Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐẠI CƯƠNG ôn THI sát HẠCH bác sĩ 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.8 KB, 37 trang )

Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
ĐẠI CƯƠNG ÔN THI SÁT HẠCH CHUYÊN MÔN BÁC SỸ TTYT NĂM 2018
1. PHÒNG KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤ:
Chọn câu đúng nhất
Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết một số đối tượng người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR?
a) Người bệnh có rối loạn chức năng gan, thận.
b) Phụ nữ mang thai, cho con bú.
c) Người bệnh cao tuổi, bệnh nhi.
d) Người bệnh có tiền sử dị ứng, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn hoặc dị ứng không rõ nguyên nhân.
e) Tất cả đều đúng
Câu 2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Khoa học kỹ thuật là:
a) Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
b) Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
c) Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị.
d) Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
e)Tất cả đều sai
Câu 3.Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của BYT về lĩnh vực nào sau đây:
a) Đề án Bệnh viện vệ tinh.
b) Về công tác dược trong bệnh viện.
c) Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên xuống bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao
chất lượng khám, chữa bệnh.
d) Về hành nghề y, dược tư nhân.
Câu 4. Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, ngoại
trừ:
a) Thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần;
b) Thuốc corticoid
c) Thuốc tiểu đường
d) Thuốc kháng sinh.
Câu 5. Các thuốc có ký hiệu dấu (*) là:
a) Thuốc gây nghiện
b) Thuốc đắt tiền


c) Thuốc hướng tâm thần
d) Thuốc chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn
trước khi sử dụng. Trường hợp cấp cứu thì phải hội chẩn chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải hội chẩn:
a) Phẫu thuật
b) Bệnh nhân nằm điều trị > 15 ngày.
c) Trường hợp khó chẩn đoán
d) Tiên lượng dè dặt
Câu 7. Bác sỹ điều trị có nhiệm vụ hoàn chỉnh bệnh án đối với người bệnh cấp cứu trước:
a) 04 giờ
b) 02 giờ
c) 12 giờ
d) 24 giờ
Câu 8. Các biện pháp cải tiến môi trường để giảm té ngã, ngoại trừ:
a) Lắp đặt chuông báo động tại giường, ở các lối ra vào.
b) Lau sàn sạch
c) Mở cửa sổ
d) Sử dụng “giường thấp” cho những người có nguy cơ té ngã
Câu 9. Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa gồm:
a) Nhầm đường dung thuốc.
b) Nhầm liều dung thuốc.

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 1


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) Nhầm tên người bệnh.
d) Nhầm chỉ định.

Câu 11. Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức,
người lao động làm việc tại các cơ sở y tế có bao nhiêu điều:
a) 18 điều
b) 16 điều
c) 14 điều
d) 10 điều
Câu 11. Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (điều 6) quy
định những việc không được làm, ngoại trừ:
a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ
b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
c) Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực
hiện chế độ điều trị và chăm sóc.
d)Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh
Câu 12.Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
b) Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
c) Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng,
người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
d) Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
e) Tất cả đều đúng.
Câu 13.Điều 6 của Luật Khám chữa bệnh các hành vi sau đây bị cấm ngoại trừ:
a) Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
b) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
c) Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh người khuyết tật nặng.
d) Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh,
chữa bệnh.
Câu 14.Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc tại Khoa khám bệnh:
a) Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường
hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc
tế.

b) Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10)
c) Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
d) Các câu trên đều đúng
Câu 15. Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất:
a) Kê đơn vào Đơn thuốc “H” theo mẫu quy định và được làm thành 03 bản, trong đó: 01 Đơn thuốc “H”
lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần
chữa trị dài ngày của người bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì
không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
b) Đối với bệnh cấp tính: kê đơn với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 (mười) ngày.
c) Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị
của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày.
d) Các câu trên đều đúng
Câu 16. Người đề xuất Hội chẩn khoa là:
a) Trưởng khoa.
b) Phó khoa
c) Bác sỹ điều trị người bệnh
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 17. Chọn câu đúng nhất: khi tổ chức Hội chẩn, Bác sỹ điều trị có trách nhiệm:
a) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án.

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 2


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
b) Chuẩn bị đầy đủ các kết quả cận lâm sàng.
c) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả cận lâm sàng, các phương tiện thăm khám người bệnh.
d) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả cận lâm sàng.

Câu 18. Hội chẩn toàn viện được tiến hành trong trường hợp:
a) Khi việc chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh chưa được rõ ràng, tiên lượng còn dè dặt
b) Khi người bệnh mắc thêm một bệnh thuộc chuyên khoa khác.
c) Khi người bệnh mắc bệnh nặng liên quan đến nhiều chuyên khoa khó chẩn đoán và điều trị chưa có kết
quả.
d) Tất cả a,b,c đều đúng.
Câu 19. Bác sỹ điều trị có nhiệm vụ hoàn chỉnh bệnh án đối với người bệnh cấp cứu trước:
a) 02 giờ
b) 04 giờ
c)24 giờ
d) 12 giờ
Câu 20. Bác sỹ điều trị có nhiệm vụ hoàn chỉnh bệnh án đối với người bệnh không thuộc diện cấp
cứu trước
a) 06 giờ
b) 24 giờ
c) 12 giờ
d) 36 giờ
Câu 21. Thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09/8/2013, quy định đối tượng
được thông tư này áp dụng ngoại trừ:
a) Cán bộ y tế đang làm việc tại các cơ sở y tế trong toàn quốc.
b) Chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sỹ nội trú.
c) Các cơ sở đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế.
Câu 22. Tại điều 5 khoản 1 thuộc Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 8
năm 2013, quy định Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu là:
a) 24 tiết học trong 1 năm liên tiếp
b) 48 tiết học trong 1 năm liên tiếp
c) 24 tiết học trong 2 năm liên tiếp
d) 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp
Câu 23.Trong nghiên cứu khoa học: Liên quan đến mức độ khuyến cáo, ý nào sau đây CHƯA chính

xác?
a) Độ A: mặt có lợi rõ ràng nhiều hơn mặt có hại, khuyến cáo nên dùng
b) Độ B: mặt có lợi có thể nhiều hơn so với mặt có hại, khuyến cáo nên dùng.
c) Độ D: Mặt có hại có thể nhiều hơn hơn mặt có lợi, khuyến cáo không nên dùng.
d) Độ E: Chưa đủ bằng chứng rằng khuyến cáo này nên dùng hay không nên dùng. Có thể các yếu tố khác
sẽ giúp hỗ trợ quyết định.
Câu 24.Liên quan đến mức độ khuyến cáo, ý nào sau đây CHƯA chính xác?
a) Độ A và B là khuyến cáo nên dùng.
b) Độ D là khuyến cáo không nên dùng.
c) Độ I là là khuyến cáo không nên dùng
d) Độ C là tùy thuộc vào tình huống cụ thể.
Câu 25. Liên quan đến mức độ bằng chứng, ý nào sau đây CHƯA chính xác?
a) Độ I: Bằng chứng có được qua nghiên cứu thử nghiệm có tính ngẫu nhiên.
b) Độ IIa: Bằng chứng có được qua nghiên cứu có nhóm chứng nhưng không ngẫu nhiên.
c) Độ IIb: Bằng chứng có được qua nghiên cứu có tính quan sát.
d) Mức độ bằng chứng cao nhất ở độ I.
Câu 26. Mất bao nhiêu nước trong cơ thể có thể gây rối loạn nghiêm trọng:
a) Mất 5% lượng nước trong cơ thể
b) Mất 7% lượng nước trong cơ thể

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 3


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) Mất 10% lượng nước trong cơ thể
d) Mất 20 % lượng nước trong cơ thể
Câu 27. Iốt là khoáng:
a) Đa lượng

b) Vi lượng.
c) Tiểu vi lượng.
d) Siêu vi lượng.
Câu 28. Nếu thiếu protein kéo dài sẽ dẫn đến:
a) Suy thận não
b) Suy tim
c) Suy dinh dưỡng.
d) Hội chứng thận hư
Câu 29. Điện giải có những chức năng nào sau đây:
a) Điều hòa phân bổ nước trong cơ thể
b) Dẫn truyền xung thần kinh
c) Điều hòa cân bằng acid base
d) Tất cả đều đúng
Câu 30. Phát biểu nào sau đây phù hợp với chế độ ăn của bệnh nhân suy tim:
a) Hạn chế Protein
b) Hạn chế năng lượng
c) Hạn chế Carbohydrate
d) Hạn chế muối và nước
Câu 31. Mục tiêu can thiệp dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mãn:
a) Ngừa suy dinh dưỡng
b) Ngừa tăng kali/máu
c) Ngăn bệnh tiến triển đến lọc máu.
d) a, b, c đúng
Câu 32. Theo Quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, các thuốc nào sau đây được kê đơn:
a) Kháng sinh
b) Thực phẩm chức năng
c) a và b đều đúng
d) a và b đều sai
Câu 33. Phương pháp được áp dụng để phòng ngừa nguy cơ bị tổn thương do vật sắc nhọn đối với
nhân viên y tế:

