Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 283 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM HÙNG CƯỜNG

QUYỀN NHÂN THÂN
CỦA NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
TRONG XÃ HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM HÙNG CƯỜNG

QUYỀN NHÂN THÂN CỦA
NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG XÃ
HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 9.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đình Nghị
2. PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những phân tích, kết luận khoa học
của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Hùng Cường


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Lê Đình Nghị và
PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên – hai người hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo trong quá
trình tác giả thực hiện luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy, cô, anh, chị,
em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng
góp ý kiến q báu để tác giả hoàn thành bản Luận án này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Hùng Cường



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật Dân sự

UBLHQ

: Ủy ban Liên Hợp Quốc

CESCR

: Ủy ban về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hố

PVG

: Chương trình Bảo vệ Các Nhóm Người dễ bị tổn thương

PCSA

: Luật Bảo vệ Đạo luật dành cho trẻ em (Scotland) năm 2003

DWCL

: Danh sách khơng có Giấy phép làm việc với trẻ em

ICESCR

: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa


ICCPR

: Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

CEDAW

: Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ

CRC

: Công ước về quyền trẻ em

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

WB

: Ngân hàng Thế giới

UNICEF

: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc


ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

ICRMW

: Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động
di trú và các thành viên trong gia đình họ

ISDS

: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội

UNDP

: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 9
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NHÓM NGƯỜI
DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG XÃ HỘI ................................................................ 38
1.1. Khái quát chung về nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội .................. 38
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội ....... 38
1.1.2. Phân loại nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội ............................. 44
1.2. Khái niệm quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội .... 54
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận và đảm bảo quyền nhân thân
của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội ..................................................... 66
1.3.1. Cơ sở lý luận của việc ghi nhận và đảm bảo quyền nhân thân của nhóm

người dễ bị tổn thương trong xã hội .................................................................. 66
1.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc ghi nhận và đảm bảo quyền nhân thân của
nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội ........................................................ 69
1.4. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền nhân
thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội ............................................ 77
1.4.1. Tư tưởng và sự phát triển về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn
thương ở Việt Nam trước năm 1995................................................................... 77
1.4.2. Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương ở Việt Nam theo
quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 .............................................................. 79
1.4.3. Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương ở Việt Nam theo
quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 .............................................................. 80
1.4.4. Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương ở Việt Nam theo
quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 .............................................................. 82
1.5. Pháp luật quốc tế về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương
trong xã hội ............................................................................................................... 83
1.5.1. Quyền nhân thân của phụ nữ ................................................................... 84
1.5.2. Quyền nhân thân của trẻ em .................................................................... 87
1.5.3. Quyền nhân thân của những người sống chung với HIV/AIDS............ 90
1.5.4. Quyền nhân thân của người khuyết tật ................................................... 91
1.5.5. Quyền nhân thân của người lao động di trú ........................................... 93


1.5.6. Quyền nhân thân của người thiểu số ....................................................... 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 98
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
TRONG XÃ HỘI .......................................................................................................100
2.1. Khái quát chung về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương
trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành .............................100
2.2. Nội dung của các quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong

xã hội theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành ........................................103
2.2.1. Các quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội
liên quan đến sự cá biệt hóa cá nhân ...............................................................103
2.2.2. Các quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội
liên quan đến giá trị của con người trong xã hội ............................................122
2.2.3. Các quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội
liên quan đến thân thể con người .....................................................................128
2.2.4. Các quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội
liên quan đến quan hệ hơn nhân và gia đình ..................................................136
2.2.5. Các quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội
liên quan đến hoạt động lao động, sáng tạo của cá nhân ...............................140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................143
Chương 3 THỰC TIỄN VẬN DỤNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA
NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG XÃ HỘI .................................145
3.1. Những mặt tích cực đã đạt được trong việc vận dụng và bảo vệ các quyền
nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội ................................145
3.1.1 Trong việc bảo vệ quyền nhân thân đối với trẻ em .................................145
3.1.2 Trong việc bảo vệ quyền nhân thân đối với phụ nữ ...............................151
3.1.3 Trong việc bảo vệ quyền nhân thân đối với nhóm người dân tộc thiểu số .157
3.1.4 Trong việc bảo vệ quyền nhân thân đối với nhóm người khuyết tật .....160
3.1.5. Trong việc bảo vệ quyền nhân thân đối với nhóm người lao động di trú ......164
3.1.6 Trong việc bảo vệ quyền nhân thân đối với nhóm người sống chung với
HIV/AIDS ..........................................................................................................167


3.2. Những mặt hạn chế trong việc vận dụng và bảo vệ các quyền nhân thân
của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội ...................................................170
3.2.1 Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, xâm phạm hình ảnh, quyền riêng
tư, bí mật cá nhân và bị ngược đãi trở nên phổ biến và nghiêm trọng. .........170
3.2.2 Tình trạng phụ nữ bị xâm phạm về sức khỏe, thân thể, bị bạo lực gia

