Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo án Tiếng Việt 1_ Tuần 3_Kết nối tri thức với cuộc sống_Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.59 KB, 22 trang )

/>
TIẾNG VIỆT 1 - TUẦN 3 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (PHƯƠNG)

TUẦN 3
BÀI 11. I i K k
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nhận biết và đọc đúng các âm i, k; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm i,
k; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng chữ i, k; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ i, k.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm i, k có trong bài học.
- Phát triển kĩ năng nói lời giới thiệu, làm quen.
- Phát triển kĩ năng nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. 1.
Tranh Nam đang vẽ, bức vẽ sắp hoàn thành; 2. Tranh một con kì đà đang bò ở kẽ đá;
3. Tranh Nam và một bạn khác đang nói chuyện, làm quen với nhau ở hành lang lớp
học
3. Thái độ: Cảm nhận được tình cảm bạn bè khi được cùng học, cùng chơi, cùng trò
chuyện.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Đoàn kết, yêu quý bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của các âm i, k; cấu tạo và cách viết các
chữ i, k.
- Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của
những từ ngữ này.


- Hiểu về loài động vật được giới thiệu trong bài: Kì đà là một loài bò sát,
thường sống ở những vùng rửng rậm gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, các cù
lao, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những
1


hốc cây, kẽ đá. Chúng thường bắt chuột, bọ, ếch, nhá, cá làm thức ăn. Kì đà leo trèo
rất giỏi, đặc biệt là leo trên đá, trên cây.
2. Phương tiện dạy học:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); bộ thẻ chữ.
- HS: Bộ thẻ chữ.
3. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ khởi động (3 phút)
Tổ chức cho HS múa hát bài Thể dục
buổi sáng
2. HĐ nhận biết (5 phút)
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời
câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

Cả lớp thực hiện.


- Quan sát tranh.
- Một số HS trả lời: Bạn nhỏ đang vẽ con
kì đà.

- Đọc câu nhận biết: Nam vẽ kì đà.
- Đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì
dừng lại để HS đọc theo: Nam vẽ/ kì đà.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số
lần: Nam vẽ/ kì đà.
- Giúp HS nhận biết tiếng có âm i, k; giới
thiệu chữ ghi âm i, k.
3. HĐ đọc (20 phút)
a. Đọc âm
* Đọc âm i
- Đưa chữ ghi âm i lên bảng để giúp HS
nhận biết chữ mới trong bài học.
- Đọc mẫu âm i.

- Đọc theo GV.
- Lớp đọc theo.
- Lắng nghe.

- Quan sát.

- Một số HS đọc âm i, sau đó từng nhóm
và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
* Đọc âm k
Quy trình giống với quy trình đọc âm i.
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu

- Giới thiệu mô hình tiếng mẫu ki, kì

- Quan sát.
- Một số HS đánh vần tiếng mẫu ki, kì
2


(cờ - i – ki; cờ - i – ki – huyền – kì).
- Cả lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
Lưu ý HS, c (xê) và k (ca) đều đọc là
“cờ”. Âm “cờ” viết là k (ca) khi âm này
đứng trước i, e, ê; viết là c (xê) khi âm
này đứng trước các âm còn lại.
- GV khuyến khích HS vận dụng mô
hình tiếng đã học để nhận biết mô hình
và đọc thành tiếng ki, kì.

- Một số HS đọc trơn tiếng mẫu.
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

* Đọc tiếng trong SHS
 Đọc tiếng chứa i
- Đưa các tiếng chứa i yêu cầu HS tìm
điểm chung: kí, kỉ, kĩ.
- Đánh vần các tiếng có cùng âm i đang
học: kí, kỉ, kĩ.

+ Cùng chứa âm i.
- Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có
cùng âm i đang học.


- Đọc trơn các tiếng có cùng âm i đang
học: kí, kỉ, kĩ.

- Một số HS đọc trơn các tiếng có cùng
âm i đang học.

 Đọc tiếng chứa âm k
Quy trình tương tự với quy trình đọc
tiếng chứa âm i.
- Đọc trơn các tiếng chứa âm i, k đang
học: kè, kẻ, kệ; kí, kỉ, kĩ.

- Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3
– 4 tiếng có cả hai âm.
- Một số HS đọc tất cả các tiếng.