a) Mang găng tay khi tiêm thuốc
b) Cho ngay kim tiêm vào hộp đựng vật sắc nhọn sau khi tiêm thuốc.
c) Đậy nắp kim rồi bỏ kim vào hộp đựng vật sắc nhọn sau khi tiêm thuốc.
d) Sau khi tiêm thuốc xong đậy nắp kim ngay rồi cho vào túi rác lây nhiễm.
Câu 34. Xử lý ban đầu khi nhân viên y tế bị kim tiêm xuyên qua da có chảy máu:
a) Rửa ngay vết thương dưới vòi nước với xà phòng.
b) Nặn máu vết thương; Sát khuẩn vết thương ngay bằng oxy già.
c) Sát khuẩn ngay vết thương bằng cồn iode; sau đó rửa vết thương dưới vòi nước.
d) Nặn máu, sát khuẩn vết thương bằng cồn iode; sau đó rửa vết thương dưới vòi nước.
Câu 35. Định nghĩa phòng ngừa chuẩn trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện:
a) Là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho tất cả người bệnh trong bệnh viện không tùy thuộc
vào chẩn đoán và tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.
b) Là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho những người bệnh nghi ngờ có nhiễm những tác
nhân gây bệnh quan trọng lây truyền qua đường tiếp xúc.
c) Là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho những người bệnh nghi ngờ có nhiễm những tác
nhân gây bệnh quan trọng lây truyền qua không khí.
d) Là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho những người bệnh nghi ngờ có nhiễm những tác
nhân gây bệnh quan trọng lây truyền qua đường máu và dịch tiết.

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 4


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
Câu 36. Yêu cầu nào sau đây bắt buộc phải thực hành khi tiếp xúc người bệnh:
a) Đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo choàng.
b) Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn.
c) Mang găng tay sạch, đội mũ, mang khẩu trang.
d) Đội mũ, mang khẩu trang, đi ủng.

Câu 37. Trong các cơ sở y tế, bông, băng, gòn, gạc, ống tiêm có dính máu, chất tiết của người bệnh
thuộc loại chất thải:
a) Giải phẩu
b) Lây nhiễm sắc nhọn
c) Có nguy cơ lây nhiễm cao.
d) Lây nhiễm không sắc nhọn.
Câu 38. Trong các cơ sở y tế, kim tiêm, dao mổ đã sử dụng thuộc loại chất thải:
a) Giải phẫu.
b) Lây nhiễm sắc nhọn.
c) Có nguy cơ lây nhiễm cao.
d) Lây nhiễm không sắc nhọn.
Câu 39. Trong các cơ sở y tế, quy định về màu sắc của túi, thùng chứa chất thải có dính máu, chất
tiết của người bệnh:
a) Vàng
b) Xanh
c) Đen
d) Trằng
Câu 40. Trong các cơ sở y tế, quy định về màu sắc của túi, thùng chứa chất thải nguy hại không lây
nhiễm:
a) Vàng
b) Xanh
c) Đen
d) Trắng
Câu 41. Sai về thời điểm dùng thuốc là loại sai sót:
a) Trong kê đơn.
b) Trong giám sát sử dụng thuốc.
c) Trong sử dụng thuốc theo biến cố.
d) Trong cấp phát thuốc
2. PHÒNG ĐIẾU DƯỠNG - KSNK
Chọn câu trả lời đúng nhất các câu hỏi sau

Câu 1. Phòng ngừa chuẩn được áp dụng cho các nhóm người bệnh nào?
a) Chỉ những người bệnh vào viện để phẫuthuật
b) Chỉ những người bệnh HIV/AIDS hoặc viêm ganB
c) Mọi người bệnh, không phụ thuộc vào người đó có mắc bệnh nhiễm trùng haykhông
Câu 2. Những thực hành nào dưới đây thuộc ứng dụng phòng ngừa chuẩn?
a) Mang găng khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơthể
b) Rửa tay trong chăm sóc bệnhnhân
c) Khử hoặc tiệt khuẩn dụng cụ khi sử dụng giữa những bệnhnhân
d) Cả 3 câutrên đều đúng
Câu 3. Khi chăm sóc bệnh nhân mà dự kiến sẽ bị bắn toé máu vào cơ thể và mặt cần mang những
phương tiện PHCN:
a) Áo choàng và tấm chemặt
b) Áo choàng và kính mắt bảohộ
c) Áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế và kính mắt bảohộ
Câu 4. Thực hành nào dưới đây không thực sự bắt buộc:
a) Mang găng khi thu gom đồ vảibẩn

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 5


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
b) Mang găng khi thu dọn chất thải ngườibệnh
c) Mang găng khi tiêm truyền tĩnhmạch
d) Mang găng khi tiêm bắp, tiêm dưới da
Câu 5. Các đường lây truyền chính trong bệnh viện:
a) Đường không khí.
b) Đường tiếpxúc.
c) Đường giọt bắn.

d) a và bđúng.
e) a, b và c đều đúng
Câu 6. Bệnh nhân bị lao phổi thì phải áp dụng biện pháp cách ly gì?
a) Phòng ngừachuẩn.
b) Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa qua đường khôngkhí.
c) Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa qua đường tiếpxúc.
Câu 7. Khi ho, hắt hơi, động tác nào sau đây được khuyến cáo để phòng ngừa lây nhiễm
a) Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc khủy tay, rửa tay ngay sau đó.
b) Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc bàn tay, rửa tay ngay sau đó.
c) Che mũi miệng bằng khăn giấy, không cần rửa tay.
3. KHOA KSDB & HIV/AIDS
Câu 1. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ là khi trẻ tiêm đủ các bệnh sau:
a) Lao, Bạch hầu, uốn ván, Viên gan B, Bại liệt
b) Sởi, Lao, BCG, Bại liệt
c) Bạch hầu, Ho gà,Uốn ván, Viêm gan B, Sởi
d) Lao, BCG, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm màng não mủ, Sởi, Bại liệt.
Câu 2. Đối tượng tiêm MR (Sởi, Rubella), DPT (BH, HG, UV) là:
a) Trẻ <1 tuổi
b) Trẻ >1 tuổi
c) Trẻ 18 – 24 tháng
d) Trẻ >2 tuổi.
Câu 3. Đối tượng tiêm ngừa Bại liệt (IPV)
a) Trẻ >5 tháng
b) Trẻ <1 tuổi
c) Trẻ .1 tuổi
d) Trẻ đủ 5 tháng trở lên
Câu 4. Theo Thông tư 38/2017-BYT: Tiêm ngừa Viêm gan B sơ sinh tốt nhất là:
a) Trong vòng 24h sau sinh
b) 24 – 48h sau sinh
c) Trẻ <1 tháng tuổi.

d) Trẻ sau sinh 7 ngày
Câu 5. Vaccin IPV (Bại liệt tiêm) có chứa thành phần bại liệt:
a) Typ 1
b) Typ 2
c) Typ 3
d) Typ 1 - 3
e) Cả 3 typ
Câu 6. Thời kỳ ủ bệnh của Plasmodium falciparum là:
a) Từ 2 – 3 ngày
b) Từ 7 – 10 ngày
c) Từ 9 – 14 ngày
d) Cả B và C đều đúng
Câu 7. Trường hợp bệnh sốt rét lâm sàng phải có đủ tiêu chuẩn:
a) Sốt.

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 6


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
b) Không tìm thấy các nguyên nhân gây sốt khác
c) Đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành trong thời gian ít nhất là 14 ngày hoặc có tiền sử sốt rét trong
vòng 2 năm gần đây
d) Trong vòng 3 ngày đầu điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng
e) Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 8. Phương pháp xét nghiệm sốt rét chính được sử dụng tại tuyến y tế cơ sở để chẩn đoán sốt rét
gồm:
a) Lấy máu nhuộm Giemsa xét nghiệm bằng kính hiển vi
b) Xét nghiệm bằng test nhanh để chẩn đoán sốt rét

c) Xét nghiệm bằng kỷ thuật sinh học phân tử.
d) Câu a và b đúng
Câu 9. Ban Thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt rét được hành theo Quyết định
nào sau đây:
a) Quyết định số 3232/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2013
b) Quyết định số 741/QĐ-BYT ngày 02 tháng 3 năm 2016
c) Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày 08 tháng 9 năm 2016
d) Tất cả câu trên đều đúng
Câu 10. Khi có trường hợp bệnh sốt rét được phát hiện phải báo cáo cho tuyến trên:
a) Trong vòng 12h
b) Trong vòng 24h
c) Trong vòng 48h
d) Tất cả câu trên đều đúng.
Câu 11. Phạm vi điều tra, giám sát ổ dịch sốt rét:
a) 5 – 10 hộ
b) 10 – 20 hộ
c) 20 – 30 hộ
d) a và c đúng
Câu 12. Khái niệm ổ dịch sốt xuất huyết là:
a) Khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 5 ngày
b) Khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 7 ngày
c) Khi có các ca bệnh xảy ra trong vòng 7 – 14 ngày
Câu A và B đúng
Câu 13. Quy trình xử lý dịch sốt xuất huyết là:
a) Vãng gia diệt lăng quăng 100% hộ gia đình trong khu vực xử lý
b) Kiểm tra công tác diệt lăng quăng
c) Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành
d) Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 14. Thời gian thực hiện xử lý ổ dịch phải được triển khai trong:
a) 12h

b) 24h
c) 48h
d) 72h
Câu 15. Chỉ định phun thuốc diện rộng khi chỉ số BI (Breteau) cho phép:
a) Từ 10 – 20
b) Từ 20 - 30
c) ≤ 20
d) ≥ 20
Câu 16. Chỉ định phun thuốc dập dịch diện rộng khi có một trong các tiêu chí sau:
a) Số ca mắc hiện vượt trên đường cong chuẩn (đường trung bình + 2SD)
b) Số mắc/100.000 dân ≥ 150 ca trong vòng 14 ngày (tính theo ngày vào viện của các ca bệnh)
c) Có liên tiếp từ 3 ổ dịch nhỏ/ấp/14 ngày (quy mô ấp)
d) Có ≥ 30% ấp xảy ra 03 ổ dịch nhỏ/ấp/14 ngày (quy mô xã)

