Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Giáo trình Quản trị Web Hosting

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 47 trang )

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ WEB HOSTING
NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ TRANG WEB

THÔNG TIN CHỦ NHIỆM
Họ tên: Phạm Thành Đạt
Học vị: Thạc sỹ
Đơn vị: Khoa Công nghệ thông tin
Email:

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay, việc xây dựng website là một phần không thể thiếu
trong việc quảng bá hình ảnh của một cá nhân, công ty hay doanh nghiệp nào đó, và việc
quản trị website cũng là một trong những việc rất quan trọng trong công cuộc xây dựng
này. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, môn học “Quản trị Web Hosting” đã được
đưa vào chương trình đào tạo của ngành Thiết kế trang web.
Giáo trình “Quản trị Web Hosting” được biên soạn sát với mục tiêu của chương trình
đào tạo cũng như đề cương chi tiết của môn học, cụ thể giáo trình gồm 3 chương:
 Chương 1: Tìm hiểu Domain & Hosting
 Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting


 Chương 3: Quản trị Hosting và Website
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Phạm Thành Đạt

1


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU DOMAIN VÀ HOSTING ....................................................... 4
1. Khái niệm về Domain, DNS, Web Hosting ................................................................. 4
1.1. Domain .................................................................................................................. 4
1.2. DNS....................................................................................................................... 6
1.3. Web Hosting ......................................................................................................... 6
2. Mối quan hệ giữa Domain, DNS, Web Hosting .......................................................... 7
3. Phân cấp Domain ......................................................................................................... 7
3.1. Domain cấp cao nhất............................................................................................. 8
3.2. Domain thứ cấp ..................................................................................................... 8
4. Web Hosting ................................................................................................................. 8
4.1. Share Hosting ........................................................................................................ 9
4.2. VPS Hosting........................................................................................................ 10
4.3. Dedicated Server Hosting ................................................................................... 11
4.4. Cloud Hosting ..................................................................................................... 12
Câu hỏi và bài tập chương 1 ........................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐĂNG KÝ DOMAIN VÀ SHARE HOSTING ...................................... 16
1. Một số nhà cung cấp Domain và Hosting .................................................................. 16
1.1. Một số nhà cung cấp Domain ............................................................................. 16
1.2. Một số nhà cung cấp Web Hosting ..................................................................... 21
1.3. Một số nhà cung cấp Domain và Hosting miễn phí............................................ 25

2. Kiểm tra Domain ........................................................................................................ 26
3. Đăng ký một Domain ................................................................................................. 27
4. Các loại Share Hosting ............................................................................................... 29
5. Đăng ký một Share Hosting ....................................................................................... 31
Câu hỏi và bài tập chương 2 ........................................................................................... 33

2


CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ HOSTING VÀ WEBSITE................................................... 36
1. Nghiệp vụ người quản trị Domain và Hosting ........................................................... 36
1.1. Nghiệp vụ giao dịch với nhà cung cấp Domain và Hosting ............................... 36
1.2. Nghiệp vụ thiết lập và quản trị thông tin cấu hình trên Hosting......................... 36
1.3. Nghiệp vụ cài đặt và cấu hình website trên Hosting .......................................... 38
2. Nghiệp vụ người quản trị website .............................................................................. 39
Câu hỏi và bài tập chương 3 ........................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 42

3


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU DOMAIN VÀ HOSTING
Giới thiệu:
Chương 1 của giáo trình sẽ giúp người học hiểu rõ các khái niệm trong quản trị Web
Hosting và mối quan hệ giữa chúng.
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm về Domain và Hosting.
- Phân tích được các thành phần Domain và Hosting.
Nội dung chính:

1. Khái niệm về Domain, DNS, Web Hosting
1.1. Domain
Nếu nói Internet là thành phần chủ chốt trong cuộc cách mạng 4.0 thì website cũng
được xem là một phần quan trọng trong cuộc cách mạng này vì chúng được sử dụng rất phổ
biến với nhiều mục đích khác nhau như kết nối với bạn bè hay người thân, quảng bá hình
ảnh doanh nghiệp, giải trí, hỗ trợ công việc,… Tuy nhiên, số lượng website ngày càng nhiều
và để phân biệt được các website, người ta đã tạo ra địa chỉ IP (viết tắt của Internet Protocol,
là một loại giao thức Interner). Tuy nhiên, địa chỉ IP là một tổ hợp các số vô cùng khó nhớ
(ví dụ một địa chỉ IP là 100.90.80.70) nên “khái niệm Domain” đã được tạo ra để giải quyết
khó khăn này.
Domain (còn gọi là “tên miền” hay “địa chỉ website”) là định danh của website trên
Internet mà chúng ta sử dụng để nhập vào trình duyệt web để truy cập vào website đó. Ví
dụ: google.com, facebook.com, ktkthcm.edu.vn,…