* Ghép chữ cái tạo tiếng
- Tự tạo các tiếng có chữ i:
+ Tìm chữ b ghép với chữ i và dấu sắc
để tạo tiếng bí.
+ Tìm chữ đ ghép với chữ i để tạo tiếng
đi.
+ Tìm chữ k ghép với chữ i và dấu huyền
để tạo tiếng kì.
- Phân tích tiếng.
- Một số HS nêu lại cách ghép.
- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng
mới ghép được.
3



c. Đọc từ ngữ
- Đưa tranh minh họa cho từ ngữ: bí đỏ
- Nói tên sự vật trong tranh.
- Cho từ bí đỏ xuất hiện dưới tranh.

- Quan sát.
- Tranh vẽ quả bí đỏ.
- Phân tích và đánh vần tiếng bí, đọc trơn
tiếng bí, đọc trơn từ ngữ bí đỏ.

- Thực hiện các bước tương tự đối với kẻ
ô, đi đò, kì đà.
- Đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ
ngữ. 3-4 lượt HS đọc.
- Một số HS đọc trơn các từ ngữ.
- Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Đọc: bí đỏ, kẻ ô, đi đò, kì đà.

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng
thanh một lần.

4. HĐ viết bảng (7 phút)
- Đưa mẫu chữ i, k và hướng dẫn HS
quan sát.
- Quan sát mẫu.
- Viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và
cách viết chữ i, k.

- Viết vào bảng con i, k và kẻ, kì
- Nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- Nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- Quan sát và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5. HĐ viết vở (5 phút)
- Tô và viết vào vở Tập viết 1, tập một
các chữ i, k; các từ hồ, le le.
- Quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp
khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng
cách.
- Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
6. HĐ đọc câu (15 phút)
- Đọc thầm cả câu “Kì đà bò ở kẽ đá”.
Tìm tiếng có các âm i, k.
- Đọc mẫu cả câu.
- Giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).

- Đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân và
nhóm).
4


- Lớp đọc đồng thanh theo GV.
- Trả lời câu hỏi về nội dung:
+ Kì đà bò ở kẽ đá.


- Nêu nội dung tranh:
+ Kì đà bò ở đâu?...
7. HĐ nói theo tranh (10 phút)
- Cho HS quan sát tranh.
- Đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:
+ Các em nhìn thấy những ai trong
tranh?
+ Những người ấy đang ở đâu?
+ Họ đang làm gì?

- Quan sát tranh
- Một số HS trả lời:
+ Các bạn HS.
+ Các bạn ấy đang ở trường học.
+ Các bạn đang nói chuyện với nhau
ngoài hành lang.

- Giới thiệu nội dung tranh: Nam và một
bạn nam khác đang đứng nói chuyện,
làm quen với nhau ở hành lang giữa hai
lớp học.
- Tổ chức cho các nhóm đóng vai

- Chia nhóm, đóng vai: 1 HS đóng vai
Nam, 1 HS đóng vai bạn còn lại. Bạn hỏi
(ví dụ: Bạn tên gì? Bạn học lớp nào?...),
Nam trả lời (tự giới thiệu bản thân mình).
- Đại diện 1-2 nhóm đóng vai trước cả
lớp.


- GV và HS nhận xét.
8. HĐ củng cố (5 phút)
- Tìm một số từ ngữ có âm i, k và đặt câu
với từ ngữ tìm được.
- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và
động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở
nhà.

BÀI 12. H h L l
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nhận biết và đọc đúng các âm h, l; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm h,
l; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học.
- Viết đúng chữ h, l; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ h, l.
5


2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm h, l có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm cây cối.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh
minh họa: 1. Tranh le le bơi trên hồ; 2. Tranh khung cảnh gia đình, em bé 1-2 tuổi,
mẹ bế bé, bà cầm lá hẹ để làm thuốc ho cho bé; 3. Tranh về một số oài cây.
3. Thái độ: Cảm nhận được tình cảm gia đình (qua tình yêu và sự chăm sóc của bà
và mẹ với bé), tình yêu đối với cây cỏ, thiên nhiên.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn

đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Yêu quý gia đình; yêu cây cỏ, thiên nhiên.
* Tích hợp GDKNS, GDBVMT: Biết được, trồng nhiều cây cối ngoài việc giúp bầu
không khí trong lành mà nó còn cung cấp nhiều loại quả cho con người.
II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững cách phát âm của các âm h, l; cấu tạo và cách viết các chữ h, l;
nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Chú ý cách phát âm âm l, tránh nhầm lẫn với âm n (hiện tượng tồn tại ở
nhiều địa phương thuộc Bắc Bộ).
- Hiểu về công dụng của lá hẹ là một loài cây chữa ho cho các em bé (theo
kinh nghiệm dân gian).
2. Phương tiện dạy học:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); bộ thẻ chữ.
- HS: Bộ thẻ chữ.
3. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ khởi động (3 phút)
Tìm tiếng có i, k qua trò chơi “Truyền
điện”.
2. HĐ nhận biết (5 phút)

- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu
hỏi:

Một HS tìm tiếng kì, sau đó chỉ định bạn
tìm tiếp, ...