đình, phân biệt đối xử vẫn cịn tồn tại và có thiên hướng phức tạp hơn. ......179
3.2.3 Việc tiếp cận một số quyền nhân thân cơ bản của nhóm người thiểu số
cịn gặp nhiều khó khăn ....................................................................................186
3.2.4 Tình trạng kì thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật vẫn cịn tồn
tại, q trình hồ nhập cộng đồng của người khuyết tật cịn gặp nhiều khó
khăn....................................................................................................................191
3.2.5 Trong việc bảo vệ quyền nhân thân của nhóm lao động di trú tại Việt
Nam ở một số lĩnh vực chưa có sự hướng dẫn cụ thể dẫn đến hệ quả khó khăn
khi tiếp cận quyền..............................................................................................198
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................209
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG
XÃ HỘI .......................................................................................................................211
4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của nhóm người
dễ bị tổn thương trong xã hội ...............................................................................211
4.1.1. Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và đúng đắn quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước ..........................................................................211
4.1.2. Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật đối với
việc bảo đảm quyền con người, quyền nhân thân ..........................................212
4.1.3. Việc xây dựng, hồn thiện pháp luật về quyền nhân thân của nhóm
người dễ bị tổn thương cần phù hợp với các văn kiện quốc tế mà Việt Nam
tham gia, ký kết ..................................................................................................213
4.1.4. Kế thừa tính nhân văn, đặc biệt là quyền của những người yếu thế trên
cơ sở bảo vệ và thực hiện nghiêm minh bằng pháp luật. ................................215
4.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao pháp luật về quyền nhân thân của nhóm
người dễ bị tổn thương trong xã hội ....................................................................215


4.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của nhóm người dễ
bị tổn thương trong xã hội ................................................................................215

4.2.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền
nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương ...................................................232
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................240
KẾT LUẬN ................................................................................................................242
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................246


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu như trong một số vấn đề chung về nhân quyền hiện vẫn còn đang
được tranh cãi ở một số quốc gia bị coi là nhạy cảm, thì trong vấn đề quyền của
các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, các quốc gia thường có sự đồng thuận và ủng
hộ ở mức cao. Điều đó thể hiện ở việc hầu hết các điều ước quốc tế về quyền
của các nhóm này, ví dụ như Công ước về quyền trẻ em, Công ước về xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, và gần đây là Công ước về
quyền của người khuyết tật... thường có số lượng quốc gia thành viên đứng hàng
đầu trong các điều ước quốc tế về nhân quyền.
Trong luật nhân quyền quốc tế, phần nội dung về quyền của các nhóm dễ
bị tổn thương trong xã hội ln chiếm vị trí rất quan trọng. Kể từ khi Liên Hợp
Quốc thành lập (1945), nhiều văn kiện quốc tế về nhân quyền đã được tổ chức
này thông qua, trong đó có một số lượng ngày càng nhiều văn kiện đề cập đến
quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Hiện đã có hàng trăm văn kiện pháp luật
quốc tế đề cập đến quyền con người của các nhóm xã hội như phụ nữ, trẻ em,
người sống chung với HIV, người lao động di trú, người khuyết tật, người nước
ngoài, người tỵ nạn... Tuy nhiên, việc đề cập đến nhóm dễ bị tổn thương trong
xã hội trong pháp luật Việt Nam hiện chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là
quyền nhân thân của nhóm dễ bị tổn thương này.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số người thuộc
nhóm dễ bị tổn thương của Việt Nam chiếm hơn 20% dân số cả nước, trong đó
có khoảng 9,2% triệu người cao tuổi; 7,2% triệu người khuyết tật; 1,5 triệu trẻ

em có hồn cảnh đặc biệt; gần 5% hộ nghèo; 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ
giúp đột xuất hàng năm do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa; 234 nghìn người nhiễm
HIV được phát hiện; 204 nghìn người nghiện ma túy; khoảng 30 nghìn nạn nhân
bị bạo lực, bạo hành trong gia đình1… Ngồi ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị
ngược đãi, bị buôn bán, xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố…

