Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Luan van quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 144 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

NGUYỄN VĂN TƢỜNG

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 60 31 06 42

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn. Những nội dung trình bày trong
luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng
được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày....tháng...năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tƣờng


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ........................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT....................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH TRÌ ................................................................... 11

1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa ............................................................... 11
1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa ................................................ 12
1.1.3. Khái niệm quản lý và quản lý di tích lịch sử - văn hóa.................. 13
1.1.4. Hệ thống văn bản của Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ........ 17
1.1.5. Quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hà Nội .... 20
1.1.6. Quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Trì .... 23
1.2. Tổng quan huyện Thanh Trì và hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ... 25
1.2.1. Tổng quan huyện Thanh Trì ........................................................... 25
1.2.2. Khái quát hệ thống di tích ở huyện Thanh Trì ............................... 29
1.2.3. Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của huyện Thành Trì .... 31
1.2.4. Giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Trì
trong đời sống xã hội ................................................................................ 41
Tiểu kết ....................................................................................................... 44
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN
THANH TRÌ ..................................................................................................... 45

2.1. Khái quát bộ máy quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa .. 45

2.1.1. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội .................................................... 45
2.1.2. Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội ..................................... 47
2.1.3. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thanh Trì .............................. 48
2.1.4. Ban quản lý di tích xã ..................................................................... 51
2.1.5. Tiểu Ban quản lý di tích thôn ......................................................... 53
2.2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thanh Trì .. 54
2.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý di tích lịch sử - văn hóa ..................... 54
2.2.2. Ban hành các văn bản nhà nước về hoạt động quản lý di tích lịch sử
- văn hóa ................................................................................................... 56
2.2.3. Lập hồ sơ quản lý di tích lịch sử - văn hóa .................................... 56
2.2.4. Xây dựng, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa .................................... 58
2.2.5. Nghiên cứu khoa học dành cho di tích lịch sử - văn hóa ............... 59
2.2.6. Quản lý các nguồn lực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa ................. 60
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra di tích lịch sử - văn hóa .................... 62
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ........ 63


2
2.3.1. Đánh giá của người dân đối với công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ..................................................................................................... 64
2.3.2. Đánh giá của chính quyền địa phương về công tác quản lý di tích
lịch sử - văn hóa ....................................................................................... 68
2.3.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ..................................................................................................... 74
Tiểu kết ....................................................................................................... 78
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH TRÌ ................... 79

3.1. Vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở
huyện Thanh Trì ....................................................................................... 79
3.1.1. Sự tác động của quá trình đô thị hóa đối với công tác quản lý di
tích lịch sử - văn hóa ................................................................................ 79

3.1.2. Định hướng quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thanh Trì
những năm tới........................................................................................... 81
3.2. Quan điểm và mục tiêu quản lý di tích lịch sử - văn hóa ............... 82
3.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội ................. 82
3.2.2. Quan điểm của huyện Thanh Trì .................................................... 87
3.2.3. Ý kiến của người dân ..................................................................... 89
3.2.4. Mục tiêu và nguyên tắc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa .............. 89
3.3. Giải pháp quản lý và khai thác giá trị của di tích ........................... 91
3.3.1. Giải pháp cơ chế chính sách ........................................................... 91
3.3.2. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................ 92
3.3.3. Giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quản lý Nhà
nước về di tích lịch sử - văn hóa .............................................................. 94
3.3.4. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính ........................................ 94
3.3.5. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức ................................... 95
3.3.6. Giải pháp kiện toàn bộ máy quản lý di tích lịch sử - văn hóa........ 97
3.3.7. Giải pháp thanh tra, kiểm tra di tích lịch sử - văn hóa ................... 98
3.3.8. Giải pháp phối hợp liên ngành trong công tác quản lý di tích lịch sử
- văn hóa ................................................................................................... 99
3.3.9. Giải pháp phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ...................... 100
3.3.10. Giải pháp xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa .............................................................................. 101
Tiểu kết ..................................................................................................... 102
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 106
PHỤ LỤC........................................................................................................ 112