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 7


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
e) Tất cả các câu trên đểu đúng
Câu 17. Các bước trong quy trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS:
a) Tư vấn trước xét nghiệm
b) Tư vấn trong xét nghiệm
c) Tư vấn sau xét nghiệm
d) Cả 3 đáp án trên
Câu 18.Thời gian điều trị thuốc kháng vi rut HIV (ARV) cho bệnh nhân AIDS là bao lâu:
a) 1 năm
b) 3 năm
c) 5 năm

d) Suốt đời
Câu 19. Thời gian dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất là trong thời gian nào:
a) Ngay sau 2 – 3 giờ đầu
b) Sau 1 tuần
c) Sau 10 ngày
d) Khi xác định rõ nguồn lây nhiễm
Câu 20. Hiện nay tỉnh ta đã tổ chức điều trị thuốc kháng vi rút HIV (ARV) cho bệnh nhân tại các cơ
sở y tế nào sau đây:
a) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
b) Trại giam Phú Hòa, An Phước
c) TTYT Thuận An, Bến Cát, TX Tân Uyên, Dĩ An, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Thủ Dầu Một
d) Tất cả câu trên đều đúng
4. KHOA NỘI – NHIỄM
Câu 1. Bệnh nhân nam COPD ổn định mức độ trung bình, điểu trị nào sau đây phù hợp:
a) Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn dùng khi cần, Corticoid hít liều trung bình.
b) Thuốc giãn phế quản tác dụng dài dùng khi cần, Corticoid hít liều trung bình.
c) Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn dùng khi cần, thuốc giãn phế quản tác dụng dài dùng khi cần,
Corticoid hít liều trung bình.
d) Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn dùng khi cần, thuốc giãn phế quản tác dụng dài dùng hằng ngày.
Câu 2. Nguyên nhân chính của choáng tim là:
a) Viêm cơ tim cấp
b) Bệnh van tim cấp
c) Bệnh cơ tim
d) Nhồi máu cơ tim
Câu 3. Loại rối loạn thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim:
a) Nhịp nhanh thất
b) Nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất
c) Cuồng nhĩ
d) Rung nhĩ
Câu 4. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm màng ngoài tim:

a) Sau nhồi máu cơ tim
b) Urê huyết cao
c) Vi khuẩn
d) Siêu vi
Câu 5. Bệnh nhân nam 35 tuổi, BMI = 34, vòng eo =116 với chẩn đoán đái tháo đường type 2 mới
phát hiện, khởi đầu điều trị bệnh nhân này nên chọn:
a) Sulphonylurea + thuốc ức chế alpha – glucosidase
b) Sulphonylurea + Metformin
c) Thay đổi lối sống + thuốc ức chế men alpha – glucosidase
d) Thay đổi lối sống + Sulphonylurea

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 8


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
e) Thay đổi lối sống + Metformin
Câu 6. Phân độ tăng huyết áp theo JNC 7:.
a) Có 4 mức: HA bình thường, tiền tăng HA, tăng HA độ 1, tăng HA độ 2.
b) Có 3 mức: tăng HA độ 1, Tăng HA độ 2, tăng HA độ 3.
c) Có 2 mức: tăng HA độ 1, tăng HA độ 2.
d) Có 3 mức : tiền tăng HA, tăng HA độ 1, tăng HA độ 2
Câu 7. Được gọi là tăng huyết áp kháng trị khi:
a) Kết hợp 3 loại thuốc hạ áp trong đó có 1 thuốc lợi tiểu
b) Kết hợp 2 loại thuốc hạ áp cộng với 1 loại thuốc an thần
c) Kết hợp 2 loại thuốc hạ áp cộng với 1 loại thuốc giãn vành
d) Kết hợp 3 loại thuốc hạ áp với 1 loại thuốc lợi tiểu
Câu 8. Bệnh nhân nam 18 tuổi đang nằm điều trị tại trung tâm y tế Tân Uyên với chẩn đoán sốt
xuất huyết Dengue ngày 5, có dấu hiệu cảnh báo, sáng nay xuất viện HCT : 48%, TC :

58000/mm3,siêu âm bụng : dày thành túi mạch , dịch ổ bụng lượng vừa, bệnh tỉnh nôn ói nhiều lần,
không ăn uống được, mạch rõ : 92 lần/p, HA: 100/60 mmHg, tim đều, phổi trong, bụng mềm.
Hướng điều trị tiếp của bạn:
a) Nằm nghỉ ngơi tại giường, tiếp tục cho uống ORS.
b) Mời hội chẩn viện : truyền Lactat ringer 7ml/kg/h, cải thiện 5ml/kg/1-2h cải thiện 3ml/kg/1-2h cải thiện
ngưng truyền mạch huyết áp ổn định
c) Mời hội chẩn và cho truyền Lactat Ringer 7ml/kg/h cải thiện 5ml/kg/2-3h, cải thiện 3ml/kg/3-4h mạch
huyết áp ổn định ngưng truyền
d) Mời hội chẩn truyền Lactat Ringer 7ml/kg/h cải thiện 5ml/kg/3h, cải thiện 3ml/kg/3-5h, cải thiện
1,5ml/kg/5-6h
Câu 9. Bênh nhân nam 42 tuổi uống rươu nhiều, nhập viện TTYT Tân Uyên khai thường xuyên bị ợ
nóng, rát vùng thượng vị, bênh nhân ghi nhận trị chứng nặng hơn khi gập người về phía trước và
khi nằm nhưng giảm đi khi uống sữa, khảo sát thích hợp nhất cho bệnh nhân này là:
a) Điều trị theo phát đồ diệt HP.
b) Cho chụp Xquang ngực.
c) Siêu âm bụng + Xét nghiệm Amylas tụy.
d) Nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng
Câu 10. Các cận lâm sàng nào không được dùng trong chẩn đoán loét dạ dày- tá tràng
a) Nội soi dạ dày – thực quản
b) Chụp X quang có cản quang
c) Siêu âm bụng
d) Chụp CT Scan ổ bụng
Câu 11. Bệnh nhân nam 32 tuổi nhập viện TTYT Tân Uyên vì mệt và tiểu nhiều. XN đường huyết
bất kỳ: 18,5 mmol/l , mạch: 92 lần/phút, HA: 110/70mmHg, xét nghiệm đường huyết đói :
14,8mmol/l, Ure : 10.5mmol/l, Creatinin: 172umol/l, AST: 97 U/L, ALT : 112 U/L. Điều trị của bạn
trên bệnh nhân này:
a) Metformin + Gliclazid
b) Hansabert 500/2,5
c) Insulin + Metformin.
d) Insulin

Câu 12. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim sớm dựa vào:
a) Tăng men Troponin
b) Tăng men CK
c) Tăng men LDH
d) ST chênh lên trên ECG
e) ST chênh xuống trên ECG
Câu 13. Phân độ tăng huyết áp độ 2 theo JNC 7 :
a) HA tâm thu trên 170mmHg, HA tâm trương trên 110mmHg
b) HA tâm thu trên 150mmHg, HA tâm trương trên 99mmHg