1

/>
1


Các nhóm này đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản đối với xã hội,
liên quan đến tự chủ, lợi ích, trách nhiệm, tự tơn, hỗ trợ cộng đồng, y tế, giáo
dục, thông tin, việc làm, vốn và các hệ thống hỗ trợ.
Việt Nam đang ngày càng chủ động và tích cực hơn tại các cơ chế của
Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là đảm nhiệm vai trò thành viên Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Ở cấp độ khu vực, Việt
Nam tham gia nghiêm túc vào quá trình xây dựng Tun ngơn Nhân quyền
ASEAN, Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người, đóng góp tích cực
trong các Ủy ban ASEAN về phụ nữ và trẻ em, về lao động di cư… Ở cấp độ
song phương, Việt Nam hiện có cơ chế Đối thoại nhân quyền chính thức với
năm nước/đối tác, bao gồm Mỹ, EU, Thụy Sỹ, Na Uy và Australia. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng có nhiều kênh trao đổi khơng chính thức về các vấn đề quyền
con người, tham gia nhiều diễn đàn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của
quyền con người. Nhìn chung, trong các hoạt động hợp tác song phương cũng
như tại các diễn đàn đa phương về quyền con người, Việt Nam ln thể hiện
hình ảnh tích cực, chủ động và có những đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy nỗ
lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên tinh thần
đối thoại, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và

tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam lần lượt trở thành
thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người. Đó là Cơng
ước về các Quyền Dân sự và Chính trị, gia nhập ngày 24/9/1982; Công ước về
các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa gia nhập ngày 24/9/1982; Cơng ước về
Xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ký kết ngày 29/7/1980, phê
chuẩn ngày 17/2/1982; Công ước về Xố bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc,
gia nhập ngày 9/6/1982; Công ước về Quyền Trẻ em, ký kết ngày 26/1/1990,
phê chuẩn ngày 28/2/1990 (Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và nước
châu Á đầu tiên tham gia Công ước); Công ước về Quyền của Người khuyết tật,
ký ngày 22/11/2007 và phê chuẩn ngày 5/2/2015; Cơng ước chống tra tấn và các
hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người,
ký ngày 7/11/2013 và phê chuẩn ngày 5/2/2015. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã
2


tham gia nhiều điều ước quốc tế khác có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền
con người và luật nhân đạo quốc tế, cũng như các công ước của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) liên quan đến việc đảm bảo quyền của người lao động. Có
thể nói đây là mức độ cam kết rất cao, kể cả so với nhiều quốc gia phát triển, thể
hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó
khăn2.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những chính sách cụ thể trong
việc ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để hiện thực hóa các
biện pháp hỗ trợ quyền con người nói chung và quyền của nhóm dễ bị tổn
thương nói riêng. Bên cạnh đó, các tổ chức nhân dân, phi chính phủ của Việt
Nam và quốc tế cũng đã có rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nhóm người yếu
thế như hỗ trợ vốn, đào tạo dạy nghề, tạo công ăn việc làm, tiếp cận các dịch vụ
công… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó một
phần do các quy định pháp lý có những điểm chưa triệt để và rõ ràng. Cùng với
đó là những hạn chế về chun mơn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ cơ sở,

nguồn lực Nhà nước có hạn… dẫn đến nhận thức và việc tiếp cận các biện pháp
của Nhà nước cũng như của các tổ chức nhân dân và phi chính phủ khác đối với
nhóm người dễ bị tổn thương cịn nhiều hạn chế. Đặc biệt, việc bảo vệ quyền
nhân thân của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương hiện tại vẫn chỉ được
đề cập trong những đạo luật chung như Bộ luật Dân sự và một số luật chuyên
ngành mà chưa thực sự được định hướng pháp điển hố đúng với tính chất của
nó. Chính vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề: “Quyền nhân thân của
nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành”. Việc tiếp cận, nghiên cứu một cách tồn diện quyền nhân
thân của nhóm người dễ bị tổn thương trên cơ sở tiếp cận pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam hiện hành, đánh giá thực trạng bảo vệ quyền nhân thân của
nhóm người yếu thế này là cơ sở cho việc hoàn thiện quy định pháp luật và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thời gian tới.

2

/>
3


Do đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng, vấn đề tác động nhiều nhóm đối
tượng trong xã hội, trong khi có sự hạn chế nhất định về nguồn lực và thời gian
nghiên cứu nên chắc chắn tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi
xin tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục triển khai việc nghiên cứu toàn diện
và chuyên sâu hơn nữa trên lĩnh vực này trong thời gian tới.
2.Tình hình nghiên cứu
Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội được xem
là một nội dung quan trong trong chế định quyền con người nói chung và quyền
của nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng. Có nhiều cơng trình khoa học của
nhiều tác giả được nghiên cứu dưới các hình thức khác nhau như: luận án, luận

văn, khóa luận, sách, bài tạp chí, … Tuy nhiên, các cơng trình này hoặc mới chỉ
nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách tồn diện các quy định về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn
thương. Đặc biệt, cho đến hiện nay, vẫn chưa có bất cứ một cơng trình nghiên
cứu nào về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương được thực hiện
dưới góc độ luận án. Do đó, việc nghiên cứu đề tài trên cơ sở các quy định của
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành là hồn tồn cần thiết và có
giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. (Nội dung chi tiết sẽ được thể hiện trong phần
tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài).
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Dựa trên chế định pháp lý về quyền con người nói chung và quyền nhân
thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội nói riêng được quy định
trong Bộ luật Dân sự 2015 và pháp luật chuyên ngành có liên quan, luận án tập
trung vào nghiên cứu các quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương,
song luận án chỉ giới hạn tập chung nghiên cứu sâu về quyền nhân thân của một
số nhóm người dễ bị tổn thương như: Trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số,
nhóm người khuyết tật, nhóm người lao động di trú, nhóm người sống chung với
HIV/AIDS . Trên cơ sở những nghiên cứu này sẽ đưa ra những nhận định sâu
sắc, từ đó góp phần vào việc phát triển, hồn thiện quyền nhân thân đối với
nhóm người dễ bị tổn thương trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện được điều
4


