị và khuyến cáo việc áp dụng tiêu chuẩn Mỹ TIA-222-G [11] trong
tính toán cột viễn thông đơn thân ở Việt Nam.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về cột đơn thân
- Giới thiệu cột đơn thân
- Các công trình cột đơn thân
- Cấu tạo chân cột và các kiểu liên kết chân cột vào móng
- Các phương pháp tính toán cột đơn thân và liên kết chân cột
Chương 2. Tính toán chân cột đơn thân theo tiêu chuẩn mỹ
- Quy trình tính toán cột viễn thông đơn thân
- Tính toán thân cột theo tiêu chuẩn Mỹ
- Tính toán chân cột theo tiêu chuẩn Mỹ
Chương 3. Các ví dụ tính toán cột đơn thân theo tiêu chuẩn Mỹ
- Tính toán thân cột và xác định nội lực chân cột viễn thông đơn thân
- Tính toán chân cột theo tiêu chuẩn Mỹ trường hợp sử dụng tấm đế tròn


- Tính toán chân cột theo tiêu chuẩn Mỹ trường hợp sử dụng tấm đế vuông
NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CỘT ĐƠN THÂN
1.1. Giới thiệu cột đơn thân

- Cột đơn thân (monopole) là công trình xây dựng có chiều cao lớn, phục vụ
công tác lắp đặt đường dây điện trung thế, lắp đặt thiết bị thu phát sóng viễn thông
hoặc lắp đặt thiết bị đèn chiếu sáng, camera an ninh. Kết cấu thân cột liên kết với
móng cột và đứng độc lập, không có kết cấu phụ như thanh chống hoặc dây neo.
Cột đơn thân sử dụng phổ biến trong ngành điện lực và viễn thông hiện này là cột
bê tông cốt thép dự ứng lực hoặc cột thép. Đặc điểm ưu việt của sản phẩm này là có
tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm diện tích xây dựng, ngoài ra sản phẩm được thiết kế
theo module lắp ghép, cấu trúc ít phần tử nên dễ dàng quản lý chất lượng, thời gian
lắp đặt nhanh, kết cấu móng đơn giản.
- Kết cấu thân cột thể hiện ưu điểm tuyệt đối trong xây dựng cột viễn thông
cũng như lắp đặt đường dây tải điện bởi có thể đạt chiều cao lớn, hình dáng kiến
trúc đẹp, diện đón gió nhỏ. Một số cột viễn thông còn có thể ngụy trang tạo điểm
nhấn trong không gian đô thị và tạo nét thân thiện với môi trường.
- Cột đơn thân được tổ hợp từ các đoạn cột thép hoặc bê tông cốt thép dự ứng
lực, dễ dàng liên kết để đạt chiều cao thích hợp. Các đốt cột thường có dạng hình trụ
hoặc hình côn thu liên kết với nhau thông qua mặt bích – bu lông hoặc được nối
lồng đối với các đột cột thép.
- Mặt cắt ngang thân cột có dạng hình tròn, hình vuông hoặc đa giác đều, mặt
cắt đứng cột thường hình chữ nhật hoặc hình thang.
- Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều kết cấu thân cột gọn nhẹ cùng
với sự kết hợp nhiều công năng trên thân cột đã đặt ra yêu cầu mới đối với việc áp
dụng và phát triển kết cấu cột đơn thân, mở ra con đường rộng lớn cho tương lai của
nó.


1.2. Các công trình cột đơn thân
1.2.1. Cột đường dây tải điện

- Hiện nay, đối với các đường dây cao thế cấp điện từ 110kV trở lên, khi đi qua các
khu vực dân cư, thành phố, thị xã… việc tìm vị trí xây dựng móng và cột là rất khó