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 9


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) HA tâm thu trên 160mmHg, HA tâm trương trên 100mmHg
d) HA tâm thu trên hoặc bằng 160mmHg, HA tâm trương trên hoặc bằng 100mmHg.
Câu 14. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2009 Sốt xuất huyết Dengue chia làm:
a) Chia làm 4 mức độ: độ 1, độ 2, độ 3, độ 4.
b) Chia làm 3 mức độ : độ 1, độ 2, độ 3
c) Chia làm 4 mức độ: độ 1, độ 2, độ 3 và SXH Dengue nặng
d) Chia làm 3 mức độ : SXH Dengue, SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo, SXH Dengue nặng
Câu 15. Tiêu chuẩn ra viện Sốt xuất huyết Dengue:
a) Hết sốt 3 ngày bệnh tỉnh táo, mạch, huyết áp bình thường, tiểu cầu trên 100.000/mm3
b) Hết sốt 3 ngày bệnh tỉnh táo, mạch, huyết áp bình thường, tiểu cầu trên 120.000/mm3
c) Hết sốt 2 ngày nhưng đến ngày thứ 8 của bệnh
d) Hết sốt 2 ngày, mạch, huyết áp bình thường, tiểu cầu trên 50.000/mm3
Câu 16. Triệu chứng lâm sàng của Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo:
a) Tiểu nhiều, vã mồ hôi, đau bụng, gan to trên 2cm

b) Chảy máu cam, đau bụng vùng gan, nôn ói nhiều lần
c) Chảy máu chân răng, vã mồ hôi, lừ đừ, tiểu ít
d) Vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan, tiểu ít, nôn nhiều lần
Câu 17. Liều Acyclovir có hiệu quả rõ rệt khi sử dụng trong 24h đầu tiên kể từ khi phát hiện:
a) Người lớn 800mg x 4 lần/ngày x 5 ngày
b) Trẻ em trên 1 tuổi 10mg/kg/ngày x 4 lần/ngày x 5 ngày
c) Trẻ em trên 1 tuổi 15mg/kg/ngày x 4 lần/ngày x 5 ngày
d) Trẻ em trên 1 tuổi 20mg/kg/ngày x 4 lần/ngày x 5 ngày
Câu 18. Điều trị sốt rét cơn thông thường do P.Vivax dùng:
a) Arterakin + CV Artecan
b) Chlonoquine + CV Artecan
c) Arterakin + Primaquin
d) Chlonoquin + Primaquin
Câu 19. Mục tiêu điều trị bệnh phổi mạn tính :
a) Làm giãn phế quản, chống nhiễm trùng trong đợt cấp
b) Làm thông đường hô hấp, làm chậm sự giảm chức năng hô hấp
c) Làm giãn phế quản và kháng sinh liều cao
d) Chống lại sự tắc nghẽn đường hô hấp và làm chậm sự giảm chức năng hô hấp
Câu 20. Bệnh nhân nam 51 tuổi đang nằm điều trị tại TTYT Tân Uyên được chẩn đoán tăng huyết
áp + đái tháo đường type 2, huyết áp lý tưởng ở bệnh nhân này là :
a) Huyết áp dưới 140/85 mmHg
b) Huyết áp dưới hoặc bằng 140/85 mmHg
c) Huyết áp dưới 130/80 mmHg
d) Huyết áp dưới 130/80 mmHg
Câu 21. Nguyên tắc điều trị viêm phổi:
a) Kháng sinh – giãn phế quản – giảm ho – sinh tố
b) Kháng sinh – kháng viêm – giãn phế quản – sinh tố
c) Kháng sinh – giãn phế quản – điều trị triệu chứng nếu có
d) Hỗ trợ hô hấp – kháng sinh – điều trị hỗ trợ - điều trị triệu chứng
Câu 22. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường:

a) Chế độ ăn hợp lý, thuốc hạ đường huyết phối hợp Insulin
b) Chế độ ăn hợp lý, thuốc viên hạ đường huyết đối với đái tháo đường Type 2, Insulin đái tháo đường
Type 1
c) Thuốc viên hạ đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường Type 2, Insulin đối với bệnh nhân đái
tháo đường type 1 và hướng dẫn chế độ ăn hợp lý
d) Chế độ ăn hợp lý, tập thể dục, thuốc viên hạ đường huyết, Insulin
5. KHOA KHÁM BỆNH

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 10


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
Câu 1. Chẩn đoán xác định áp xe phổi giai đoạn nung mủ kín dựa vào:
a) Tiền sử, bệnh sử
b) Triệu chứng cơ năng
c) Triệu chứng tổng quát
d) Triệu chứng thực thể
e) X.Quang phổi
Câu 2. Dấu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán áp xe phổi là:
a) Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng
b) Hội chứng suy hô hấp cấp
c) Hội chứng đặc phổi không điển hình
d) Khạc mủ lượng nhiều, hay đàm hình đồng xu
e) Xét nghiệm vi khuẩn trong đàm và máu
Câu 3. Phương pháp tháo mủ đơn giản và có kết quả trong điều trị áp xe phổi là:
a) Dùng thuốc kích thích ho
b) Dùng các thuốc long đàm
c) Dẫn lưu tư thế

d) Hút mủ bằng ống thông qua khí quản
e) Chọc hút mủ thông qua thành lồng ngực
Câu 4. Giai đoạn toàn phát của viêm phổi thùy do phế cầu có đặc điểm:
a) Hội chứng nhiễm trùng giảm dần
b) Triệu chứng cơ năng không điển hình
c) Thường có tràn dịch màng phổi đi kèm
d) Hội chứng đông đặc phổi điển hình
e) Biểu hiện suy tim cấp
Câu 5. Chọn một câu đúng:
a) Càng cao tuổi thì nguy cơ bị bệnh THA càng cao.
b) Hầu hết các trường hợp THA đều có triệu chứng.
c) THA là do di truyền nên cách tốt nhất là dùng thuốc.
d) Muối biển có nhiều khoáng chất nên tốt cho THA.
e) Thừa cân không có liên quan gì đến THA
Câu 6. Số đo huyết áp nào dưới đây là tốt nhất (được lấy theo giá trị trung bình của 2 lần đo liên
tiếp tại một thời điểm):
a) 180/110mmHg
b) 140/80mmHg
c) 130/90mmHg
d) 120/80mmHg
e) 80/60mmHg
Câu 7. Đau ngực trong suy mạch vành có đặc điểm:
a) Đau vùng mỏm tim lan lên vai
b) Đau sau xương ức cảm giác nóng
c) Cảm giác vật nặng chẹn ngực vùng sau xương ức
d) Đau sau xương ức lan lên cổ có ựa hơi
e) Đau kéo dài khi nghỉ ngơi
Câu 8. Chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim dựa vào:
a) Tăng men GOT
b) Tăng men CK

c) Tăng men LDH
d) Chênh lên ST trên ECG
E. Chênh xuống ST trên ECG
Câu 9. Đau thắt ngực do suy mạch vành có đặc điểm:
a) Giảm đi khi làm gắng sức

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 11


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
b) Đau ở vùng mỏm tim
c) Đau ngực kéo dài
d) Đau ngực kiểu nóng bỏng
e) Cảm giác nặng tức vùng sau xương ức
Câu 10. Đau ngực trong viêm màng ngoài tim cấp:
a) Giảm bớt khi nằm ngửa
b) Giảm bớt khi nằm nghiêng
c) Giảm khi ho khó thở sâu
d) Giảm khi ngồi cúi ra trước
e) Tất cả đều đúng
Câu 11. Đau ngực do rối loạn thần kinh thực vật có đặc điểm:
a) Đau ngực sau xương ức
b) Đau như dao đâm
c) Đau ngực khi gắng sức
d) Đau ngực vùng mỏm tim
e) Đau ngực giảm với thuốc giãn mạch vành
Câu 12. Đau ngực trong nhồi máu cơ tim có đặc điểm:
a) Đau vùng mỏm tim khu trú

b) Đau cảm giác nóng sau xương ức
c)Cảm giác đau dử dội lan tỏa khắp ngực
d) Đau nóng sau xương ức lan lên cổ có ựa hơi
e) Đau ngắn <30 phút
Câu 13. Tràn khí màng phổi khác với nhồi máu cơ tim:
a) ECG có ST chênh lên
b) Có men Troponin I tăng
c)Gõ phổi vang
d) Đau ngực ít hơn
e) X quang thấy phổi mờ
Câu 14. Trẻ 3 tháng, bú sữa bò, tiêu chảy cấp có mất nước. Chế độ ăn của trẻ là:
a) Tiếp tục cho bú như cũ
b) Cho bú sữa pha loãng ½ trong 2 ngày
c)Ngừng cho bú sữa bò đến khi bù nước được 4 giờ.
d) Cho trẻ ăn cháo
e) b, c đúng
Câu 15. Tử vong trong tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do:
a) Mất nước
b) Sốt cao
c) Hạ đường máu
d) Sốc phản vệ
e) Xuất huyết
Câu 16. Chọn câu phù hợp nhất trong các xử trí sau đây khi trẻ bắt đầu bị tiêu chảy:
a) Hạn chế nước uống vì có thể làm tiêu chảy nặng thêm
b) Cho thuốc cầm tiêu chảy
c) Dùng ngay dung dịch ORS
d) Giảm cho bú mẹ hay cho ăn
e) Cho một liều kháng sinh
Câu 17. Trẻ bị tiêu chảy khi cho uống ORS bị nôn cần phải:
a) Ngưng cho uống ORS và thay bằng nước sôi để nguội96

b) Cho thuốc chống nôn
c) Chuyển sang chuyền tĩnh mạch
d) Đợi 10 phút sau và cho uống ORS chậm hơn
e) Cho uống nước cháo