đó, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở những quy định của pháp luật về quyền con người
nói chung và quyền nhân thân nói riêng, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và làm
rõ cơ sở lý luận về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương, trong đó
tập trung làm rõ các quy định về quyền nhân thân của những nhóm người bao
gồm: Trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số, nhóm người khuyết tật, nhóm
người lao động di trú, nhóm người sống chung với HIV/AIDS.

Thứ hai, luận án tập trung làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương, trong đó tập
chung vào phân tích, nghiên cứu các quy định pháp luật về vấn đề này được ghi
nhận cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2015, bên cạnh đó, việc nghiên cứu các nhóm
quyền này cịn được thực hiện thơng qua việc nghiên cứu pháp luật chuyên
ngành, cụ thể như Luật người khuyết tật 2010, Luật Người cao tuổi 2009, Luật
Trẻ em 2016…. Thơng qua đó làm rõ những thay nội dung về quyền nhân thân
của những nhóm người dễ bị tổn thương nêu trên. Ngoài ra, luận án cũng nghiên
cứu pháp luật một số nước trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật
Việt Nam. Cùng với việc nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định, luận
án cũng đi vào nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền nhân thân của
nhóm người dễ bị tổn thương trên thực tế nhằm làm nổi bật thực trạng quy định
pháp luật về vấn đề này.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn
thương đã trình bày nêu trên, luận án sẽ chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và
những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra định hướng hồn thiện các quy định của
pháp luật về quyền nhân của nhóm người dễ bị tổn thương, đồng thời đưa ra
những ý kiến đánh giá và những kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao khả năng
thực hiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,
thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền
5


nhân thân của nhóm ngươi dễ bị tổn thương trong xã hội hiện nay. Trên cơ sở
đó, luận án cũng nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về
quyền nhân thân của nhóm ngươi dễ bị tổn thương. Với những mục đích như
này, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm, đặc điểm, bản chất của nhóm người dễ bị tổn
thương, quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương, xây dựng được khái
niệm và chỉ ra được những đặc điểm của nhóm quyền này. Phân tích được
các vấn đề lý luận về các điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền nhân
thân của nhóm người dễ bị tổn thương trên thực tế.
Thứ hai, làm rõ các các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến
quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương. Đồng thời, lồng ghép,
nghiên cứu các quy định pháp luật một số nước trên thế giới theo hướng so sánh
với các quy định pháp luật của Việt Nam, nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
Việt Nam.
Thứ ba, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các quy định và kiến nghị cụ
thể để hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền nhân thân của nhóm người dễ
bị tổn thương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận án sẽ dưa trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Phương pháp này được NCS
sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong luận án.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận án, NCS sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và
quy định pháp luật hiện hành về nhóm người dễ bị tổn thương, quyền nhân thân
của nhóm người dễ bị tổn thương.
6


- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương

trong xã hội, qua đó nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp;
- Phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác
biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của nhóm người
dễ bị tổn thương trong xã hội so với pháp luật của một số nước trên thế giới.
6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài “Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn
thương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”
có thể mang lại những điểm mới sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đặc điểm, bản chất và chỉ ra những nét tổng quát
nhất về nhóm người dễ bị tổn thương cũng như quyền nhân thân của nhóm
người này. Trong đó, phân tích và bình luận những nội dung phù hợp cũng như
chưa phù hợp của các khái niệm về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn
thương. Qua đó, xây dựng được khái niệm phù hợp nhất về vấn đề này.
Thứ hai, việc phân tích và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện quyền này trên thực tế là điểm mới có giá trị lý luận và thực tiễn cao,
xuyên suốt toàn bộ nội dung luận án.
Thứ ba, việc nghiên cứu và xác định cụ thể những quyền nhân thân của
nhóm người dễ bị tổn thương thể hiện tính bao qt của việc nghiên cứu của
luận án, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức trong việc nghiên cứu
cũng như công tác thực tiễn.
Thứ tư, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền nhân thân của
con người nói chung và của nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng ở cả trong và
ngồi nước góp phần xây dựng một bức tranh toàn diện các quy định pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua đó, giúp các nhà lập pháp cũng như các nhà
nghiên cứu có được cái nhìn bao qt nhất về vấn đề này.
Thứ năm, việc nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia theo
hướng so sánh sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam, và bảo đảm sự phù
hợp của pháp luật Việt Nam với thế giới.
7