Hình 1.1. Hình ảnh minh họa một Domain.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

4


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
Một Domain thường có cấu tạo gồm 3 phần:
 SubDomain (hay còn gọi Domain phụ, Domain con), ví dụ: developers,
support, www,…
 Phần chính (hay còn gọi là phần tên), ví dụ: google, facebook, ktkthcm,…
 Phần mở rộng (hay còn gọi là phần đuôi), ví dụ: com, org, edu.vn,…

Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo một Domain.

Quy tắc đặt tên một Domain:

 Tối đa 127 nhãn, nhãn không có khoảng trắng và được phân cách nhau bằng
dấu chấm (.).
 Nhãn được giới hạn ở các chữ cái thuộc bảng mã ASCII, cụ thể là từ a đến z
(không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-).
 Dấu gạch ngang và dấu chấm không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối Domain.
 Tổng chiều dài của Domain không được vượt quá 255 ký tự, thường là trong
khoảng từ 1 đến 63 ký tự.
Các ví dụ sau đây cho thấy quy tắc đúng và sai của một Domain:
 quantri-webhosting.com: đúng.
 quantriwebhosting.com: đúng.
 quantri——–webhosting.com: đúng.
 quantri..webhosting.com: sai vì có hai dấu chấm (.) liền kề nhau.
 -quantri-webhosting.com: sai vì dấu gạch ngang (-) xuất hiện ở đầu Domain.
 .quantri-webhosting.com: sai vì dấu chấm (.) xuất hiện ở đầu Domain.
 quantri_webhosting.com: sai vì có dấu gạch dưới (_) là ký tự không hợp lệ.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

5


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
Ngoài ra, Domain cũng được dùng để chuyển hướng truy cập, tức là khi người khác
truy cập vào một Domain, họ sẽ được đưa tới Domain khác. Việc này thường được sử dụng
với mục đích tạo chiến dịch kinh doanh tốt hơn, hoặc chuyển người truy cập tới website
chính hay website mới,... Đặc biệt, nó cũng hỗ trợ nhiều cho việc người dùng gõ sai lỗi
chính tả và gõ tắt. Ví dụ: nếu truy cập www.fb.com, bạn sẽ được đưa đến
www.facebook.com.
1.2. DNS
Như đã đề cập ở trên, mỗi website trên Internet đều có một địa chỉ IP để các máy khác
truy cập vào, nhưng địa chỉ IP này rất khó nhớ nên người ta đã chuyển nó thành Domain.

Và vấn đề còn lại là chúng ta phải thiết lập mối liên kết giữa một Domain với một địa chỉ
IP tương ứng để giúp người dùng không cần phải quan tâm đến các địa chỉ IP bằng số mà
chỉ cần nhớ các Domain là có thể truy cập vào website một cách dễ dàng. Hệ thống thực
hiện nhiệm vụ liên kết giữa một Domain với một địa chỉ IP này đó là DNS.
DNS (Domain Name System) là hệ thống ánh xạ từ địa chỉ IP thành Domain và
ngược lại.

Hình 1.3. Hình ảnh minh họa DNS.

1.3. Web Hosting
Web Hosting (có thể gọi ngắn gọn là Hosting) là một không gian trên máy chủ có
cài đặt các dịch vụ Internet, được dùng để lưu trữ các tập tin, nội dung và dữ liệu của
website.
Nói một cách khác, Web Hosting là một dịch vụ trực tuyến giúp chúng ta xuất bản
website hoặc ứng dụng web lên Internet. Bên cạnh đó, Web Hosting phải chạy không gián
đoạn để website có thể luôn hoạt động mọi lúc.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

6


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting

Hình 1.4. Hình ảnh minh họa Web Hosting.

2. Mối quan hệ giữa Domain, DNS, Web Hosting
Khi chúng ta tải các tập tin, nội dung và dữ liệu của website lên Web Hosting, chúng
ta sẽ có một địa chỉ IP. Do địa chỉ IP khó nhớ nên người ta chuyển nó thành Domain thông
qua DNS để máy tính khác truy cập vào website này dễ dàng hơn. Đó là mối quan hệ giữa

Domain, DNS, Web Hosting.