khăn, do giá cả đền bù đất thấp, diện tích xây dựng không đủ lớn để trồng các cột
thép hình thông dụng hoặc chiếm hết vỉa hè và mặt tiền kinh doanh của người dân.
Cột thép đơn thân là giải pháp tối ưu dành cho những khu vực nêu trên. Thân cột là
các đoạn ống đa giác côn ghép lồng nhau để đạt được chiều cao mong muốn. Độ dài
của các đoạn ống được thiết kế tối ưu nhằm đảm bảo cho số mối ghép lồng là ít
nhất. Các tay xà được lắp với thân cột bởi liên kết mặt bích bu lông.
So sánh với các loại cột thông dụng dùng cho đường dây tải điện cao, trung và hạ
thế như cột bê tông, cột gỗ và cột thép thanh giằng, thì cột thép điện lực thân đơn là
sản phẩm công nghệ mới có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt đối với lưới điện
trung cao thế trong thành phố thì cột thép điện lực thân đơn là sản phẩm duy nhất
đáp ứng được tính thẩm mỹ cao và chiếm diện tích nhỏ nhất.
- Trên thế giới, cột đơn thân đã được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở các nước phát
triển. Nó đã dần dần thay thế cho các loại cột truyền thống như cột thép dạng tháp,
cột bê tông ly tâm nhờ vào những ưu điểm nổi bật như:
+ Giảm thiểu diện tích chiếm đất của cột và móng, giảm hành lang tuyến. Điều này
đặc biệt quan trọng, quyết định đến khả thi của nhiều dự án trong khu đô thị, thành
phố;
+ Có tính thẩm mỹ cao, góp phần làm đẹp cảnh quan xung quanh, đây là điều kiện
bắt buộc mà cột tháp sắt và bê tông ly tâm không có được tính năng này;
+ Cho phép bố trí nhiều loại đường dây trên cùng một cột, điều này dùng cột thép
dạng tháp bố trí sẽ rất khó khăn, không hài hòa;
+ Thi công lắp dựng thuận tiện, nhanh chóng;
+ Kết cấu đơn giản, ít chi tiết và tăng tuổi thọ đường dây…v.v.


Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích và thuận lợi nêu trên, việc dùng cột đơn thân sẽ
làm tăng giá trị cho công trình. Do giá thép của cột đơn thân cao gấp 2-3 lần so với
thép hình thông thường và cột đơn thân luôn có khối lượng cao hơn cột thép dạng
tháp (gấp 1,5-2 lần).
Với những phân tích trên, nhưng đối với các trường hợp đặc biệt bắt buộc phải sử

dụng cột đơn thân để giải quyết các khó khăn về mặt bằng. Tại Việt Nam, cũng
đang dần sử dụng cột đơn thân thay cho các cột thép dạng tháp thông thường, đặc
biệt các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM…v.v. Hiện nay, đối với Tổng công ty
Điện lực miền Nam đã đầu tư nhiều công trình có sử dụng trụ đơn thân nêu trên và
đã được Công ty Tư vấn điện miền Nam thiết kế, điển hình: Các lộ ra 110kV trạm
biến áp 220kV Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; trạm 110kV khu công nghiệp VSIP II
MR1 và đường dây đấu nối tỉnh Bình Dương; xây dựng mới đường dây 2 mạch kết
nối Dệt May – Nhơn Trạch 6 – Nhơn Trạch 3 – Long Thành, tỉnh Đồng Nai; trạm
110kV khu công nghiệp Bến Lức và đường dây đấu nối [8]…


Hình 1.1 - Cột điện đơn thân sử dụng làm đường dây tải điện


Hình 1.2 - Cột điện đơn thân trên vỉa hè khu công nghiệp


1.2.2. Cột đèn chiếu sáng

Hình 1.3 - Hình ảnh cột đèn chiếu sáng
Cùng với sự phát triển của ngành giao thông thì cột đèn chiều sáng hiện hữu ngày
càng nhiều, với nhu cầu đó thì việc thiết kế, sản xuất, lắp dựng cột đèn chiếu sáng
rất được quan tâm.
- Cấu trúc thân cột
Thân cột là ống thép côn liên tục không cho phép có mối hàn nối ngang thân. Mặt
cắt ngang của ống bao gồm nhiều loại theo yêu cầu như hình tròn, bát giác, đa
giác... Các loại cột cao được thiết kế theo bởi các đoạn ống thép côn lồng nhau sao
cho số đoạn lồng là ít nhất.
- Vật liệu chế tạo
Vật liệu chính dùng để chế tạo thân cột là tôn thép cuộn cán nóng SS400 có chiều

dày từ 3mm đến 8mm phù hợp với tiêu chuẩn JIS 3101 hoặc tương đương.
- Mối hàn sườn