Thứ sáu, những đánh giá của luận án về những quy định pháp luật sẽ giúp
các nhà lập pháp và các nhà nghiên cứu thấy rõ những lỗ hổng trong quy định
pháp luật hiện hành về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương. Qua
đó góp phần hồn thiện những quy định về quyền con người nói chung và quyền
nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn
thương trong xã hội.
Chương 2: Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về quyền
nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Chương 3: Thực tiễn vận dụng và bảo vệ quyền nhân thân của nhóm
người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền
nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.

8


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Phần I
MỞ ĐẦU
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước, với biết bao cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Vì vậy chúng ta hiểu rõ
hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc. Tư
tưởng nhân quyền ở Việt Nam đã có từ rất lâu và được thể hiện trước hết qua
những ý niệm và hành động khoan dung, nhân đạo. Trong Bình Ngơ Đại Cáo
của Nguyễn Trãi với tinh thần “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân

để thay cường bạo” đã thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân quyền của Việt
Nam. Bởi vậy, khi đọc bản Tun ngơn Độc lập 2/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
bắt đầu với một định đề triết học nhân văn dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Sự bình
đẳng của cá nhân được thể hiện trong việc hưởng quyền (trong đó có các quyền
nhân thân) và nghĩa vụ do pháp luật quy định luôn được xem là kim chỉ nam
trong đường lối lãnh đạo và chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước. Trong
những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc bảo vệ và thúc đẩy
nhân quyền trong phạm vi quốc gia cũng như đã tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh vì nhân quyền của nhân loại. Thể hiện ở việc Nhà nước ta đã hình thành
một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và khá tương thích với luật
pháp quốc tế về nhân quyền. Đồng thời cũng đã hình thành lên một cơ chế bảo
đảm quyền con người nói chung, quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn
thương nói riêng.
Quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong Bộ luật dân sự năm
2005 trước đây và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2015 với nhiều nhóm quyền
quan trọng với mục đích bảo vệ con người, coi con người là đối tượng trung
tâm, đối tượng cần được hướng tới và bảo đảm thực hiện. Con người tự nhiên
sinh ra vốn đa dạng bởi sắc tộc, màu da, thể lực, trí lực, giới tính, độ tuổi...
Chính sự tự nhiên này cùng với sự tác động của các định kiến xã hội, sự nhìn
nhận phiến diện của một bộ phận người, sự ảnh hưởng của phong tục, tập quán,
9


thói quen... nên có một nhóm người trong xã hội ở vào “thế yếu” – họ là nhóm
người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Với cách hiểu trên, nhóm dễ bị tổn thương có thể chia thành những loại
như sau: những người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người nhiễm HIV,
dân di cư… Đây là những nhóm xã hội có khả năng chống đỡ, tự bảo vệ thấp
nhất và thiệt hại đối với họ thường là cao nhất.

Với tình hình thực tế ở đất nước ta qua hơn ba thập kỉ đổi mới, chúng ta
đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa xã hội. Để đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp, xây dựng xã hội dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng, nhà nước ta đặc biệt chú
trọng đến việc phát huy vai trò và nâng cao vị thế của con người, xem con người
là trung tâm của chiến lược phát triển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong xã hội vẫn cịn tồn tại nhóm xã hội dễ bị tổn thương chưa được thụ
hưởng nhiều những giá trị dân chủ, công bằng, bình đẳng trên mọi lĩnh vực của
đời sống chính trị, xã hội so với nhóm xã hội phổ biến khác.
Xét về mặt kinh tế, việc xây dựng nền kinh tế thị trường dù ở bất cứ dạng
nào cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận ở chừng mực nhất định quy luật khắt
khe của thị trường. Theo đó, quy luật của thị trường, khách hàng là thượng đế,
có nghĩa là nó đáp ứng cho nhu cầu của “khách hàng” nhưng cũng có nghĩa là
nó khơng đáp ứng cho nhu cầu của những người khơng có khả năng trở thành
“khách hàng”. Thị trường là một cơ chế hữu hiệu để nâng cao số lượng và chất
lượng của hàng hóa thơng thường nhưng nó tỏ ra kém hữu hiệu trong việc cung
ứng “hàng hóa cơng cộng” và những “hàng hóa cơng cộng” này có vai trị đặc
biệt quan trọng đối với việc đáp ứng những năng lực cơ bản như chăm sóc sức
khỏe sơ đẳng, cơ hội giáo dục cơ bản… . “Hàng hóa cơng cộng” trước hết đáp
ứng nhu cầu chung của xã hội, cho cả nhóm thường và nhóm dễ bị tổn thương
nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhóm dễ bị tổn thương, bởi đây
chính là những yếu tố cần thiết nhất để nâng cao năng lực cho nhóm dễ bị tổn
thương để họ có thể chống đỡ và phục hồi.