Hình 1.5. Hình ảnh minh họa mối quan hệ giữa Domain, DNS, Web Hosting.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

7


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
3. Phân cấp Domain
Hiện nay, hệ thống Domain được phân thành 2 cấp: Domain cấp cao nhất và Domain
thứ cấp.
3.1. Domain cấp cao nhất
Domain cấp cao nhất (Top Level Domain – TLD), hay còn gọi là Domain cấp 1, là
phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng. Domain cấp cao nhất bắt buộc phải có.
Domain cấp cao nhất có thể được chia thành 2 loại khác là:
 Domain cấp cao nhất của quốc gia (Country Code Top Level Domain –
ccTLD): là các Domain kết thúc bằng phần mở rộng là mã quốc gia để thể hiện
cho quốc gia đó. Ví dụ: uk (Anh), in (Ấn Độ), de (Đức), vn (Việt Nam),…
 Domain cấp cao chung (Generic Top Level Domain – gTLD): là loại
Domain phổ biến nhất dùng để thể hiện loại hình tổ chức của chủ thể website.
Ví dụ: edu (Giáo dục), org (Phi lợi nhuận), com (Thương mại), mil (Quân sự),
gov (Chính phủ),…
3.2. Domain thứ cấp
Domain thứ cấp cũng thuộc phần mở rộng của một Domain nhưng nằm ngay bên trái
Domain cấp cao nhất và được phân cách bằng dấu chấm (.). Domain thứ cấp có thể là
Domain cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5,… không có giới hạn và nó không bắt buộc phải có.
Cụ thể, bên trái Domain cấp cao nhất là Domain cấp 2 (Second Level Domain –
SLD). Tiếp đến là Domain cấp 3, được viết ngay bên trái Domain cấp 2. Và tiếp nữa có
thể là Domain cấp 4, cấp 5,… không có giới hạn.

Ví dụ về một Domain đang tồn tại với 3 cấp là www.sos.state.oh.us. Domain cấp 1 là
“us”, Domain cấp 2 là “oh”, Domain cấp 3 là “state” (hình 1.6).

Hình 1.6. Hình ảnh minh họa phân cấp Domain.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

8


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
4. Web Hosting
Khi chúng ta bắt đầu sử dụng Web Hosting cho mục đích lưu trữ các tập tin, nội dung
và dữ liệu cho website, chúng ta có thể sẽ bị choáng ngợp vì hiện nay có rất nhiều loại Web
Hosting khác nhau có sẵn trên thị trường và sẽ không biết sử dụng loại Web Hosting nào
thì phù hợp với website của mình nhất.
Chính vì vậy, trong phần này sẽ giới thiệu thiệu đến mọi người một số loại Web
Hosting được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn và
đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất khi xây dựng một website.
Hiện nay, Web Hosting được chia thành rất nhiều loại, tuy nhiên có một số loại tiêu
biểu là:
 Share Hosting.
 VPS Hosting.
 Dedicated Server Hosting.
 Cloud Hosting.
4.1. Share Hosting
Share Hosting là hình thức lưu trữ website phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là loại
Web Hosting rẻ nhất. Với chi phí bỏ ra rất thấp, chúng ta cũng có thể đoán được rằng tính
năng của Share Hosting là hạn chế nhất.
Với Share Hosting, nội dung và dữ liệu của nhiều website sẽ được lưu trữ trong cùng
một máy chủ. Tất cả các trang web đến từ các tài khoản khác nhau được xử lý bởi cùng một

máy chủ. Như vậy, tài nguyên mà bạn được sử dụng sẽ ít hơn, đó chính là lý do vì sao chi
phí đăng ký Share Hosting rất thấp.
Share Hosting phù hợp cho các website cá nhân, các tổ chức vừa và nhỏ. Loại Hosting
này không phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng website để bán hàng và những tổ chức
lớn có nhiều lượt truy cập mỗi ngày.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

9


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting

Hình 1.7. Hình ảnh minh họa Share Hosting.