- Quan sát tranh.
- Một số HS trả lời:
+ Đàn le le đang bơi trên hồ.

+ Em thấy gì trong tranh?
6


- Đọc câu nhận biết: Le le bơi trên hồ.
- Đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì
dừng lại để HS đọc theo: Le le bơi/ trên
hồ.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số
lần: Le le bơi/ trên hồ.
- Giúp HS nhận biết tiếng có âm h, l; giới
thiệu chữ ghi âm h, l.
3. HĐ đọc (20 phút)
a. Đọc âm
* Đọc âm h
- Đưa chữ ghi âm h lên bảng để giúp HS
nhận biết chữ mới trong bài học.
- Đọc mẫu âm h.

- Đọc theo GV.


- Lớp đọc theo.
- Lắng nghe.

- Quan sát.
- Một số HS đọc âm h, sau đó từng nhóm
và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

* Đọc âm l
Quy trình giống với quy trình đọc âm h.
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu
- Giới thiệu mô hình tiếng mẫu hồ, le
- Một số HS đánh vần tiếng mẫu hồ, le
(hờ - ô – hô – huyền – hồ; lờ - e - le).
- Cả lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
- Khuyến khích HS vận dụng mô hình
tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc
thành tiếng hồ, le.
- Một số HS đọc trơn tiếng mẫu.
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
* Đọc tiếng trong SHS
 Đọc tiếng chứa h
- Đưa các tiếng chứa âm h yêu cầu HS
+ Cùng chứa âm h.
tìm điểm chung: hé, ho, hổ.
- Đánh vần các tiếng có cùng âm h đang
- Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có
học: hé, ho, hổ.
cùng âm h đang học.

- Đọc trơn các tiếng có cùng âm h đang
- Một số HS đọc trơn các tiếng có cùng
học: hé, ho, hổ.
âm h đang học.
 Đọc tiếng chứa âm l
7


Quy trình tương tự với quy trình đọc
tiếng chứa âm h.
- Đọc trơn các tiếng chứa âm h, l đang
học: hé, ho, hổ; li, lọ, lỡ.

- Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3
– 4 tiếng có cả hai âm.
- Một số HS đọc tất cả các tiếng.

* Ghép chữ cái tạo tiếng
- Tự tạo các tiếng có chữ h, l:
+ Tìm chữ l ghép với chữ a và dấu sắc để
tạo tiếng lá.
+ Tìm chữ l ghép với chữ e để tạo tiếng
le.
+ Tìm chữ h ghép với chữ ô và dấu
huyền để tạo tiếng hồ.
+ Tìm chữ h ghép với chữ ô và dấu sắc
để tạo tiếng hố.
- Phân tích tiếng, 2-3
- Nêu lại cách ghép.
- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng

mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- Đưa tranh minh họa cho từ ngữ: lá đỏ.
- Nói tên sự vật trong tranh.
- Cho từ lá đỏ xuất hiện dưới tranh.

- Quan sát tranh.
- Tranh vẽ cái lá đỏ.
- Phân tích và đánh vần tiếng lá, đọc trơn
tiếng lá, đọc trơn từ ngữ lá đỏ.

- GV thực hiện các bước tương tự đối với
bờ hồ, cá hố, le le.
- Đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ
ngữ. 3-4 lượt HS đọc.
- Một số HS đọc trơn các từ ngữ.
- Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Đọc: lá đỏ, bờ hồ, cá hố, le le.

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng
thanh một lần.

4. HĐ viết bảng (7 phút)
- Giới thiệu chữ h, l và hướng dẫn HS
- Quan sát.
quan sát.
- Viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và
cách viết chữ h, l.
8



- Viết vào bảng con h, l và hồ, le.
- Nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- Nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- Quan sát và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5. HĐ viết vở (5 phút)
- Tô và viết vào vở Tập viết 1, tập một
chữ h, l; từ hồ, le le.
- Quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó
khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. HĐ đọc câu (15 phút)
- Đọc thầm cả câu, tìm tiếng có âm h, l.
- Đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân và
nhóm).
- Cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- Trả lời một số câu hỏi về nội:
+ Bé bị ho.
+ Bà đã có lá hẹ.

