Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI HOÁ PHÂN TÍCH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.09 KB, 6 trang )

Bài 1: Định tính Paracetamol bằng phương pháp hồng ngoại IR
Câu 1. Nêu nguyên tắc định tính bằng IR?
TL: Dưới bức xạ hồng ngoại, vật liệu sẽ hấp thu một tần số thích hợp, năng lượng
này chuyển thành dao động, một phần ánh sáng sẽ phản xạ hoặc năng lượng có thể
truyền qua phân tử lân cận thành nhiệt lượng. Tần số hấp thụ tương ứng với tần số
dao động chuẩn (đặc trưng cho các nhóm nguyên tử có trong phân tử)
Câu 2. Phạm vi phân vùng phổ IR?
- Vùng IR gần: 1.100 nm – 2.500 nm
- Vùng IR cơ bản: 2.500 nm – 25.000 nm
- Vùng IR xa: >25.000 nm -> vi sóng
Câu 3. Trình bày 3 kỹ thuật tiến hành định tính IR?
TL: 1. Mẫu rắn: Kỹ thuật sandwich: trộn mẫu rắn với dầu parafin thành bùn nhão
và ép vào giữa 2 bản mỏng KBr | Kỹ thuật viên nén KBr: trộn đều mẫu với KBr
(1:100) trên cối đá mã não, Ép thành viên có độ dày 0,1mm trên máy nén thuỷ lực
để loại bọt khí
2. Mẫu lỏng: Mẫu được nạp vào cốc đo như một lớp phim mỏng 0,05 mm. Cốc
đo là 2 tấm KBr làm của sổ với các vòng đệm là nhựa Teflon bền trong dung môi
3. Mẫu khí: cốc đo bằng KBr dài 10cm có bộ hút chân không và các gương phản
chiếu bên trong cốc đo để phản xạ nhiều lần ánh sáng IR đi qua mẫu
Câu 4. Những phân tử nào không hấp thu trong vùng IR?
TL: Phân tử nhỏ, phân tử có cấu trúc đối xứng như N2, Cl2, CS2, CCl4,…
Câu 5. Cho biết dao động chứa các vân hấp thu của các nhóm chức như OH, C=O,
C=N, C=C và vòng benzen?
TL: OH: 3650 – 3200 cm-1, C=N: 2200 cm-1, C=C: 1650 cm-1 , Vùng nhân thơm:
910 - 650 cm-1
Câu 6. Yêu cầu kỹ thuật nén viên?
TL: Nén với KBr theo tỉ lệ 1:100 trên cối mã não, độ dày 0,1mm, ép để loại bỏ
không khí
Câu 7. Cách kiểm tra thang số sóng của máy đo IR?
TL: Bằng phim polystyren
Câu 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến phổ IR?


TL: Độ ẩm, quá trình nén, độ tinh khiết của mẫu, …
Câu 9. Thường đo mẫu trong vùng có số sóng nào?


TL: 4000cm-1 – 400cm-1

Bài 2: Định tính Paracetamol bằng sắc kí lớp mỏng
Câu 1. Nêu cơ chế chính của SKLM?
TL: Kỹ thuật tách các chất khi cho pha động di chuẩn qua pha tĩnh theo cơ chế hấp
phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay phối hợp nhiều cơ chế của pha tĩnh.
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf
được tính bằng tỉ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển
của dung môi.
Câu 2. Tại sao phải bão hoà dung môi trước khi triển khai sắc kí?
TL: Để đảm bảo hệ dung môi có nồng độ không đổi trong khí quyển theo cột chiều
cao bình sắc kí. Tránh hiện tượng mao dẫn quá nhanh do chênh lệch nồng độ ở đáy
bình và thân bình.
Câu 3. Cách hoạt hoá bản mỏng và mục đích của hoạt hoá?
TL: Mục đích: Loại hàm ẩm, tăng hoạt độ, vì hàm lượng nước trên bề mặt chất
hấp phụ làm giảm các điểm hoạt động bề mặt hấp phụ dẫn tới làm giảm khả năng
hấp phụ của pha tĩnh.
Cách hoạt hoá: Cho các bản mỏng khô mặt vào tủ sấy và sấy ở 105oC – 110oC
trong 30 phút. Bảo quản trong bình hút ẩm.
Câu 4. Ứng dụng của sắc kí lớp mỏng?
Thử tinh khiết, định lượng và bán định lượng, định tính
Câu 5. Hệ dung môi khai triển dùng để định tính paracetamol?
Methylen clorid-methanol (4:1)
Câu 6. Loại bản mỏng dùng để định tính paracetamol?
Silicagel F254 Merck