Ưu điểm:
 Giá thành thấp.
 Thân thiện cho người mới bắt đầu (không cần kiến thức kỹ thuật).
 Máy chủ (Server) được cấu hình sẵn.
 Bảng điều khiển (Control Panel) dễ sử dụng, thân thiện người dùng.
 Nhà cung cấp Share Hosting chịu trách nhiệm quản lý và vận hành máy chủ.
Nhược điểm:
 Ít quyền kiểm soát đến cấu hình máy chủ.
 Truy cập tăng đột biến từ một số website nào đó có thể làm chậm những
website khác.
 Có thể bị ảnh hưởng khi website khác bị tấn công bởi virus hoặc các phần mềm
độc hại.
4.2. VPS Hosting
VPS Hosting (Virtual Private Server Hosting) là loại Web Hosting cũng dùng
chung máy chủ với website khác, nhưng điểm khác biệt so với Share Hosting là nhà cung

cấp VPS Hosting sẽ phân chia theo vùng trên máy chủ cho mỗi website, mỗi website sẽ có
một bộ nhớ và tốc độ xử lý riêng biệt. Trên thực tế, VPS Hosting phù hợp cho những doanh
nghiệp cỡ vừa và các website đang phát triển nhanh chóng.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

10


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
VPS Hosting là lựa chọn hoàn hảo cho hầu hết các tổ chức từ trung bình đến lớn, các
cửa hàng trực tuyến.

Hình 1.8. Hình ảnh minh họa VPS Hosting.

Ưu điểm:
 Tài nguyên máy chủ riêng biệt (nhưng không phải mua hẵn một máy chủ).
 Truy cập lớn từ một số website không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của những
website khác.
 Được truy cập quyền cao nhất lên máy chủ.
 Dễ nâng cấp và khả năng tùy biến cao.
Nhược điểm:
 Giá thành cao hơn gói Share Hosting.
 Cần các kiến thức về kỹ thuật và quản trị máy chủ.
4.3. Dedicated Server Hosting
Dedicated Server Hosting là một máy chủ vật lý riêng biệt và toàn bộ tài nguyên trên
máy chủ đó là dành riêng cho một website. Vì vậy, Dedicated Server Hosting cho phép chủ
sở hữu toàn bộ quyền quyết định lên máy chủ, hoàn toàn linh hoạt sử dụng: có thể cấu hình
máy chủ tùy thích, chọn lựa hệ điều hành và phần mềm cần sử dụng,…
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


11


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
Dedicated Server Hosting cung cấp nhiều lợi ích hơn so với gói VPS Hosting nhưng
khó quản lý hơn. Chỉ nên lựa chọn loại Web Hosting này khi bạn có kiến thức về công nghệ
thông tin và có khả năng quản trị máy chủ thật sự tốt.

Hình 1.9. Hình ảnh minh họa Dedicated Server Hosting.

Ưu điểm:
 Toàn quyền kiểm soát và cấu hình máy chủ.
 Đáng tin cậy và tính bảo mật cao (vì chúng ta không phải chia sẽ tài nguyên
với bất kỳ website nào).
 Được truy cập quyền cao nhất lên máy chủ.
Nhược điểm:
 Giá thành cao.
 Cần các kiến thức về kỹ thuật và quản trị máy chủ.
4.4. Cloud Hosting
Cloud Hosting đang là giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường hiện nay. Với Cloud
Hosting, nhà cung cấp của bạn có một cụm các máy chủ. Các tài nguyên được phân phối
trên các máy chủ trong cụm. Khi một trong các máy chủ bị quá tải hoặc có bất kỳ vấn đề
nào, các tài nguyên của website sẽ tự động được chuyển tới và xử lý tại máy chủ khác trong
cụm máy chủ.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

12



Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting

Hình 1.10. Hình ảnh minh họa Cloud Hosting.

Ưu điểm:
 Gần như không có DownTime (thời gian website ngừng hoạt động).
 Máy chủ hỏng không ảnh hưởng tới website.
 Tài nguyên được phân phối tùy nhu cầu.
 Thanh toán tùy vào mức độ sử dụng tại mỗi thời điểm khác nhau.
 Có khả năng mở rộng linh hoạt hơn cả VPS Hosting.
Nhược điểm:
 Khó quản lý giá thành.
 Không được truy cập quyền cao nhất lên máy chủ.
Bảng 1.1. So sánh các loại Web Hosting (Các cấp độ theo chiều tăng dần:
Rất thấp/ít  Thấp/Ít  Trung bình  Cao/Nhiều  Rất cao/nhiều).