10


Xét về mặt chính trị, nhóm dễ bị tổn thương hạn chế về khả năng tham gia
để tiếng nói của mình được lắng nghe và những lợi ích cơ bản của họ có thể
được đầy đủ hơn. Mặt khác, họ cũng khơng có đủ nguồn lực để tham gia bởi

những nguồn lực này tập trung cho sự tồn tại và chống đỡ tổn thương mà họ
phải gánh chịu.
Xét về mặt đạo lý xã hội, chuyển sang kinh tế thị trường ảnh hưởng nhất
định đến những giá trị đạo lý truyền thống như nhân ái, đùm bọc - vốn được xây
dựng và củng cố bởi phép trị nước theo nhân nghĩa, đạo đức. Kinh tế thị trường
lấy chuẩn vật chất làm đầu, khả năng sinh lời, sức mạnh của tiền bạc đã làm xói
mịn ít nhiều giá trị nhân văn, nhân bản. Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể
giàu hơn nhưng chúng ta cũng có thể tàn ác hơn. Những nghiên cứu gần đây cho
thấy có lẽ sự phát triển có nguy cơ thiếu bền vững bởi chúng ta thiếu các nguồn
vốn mới như: vốn đạo đức, vốn con người, vốn văn hóa, vốn xã hội…
Tuy nhiên cũng như các nước khác trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với những thách thức về quyền con người, trong đó nổi bật
lên vấn đề về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương. Nhóm người dễ bị
tổn thương là những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế
thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các
quyền con người. Bởi vậy cần chú ý bảo vệ đặc biệt so với các nhóm khác. Đặc
biệt là trong bối cảnh hiện đại, sự phát triển của xã hội loài người mang lại nhiều
thành tựu về kinh tế, y tế, văn hóa xã hội… nhưng các quyền nhân thân của cá
nhân nói chung và nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng vẫn bị xâm phạm và
không được bảo vệ thỏa đáng với phạm vi khá phổ biến và tần suất không ngừng
gia tăng, thậm chí tính mạng và sức khỏe của nhóm người này vẫn thường xuyên
bị đe dọa, việc bảo vệ nó tưởng chừng như đơn giản, nhưng trên thực tế, sự vi
phạm trong thời gian qua có thể nói là đang tràn lan, trở thành mối lo cho xã hội.
Hơn thế, sự phát triển của xã hội loài người hướng đến sự phát triển toàn diện về
vật chất và tinh thần, do vậy, việc gia tăng sự quan tâm và bảo vệ nhóm dễ bị tổn
thương chỉ dấu cho sự phát triển của nhân loại nói chung là một yêu cầu rất bức
thiết hiện nay.
11



“Nhóm người dễ bị tổn thương” trong xã hội dường như là khái niệm còn
tương đối mới mẻ trong pháp luật Việt Nam nên các quy định của pháp luật và
cơ chế bảo vệ quyền của nhóm người này (trong đó có quyền nhân thân) cịn
nhiều hạn chế. Hướng tới một xã hội cơng bằng, bình đẳng thì các quyền dân sự
nói riêng, các quyền nhân thân nói chung phải được ghi nhận và đảm bảo thực
hiện một cách nghiêm chỉnh đối với mọi đối tượng trong xã hội. Do đó, việc
nghiên cứu các vấn đề về quyền nhân thân của cá nhân nói chung, quyền nhân
thân của nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng là vấn đề mang tính cấp bách có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn trong thời gian tới.
Phần II
CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
A. Bài viết trên các tạp chí
(1)

International Journal of Constitutional Law

“The promise of an emerging concept in European Human Rights
Convention law” - International Journal of Constitutional Law, Volume 11,
Issue 4 ,1 October 2013, Pages 1056–1085 ( Bài viết “Triển vọng về một khái
niệm mới trong Công ước về Quyền con người của Liên minh Châu Âu - Tạp chí
Quốc tế về Luật Hiến pháp, Tập 11, Số 4, Ngày 1 tháng 10 năm 2013, Các trang
1056-1085)