Bài 3: Tách và định tính các cyclin bằng sắc kí lớp mỏng
Câu 1. Hệ dung môi khai triển?
TL: Acetonitril – Methanol – dung dịch acid oxalic 6,3% đã điều chỉnh pH đến 2,0
bằng amoniac đậm đặc (20:20:60)
Câu 2. Trong bài thực tập có những vết chấm nào?
TL: - Vết 1: Oxytetracyclin
- Vết 2: Tetracyclin
- Vết 3: Minocyclin


- Vết 4: Hỗn hợp oxytetracyclin, tetracyclin, minocyclin
- Vết 5: mẫu thử
Câu 3. Sử dụng bản mỏng nào để định tính các cyclin? Giải thích?
- Bản mỏng silica gel F254 Merck (bản thường) có pha tĩnh phân cực, hệ dung
môi là acetonitril, methanol là chất phân cực mạnh. Điều này dẫn đến pha tĩnh
bắt giữ mạnh hệ dung môi, giải thích cho việc phần dưới bản mỏng kéo vệt
đen do các dung môi đã hấp phụ lên bề mặt silica gel, che đi các chất phát
huỳnh quang ở 254nm.
- Silica gel Merck pha đảo RP-18 gắn thêm mạch 18 carbon nên pha tĩnh
không phân cực (pha đảo), nên hệ dung môi chạy tốt trên bản sắc ký, không
bị bắt giữ bởi silica gel, chỉ có các cyclin có tính phân cực khác nhau ít nhiều
hấp phụ trên bề mặt silica gel -> các vết tách tốt.

Bài 4: Định lượng sắt bằng phương pháp đo quang
Câu 1. Nêu nguyên tắc định lượng sắt (III) bằng phương pháp đo quang?
TL: Fe3+ tác dụng với acid sulfosalycilic sẽ tạo phức có màu
Trong môi trường acid pH 1,8 – 2,5: phức màu tím hấp thu cực đại ở 𝜆max = 510 nm
Trong môi trường kiềm pH 9 – 11: phức màu vàng có độ hấp thu cực đại ở 𝜆max =
416 nm
Câu 2. Trình bày cách xây dựng đường tuyến tính của dung dịch sắt chuẩn?

TL: - Chọn bước sóng hấp thu cực đại của dung dịch phức, lần lượt đo độ hấp thu
của các dung dịch chuẩn.
- Vẽ đường tuyến tính tương quan giữa độ hấp thu A và nồng độ sắt C%
Câu 3. Nêu cách tính nồng độ Fe3+ trong dung dịch từ đường tuyến tính?
TL: - Dùng phương trình hồi quy tuyến tính
- So sánh độ hấp thu của mẫu với đường chuẩn
Câu 4. Tại sao phải luôn luôn thực hiện song song với mẫu trắng?
TL: Hạn chế các sai lệch do ảnh hưởng của dung môi và pH.
Câu 5. pH ảnh hưởng như thế nào đối với phương pháp đo UV-Vis?
TL: pH làm thay đổi cấu trúc phân tử nên làm thay đổi khả năng hấp thụ của chất
tan

Bài 5: Định lượng Paracetamol bằng UV-Vis
Câu 1. Nguyên tắc định lượng paracetamol bằng UV-Vis?


TL: Dựa vào đường biểu diễn
Câu 2. Thiết bị đo, phương pháp đo, mẫu trắng và cốc đo sử dụng trong bài?
TL: Máy đo UV-1800 SHIMADZU, phương pháp spectrum và phương pháp
photometric, mẫu trắng NaOH 0,01M, cốc đo thạch anh (có thể đo bằng cốc thuỷ
tinh)
Câu 3. Nếu sử dụng công thức của định luật Lambert-Beer thì C được tính bằng
nồng độ gì?
TL: Nồng độ mol (mol/L)
Câu 4. Lập công thức tính A (1%, 1cm) và công thức tính so sánh với dung dịch đối
chiếu?
TL:

At


Ct
At
1% = C  Ct = A . Cc 
A1cm
c
c
At Ct
At
Ac

=

Cc

 Ct =

Ac

C% =

. Cc  C% =

Ct
Cbđ
Ct
Cbđ

Câu 5. Chất khảo sát có các đỉnh hấp thụ cực đại tại các bước sóng nào?
TL: 496,8 nm
Câu 6. Máy đo quang UV-Vis đã thực tập thuộc loại máy bao nhiêu chùm tia? Mẫu

trắng được sử dụng trong bài thực tập là gì? Đổi mẫu trắng khác được không?
TL: 2 chùm tia, mẫu trắng là NaOH 0,01M, Có thể đổi mẫu trắng nhưng không hấp
thu trong vùng 200-400 nm
Câu 7. Phạm vi phân vùng của UV-VIS?
TL: - UV xa: 50 – 200 nm
- UV gần: 200 – 400 nm
- Khả kiến (Vis): 400 – 800 nm
Câu 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hấp thụ UV của mẫu?
TL: Dung môi, pH, bản chất chất khảo sát, nhiệt độ
Câu 9. Ứng dụng của phương pháp đo UV-Vis?
TL: Kiểm tra độ tinh khiết, xác định cấu trúc, định tính, định lượng, nghiên cứu
động học phản ứng, xác định hằng số pKa, xác định khối lượng phân tử, bộ phận
phát hiện của HPLC