Loại Web Hosting
Share Hosting
VPS Hosting
Dedicated Server Hosting
Cloud Hosting

Chi phí

Hiệu suất

Rất thấp
Thấp
Rất cao

Trung bình

Trung bình
Cao
Rất Cao
Rất Cao

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Kiến thức
kỹ thuật
cần có
Rất ít
Rất nhiều
Rất nhiều
Rất ít

Khả năng
kiểm soát
máy chủ
Rất ít
Nhiều
Rất nhiều
Ít
13


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
Khi lựa chọn Web Hosting, ngoài việc lựa chọn loại Hosting cho phù hợp, chúng ta
cũng cần quan tâm đến các thông số sau của một Hosting:

 Hệ điều hành (OS): Hiện tại có hai loại thông dụng là Linux và Windows.
 Dung lượng: Kích thước bộ nhớ cho phép lưu trữ.
 Băng thông (Bandwidth): Dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu
chuyển qua lại mỗi tháng.
 PHP: Phiên bản PHP được hỗ trợ.
 Max file: Số lượng tập tin tối đa có thể tải lên.
 RAM: Bộ nhớ đệm.
 Addon Domain: Số lượng Domain bạn có thể trỏ tới.
 Subdomain: Số lượng tên miền con có thể tạo ra cho mỗi tên miền.
 Park Domain: Số lượng tên miền có thể chứa.
 Email Accounts: Số lượng email đi kèm với Web Hosting.
 FTP Accounts (File Transfer Protocol Accounts): Số lượng tài khoản có thể
tạo và dùng để tải dữ liệu lên Hosting.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

14


Chương 1: Tìm hiểu Domain và Hosting
Câu hỏi và bài tập chương 1
1. Hãy trình bày các khái niệm về Domain, DNS và Web Hosting?
2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa Domain, DNS và Web Hosting?
3. Cho 5 ví dụ về Domain có 1 cấp và 5 ví dụ về Domain có 2 cấp trở lên?
4. Hãy trình bày các loại Web Hosting phổ biến hiện nay?
5. Hãy vẽ sơ đồ tư duy cho chương 1?

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

15



Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting
CHƯƠNG 2: ĐĂNG KÝ DOMAIN VÀ SHARE HOSTING
Giới thiệu:
Tiếp theo, ở chương 2, giáo trình sẽ giới thiệu đến người học một số nhà cung cấp
Domain và Hosting uy tín trong nước, ngoài nước hiện nay; sau đó là hướng dẫn người học
cách kiểm tra một Domain đã có chủ sở hữu hay chưa để tiến hành đăng ký Domain và
Hosting cho website.
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước đăng ký Domain và Hosting.
- Đăng ký được Domain và Hosting.
Nội dung chính:
1. Một số nhà cung cấp Domain và Hosting
1.1. Một số nhà cung cấp Domain
Nhà cung cấp Domain là các đơn vị sẽ giúp chúng ta có được địa chỉ website hoàn
hảo theo mong muốn với đầy đủ các yếu tố như phần chính (như google, facebook,
ktkthcm,…), phần mở rộng (như .com, .vn, .net,…) và cả tiền tố (như http://, https://,…).
Mỗi nhà cung cấp tên miền có thể mang lại cho bạn các lựa chọn đa dạng với mức chi phí
và dịch vụ hỗ trợ khác nhau.
Dưới đây là 10 nhà cung cấp Domain phổ biến hiện nay:
1. GoDaddy
Được thành lập từ năm 1997, GoDaddy được xem là “ông trùm” trong dịch vụ cung
cấp Domain quốc tế lớn nhất thế giới. Sau hơn 20 năm hoạt động, GoDaddy đã mang đến
giải pháp về Domain cho hơn 13 triệu khách hàng và chịu trách nhiệm hơn 59 triệu Domain.

Hình 2.1. Logo của GoDaddy.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

16



Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh Domain như một đại lý chính thức của
GoDaddy. Tuy giá thành để sở hữu một Domain tại GoDaddy có cao hơn những nhà cung
cấp khác, nhưng sản phẩm dịch vụ tại đây có chất lượng hàng đầu. Thời gian cập nhật DNS
nhanh cũng như chuyển đổi Domain trong nội bộ GoDaddy là ưu điểm lớn nhất của công
ty này.
Website: />2. Namecheap
Namecheap là cái tên liền kề, theo sát “ông trùm” GoDaddy trong bảng xếp hạng
những nhà cung cấp Domain uy tín. Namecheap đặc biệt mang đến bạn các sản phẩm
Domain có giá thành siêu rẻ ($0.88, khoảng 20.046 VNĐ).