Bài viết “Triển vọng về một khái niệm mới trong Công ước về

Quyền con người của Liên minh Châu Âu” được nghiên cứu dưới góc độ các
đặc điểm và ý nghĩa của khái niệm về các nhóm dễ bị tổn thương. Khái niệm về
các nhóm dễ bị tổn thương đang tăng lên trong luật pháp của Tòa án Nhân quyền

của Châu Âu. Toà án cho đến nay đã sử dụng khái niệm này trong những trường
hợp liên quan đến người Roma, những người có khuyết tật về tâm thần, những
người bị HIV và người xin tị nạn. Dựa vào các cuộc tranh luận lý thuyết về tính
dễ bị tổn thương cũng như về luật, về vụ kiện của Toà án, bài viết cung cấp một
đánh giá quan trọng của khái niệm này. Lý luận về các nhóm dễ bị tổn thương
mở ra một số khả năng, đáng chú ý nhất là cơ hội để tiến gần hơn ý tưởng mạnh
12


mẽ về sự bình đẳng. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có một số hạn chế nhất định
và bài viết này bình luận về cách sử dụng, phản ánh khái niệm này cũng như chỉ
ra cách thức mà Tòa án có thể tránh được những hạn chế của nó.
 Ngồi ra, nội dung bài viết có đề cập đến các đặc điểm và ý nghĩa của
khái niệm về các nhóm dễ bị tổn thương trong luật về vụ việc của Strasbourg,
phản ánh tính dễ bị tổn thương của nhóm người, đưa ra đánh giá phê bình khái
niệm này bằng cách tham khảo các cuộc tranh luận lý thuyết về tính dễ tổn
thương và án lệ của Toà án. Việc sử dụng thuật ngữ “những người (nhóm) dễ
bị tổn thương” của Tịa án cũng đồng thời giải quyết các khía cạnh khác nhau
về sự bất bình đẳng theo một cách cụ thể. Vì lý do này, sự nổi lên của khái niệm
này thể hiện sự phát triển tích cực trong luật về án lệ của Toà án. Tuy nhiên, bài
viết cho rằng, nếu Tồ án duy trì khả năng bảo vệ “các nhóm dễ bị tổn thương”
để thực hiện sứ mệnh của mình, những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương
này có thể phải đối mặt với những rủi ro kỳ thị, thiết yếu và rập khuôn liên quan
đến khái niệm này.
(2)

“Human Rights Protections for Vulnerable and Disadvantaged

Groups” - Human Rights Quarterly, Volume 33, Number 3, August 2011, pp.
682-732 (Article) Published by The Johns Hopkins University Press (“Bảo vệ

quyền con người cho những người dễ bị tổn thương và bất hạnh” - Nhân
quyền hàng quý, Tập 33, Số 3, 08/2011, tr. 682-732. NXB-Johns Hopkins
University – Đóng góp của UBLHQ về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.)
 Việc cơng nhận nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của người dễ bị tổn
thương và thiệt thòi là một chủ đề thường xuyên trong công việc của Ủy ban về
các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (CESCR) của Liên Hợp quốc. Bài viết
này rà sốt lại cơng việc của CESCR để xác định xem Uỷ ban đã có một khn
khổ rõ ràng hoặc các tiêu chí để xác định cá nhân hoặc nhóm nào nên được coi
là dễ bị tổn thương và thiệt thòi và những biện pháp nào được yêu cầu để bảo vệ
nhân quyền của họ.

13


 Xem Bảng 1 để biết danh sách đầy đủ các nhóm và các vấn đề). (Bảng 1
liệt kê các nước trong mẫu theo mức độ phát triển )3
 "Nhóm" đề cập đến bất kỳ tập hợp các cá nhân bị ràng buộc bởi nhau
theo tình trạng. Phân tích này phân biệt giữa hai dạng trạng thái: trạng thái cố
định hoặc trạng thái biến đổi4.
- Một trạng thái cố định: Các nhóm trong phân tích này được xem xét là
cố định: phụ nữ; bọn trẻ; giới trẻ; người già; người khuyết tật; và các nhóm thiểu
số chủng tộc, sắc tộc và tơn giáo.
- Tình trạng biến đổi: là một thứ mà cá nhân có được nhờ vào sự liên kết
của nhóm xã hội và kinh tế. Các nhóm được phân loại là biến đổi bao gồm: công
nhân nhập cư, bà mẹ độc thân, người vô gia cư, người thất nghiệp, và người
nghèo.
Sự khác biệt chính giữa hai nhóm là các trạng thái biến có thể về mặt lý
thuyết được thay đổi bởi cá nhân hoặc do các can thiệp bên ngồi như thay đổi
chính sách, trong khi thay đổi nhóm trạng thái cố định là không thể hoặc không
thể chấp nhận được để cải thiện tính dễ bị tổn thương khi trở thành thành viên

của những nhóm đó.
Có một số khác biệt trong cách tiếp cận của Ủy ban đối với tình trạng dễ
bị tổn thương ở các nước ở mức độ phát triển cao hơn và thấp hơn. Các nhóm cụ
thể được xác định thường xuyên hơn ở các nước có mức độ phát triển cao hơn ở
các nước có trình độ phát triển trung và thấp.
Do sự tương đồng về số quốc gia trong các phân loại cao và trung bình,
tổng số các vấn đề nhân quyền và nhóm, như được trình bày trong Bảng 2 và 3, 5
là khá tương đương. Tuy nhiên, các quốc gia có mức độ phát triển thấp vẫn cịn
q ít đại diện để có thể so sánh với các quốc gia cấp cao và trung bình. Qua đó,
nó cung cấp một ý thức về cách Ủy ban giao dịch với các nước ở các cấp độ
phát triển khác nhau.