Bài 6: Định lượng Nitrit bằng UV-Vis khảo sát động học
Câu 1. Nêu nguyên tắc bài thực tập?


TL: Nitrit trong môi trường acid tạo với acid sulfanilic thành diazoic có thể hấp thu
trong quang phổ tử ngoại : p-NH2-C6H4-SO3H + NaNO2 + 2HCl ↔ [p-N=N-C6H4SO3H]Cl + NaCl + 2H2O
Câu 2. Trình bày thứ tự pha chế thuốc thử trong bài thực tập. Thay đổi có được
không? Tại sao?
TL: Không thay đổi được, nếu cho HCl trước thì một phần nitrit sẽ bị oxi hoá thành
nitrat.
Câu 3. Trong phần khảo sát động học của phản ứng theo thời gian, nếu không đo
ngay lập thứ thì độ hấp thu của dung dịch sẽ bị ảnh hưởng?
TL: Có vì sẽ xác định không đúng thời gian phản ứng
Câu 4. Nêu mục đích của việc sử dụng phương pháp Kinetic?
TL: Để xác định thời gian phản ứng hoàn toàn
Câu 5. Trong bài thực hành đã sử dụng bao nhiêu kiểu đo mà sinh viên thực tập?

TL: Ba kiểu: Phương pháp đo Kinetic, phương pháp đo quét phổ (Spectrum),
phương pháp đo photometric
Câu 6. Trong bài thực tập tại sao dùng bước sóng 270 nm để khảo sát động học phản
ứng?
TL: Vì bước sóng này gần với sự hấp thu của nhóm chức N=N
Câu 7. Đường biểu diễn độ hấp thu của mỗi phép đo biến thiên theo thông số gì?
TL: - Phương pháp Kinetic: thời gian
- Phương pháp đo quét phổ Spectrum: bước sóng
- Phương pháp đo photometry: nồng độ
Câu 8. Cốc đo nào được sử dụng để đo định lượng nitrit? Tại sao dùng cốc đo này?
TL: Cốc thạch anh, vì đo vùng UV (200nm – 400nm), cốc thuỷ tinh hấp thụ UV và
dùng đo ở vùng Vis
Câu 9. Tại sao chọn dung dịch chuẩn bình 5 để xác định bước sóng hấp thu cực đại?
TL: Nồng độ cao nên phản ứng sinh ra nhiều sản phẩm, dễ dàng xác định bước sóng
hấp thu cực đại
Câu 10. Yêu cầu của dung dịch gốc NaNO2?
TL: Dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh tối đa 7 ngày

Bài 7: Định lượng cafein bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao


Câu 1. Kiểu rửa giải của pha động trong bài thực tập thuộc loại đẳng dòng hay
gradient?
TL: Đẳng dòng
Câu 2. Chất lượng của dung môi sử dụng để triển khai HPLC thuộc loại nào? Sử
dụng dung môi này để chiết xuất được không? Ngược lại, có thể sử dụng dung môi
chiết xuất thông thường để chuẩn bị pha động trong HPLC hay không? Tại sao?
TL: Dung môi triển khai HPLC phải tinh khiết
- Dùng để chiết xuất được
- Không dùng dung môi chiết xuất thông thường để chuẩn bị pha động vì không

tinh khiết, lẫn tạp nhiễu.
Câu 3. Đầu dò trong bài thực tập thuộc lại đầu dò nào? Ưu và nhược điểm của đầu
dò này?
TL: Đầu dò dãy diod quang PDA (Photo Diod Aray Detector)
- Ưu điểm: đo ở nhiều bước sóng khác nhau, đo nhanh hơn
- Nhược điểm: kém chính xác
Câu 4. Cần chú ý thông số sắc kí nào khi định lượng đồng thời từ 2 chất trở lên bằng
HPLC?
TL: Thông số RS
Câu 5. Cho biết tên cột sắc kí, kích thước, đường kính hạt pha tĩnh nhồi cột?
TL: Cột pha đảo RP-18, kích thước 250 mm x 4 mm, đường kính hạt 5 micromet



×