- Đọc mẫu cả câu.

- Nêu nội dung tranh:
+ Bé bị làm sao?

+ Bà có gì?
7. HĐ nói theo tranh (10 phút)
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Quan sát tranh.
- HS trả lời:
+ Tranh vẽ cây bưởi, giàn su su có rất
nhiều quả.
- Một số HS nói: Cây bưởi trước nhà sai
trĩu quả. Quả bưởi ăn rất ngon và mát.
Cây còn cho bóng mát…

+ Em thấy gì trong tranh

- Hướng dẫn HS nói về các loài cây trong
tranh (có cây ăn quả) với các bộ phận khác
nhau (tên các bộ phận) và lợi ích của chúng
(cho quả, dùng gỗ làm nhà, chữa bệnh (liên
hệ với câu “Bé bị ho. Bà đã có lá hẹ.”), cho
bóng mát, giữ gìn môi trường trong sạch,...).
* Tích hợp GDKNS, GDBVMT:
- Nhà em có cây xanh nào không?
- Một số HS trả lời.
- Em đã làm gì để chăm sóc, bảo vệ cây? - Để bảo vệ cây em luôn tưới cây, bắt
sâu, …
- Cây xanh cho bóng mát, giúp bầu
không khí trong sạch; cho quả ngon. Các
em phải bảo vệ cây và ăn nhiều quả để
9



cơ thể có đủ vitamin.
8. HĐ củng cố (5 phút)
- Tìm một số từ ngữ có âm h, l và đặt câu
với từ ngữ tìm được.
- Tìm từ ngữ có âm h, l và đặt câu.
- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và
động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở
nhà.

BÀI 13. U u Ư ư
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nhận biết và đọc đúng các âm u, ư; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm u,
ư; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học.
- Viết đúng chữ u, ư; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ u, ư.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm u, ư có trong bài học.
- Phát triển kĩ năng nói lời giới thiệu (giới thiệu bản thân với chị sao đỏ trong
giờ sinh hoạt sao).
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh
minh họa: 1. Hình ảnh quả đu đủ chín; 2. Hình ảnh cá hổ; 3. Nam đang giới thiệu
bản thân mình với chị sao đỏ.
3. Thái độ: Tự tin khi tham gia hoạt động tập thể.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Yêu cỏ cây, thiên nhiên.

* Tích hợp GDKNS, GD TT HCM:
- Biết được một số loài cá hung dữ.
- Thực hiện tốt theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững cách phát âm của các âm u, ư; cấu tạo và cách viết các chữ u, ư;
nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV hiểu được sao nhi đồng là một hình thức tập hợp nhi đồng từ 6-8 tuổi
(tương đương từ lớp 1 đến lớp 3), để giáo dục nhi đồng theo Năm điều Bác Hồ dạy,
hướng dẫn nhi đồng làm quen với phương thức sinh hoạt tập thể, phấn đấu trở thành
đội viên Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh.
+ Cách tổ chức sao: từ 5-10 em có thể hợp thành 1 sao (trong sao không quá
15 em).
10


+ Phụ trách sao: là một đội viên đội TNTP Hồ Chí Minh (thường là các anh,
chị lớp trên).
2. Phương tiện dạy học:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); bộ thẻ chữ.
- HS: Bộ thẻ chữ.
3. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN


HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ khởi động (3 phút)
Tổ chức cho HS ôn lại các chữ vừa học
h, l qua trò chơi “Truyền điện”. (Tìm
tiếng có âm l, h)
2. HĐ nhận biết (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu
hỏi: Em thấy gì trong tranh?

Một HS tìm tiếng lê, sau đó chỉ định bạn
tìm tiếp, ...

- Quan sát tranh.
- Một số HS trả lời: Tranh vẽ bạn nhỏ
đang ăn đu đủ.

- Đọc câu nhận biết: Đu đủ chín ngọt lừ.
- Đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì
dừng lại để HS đọc theo: Đu đủ/ chín/
ngọt lừ.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số
lần: Đu đủ/ chín/ ngọt lừ.
- Giúp HS nhận biết tiếng có âm u, ư;
(đủ, lừ) giới thiệu chữ ghi âm u, ư.
3. HĐ đọc (20 phút)
a. Đọc âm
* Đọc âm u
- Đưa chữ ghi âm u lên bảng để giúp HS
nhận biết chữ mới trong bài học.

- Đọc mẫu âm u.

- Đọc theo GV.