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 12


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
Câu 18. Hướng dẫn nào dưới đây là không phù hợp với phác đồ điều trị B cho một trẻ > 6 tháng:
a) Ước tính lượng dung dịch ORS trong 4 giờ đầu bù dịch
b) Huớng dẫn bà mẹ cách cho uống dung dịch ORS
c) Ngưng cho ăn cháo trong 4 giờ đầu.
d) Hướng dẫn điều trị tiếp tục tại nhà theo phác đồ điều trị A sau khi bù đủ lượng dịch
e) Nhịn bú mẹ nếu trẻ còn bú.
Câu 19. Bệnh nguyên chính gây ra loét dạ dày tá tràng hiện nay là:
a) Do H.P.
b) Tăng tiết.
c) Tăng toan.
d) Giảm toan.
e) Thuốc kháng viêm không steroides.
Câu 20. Các thuốc nào sau đây có thể gây lóet dạ dày tá tràng:
a) Paracétamol.
b) Kháng viêm không stéroide.
c) Amoxicilline.
d) Chloramphénicol.
e) Tất cả các thuốc trên.
Câu 21. Phương tiện chính để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng hiên nay là:

a) Nội soi dạ dày tá tràng.
b) Xét nghiệm máu.
c) Phim dạ dày tá tràng có Baryte.
d) Đo lượng acid dạ dày.
e) Nghiệm pháp kích thích tiết dịch vị.
Câu 22. Xét nghiệm nào sau đây dùng để phát hiện H.P:
a) Widal.
b) Martin Petit.
c) Bordet Wasseman.
d) Waaler Rose
e) Clotest.
Câu 23. Phân biệt loét tá tràng và viêm đường mật cần dựa vào:
a) Vị trí đau.
b) Nội soi và siêu âm.
c) Liên hệ với bửa ăn.
d) Chụp phim bụng không sửa soạn.
e) CT Scanner bụng.
F. KHOA CCHS
Câu 1. Xử trí đầu tiên của sốc phản vệ:
a) Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên
b) Đặt nội khí quản, bóp bóng
c) Tiêm ngay Adrenaline ½ ống ở người lớn
d) a và c đúng.
Câu 2. Liều Methylprednisolone trong xử trí sốc phản vệ:
a) 4 – 6 ống/4 giờ
b) 1 – 2 mg/kg/1 giờ
c) 1 – 2 mg/kg/4 giờ
d) Tất cả câu trên đều đúng
Câu 3. Chẩn đoán hạ đường huyết khi xét nghiệm đường huyết ở mức:
a) Đường huyết > 120 mg/dl

b) Đường huyết < 40 mg/dl
c) Đường huyết < 70 mg/dl

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 13


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
d) b và c đúng
Câu 4. Chẩn đoán lâm sàng phù phổi cấp do tim dựa vào:
a) Khó thở xuất hiện đột ngột, diễn tiến nhanh
b) Ho ra bọt đờm hồng.
c) Phù chi (++)
d) a và b đúng
Câu 5. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp dựa vào:
a) Đau ngực (T) kiểu mạch vành.
b) Thay đổi trên ECG.
c) tăng men tim
d) Tất cả đều đúng
Câu 6. Trong nhồi máu cơ tim cấp, phân độ killip II khi có dấu hiệu:
a) Phù phổi cấp.
b) Sốc tim.
c) Ran ứ đọng < 1/3 phổi, tiếng ngựa phi T3 .
d) Tất cả đều đúng.
Câu 7. Chẩn đoán Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống dựa vào:
a) Huyết áp tâm thu tăng > 200 mgHg
b) Sốt ≥ 38oC hoặc hạ thân nhiệt < 36oC
c) Bạch cầu > 12.000/mm3 hoặc < 4.000/mm3
d) b và c đúng.

Câu 8. Chẩn đoán sốc nhiễm trùng dựa vào:
a) Nhiễm trùng huyết.
b) Suy chức năng tuần hoàn
c) Suy chức năng đa cơ quan.
d) Tất cả đều đúng.
Câu 9. Sử dụng thuốc vận mạch trong sốc nhiễm trùng:
a) Adrenaline là thuốc được lựa chọn đầu tiên.
b) Thuốc vận mạch chỉ được sử dụng khi đã bù đủ dịch mặc dù tụt huyết áp nặng.
c) Noradrenaline là thuốc được lựa chọn đầu tiên.
d) Tất cả đều đúng.
Câu 10. Điều trị đợt cấp COPD:
a) Ưu tiên dùng thuốc dãn phế quản đường khí dung.
b) Bắt buộc phải dùng thuốc dãn phế quản đường tĩnh mạch.
c) Thuốc đầu tay là corticoid.
d) Tất cả đều đúng.
Câu 11. Liều chết của Acetaminophen:
a) 10g
b) 15g
c) 1,5g
d) Không có liều chết.
Câu 12. Liều tấn công N-acetyl-cystein trong điều trị ngộ độc Acetaminophen:
a) 100 mg/kg
b) 150 mg/kg
c) 200 mg/kg
d) 250 mg/kg
Câu 13. Chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue dựa vào:
a) Mạch nhanh, nhẹ.
b) Huyết áp kẹp hoặc tụt.
c) Da lạnh, ẩm.
d) Tất cả đều đúng.

Câu 14. Trong sốt xuất huyết Denge nặng, tổng thương gan nặng khi:

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 14


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
a) AST, ALT ≥ 1000 u/l
b) AST, ALT > 500 u/l
c) AST, ALT > 100 u/l
d) Tất cả đều đúng.
Câu 15. Điều trị đầu tiên sốc sốt xuất huyết Dengue nặng:
a) Truyền tĩnh mạch LR 20ml/kg/giờ.
b) Bơm tĩnh mạch LR 20ml/kg/15 phút.
c) Bơm cao phân tử 20ml/kg/15 phút.
d) Truyền tĩnh mạch CPT 20 ml/kg/giờ.
Câu 16. Điều trị đầu tiên sốc sốt xuất huyết Dengue:
a) Lactate Ringer 15ml/kg/giờ trong 01 giờ.
b) Lactate Ringer 7ml/kg/giờ trong 01 giờ.
c) Cao phân tử 10ml/kg/giờ trong 01 giờ.
d) Tất cả đều đúng.
6. KHOA SẢN – DÂN SỐ KHHGĐ
Câu 1.Trong sự phát triển của thai,giai đoạn phôi thai kéo dài:
a)3 tháng đầu của thai kỳ.
b) 3 tuần đầu sau khi thụ tinh.
c) Từ tuần thứ 3 đến tuần 8 sau thụ tinh.
d) Từ tuần thứ 12 đến tuần 2 8 sau thụ tinh.
Câu 2. Sản phụ 30 tuổi, para 2002, lần này mang thai # 39 tuần(sa), HA 140/90 mmHg, BCTC: 30
cm, VB: 96 cm, tim thai # 136 l/p, đang chuyển dạ sanh, thuốc nào sau đây được dùng trong dự

phòng băng huyết sau sanh: chọn câu sai
a) Oxytocin.
b) Misoproston( Cytotec).
c) Duratocin.
d) Methyl Ergometrin.
Câu 3. Động mạch buồng trứng xuất phát từ động mạch nào sau đây:
a) Động mạch chủ bụng.
b) Động mạch chậu trong
c) Động mạch chậu ngoài
d) Động mạch chậu chung.
Câu 4.Cơ chế tránh thai của phương pháp tránh thai “ cho con bú vô kinh” là:
a) Ức chế phóng noãn
b) Diệt tinh trùng
c) Ngăn không cho tinh trùng gặp noãn
d) Ngăn trứng làm tổ trong buồng tử cung
Câu 5. Khi tư vấn phá thai cho khách hàng là vị thành niên, người tư vấn không nên:
a) Dành nhiều thời gian giải thích
b) Đảm bảo bí mật cho khách hàng
c) Tư vấn các biện pháp tránh thai
d)Chọn phương pháp phá thai cho khách hàng
Câu 6. Thời điểm tốt nhất đặt dụng cụ tử cung là:
a) Sau khi sạch kinh 3 ngày
b) Sau khi sạch kinh 7 ngày
c) Sau sạch kinh 10 ngày
d) Bất kỳ lúc nào
Câu 7. Chẩn đoán thiểu ối trên siêu âm:
a) Chỉ số ối < 5 cm
b) Xoang ối lớn nhất < 2 cm