Hình 2.2. Logo của Namecheap.

Nếu lựa chọn nhà cung cấp này, người dùng sẽ được miễn phí quyền bảo mật sở hữu
Domain trong năm đầu tiên. Những năm tiếp theo, người dùng chỉ cần duy trì mức phí
$0.99 (khoảng 22.950 VNĐ) để có thể duy trì quyền bảo mật đó.
Website: />3. PA Việt Nam
PA Việt Nam là nhà cung cấp Hosting đầu tiên và là nhà đăng ký Domain hàng đầu
tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo hàng triệu Domain với các phần mở rộng đa dạng từ
.com, .vn, .info,… với giá được hiển thị cụ thể.

Hình 2.3. Logo của PA Việt Nam.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

17


Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting

Bên cạnh dịch vụ cung cấp Domain thông thường, PA Việt Nam còn mang đến dịch
vụ khác về Domain, điển hình như:
 Chuyển nhượng Domain.
 Giữ chỗ Domain.
 Bảo vệ Domain.
 Dịch vụ liên quan theo yêu cầu.
Website: />4. Tinohost
Tinohost là một doanh nghiệp Việt Nam và là cái tên có thể cạnh tranh trực tiếp với
PA Việt Nam trong việc cung cấp Doamin cũng như những giải pháp về Domain cho khách
hàng. Tinohost cung cấp cả Domain quốc gia và Domain quốc tế. Tinohost có một đội ngũ
kỹ thuật viên sẽ luôn sẵn sàng tư vấn về Domain phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi
người.

Hình 2.4. Logo của Tinohost.

Đến với Tinohost, nếu sau 5 phút người dùng không nhận được hỗ trợ từ nhân viên,
họ sẽ được tăng thêm thời gian sử dụng cho Domain của mình. Có thể thấy rằng, bên cạnh
cung cấp tên miền chất lượng, Tinohost còn có chính sách hỗ trợ người dùng được đánh giá
tốt nhất thị trường Việt Nam.
Website: />5. Domain.com
Domain.com là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các Domain với mức giá siêu rẻ.
Domain.com rất được người dùng yêu thích vì bên cạnh mức giá rẻ, doanh nghiệp còn
thường xuyên cho ra mắt nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng.

Hình 2.5. Logo của Domain.com.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

18



Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting
Chỉ cần chi khoảng $1.99 (khoảng 46.132 VNĐ) đến $7.00 (khoảng 162.274 VNĐ)
là người dùng có thể sở hữu một tên miền đuôi .com hoặc .net. Ngoài ra, người dùng không
bị giới hạn số lượng đăng ký, gia hạn và chuyển đổi Domain.
Website: />6. Digistar
Digistar là một doanh nghiệp ủy quyền của Trung tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ
Thông tin truyền thông. Digistar chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký Domain, dịch vụ tại đây
đã được hơn 60.000 khách hàng tin dùng. Người dùng sẽ được hỗ trợ miễn phí 24/7 trong
suốt quá trình sử dụng.

Hình 2.6. Logo của Digistar.

Người dùng có thể dễ dàng cấu hình Domain tới Hosting chỉ bằng một cú nhấp chuột
với tính năng tự động cấu hình DNS. Digistar cung cấp hầu như đầy đủ các Domain có đuôi
thông dụng như: .com, .net, .org, .info, .com.vn, .vn, net.vn, .edu.vn,…
Website: />7. Name.com
$8.99 (khoảng 208.469 VNĐ) là mức phí bạn sẽ phải chi trả để Name.com cung cấp
cho bạn một Domain hoàn chỉnh. Name.com được thành lập từ năm 2003, đến nay doanh
nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường Domain tại Mỹ.

Hình 2.7. Logo của Name.com.

Sản phẩm tên miền được cung cấp bởi Name.com được tích hợp:
 Miễn phí URL và chuyển tiếp Email.
 Miễn phí xác minh 2 bước.
 Miễn phí chuyển tiếp lên phương tiện truyền thông.
 Miễn phí quản lý DNS.
Website: />KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

19



Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting
8. BigRock.com
BigRock.com là một nhánh của BigRock.in, là nhà cung cấp Domain dành cho người
dân Ấn Độ. Ấn Độ chính là quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển nhất thế giới
nên cũng có thể nói rằng dịch vụ cung cấp Domain của BigRock.com rất uy tín và chất
lượng sẽ vượt trội.