- Lớp đọc theo.
- Lắng nghe.

- Quan sát.
- Một số HS đọc âm u, sau đó từng nhóm
và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

* Đọc âm ư
Quy trình giống với quy trình đọc âm u.
b. Đọc tiếng
11


* Đọc tiếng mẫu
- Giới thiệu mô hình tiếng mẫu: đủ, lừ
- Một số HS đánh vần tiếng mẫu đủ, lừ
(đờ - u – đu – hỏi – đủ; lờ - ư – huyền –
lừ).
- Cả lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
- Khuyến khích HS vận dụng mô hình
tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc
thành tiếng đủ, lừ.
- Một số HS đọc trơn tiếng mẫu.
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
* Đọc tiếng trong SHS
 Đọc tiếng chứa u

- Đưa các tiếng chứa âm u yêu cầu HS
tìm điểm chung: dù, đủ, hũ.
- Đánh vần các tiếng có cùng âm u đang
học: dù, đủ, hũ.

- Cùng chứa âm u
- Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có
cùng âm u đang học.

- Đọc trơn các tiếng có cùng âm u đang
học: dù, đủ, hũ.

- Một số HS đọc trơn các tiếng có cùng
âm u đang học.

 Đọc tiếng chứa âm ư (Quy trình tương
tự với quy trình đọc tiếng chứa âm u).
- Đọc trơn các tiếng chứa âm u, ư đang
học: dù, đủ, hũ; cử, dự, lữ.

- Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3
- 4 tiếng.
- Một số HS đọc tất cả các tiếng.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- Tự tạo các tiếng có chữ u, ư:
+ Tìm chữ d ghép với chữ u và dấu
huyền để tạo tiếng dù.
+ Tìm chữ đ ghép với chữ u để tạo tiếng

đu.
+ Tìm chữ đ ghép với chữ u và dấu hỏi
để tạo tiếng đủ.
+ Tìm chữ d ghép với chữ ư và dấu ngã
để tạo tiếng dữ.

- Phân tích tiếng.

- Một số HS nêu lại cách ghép.
- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng
12


mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- Đưa tranh minh họa cho từ: dù
- Nói tên sự vật trong tranh.
- Cho từ dù xuất hiện dưới tranh.

- Quan sát tranh.
- Tranh vẽ cái dù.
- Phân tích và đánh vần tiếng dù.
- Đọc trơn tiếng dù.

- Thực hiện các bước tương tự đối với đu
đủ, hổ dữ.
- Đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ
ngữ. 3-4 lượt HS đọc.
- Một số HS đọc trơn các từ ngữ.
- Lớp đọc đồng thanh một số lần.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Đọc: dù, đu đủ, hổ dữ.

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng
thanh một lần.

4. HĐ viết bảng (7 phút)
- Giới thiệu chữ u, ư và hướng dẫn HS
- Quan sát.
quan sát.
- Viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và
cách viết chữ u, ư.
- Viết vào bảng con: u, ư và đủ, dữ.
- Nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- Nhận xét, đánh giá,sửa lỗi chữ viết của
HS.
- Quan sát và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5. HĐ viết vở (5 phút)
- Tô và viết vào vở Tập viết 1, tập một
các chữ u, ư; từ ngữ dù, hổ dữ.
- Quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp
khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng
cách.
- Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
6. HĐ đọc câu (15 phút)

- Đọc thầm cả câu. Tìm tiếng có các âm
u, ư.
- Đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân và
nhóm).

- Đọc mẫu cả câu: Cá hổ là cá dữ.

13


- Quan sát tranh và trả lời:

- Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
- Một số HS trả lời:
+ Cá hổ là cá dữ.
- Trả lời theo sự hiểu biết.

+ Cá hổ là loài cá như thế nào?
* GDKNS: Ngoài cá hổ hôm nay học,
em còn biết loại các dữ nào nữa không?
Giới thiệu thêm: Cá mập trắng, … cũng
là loài cá rất dữ.
7. HĐ nói theo tranh (10 phút)
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Lắng gnhe.