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC


Page 15


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) Cần đạt cả 2 tiêu chuẩn trên
d) Chỉ cần một trong 2 tiêu chuẩn này
Câu 8.Vai trò của nước ối trong thai kỳ :
a) Giúp bảo vệ thai kỳ chấn thương từ bụng mẹ
b) Giúp dây rốn không bị chèn ép giữa thai và tử cung
c) Có thành phần để bảo vệ khỏi nhiễm trùng
d) Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 9. Xử trí đầu tiên khi chẩn đoán nhau bong non:
a) Mổ lấy thai ngay
b) Nếu thai đã chết thì cho sanh ngã âm đạo
c) Có thể dùng Oxytocin để thúc đẩy chuyển dạ
d) Xé rộng màng ối
Câu 10. Nguyên nhân vỡ tử cung trong chuyển dạ. Chọn câu sai
a) Bất xứng đầu chậu
b) Sử dụng Oxytocin không đúng
c) Thủ thuật lấy nhau khó khăn
d) Nhau cài răng lược
Câu 11. Điều vào sau đây đúng nhất với băng huyết sau sanh:
a) Xử trí lần lượt các bước cơ bản
b) Cố gắng một mình khắc phục tình trạng băng huyết
c) Nhanh chống tìm nguyên nhân băng huyết và giải quyết nguyên nhân
d) Cắt tử cung khi có tình trạng đờ tử cung
Câu 12. Theo Who chẩn đoán thiếu máu thai kỳ:
a) Hb < 11 g% và HCT < 37 %
b) Hb < 11 g% và HCT < 34 %

c) Hb < 10.5 g% và HCT < 34 %
d) Hb < 10.5 g% và HCT < 37%
Câu 13.Bệnh nhân có 14 tuần vô kinh, bề cao tử cung 8 cm , cổ tử cung mở 2cm, sờ thấy túi ối hình
quả lê. Chẩn đoán được nghĩ đến nhiều nhất là :
a) Hở eo tử cung
b) Dọa sanh non
c) Thai lưu
d) Sẩy thai khó tránh
Câu 14. Các nguyên nhân gây sanh non :
a) Tử cung dị dạng
b) Hở eo tử cung
c) Tiền căn sanh non
d) Ối vỡ non
Câu 15. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ số giới tính ?
a) Tuổi
b) Cơ cấu Dân số
c) Tình trạng lịch sử XH
d) Tình trạng sức khỏe cộng đồng
e) Câu a, c, d đúng
Câu 16. Thuốc cấy tránh thai trong bảng mã phương tiện tránh thai được quy định là?
a) Số 5
b) Số 6
c) Số 7
d) Số 8
Câu 17. Phát triển dân số tự nhiên được tính?
a) Số người chuyển đến – số người chuyển đi
b) Số sinh – số tử

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC


Page 16


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) (số sinh – số tử) + (số đến – số đi)
d) (số sinh + số tử + (số đến – số đi)
Câu 18. Tốc độ gia tăng dân số còn gọi là?
a) Tỷ suất tăng tự nhiên
b) Tỷ suất tăng cơ học
c) Tỷ suất gia tăng dân số
d) Câu a, b, c đều đúng
Câu 19. Chỉ số nào cho biết số con trung bình của một phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ?
a) Tỷ suất sinh thô
b) Tỷ suất sinh theo tuổi
c) Tổng tỷ suất sinh
d) Tỷ suất sinh chung
Câu 20. Chỉ số nào cho biết số con bình quân cho một phụ nữ ở tuổi sinh đẻ trong năm.
a) CBR
b) GFR
c) GRR
d) TFR
Câu 21. Khi đạt mức sinh thay thế, dân số tiếp tục gia tăng là do?
a) Kết hôn tăng
b) Mức chết giảm
c) Số phụ nữ đến tuổi đẻ tăng
d) Tuổi kết hôn giảm
Câu 22. Tỷ suất gia tăng dân số được tính như sau?
a) Tỷ suất sinh thô trừ tỷ suất trẻ thô
b) Số sinh trừ số chết
c) Tổng tỷ suất tăng tự nhiên và tỷ suất tăng cơ học

d) Số người chuyển đến trừ số người chuyển đi
Câu 23. Người có điều kiện là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ?
a) Người đến tạm trú
b) Việt kiều về thăm gia đình
c) Người thường xuyên cư trú tại hộ trên 6 tháng đã hoặc chưa đăng ký hộ khẩu thường trú
d) Người có đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng thực tế đã rời đi nơi khác trên 6 tháng
Câu 24. Dùng mốc là ngày 1/1 hàng năm để tính được tuổi gì?
a) Tuổi tròn
b) Tuổi đúng
c) Tuổi đạt
d) Tuổi thực
7. KHOA YTCC - DD
Câu 1. Biểu hiện chính của bệnh Phong là:
a) Bàn tay không có “ Cơ trái chanh”.
b) Da bị lỡ loét, nhiều chất nhầy mũ.
c) Tổn thương đặc thù da và thần kinh.
d) Cả a, b,c đều sai.
Câu 2. Đặc thù của tổn thương da trong bệnh Phong là:
a) Vùng da thay đổi màu và ngứa.
b) Vùng da thay đổi màu và đau.
c) Vùng da thay đổi màu và giảm cảm giác.
d) Vùng da thay đổi màu và mất cảm giác.
Câu 3. Đặc thù của tổn thương thần kinh trong bệnh Phong là:
a) Gây mất cảm giác
.
b) Gây yếu, liệt cơ.

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 17



Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) Gây tàn tật, hư hại tay - chân - mắt.
d) Cả a, b, c đều đúng.
Câu 4. Điều trị bệnh Phong hiện nay:
a) Chưa có thuốc điều trị.
b) Có thuốc điều trị nhưng hiệu quả thấp.
c) Bệnh nan y, không thể điều trị khỏi.
d) Đã có thuốc điều trị hiệu quả, khỏi bệnh.
Câu 5. Viêm da tiếp xúc có đặc điểm :
a) Không tái phát nếu không tiếp xúc lại với vật gây dị ứng
b) Giới hạn không rõ
c) Không viêm nhiễm
d) Khu trú ở vùng kín
e) Tăng khi thời tiết thay đổi.
Câu 6. Thuốc nào sau đây được dùng điều trị tại chỗ trong giai đoạn mạn của bệnh viêm da:
a) Mỡ Salycylé.
b) Kem Acyclovir.
c) Mỡ Ketoconazole.
d) Hồ nước.
e) Dung dịch Eosine.
Câu 7. Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở:
a) Mặt duỗi các chi.
b) Vùng da hở.
c) Các kẽ ngón tay chân.
d) Quanh các hốc tự nhiên.
e) Ở bẹn và mông.
Câu 8. Chẩn đoán xác định viêm da:
a) Tổn thương cơ bản là mụn nước.

b) Mụn nước tập trung thành từng đám, từng mảng.
c) Ngứa và chảy nước.
d) Bệnh hay tái phát và dai dẳng.
e) Tất cả đều đúng.
Câu 9. Ở nữ giới thời gian ủ bệnh khi nhiễm lậu cầu là :
a) 1 - 5 ngày
b) b.2 - 7 ngày
c) 3 - 8 ngày
d) 8 - 14 ngày
e) Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 10. Đặc trưng của bệnh vảy nến là :
a) Sự thành lập mụn nước
b) Sự thành lập bọng nước.
c) Sự tăng sinh tế bào ở lớp bì.
d) Sự tăng sinh tế bào ở lớp thượng bì.
e) Sự tăng sinh tế bào ở lớp thượng bì và lớp bì
Câu 11. Săng giang mai:
a) Loét và đau dữ dội
b) Lở, sạch và đau dữ dội
c) Loét, sưng hạch vệ tinh
d) Xuất hiện từ 30 đến 45 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh
e) Lở, đáy sạch, không đau, tự khỏi.
Câu12. Triệu chứng điển hình của bệnh lao là:
a) Đau tức ngực, ho kéo dài hơn 2 tuần
b) Ho kéo dài hơn 2 tuần

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 18



Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) Ho khạc đờm kéo dài hơn 2 tuần, điều trị kháng sinh không hiệu quả
d) Sốt, sụt cân, ho kéo dài hơn 2 tuần
e) Sốt nhẹ, sụt cân, ho kéo dài hơn 2 tuần
f) X quang phổi có nốt mờ vùng đỉnh phổi, xét nghiệm đờm (+)
Câu13. Cận lâm sàng nào giúp chẩn đoán xác định bệnh lao?
a) Xét nghiệm đờm (-)
b) Chụp X-quang phổi có nốt mờ vùng đỉnh phổi, kết hợp triệu chứng lâm sàng
c) Xét nghiệm đờm (-), Chụp X-quang phổi có nốt mờ vùng đỉnh phổi
d) Xét nghiệm đờm (+), Chụp X-quang phổi không có tổn thương ở phổi
Câu 14. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh động kinh:
a) Cơn co giật điển hình
b) Đo EEG ghi nhận sóng động kinh
c) Cơn co giật kéo dài trên 6 phút
d) Câu a,b đều đúng
e) Câu b,c đều sai.
Câu 15. Tiêu chuẩn điều trị bệnh động kinh:
a) 1 cơn co giật điển hình/ 12 tháng
b) 2 cơn co giật điển hình/ 12 tháng
c) Đo EEG ghi nhận sóng động kinh
d) 1 cơn co giật điển hình/ 12 tháng và kèm đo EEG ghi nhận sóng động kinh
Câu16. Triệu chứng bệnh trầm cảm:
a) Giảm khí sắc
b) Mất mọi quan tâm thích thú
c) Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm
d) Giảm tâp trung chú ý
e) Rối loạn giấc ngủ
f) Nhìn vào tương lai ảm đạm
g) Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát

h) a,b,c đều đúng
g) a,b,c,d,g đều đúng
i) Tất cả đều đúng
Câu17. Triệu chứng biểu hiện của bệnh Tâm thần phân liệt
a) Hoang tưởng bị hại
b) Rối loạn hành vi tác phong
c) Rối loạn tư duy
d) Rối loạn cảm xúc
e) Giảm hoặc mất trí nhớ
f) a,b,c đều đúng
g) b,c,d đều đúng
h) a,b,c,e đều đúng
i) Tất cả đều đúng
Câu18. Nguyên tắc điều trị thuốc động kinh:
a) Điều trị theo tính chất cơn co giật
b) Điều trị theo phác đồ
c) Điều trị theo số lần cơn co giật
Câu 19. Liều thuốc điều trị động kinh:
a) Liều trẻ em thấp hơn liều người lớn
b) Liều trẻ em cao hơn liều người lớn
c) Liều trẻ em bằng hơn liều người lớn
Câu 20. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mắt hột:
a) 3 hột ở mi dưới
b) 4 hột ở mi dưới

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 19



Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
c) 5 hột ở mi dưới
d) 4 hột ở mi trên
e) 4 hột ở mi trên
8. KHOA AN TOÀN THỰC PHẨM
Câu 1. Thực phẩm là gì?
a) Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo
quản
b)Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống, hút đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản
Câu 2. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe:
a) Định kỳ ít nhất 2 lần /năm
b) Định kỳ ít nhất 1 lần /năm
c) Chỉ thực hiện theo yêu cầu của đoàn kiểm tra
Câu 3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu
năm?
a) 1 năm
b) 3 năm
c) 5 năm
Câu 4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?
a) 1 năm
b) 3 năm
c) 5 năm
Câu 5. Yêu cầu về nguồn nước sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm?
a) Nước sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật (số 01:
2009/BYT) đối với nước ăn uống
b) Nước sử dụng để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phảiphù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật
(số 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt
c) Cả 2 trường hợp trên
Câu 6. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?
a) Được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

b) Đủ điều kiện về sức khỏe để sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định
c) Cả 2 trường hợp hợp trên
Câu 7. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe:
a) Định kỳ ít nhất 2 lần /năm
b) Định kỳ ít nhất 1 lần /năm
c) Chỉ thực hiện theo yêu cầu của đoàn kiểm tra
Câu 8. Cơ quan y tế cấp nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất/kinh doanh
thực phẩm?
a) Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên
b) Bất kỳ cơ sở y tế nào
Câu 9. Những đối tượng nào khi tham gia sản xuất thực phẩm giấy xác nhận kiến thức ATTP?
a) Chủ cơ sở sản xuất thực phẩm
b) Người lao động trực tiếp sản xuất
c) Cả 2 trường hợp trên
Câu 10. Kho bảo quản thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng:
a) Theo quy định của nhà sản xuất
b) Theo điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh
Câu 11.Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây?
a) Chủ động kinh doanh sau khi đã thông báo cơ quan chức năng
b) Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
c) Chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 20


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
Câu 12. Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây?
a) Điều kiện về cơ sở

b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ
c) Điều kiện về con người
d) Cả 3 trường hợp trên
Câu 13. Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải thực hiện
a) Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm
b) Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh
c) Cả hai trường hợp trên
Câu 14.Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến không được
a) Khạc nhổ
b) Ăn kẹo cao su
c) Cả hai trường hợp trên
Câu 15. Người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia
sản xuất, chế biến thực phẩm không ?
a) Có
b) Không
Câu 16. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa,
bị tiêu chảy cấp có được tiếp tục làm việc hay không?
a) Vẫn làm việc bình thường
b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc
Câu 17. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh viêm nhiễm trùng cấp tính có được
tiếp tục làm việc hay không?
a) Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang
b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc
Câu 18. Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến thực phẩm có được đeo đồng
hồ, nhẫn và các đồ trang sức khác không?
a) Có
b) Không
Câu 19. Các biểu hiện chủ yếu nào sau đây thì được cho là bị ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị ôi
thiu?
a) Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu

b) Ho, sổ mũi, khó thở, hắt hơi, đau đầu
Câu 20. Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây?
a) Điều kiện về cơ sở
b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ
c) Điều kiện về con người
d) Cả 3 trường hợp trên
Câu 21. Nguy cơ thực phẩm bị ô nhiễm là do yếu tố nào?
a) Hóa học
b) Sinh học
c) Vật lý
d) Cả 3 trường hợp trên
Câu 22. Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào?
a) Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm
b) Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh
c) Từ nguyên liệu bị ô nhiễm
d) Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh
e) Cả 4 trường hợp trên
Câu 23.Bảo quản thực phẩm không đúng quy định của nhà sản xuất có thể gây nên những tác hại gì
?
a) Ô nhiễm thực phẩm

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 21


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
b) Giảm chất lượng thực phẩm
c) Cả 2 trường hợp trên
9. KHOA XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Câu 1. Siêu âm thường cho phép đánh giá:
a) U xương
b) Thoái hóa giai đoạn sớm.
c) Tổn thương phần mềm.
d) Gãy xương.
Câu 2. Dị vật gỗ trong mô mềm, kỷ thuật hình ảnh nào sau đây không dùng:
a) Siêu âm
b) Chụp X quang.
c) CT Scan.
d) MRI
Câu 3. Chẩn đoán xác định tràn dịch màng ngoài tim hiện nay thường dùng:
a) Chụp cộng hưởng từ
b) Chụp X quang thường qui
c) Chụp cắt lớp vi tính
d) Siêu âm 2D
Câu 4. Điều hiểu biết nào sau đây về khả năng của siêu âm là không đúng:
a) Chẩn đoán được sỏi thận cản quang hoặc sỏi không cản quang
b) Đo được kích thước thận và bề dày nhu mô thận.
c) Đánh giá mức độ suy thận dựa vào mức độ teo nhu mô thận.
d) Thấy sỏi ở đài bể thận; đoạn đầu, đoạn cuối niệu quản; bàng quang.
Câu 5. Giá trị của siêu âm góp phần đánh giá, định hướng xác định có “ Dấu hiệu cảnh báo” trên
bệnh nhân Sốt xuất huyết, câu nào sau đây là đúng nhất:
a) Siêu âm xem bàng quang có nước tiểu hay không có nước tiểu để đánh giá lượng nước bệnh nhân uống
vào.
b) Tìm bệnh lý đi kèm.
c) Tìm dịch tự do trong ổ bụng.
d) Xem nhu mô gan có bị tổn thương do sử dụng nhiều thuốc hạ sốt Paracetamol hay không.
Câu 6. Hình ảnh viêm xoang trên phim khi thấy:
a) Dày vách xoang
b) Mờ xoang toàn bộ

c) Tụ dịch trong xoang
d) Tất cả đều đúng
Câu 7. Thường chỉ định chụp x quang xương hộp sọ khi:
a) Chấn thương sọ não
b) Đau đầu, động kinh
c) Bệnh nhân yêu cầu
d) Trẻ em dưới 9 tuổi
Câu 8. Trên phim x quang cột sống thắt lưng ta có thể thấy được:
a) Gãy xương cột sống
b) Trượt, xẹp thân đốt sống
c) Viêm tuỷ sống
d) Gai xương cột sống.
e) a, b, c đều đúng
f) a, b, d đều đúng
Câu 9. Trên phim x quang bụng đứng không chuẩn bị ta thấy được gì:
a) Liềm hơi dưới cơ hoành
b) Mức nước hơi, quai ruột dãn
c) Viêm dạ dày