Mối hàn dọc theo thân cột được thực hiện bởi công nghệ hàn tự động dưới lớp
thuốc bảo vệ theo tiêu chuẩn AWD 1.1 trên máy bóp hàn tự động.
- Xử lý bề mặt
Tất cả các sản phẩm tiêu chuẩn sau khi chế tạo đều được mạ nhúng kẽm nóng phù
hợp theo tiêu chuẩn ASTM-A123. Các yêu cầu thêm về sơn phủ bề mặt ngoài sản
phẩm để tăng độ bền và đảm bảo tính thẩm mỹ đều được đáp ứng.
1.2.3. Cột viễn thông đơn thân

- Hiện nay, tốc độ phát triển chóng mặt của ngành viễn thông, đặc biệt là nhu cầu sử
dụng sóng di động. Tương ứng với sự chuyển dịch của thị trường thiết bị di dộng,
các nhà mạng cũng bước vào đua giành thị phần người dùng sử dụng 4G. Bộ Thông
tin và Truyền thông đã cấp phép cho 4 nhà mạng được cung cấp dịch vụ 4G trên
băng tần 1.800 MHz. Theo đó các bên đang đều chú trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
- Trong cuộc đua 4G, số lượng trạm phát sóng là một trong những yếu tố quan trọng
hàng đầu. Theo thống kê của Mobifone, dự kiến trong năm nay, công ty này sẽ hoàn
thành xây dựng 30.000 trạm và phủ sóng 4G toàn quốc. Hai đối thủ lớn còn lại tại
Việt Nam là Viettel và Vinaphone cũng không hề tỏ ra kém cạnh trong cuộc đua với
36.000 và 21.000 trạm.
- Để xây dựng được số lượng lớn các trạm phát sóng kể trên là thì vấn đề đặt ra là
thiết kế loại cột phù hợp với cả thành thị, nông thôn và miền núi. Đặc biệt là khu
vực thành thị với nhu cầu sử dụng lớn các dịch vụ viễn thông. Với sự quy hoạch của
thành phố thì quỹ đất để xây dựng những trạm phát sóng là rất khó khăn, chỉ có cột
đơn thân là đáp ứng được diện tích nhỏ trên hành lang vỉa vè, đảo giao thông, phù
hợp cảnh quan đô thị.



Hình 1.4 - Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây dừa đặt tại đảo giao thông


Hình 1.5 - Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây cách điệu đặt tại đảo giao thông
- Cột viễn thông đơn thân kết cấu thép: Cấu trúc thân cột chính là các đoạn ống thép
đa giác côn ghép lồng nhau, được thiết kế đẹp và dễ dàng lắp ghép các thiết bị


truyền thông lên cột dùng làm trạm thu phát sóng, như Ăng-ten trạm BTS, trạm thu
phát Camera, trạm thu phát Radio... Các bộ phận chính của cột bao gồm:
+ Thân cột: được thiết kế bởi các đoạn ống thép đa giác côn ghép lồng nhau đạt
chiều cao của trụ mong muốn. Chiều dài của mỗi đoạn ống được chọn tối ưu sao
cho số đoạn lồng nhau là ít nhất và đảm bảo điều kiện thi công lắp dựng, vận
chuyển thực tế tại vị trí xây dựng. Đoạn ống gốc cột được hàn với bản đế chân cột
loại có sườn hoặc không có sườn, chân cột liên kết với móng bê tông cốt thép thông
qua cụm bu lông được định vị sẵn trong móng.
+ Thang trèo: được thiết kế bởi các bậc thang bên ngoài có các đai vòng bảo vệ đảm
bảo an toàn tuyệt đối. Thang kết cấu thành từng đoạn ngắn được lắp vào thân cột
bởi liên kết bu lông. Kết cấu bao gồm kiểu thang treo liên tục hoặc thang trèo ngắt
quãng có bậc dừng nghỉ tuỳ theo yêu cầu cụ thể...
+ Máng cáp đứng: bao gồm các thanh dẫn ngắn được lắp dọc theo thân cột hoặc đi
trong lòng cột để tăng tính mỹ quan, hệ thống đảm bảo an toàn cho việc dễ dàng lắp
đặt và bảo vệ cáp an toàn...
+ Chiếu nghỉ: lắp Ăng-ten cấu trúc bằng thép mạ nhúng kẽm nóng, tổ hợp lắp ghép
bởi bu lông tại hiện trường lắp đặt. Có nhiều loại chiếu nghỉ như loại tam giác, loại
tròn, loại đa giác và có thể được lắp trên đỉnh cột hoặc quãng lưng chừng thân cột
tuỳ theo từng yêu cầu thiết kế cụ thể...
+ Máng cáp ngang: để bảo vệ cáp lắp từ thân cột đến nhà trạm đặt thiết bị. Cấu trúc
thành module từng đoạn ngắn, kết cấu cứng vững dễ lắp đặt có nắp che bảo vệ và