- Quan sát tranh.
- Một số HS trả lời:
+ Các em nhìn thấy trong tranh có những + Trong tranh có các bạn và chị sao đỏ.

ai?
+ Những người ấy đang ở đâu?
+ Những người ấy đang ngồi dưới gốc
cây ở sân trường.
+ Họ đang làm gì?
+ Bạn nam đang đứng lên nói với chị sao
đỏ.
- Tổ chức cho HS nói về hoạt động sinh
hoạt sao ở trường tiểu học.
- Chia nhóm, đóng vai: 1 HS đóng vai
Nam, 1 HS khác đóng vai chị sao đỏ. Chị
sao đỏ hỏi (ví dụ: Em tên gì? Em mấy
tuổi?), Nam trả lời (tự giới thiệu bản thân
mình).
- Đại diện một nhóm đóng vai trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
* GD TT HCM: Em có biết Năm điều
Bác Hồ dạy không?
- Một số HS trả lời.
- Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy và nhắc - Lắng nghe và thực hiện.
nhở HS thực hiện theo.
8. HĐ củng cố (5 phút)
- Tìm một số từ ngữ có âm u, ư và đặt
câu với từ ngữ tìm được.
- Tìm một số từ ngữ có âm u, ư và đặt
câu.
- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và
động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở
nhà.


14


BÀI 14. Ch ch Kh, kh
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nhận biết và đọc đúng các âm ch, kh; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm
ch, kh; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học.
- Viết đúng các chữ ch, kh; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ch, kh.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ch, kh có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói về chủ điểm cá cảnh với môi trường sống và lợi
ích của chúng.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết một số loài vật và món ăn gần gũi,
quen thuộc như Khỉ, cá, cá kho, chè kho,...kĩ năng nhận biết và suy đoán nội dung
tranh minh họa (1. Mấy chú khỉ ăn chuối; 2. Chị có cá kho khế).
3. Thái độ: Yêu thích môn học, chủ động học tập.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, đất nước.
* Tích hợp GDKNS: Biết lợi ích của việc ăn cá đối với cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững cách phát âm của các âm ch, kh; cấu tạo và cách viết các chữ ch,
kh; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ
này.

- Nắm được những lỗi về chữ viết dễ mắc do cách phát âm giống nhau của ch
và tr ở các địa phương thuộc Bắc Bộ.
2. Phương tiện dạy học:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); bộ thẻ chữ.
- HS: Bộ thẻ chữ.
3. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ khởi động (3 phút)
Tổ chức cho HS ôn lại các chữ u, ư
qua trò chơi “Truyền điện”
2. HĐ nhận biết (5 phút)

Một HS tìm tiếng có âm u hoặc ư, sau đó
chỉ định bạn tìm tiếp...
15


- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em
thấy gì trong tranh?

- Quan sát tranh.
- Một số HS trả lời: Tranh vẽ mấy chú

khỉ đang ăn chuối.

- Đọc câu nhận biết: Mấy chú khỉ ăn
chuối.
- Đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì
dừng lại để HS đọc theo: Mấy chú khỉ/
ăn chuối.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số
lần: Mấy chú khỉ/ ăn chuối.
- Giúp HS nhận biết tiếng có âm ch, kh
và giới thiệu chữ ghi âm ch, kh.
3. HĐ đọc (20 phút)
a. Đọc âm
* Đọc âm ch
- Đưa chữ ghi âm ch lên bảng để giúp
HS nhận biết chữ mới trong bài học.
- Đọc mẫu âm ch.

- Đọc theo GV.
- Lớp đọc theo.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- Một số HS đọc âm ch.
- Từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh
một số lần.
* Đọc âm kh
Quy trình giống đọc âm ch

b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu
- Giới thiệu mô hình tiếng mẫu: chú, khỉ
- Một số HS đánh vần tiếng mẫu chú, khỉ
(chờ - u – chu – sắc – chú; khờ - i – khi –
hỏi – khỉ).
- Cả lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
- Khuyến khích HS vận dụng mô hình
tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc
thành tiếng chú, khỉ.
- Một số HS đọc trơn tiếng mẫu.
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
* Đọc tiếng trong SHS
 Đọc tiếng chứa ch
- Đưa các tiếng chứa âm ch yêu cầu HS
- Cùng chứa âm ch.
tìm điểm chung: chè, chỉ chợ.
- Đánh vần các tiếng chứa âm ch đang
16


học: chè, chỉ chợ.
- Đọc trơn các tiếng chứa âm ch đang
học: chè, chỉ chợ.