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 22


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
d) Cơn đau quặn thận
e) A, B đúng
f) Tất cả đều đúng
Câu 10. Bệnh lý không bị nhầm với Lao phổi:
a) Viêm phổi

b) U phổi
c) Tràn dịch màng phổi
d) Áp xe phổi
Câu 11. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về mục đíchchỉ định xét nghiệm “Tổng phân tích tế
bào máu ngoại vi bằng máy đếm tự động”?
a) Kiểm tra sức khỏe tổng quát
b) Để đánh giá tình trạng viêm/nhiễm trùng.
c) Chẩn đoán một số bệnh lý về máu.
d) Để khảo sát hình thái tế bào non, hình dạng tế bào bất thường.
Câu 12. Trên một kết quả xét nghiệm bệnh nhân có thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc thì các bệnh
lý nàocó thể xảy ra và chỉ định xét nghiệm cần yêu cầu để chẩn đoán xác định là gì :
a.Thiếu máu thiếu sắt, định lượng sắt huyết thanh, Ferritin, Tranferin, điện di Hemoglobin.
b. Bệnh lý Thalassemia, định lượng sắt huyết thanh, Ferritin, Tranferin, điện di Hemoglobin.
c. Thiếu vitamin B12, định lượng vitamin B12, điện di Hemoglobin.
d. Thiếu Acid Folic, định lượng Acid Folic, điện di Hemoglobin.
Các nhận định ĐÚNG là:
a) a và c đúng
b) a và b đúng
c) a, b và c đúng
d) Tất cả đều đúng
Câu 13. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng hay hạ Kali máu (theo Quyết định 1493/QĐ-BYT ngày
22/4/2015), chọn câu ĐÚNG:
a) Tăng khi Kali ≥ 5.50 mmol/L, hạ khi kali ≤ 3.50 mmol/L
b) Tăng khi Kali ≥ 5.00 mmol/L, hạ khi kali ≤ 3.50 mmol/l
c) Tăng khi Kali ≥ 5.35 mmol/L, hạ khi kali ≤ 3.00 mmol/L
d) Tăng khi Kali ≥ 5.55 mmol/L, hạ khi kali ≤ 3.55 mmol/L
Câu 14. Tiêu chuẩn nào sau đây dùng để chẩn đoán bệnh lý Đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo
đường Mỹ- ADA/Quyết định 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017), chọn câu SAI:
a) Glucose huyết tương lúc đói 2 lần (cách nhau 1 – 7 ngày)≥ 126 mg/dL (hay 7.0 mmol/L).
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g 2 lần

(cách nhau 1 – 7 ngày) ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L)
c) HbA1C ≥ 6.5% (hay 48 mmol/mol). Xét nghiệm này thực hiện ở tất cả các phòng xét nghiệm.
d) Glucose huyết ở thời điểm bất kỳ 2 lần (cách nhau 1 – 7 ngày) ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L).
e) Câu A, B, D đúng.
Câu 15. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý Hạ calci huyết (theo Quyết định số 3879/QĐ – BYT ngày
30/9/2014) khi nồng độ Calci toàn phần:
a)< 2.2 mmol/L
b) ≤ 2.0 mmol/L
c) < 2.16 mmol/L
d) ≤ 2.15 mmol/L
Câu 16. Các xét nghiệm nào sau đây dùng để đánh giá chức năng gan, ngoại trừ:
a) Bilirubin liên hợp, Bilirubin toàn phần, Bilirubin không liên hợp
b) NH3 (amoniac) máu
c) Cholesterol máu
d) Fibrinogen
e) Tỷ lệ prothrombin (TP)
f) γGT(Gamma-glutamyl Transpeptidase)

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 23


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
g) Định lượng vitamin D
Câu 17. Một bệnh nhân nữ 48 tháng tuổi đến xét nghiệm tại TTYT thị xã Tân Uyên và có kết quả
xét nghiệm công thức máu với kết quả dòng hồng cầu như sau:RBC: 3.25 x 10 6/mm3 (3.8 – 4.2 x
106/mm3), HGB: 7.7 g/dL (11.2 – 15.3 g/dL), Hct: 22.6 % (33 – 48 %) , MCV = 70 fL (78 – 95 fL),
MCH = 23.7 pg (30 – 34 pg), MCHC = 29.6 g/dL (32 – 35 g/dL).
Nhận định nào sau đây về kết quả trên là ĐÚNG:

a) Bệnh nhân thiếu máu mức độ trung bình, hồng cầu nhỏ, nhược sắc
b) Bệnh nhân thiếu máu mức độ trung bình, hồng cầu nhỏ, đẳng sắc.
c) Bệnh nhân thiếu máu mức độ nặng, hồng cầu nhỏ, nhược sắc.
d) Bệnh nhân thiếu máu mức độ nặng, hồng cầu nhỏ, đẳng sắc.
Câu 18. Một bệnh nhân nam 20 tuổi được chẩn đoán lâm sàng là “nhiễm trùng vết thương chân P”,
kết quả xét nghiệm WBC = 2.3 x 103/mm3 (4.0 – 10.0 x 103/mm3). Kết quả trên có phù hợp với lâm
sàng hay không?
a) Có
b) Không
10. PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Câu 1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm
bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau, Chọn câu sai:
a) Khiển trách
b) Cảnh cáo
c) Buộc thôi việc
d) Cách chức
Câu 2. Điền khuyết
Hướng dẫn đối với người bệnh, người nhà người bệnh:
a) Tôn trọng cán bộ nhân viên y tế;
b) Giữ gìn an ninh, trật tự, thực hiện nội quy nếp sống vệ sinh trong Bệnh viện;
c) Cập nhật thông tin về truyền thông giáo dục sức khỏe của Bệnh viện;
d) ………………………………………………………………………;
11. KHOA NGOẠI TỔNG HỢP
Câu 1. Điền câu thích hợp theo số và chữ:
a. Vùng rốn
b. Vùng thượng vị
c. Vùng hạ vị
d. Hạ sườn phải
e. Hạ sườn trái
f. Hố chậu phải

g. Hố chậu trái
h. Hông bụng phải
i. Hông lưng trái
j. Mạn mở phải
k. Mạn mở trái

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 24


Đại cương on thi sát hạch bác sĩ
Câu 2. Chọn câu đúng nhất:
Bệnh nhân đang làm làm việc bị đau bụng đột ngột từ hố thắt lưng(hố thận) đau dữ dội, quặn thắt, kèm
đau lan xuống mạn mỡ, xuống hạ vị, xuống bìu, kèm tiểu lắt nhắt. Được bác sĩ cấp cứu khám lâm sàng
khám ấn đau điểm sườn lưng, sườn thắt lưng, đau điểm niệu quản trên và giữa, làm nghiệp pháp rung thận
bệnh nhân đau chói. Bác sĩ chẩn đón cơn đau quặn thận. Điều trị ưu tiên là thuốc:
a) Giảm đau paracetamol hoặc diclofenac hoặc meloxicam kết hợp với giảm đau cơ trơn buscopan hoặc
Nos-pa
b) Kháng sinh kết hợp thuốc sát khuẩn niệu
c) Cả hai đều đúng
d) Cả hai đều sai
Câu 3. Chọn câu đúng nhất:
Bệnh nhân nữ 30 tuổi, bị trợt té, chóng tay, sưng đau, biến dạng vùng cổ tay, hạn chế vận động cổ tay
Khám: Ấn chẩn đau chói đầu dưới xương quay, sờ cảm giác chạm đầu xương gãy và tiếng lạo xạo xương
Chụp XQ: thấy hình ảnh gãy đầu dưới xương quay
Lựa chọn phương pháp điều trị chủ yếu:
a) Phẫu thuật
b) Nắn bó bột
c) Chuyển viện

d) Để tự lành
Câu 4:
Bệnh nhân nhi 3 tuổi chạy chơi: té, sưng đau, biến dạng đùi phải, hạn chế vận động đùi phải
Khám: ấn chẩn đùi phải có điểm đau chói 1/3 giữa đùi phải
Chụp XQ thấy hình ảnh gãy đùi phải gập góc nhẹ <15o
Xử trí chủ yếu là
a) Phẫu thuật
b) Nắn bó bột
c) Chuyển viện
d) Để tự lành
Câu 5:
Trong khám thận: nghiệm pháp rung thận được làm như sau (chon câu đúng nhất)
a) Đặt bàn tay trái áp vô mạng sườn trên hố thận dùng cạnh bàn tay phải gõ tác động lên bàn tay trái một
lực vừa phải. Rung thận dươngtính khi bệnh nhân kêu đau tức nhiều
b) Dùng lòng bàn tay vỗ trực tiếp trên mạng sườn chổ trên hố thận và bệnh nhân kêu đau chói dữ dội khi
rung thận dươngtính
Câu 6:
Bệnh nhân đau bụng cấp trên 12 giờ kèm theo: ói mữa nhiều; có dấu rắn bò trên bụng, bí trung đại tiện từ
lúc đau đến giờ
Chụp XQ bụng đứng không sữa soạn thấy có nhiều mực nước hơi
Dựa vào hình ảnh mực nước hơi gợi ý cho bác sĩ chẩn đóan về vị trí tắc.
a) Hình ảnh mực nước hơi dạng vòm thấp chân rộng là tắc ruột non (ruột cao)
b) Hình ảnh mực nước hơi có dạng vòm cao chân hẹp là tắt ruột già (ruột thấp)
c) Cả hai đều sai
d) Cả hai đều đúng
Câu 7:
Trong khám bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp thể điển hình, bệnh nhân thường đau rõ và có phản ứng
thành bụng ở điểm mac buney và vị trí của điểm này là.
a) Điểm 1/3 trong đường nối từ gai chậu trước trên đến rốn.
b) Điểm 1/3 giữa đường nối từ gai chậu trước trên đến rốn.

c) Điểm 1/3 ngoài đường nối từ gai chậu trước trên đến rốn.
d) Cả 3 điểm trên đều đúng

TÀI LIỆU Y HỌC 123DOC

Page 25


×