được bắt vào thân cột hoặc đi trực tiếp trong lòng cột...
+ Hệ thống chống sét: được thiết kế bởi hệ thống giá lắp tiêu chuẩn chờ lắp thiết bị
chống sét theo yêu cầu...
+ Hệ thống tiếp địa: tuỳ theo điều kiện cụ thể của nơi lắp dựng một số lượng các
cọc tiếp địa được đóng xuống để đảm bảo điện trở tiếp đất cho phép, dây dẫn từ các
cọc tiếp địa được kết nối liên hoàn và lắp vào thân cột bởi các tai bắt hàn phía trong
thân cột, hệ thống tổ đất có thể là điện cực nông hoặc điện cực sâu tùy vào địa điểm
xây dựng, đảm bảo giá trị điện trở của hệ thống tiếp đất nhỏ hơn giá trị yêu cầu...


+ Đèn báo không: được gắn lên đỉnh cột bởi các giá bắt đèn tiêu chuẩn với mục đích
phát sang vào ban đêm để cảnh báo tín hiệu...
+ Giá lắp Ăng-ten: được thiết kế tổ hợp tiêu chuẩn bởi các tay đòn và vòng ôm lắp
ghép bằng bu lông, thao tác dễ dàng thuận tiện, cho phép lắp chỉnh Ăng-ten theo
nhiều vị trí và hướng khác nhau...

Hình 1.6 - Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây cách điệu đặt tại vỉa hè



Hình 1.7 – Bản vẽ cấu tạo cột đơn thân bằng thép cao 28m 3 đốt



Hình 1.8 – Bản vẽ cấu tạo cột đơn thân cao bằng thép cao 28m 6 đốt


Hình 1.9 - Hình ảnh cột đơn thân ngụy trang cây dừa đặt tại vỉa hè
- Cột viễn thông đơn thân bằng bê tông ly tâm dự ứng lực
+ Bê tông có cường độ cao và dẻo dai khi chịu nén nhưng lại có cường độ thấp và

giòn khi chịu kéo nên, để cải thiện sự làm việc của nó, người ta sử dụng biện pháp
nén trước những vùng bê tông sẽ chịu kéo dưới các tác động bên ngoài. Việc nén
trước bê tông như vậy đã tạo ra một dạng kết cấu bê tông mới – kết cấu bê tông

dự ứng lực.
+ Cấu trúc của cột viễn thông đơn thân sử dụng bê tông ly tâm dự ứng lực gồm các
bộ phận tương tự như cột viễn thông đơn thân bằng thép. Tuy nhiên, điểm khác biệt
là thân cột được làm bằng bê tông ly tâm dự ứng lực có độ bền cao, được chia thành
các đoạn phù hợp với điều kiện sản xuất. Đoạn phía trên cùng của cột được làm
bằng ống thép kết cấu, giúp cho việc ghép nối các thiết bị phụ kiện được dễ dàng.
+ Cột có cấu trúc đơn giản, ít phần tử, điều này giúp cho việc tính toán trở nên đơn
giản hơn.


×