3

Table 1 , pages 23 - Human Rights Protections for Vulnerable and Disadvantaged Groups
Mục A. Vulnerable Groups: Definition – Pages 26 - Human Rights Protections for Vulnerable and
Disadvantaged Groups
5
Table2,3 – pages 24 - Human Rights Protections for Vulnerable and Disadvantaged Groups
4

14


Nhóm người dễ bị tổn thương theo Bảng 2 bao gồm:
Phụ nữ
Trẻ em
Người nghèo
Thổ dân
Khuyết tật

Chủng tộc/Người thiểu số
Người Du lịch
Người nước ngoài/Người tị nạn
Lao động tạm thời
Người cao tuổi
Người độc thân
Người vơ gia cư
Thanh thiếu niên
Gia đình
Thất nghiệp
Nơng dân
Tù nhân
 Một trong những điểm nổi bật của cách tiếp cận nhân quyền là cam kết
bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và nhóm người dễ bị tổn thương thiệt thòi.
Luật về quyền con người được đưa ra dựa trên nguyên tắc cơ bản của sự kế thừa
đối với nhân phẩm và giá trị bình đẳng của mỗi con người. Mối quan tâm với
tình trạng của người dễ bị tổn thương và thiệt thòi xuất phát từ việc thực hiện
trong hầu hết mọi nhu cầu trong xã hội mà ở đó, một số cá nhân và nhóm, một
cách có hệ thống không được hưởng nhiều quyền con người của họ. Thông
thường, người dễ bị tổn thương và những người kém may mắn đã từng là nạn
nhân của các vi phạm về các quyền dân sự và chính trị và thậm chí cịn nghiêm
trọng hơn, về các quyền kinh tế, xã hội và văn hố… Họ có thể bị vi phạm nhân
quyền bởi nhà nước, bởi những người khác trong xã hội, hoặc từ các định chế,
rào cản về cơ cấu, động lực xã hội và các lực lượng kinh tế khác. Mặc dù cam
15


kết về quyền con người để bảo vệ nền tảng cơ bản quyền của những cá nhân và
nhóm người dễ bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương, nhưng nhân quyền thiếu một lý
thuyết trọng tâm để thống nhất thực hiện.

(3)

“Human Rights Violations and Mental Illness: Implications for

Engagement and Adherence Magnus” - Mfoafo-M’Carthy1, Wilfrid Laurier
University, Faculty of Social Work - SAGE Open.January-March 2014 (“Các vi
phạm nhân quyền và người bị bệnh tâm thần: Ý nghĩa cam kết và tuân thủ.” Magnus Mfoafo-M'Carthy, Đại học Wilfrid Laurier, Khoa Xã hội – Nxb. SAGE
.01 – 03/2014)
 Trọng tâm của nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu về các vấn đề về sức
khoẻ tâm thần ảnh hưởng như thế nào đến quyền của cá nhân với người bị
bệnh tâm thần. Lý do của việc xem xét tài liệu này là để kiểm tra trên toàn cầu
việc lạm dụng nhân quyền của tinh thần đối với vấn đề sức khoẻ và làm sáng tỏ
những tác động của nó lên nền kinh tế trên tồn thế giới. Với tính dễ bị tổn
thương vốn có của những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần và đứng trước
sự kỳ thị đôi khi trở thành gánh nặng cho xã hội, điều cốt yếu là quyền con
người được cơng nhận cho nhóm người này cũng như đối với toàn xã hội.
 Bài viết đã đưa ra các kết quả thực hiện những chương trình, chính sách
liên quan tới các nhóm đối tượng như:
+) Mù chữ và sức khoẻ tâm thần: Các kết quả nghiên cứu nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc một cá nhân bị mù chữ và mắc bệnh tâm thần. Điều này
đã có liên quan đến khả năng bị vi phạm nhân quyền, vì mù chữ có thể ảnh
hưởng xấu khả năng tiếp cận các biện pháp hỗ trợ chính thức (từ chính phủ, cơ
quan nhà nước…). Ở Ấn Độ, mù chữ có ảnh hưởng lớn hơn đến phụ nữ hơn
nam giới, mặc dù có giáo dục miễn phí, nhưng phụ nữ ít có khả năng được
khuyến khích đến trường (Vijayalakshmi, Ramachandra, Reddemma, & Math,
2012).
+) Thiết lập Nhà tù và Tòa án Sức khoẻ Tâm thần: Trên thực tế, những
người mắc bệnh tâm thần đang nhận chăm sóc tại các cơ sở tâm thần bị vi phạm
nhân quyền lớn hơn nhiều so với những người đang ở trong các cơ sở cải tạo.
16



×