Hình 2.8. Logo của BigRock.com.

Biểu giá Domain cụ thể tại BigRock.com vào khoảng $10.59 (khoảng 245.572 VNĐ)
đến $24.99 (khoảng 579.493 VNĐ) tùy theo phần mở rộng (.com, .net, .in, .online, .me,
.store, .biz,…).
Website: />9. Z.com
Z.com là nhà cung cấp Domain tại Việt Nam, có thể hỗ trợ Domain cho nhiều lĩnh
vực kinh doanh khác nhau. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều gói ưu đãi
hấp dẫn cùng một mức giá vô cùng tốt.

Hình 2.9. Logo của Z.com.

Từ 29.000 VNĐ đến 269.000 VNĐ cho một năm là một mức giá vô cùng tốt để sở
hữu một Domain chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể đóng các gói 3 năm, 5 năm hoặc lâu
hơn để được nhận những ưu đãi tốt nhất từ Z.com.
Website: />10. Namesilo
Namesilo là một trong những nhà cung cấp Domain lâu đời tại Mỹ. Thương hiệu này
ít được quảng bá như những ông lớn GoDaddy hay Namecheap. Người dùng tìm đến
Namesilo nhờ vào mức giá rẻ nhưng chất lượng vượt trội.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


20


Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting

Hình 2.10. Logo của Namesilo.

Khách hàng sẽ được miễn phí Whois Privacy (một dịch vụ cung cấp tính năng ẩn
thông tin chủ sở hữu Domain) trọn đời. Chi phí để gia hạn, chuyển đổi Domain rất rẻ so với
mặt bằng chung. Ngoài ra, khách hàng sẽ được miễn phí ẩn Domain nếu có nhu cầu. Đội
ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp của Namesilo sẽ đồng hành cùng bạn 24/7 trong suốt quá
trình sử dụng.
Website: />1.2. Một số nhà cung cấp Web Hosting
Các nhà cung cấp dịch vụ Web Hosting là người sẽ chuẩn bị những máy chủ lưu trữ
cho người dùng. Bằng cách chia sẻ tài nguyên trên máy chủ thành những không gian lưu
trữ nhỏ hơn. Tùy vào gói cước mà người dùng đăng ký, nhà cung cấp Hosting sẽ cấu hình
cho những Hosting này để người dùng sử dụng. Một khi người dùng có nhu cầu mở rộng
hoặc thu nhỏ gói Hosting, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh những thông số này theo yêu cầu.
Về phía người dùng chỉ cần tải các tập tin, nội dung, dữ liệu của website lên Hosting
và cấu hình để chúng hoạt động. Chúng ta có thể truy cập Hosting từ các thiết bị kết nối
Internet thông qua việc gửi yêu cầu đến Domain hoặc địa chỉ IP của Hosting. Hosting sẽ
trả về các tập tin, nội dung và dữ liệu mà người dùng yêu cầu.
Dưới đây là 10 nhà cung cấp Web Hosting phổ biến hiện nay:
1. Mona Media
Thương hiệu này đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với hơn 10 năm kinh
nghiệm. Mona Media là nhà cung cấp Web Hosting nổi tiếng từ lâu và ổn định tại khu vực
Việt Nam. Nhằm mang đến người dùng sự trải nghiệm tốt nhất, Mona Media không ngừng
tìm kiếm đổi mới và sáng tạo trong công việc, tối ưu hóa quá trình quản lý dịch vụ bằng
cách đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống quản lý tự động, giảm tối đa những lỗi và sai sót.
Tiết kiệm được tài nguyên và nhân lực cũng như chi phí vận hành.


Hình 2.11. Logo của Mona Media.

Website: ia/
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

21


Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting
2. WebHostingPad
Cái tên hàng đầu tại thị trường Web Hosting được lựa chọn nhiều nhất là
WebHostingPad. Đây là thương hiệu nhà cung cấp Web Hosting lâu năm, nổi tiếng và ổn
định trên thị trường quốc tế. Hiện nay, với thị trường mở rộng khắp mọi nơi,
WebHostingPad đã đặt máy chủ tại Việt Nam. Đồng thời họ đã phát triển phiên bản ngôn
ngữ tiếng Việt nên rất thuận tiện cho người dùng Việt Nam. Tất cả các gói Hosting tiêu
chuẩn do WebHostingPad cung cấp đều sử dụng ổ đĩa SSD. Không có giới hạn băng thông
và cơ sở dữ liệu. Miễn chi phí thiết lập bảo mật website, thời gian máy chủ hoạt động liên
tục và cao lên đến 99,9%. Tuy xuất hiện muộn hơn so với các nhà cung cấp khác nhưng
WebHostingPad nhanh chóng khẳng định được vị thế và uy tín của mình. WebHostingPad
hứa hẹn là nền tảng khá hữu ích dành cho những nhà thiết kế web theo xu hướng hiện đại.