- Một số HS đánh vần tiếng chứa âm ch
- Một số HS đọc trơn các tiếng chứa âm
ch

 Đọc tiếng chứa kh

Quy trình tương tự với quy trình đọc
tiếng chứa âm ch.
- Đọc trơn các tiếng chứa âm ch, kh đang
- Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3
học: chè, chỉ chợ; khế, kho, khô.
– 4 tiếng.
- Một số HS đọc tất cả các tiếng.
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- Tự tạo các tiếng có chữ ch, kh:
+ Tìm chữ kh ghép với chữ ô để tạo tiếng
khô.
+ Tìm chữ kh ghép với chữ i và dấu hỏi
để tạo tiếng khỉ.
+ Tìm chữ ch ghép với chữ u và dấu sắc
để tạo tiếng chú.
+ Tìm chữ ch ghép với chữ ơ và dấu
nặng để tạo tiếng chợ.
- Phân tích tiếng.
- Một số HS nêu lại cách ghép.
- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng
mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- Đưa tranh minh họa cho từ ngữ: lá khô. - Quan sát tranh.
- Tranh vẽ lá khô.
- Nói tên sự vật trong tranh.
- Phân tích và đánh vần tiếng lá, đọc trơn
- Cho từ lá khô xuất hiện dưới tranh.
tiếng lá.
- Đọc trơn từ ngữ lá khô.
- Thực hiện các bước tương tự đối với

chú khỉ, chợ cá.
- Đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ
ngữ. 3-4 lượt HS đọc.
- Một số HS đọc trơn các từ ngữ.
- Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng
- Đọc: lá khô, chú khỉ, chợ cá.
17


thanh một lần.
4. HĐ viết bảng (7 phút)
- Giới thiệu mẫu chữ ch, kh và hướng
dẫn HS quan sát.
- Viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và
cách viết chữ ch, kh.
- Viết vào bảng con: ch, kh, chợ, khỉ.
- Nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- Nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- Quan sát và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5. HĐ viết vở (5 phút)
- Tô và viết vào vở Tập viết 1, tập một
chữ ch, kh; từ ngữ chú khỉ.


- Quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp
khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng
cách.
- Nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. HĐ đọc câu (15 phút)

- Đọc thầm câu Chị có cá kho khế; và tìm
tiếng có các âm ch, kh.
- Đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân và
nhóm)
- Lớp đọc đồng thanh theo GV.
- Một số HS trả lời câu hỏi về nội dung
đã đọc: Chị có cá kho khế.

- Đọc mẫu cả câu: Chị có cá kho khế.

Trả lời câu hỏi về nội dung: Chị có gì?
7. HĐ nói theo tranh (10 phút)
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Quan sát tranh.
- Một số HS trả lời:
+ Có bạn nhỏ đang ngắm bể cá.

+ Em nhìn thấy gì trong tranh?
+ Theo em, cá cảnh và cá làm thức ăn có
gì khác nhau?

+ Cá cảnh nhỏ, màu sắc đẹp. Cá làm thức
ăn to thường màu trắng và màu đen.


+ Em có thích nuôi cá cảnh không? Vì
sao?
- Hướng dẫn HS nói về các loài cá và
một số lợi ích của chúng.
* GDKNS: Em có thích ăn cá không? Vì

+ Nêu ý kiến và giải thích.
- Nói những điều mình biết về cá và lợi
ích khi ăn cá.
- Một số HS nêu ý kiến
18


sao?
- Các em nên ăn cá thường xuyên để
- Lắng nghe.
giúp cơ thể có đầy đủ chất, cao lớn.
8. HĐ củng cố (5 phút)
- Tìm một số từ ngữ chứa âm ch, kh và
- Tìm một số từ ngữ chứa âm ch, kh và
đặt câu với từ ngữ tìm được.
đặt câu.
- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và
động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở
nhà.

BÀI 15. ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:


1. Kiến thức:
Nắm vững cách đọc các âm i, k, l, h, u, ư, ch, kh; cách đọc các tiếng, từ ngữ,
câu có các âm i, k, l, h, u, ư, ch, kh; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến
nội dung đã đọc.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm – chữ đã học.
- Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Con
quạ thông minh, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại qua câu chuyện.
Qua câu chuyện, HS cũng được rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn
đề.
3. Thái độ: Qua câu chuyện, HS cũng được bồi dưỡng ý thức tự giải quyết vấn đề.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm i, k, l, h, u, ư, ch, kh; cấu tạo và cách
viết các chữ ghi những âm này; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích
nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.
- Những lỗi về chữ viết dễ mắc do không phân biệt ch/ tr trong phương ngữ
Bắc Bộ.
- Lỗi phát âm lẫn lộn l/ n ở một số địa phương thuộc phương ngữ Bắc Bộ.
19


2. Phương tiện dạy học:
Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); truyện Con quạ thông

minh.
3. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ khởi động (3 phút)
Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
Mỗi HS kể được 1 tiếng chứa âm: i, k, l,
h, u, ư, ch, kh đã học.
2. HĐ đọc tiếng, từ ngữ (10 phút)
* Đọc tiếng:

Một HS nêu khỉ, sau đó chỉ định bạn nêu
tiếp, …

- Ghép âm đầu với nguyên âm để tạo
thành tiếng: ke, kê, ki; he, hê, hi, hu, hư;
le, lê, li, lu, lư; che, chê, chi, chu, chư;
khe, khê, khi, khu, khư.
- Một số HS đọc to tiếng được tạo ra
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Sau khi đọc thành tiếng có thanh
ngang, GV có thể cho HS bổ sung các
thanh điệu khác nhau để tạo thành những

tiếng khác nhau và đọc to những tiếng
đó.
- Thêm dấu thanh khác nhau để tạo tiếng
mới và đọc tiếng đó: Kẻ, kế, kì, …
* Đọc từ ngữ:
- Đưa từng từ ngữ: chú hề, lá khô, bờ hồ,
chợ cá, che ô, cá dữ, lá hẹ.
- Đọc cá nhân, nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
3. HĐ đọc câu (15 phút)
* Chị cho bé cá cờ.
* Dì Kha cho Hà đi chợ.
- Đọc thầm từng câu, tìm tiếng có các âm
i, h, ch, kh.
- Đọc mẫu.
- Đọc thành tiếng từng câu (cá nhân,
nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).
- Hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã
đọc:
- Một số HS trả lời:
20


+ Chị cho bé cái gì?
+ Chị cho bé cá cờ.
+ Dì Kha cho Hà đi đâu?
+ Dì Kha cho Hà đi chợ.
4. HĐ viết câu (7 phút)
- Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1,
tập một cụm từ cá kho khế trên một dòng

kẻ.
- Viết vào vở Tập viết 1, tập một.
- Lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái,
vị trí của dấu thanh, khoảng cách giữa
các chữ.
- Quan sát và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HỌT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5. HĐ kể chuyện (30 phút)
a. Văn bản
CON QUẠ THÔNG MINH
Một con quạ đang khát nước. Nó bay
mãi nhưng chẳng kiếm được một giọt
nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống một
cành cây để nghỉ. Nó nhìn thấy một cái
bình ở dưới gốc cây.
Quạ sà xuống đất, ngó vào bình thấy
trong bình có nước. Nó thò mỏ vào,
nhưng nước trong bình ít quá, mỏ nó
không thể tới được.
Nhìn xung quanh, quạ thấy những
viên sỏi nhỏ. Nó thử lấy mỏ gắp một viên
sỏi thả vào bình và thấy nước dâng lên
một chút. Nó tiếp tục gắp những viên sỏi
khác thả vào bình.
Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên
đến miệng bình. Quạ uống thỏa thích rồi

bay lên cây nghỉ ngơi.
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS
trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyên
- Lắng nghe.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của
từng đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến dưới gốc cây.
21


- GV hỏi HS:
+ Quạ thấy gì ở dưới gốc cây?
Đoạn 2: Từ Quạ sà xuống đất đến không
thể tới đưược.
GV hỏi HS:
+ Quạ có uống được nước trong bình
không? Vì sao?
Đoạn 3: Từ Nhìn xung quanh đến gắp
những viên sỏi khác thả vào bình.
GV hỏi HS:
+ Quạ đã nghĩ ra điều gì?

- Thảo luận, một số HS trả lời:
+ Nó thấy một cái bình ở dưới gốc cây.

- Thảo luận, một số HS trả lời:
+ Quạ không uống được nước trong bình
vì nước ít quá.


- Thảo luận, một số HS trả lời:
+ Quạ đã nghĩ ra gắp những viên sỏi bỏ
vào bình.

Đoạn 4: Từ chẳng bao lâu đến hết.
GV hỏi HS:
+ Cuối cùng, quạ có uống được nước
trong bình không? Vì sao?

- Thảo luận, một số HS trả lời:
+ Cuối cùng quạ cũng uống được nước.
Vì nước dâng lên do những viên sỏi thả
vào bình.

c. HS kể chuyện
- Kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh
và hướng dẫn của GV.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS nhận xét, bổ sung thêm.
6. HĐ củng cố (5 phút)
- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và
- Lắng nghe.
động vên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở
nhà; kể cho người thân trong gia đình
- Thực hiện và kể cho gia đình nghe câu
hoặc bạn bè câu chuyện Con quạ thông
chuyện Con quạ thông minh.
minh.


22



×