Hình 2.12. Logo của WebHostingPad.

Website: />3. PA Việt Nam
PA Việt Nam là nhà cung cấp Hosting uy tín thuộc Trung tâm tên miền Quốc gia, hoạt
động và cung cấp dịch vụ dưới sự quản lý của Bộ Bưu chính Viễn thông. Từ khi ra đời cho
đến nay, PA Việt Nam đã và đang chiếm thị phần hàng đầu của ngành. Sự chuyên nghiệp
của nhà cung cấp này thể hiện ở chỗ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Mô hình hỗ trợ khách
hàng chuyên nghiệp nhất theo phong cách quốc tế. Máy chủ sử dụng CPU thế hệ mới nhất

của Intel cùng với công nghệ lưu trữ SSD raid 10 (Công nghệ bộ nhớ lưu trữ ảo) nhanh
chóng, đảm bảo an toàn nhất cho dữ liệu.
PA Việt Nam cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cam kết sử dụng phần mềm có bản
quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hệ thống sao lưu dữ liệu theo tuần, theo tháng.
Cung cấp hệ thống quản trị tốt nhất thế giới để khách hàng có thể khai thác dịch vụ hiệu
quả nhất. Với uy tín và sự tận tâm trong kinh doanh, PA Việt Nam không ngừng cải tiến
chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn những yêu cầu cao nhất từ phía khách hàng.
Đây cũng là một nhà cung cấp Domain đã được nêu ở phần 2.1.1.
Website: />KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

22


Chương 2: Đăng ký Domain và Share Hosting
4. TinoHost
Nhà cung cấp Web Hosting TinoHost thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Tino. Là đơn
vị cho thuê, cung cấp Domain, Hosting, dịch vụ máy chủ,… cho các doanh nghiệp tại Việt
Nam. Điểm cộng của TinoHost chính là giá cả phải chăng, chính sách hỗ trợ khách hàng
tốt. Người dùng có thể chạy nhiều website bằng nhiều địa chỉ IP khác nhau để đạt được
hiệu quả SEO cao nhất. Cấu hình mạnh mẽ, ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất. Đặc
biệt là ưu đãi 7 ngày dùng thử miễn phí, cam kết hoàn tiền 100% trong 1 tháng nếu khách
hàng cảm thấy không hài lòng.
Đây cũng là một nhà cung cấp Domain đã được nêu ở phần 2.1.1.
Website: />5. Tenten
Nhà cung cấp Web Hosting Tenten là cái tên còn khá mới nhưng lại là thương hiệu
được tin cậy tại miền Bắc Việt Nam ta. Điều khiến người dùng lựa chọn Tenten chính là
nền tảng sức mạnh về kỹ thuật, cập nhật kinh nghiệm toàn cầu cung cấp từ đối tác Nhật
Bản. Nơi đây sở hữu đội ngũ kỹ sư hàng đầu, có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài nên
khả năng xây dựng hệ thống tự quản lý, điều chỉnh tối ưu. Từ đó mang lại hiệu quả tối đa,
thân thiện với người dùng trong cả nước.


Hình 2.13. Logo của Tenten.

Website: />6. FPT Telecom
Nhà cung cấp Web Hosting FPT hiện là thành viên của FPT Telecom. Đây là cái tên
đình đám phát triển mạnh nhờ tài chính và thương hiệu của FPT Telecom. Sở hữu 2 trung
tâm dữ liệu có tổng diện tích lên tới hàng nghìn mét vuông (m2). Băng thông kết nối mạng
trong nước và quốc tế có tốc độ rất lớn. Theo đánh giá của người dùng thì Hosting do FPT
cung cấp hoạt động khá mạnh mẽ, tính ổn định cao. Đặc biệt là hệ thống bảo mật cực tốt.
Tuy nhiên mức phí hàng tháng khá cao, dao động khoảng 200.000 VNĐ đến 1.000.000
VNĐ.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

23


×