3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ đầy đủ

BQLDT

: Ban quản lý di tích

BQLDT - DT

: Ban quản lý di tích – danh thắng

BVH - XH

: Ban văn hóa xã hội

CNH – HĐH

: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CP

: Chính phủ

CT

: Chỉ thị

DSVH

: Di sản văn hóa


DTLSVH

: Di tích lịch sử văn hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội

NQ

: Nghị quyết

PVH - TT

: Phòng văn hóa thông tin

SVH&TT

: Sở Văn hóa và Thể thao

TBQLDT

: Tiểu ban quản lý di tích

UBND


: Uỷ ban nhân dân

VH&TT

: Văn hoá và Thông tin

VHTT&DL

: Văn hoá, Thể thao và Du lịch


4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Stt

Nội dung bảng thống kê

Trang

1

Biểu đồ 1.1: Thống kê di tích trên địa bàn huyện Thanh Trì

30

2

Biểu đồ 1.2: Loại hình di tích trên địa bàn huyện Thanh Trì


31

3

Hình 2.1: Mô hình quản lý di tích của huyện Thanh Trì

50

4

Hình 2.2: Mô hình quản lý di tích cấp xã

52


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Huyện Thanh Trì là địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và
cách mạng. Vùng đất này đã ghi dấu những địa danh đầy chiến tích huy hoàng
chống giặc ngoại xâm, như địa danh Triều Khúc, nơi đóng quân của Phùng
Hưng trong cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường; Ngọc Hồi - Đầm
Mực, chứng kiến chiến công oanh liệt của đại quân Quang Trung - Nguyễn Huệ
vào xuân Kỷ Dậu 1789. Những yếu tố về địa danh, lịch sử văn hóa của huyện
Thanh Trì đã tạo nên một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Theo
khảo cứu số liệu của phòng văn hóa huyện Thanh Trì, trên địa bàn huyện có tổng
số 64 di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm 37 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 17 di
tích xếp hạng cấp thành phố. Với số lượng di tích đình, đền, chùa tương đối lớn
trên địa bàn huyện đã góp phần đáp ứng về đời sống văn hóa tâm linh của cộng
đồng dân cư và các vùng lân cận trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật Di sản văn hóa được ban
hành (2001), công tác quản lý di tích trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như
việc chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ di tích.
Cá biệt có một số di tích đã bị mất cắp cổ vật, di vật, tình trạng này đã gây
bức xúc trong dư luận suốt thời gian dài. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ
biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước còn chưa cao.
Bên cạnh đo, sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân
cư trong việc quản lý di tích còn nhiều bất cập.
Cùng với sự phát triển trung của thành phố Hà Nội, quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm này sinh nhiều vấn đề trong đời sống, đã tác
động không nhỏ tới hệ giá trị văn hóa truyền thống trong mối quan hệ giữa
con người với di sản văn hóa, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.


6
Nhiều di tích có giá trị lịch sử lâu đời đang có nguy cơ bị hủy hoại do thiếu ý
thức của con người, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt đem lại. Đó là lý
do học viên lựa chọn vấn đề “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội” là đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa không phải là chủ đề
mới, ngay cả trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa
đã có một số công trình tiêu biểu có liên quan đến như:
- Đào Thị Huệ, Quản lý các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2008;
- Nguyễn Doãn Văn, Quản lý di tích lịch sử – Văn hoá trên địa bàn
Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2009;
- Đặng Thị Kim Thoa, Quản lý di tích lịch sử văn hoá ở huyện Từ Liêm,

thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2010;
- Nguyễn Văn Tiệp, Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thanh
Oai – Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, luận văn Thạc sĩ năm 2011; Nguyễn
Thị Hiền, Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2011; Phạm Vũ Sơn, Quản lý di tích lịch sử
quân sự tiêu biểu ở Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2011; Nguyễn Tiến Lộc,
Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội (hiện trạng và giải pháp), luận văn Thạc sĩ năm 2011;
- Trần Thị Vân Anh, Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận
Long Biên thành phố Hà Nội , luận văn Thạc sĩ năm 2012; Nguyễn Mạnh
Cường, Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở nội thành thủ đô Hà Nội , luận văn
Thạc sĩ năm 2012; Nghiêm Thị Thanh Nguyệt, Quản lý di tích lịch sử văn


7
hóa quận Hà Đông , thành phố Hà Nội , luận văn Thạc sĩ năm 2012; Nguyễn
Thị Phương, Quản lý di tích , danh thắ ng quận Tây Hồ trong cơ chế thi ̣
trường, luận văn Thạc sĩ năm 2012;
- Trần Thị An, Quản lý nhà nước về văn hoá ở huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2013; Nguyễn Thu Hiền, Quản lý hệ
thống di tích lịch sử văn hoá găn với Hội Gióng ở Làng Phù Đổng, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2013;
- Nguyễn Thị Thu Hiền, Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2013; Ngô Thị
Hương, Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2014; Vũ Khắc Lương, Quản lý di tích lịch
sử văn hóa trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, luận văn
Thạc sĩ năm 2014; Nguyễn Thúy Nga, Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa
bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2014;
- Nguyễn Thị Vân Hà, Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở quận Ba Đình,

thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2015; Bùi Thị Minh Hiền, Quản lý di
tích lịch sử văn hóa ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ
năm 2015; Nguyễn Thị Thanh Huyền, Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ năm 2015;
Các công trình này cung cấp thông tin để tác giả luận văn có thêm kiến
thức chung về công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa để
thực hiện đề tài luận văn của mình.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa ở huyện
Thanh Trì
Trước đây đã có nhiều công trình sách, bài viết nghiên cứu về vùng đất,
con người và truyền thống văn hóa, di tích lịch sử ở huyện Thanh Trì. Tiểu
biểu, một số tác giả: Mai Hồng (chủ biên), Đinh Công Vỹ, Nguyễn Tài Học,


8
Truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng huyện Thanh Trì, Nxb Chính
trị Quốc gia, năm 2007; Bùi Xuân Đính, sách Đại Áng - truyền thống lịch sử
văn hóa và cách mạng, Nxb Hà Nội, năm 2011…đã khái quát về tổng quan
lịch sử hình thành và phát triển của huyện Thanh Trì. Trong đó, nhóm tác giả
đã đi sâu nghiên cứu về truyền thống cách mạng của người dân huyện Thanh
Trì trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ, cũng
như những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Một số tác giả như, Nguyễn Quang Lê, sách Nghiên cứu văn hóa dân
gian làng cổ Đông Phù, Nxb Văn hóa Dân tộc, năm 2010; Trần Văn Mỹ,
Làng Đại Lan những nét văn hóa xưa, Nxb Văn hóa Thông tin, năm 2010…đi
sâu nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa dân gian, cũng như đời sống lao động,
sản xuất, nét ứng xử văn hóa của người dân huyện Thanh Trì từ thời Pháp
thuộc đến nay. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả: Lê Đình Hùng,
Nguyễn Xuân Thủy, Trần Thị Vân, Thanh Trì - di tích lịch sử văn hóa và lễ hội
truyền thống, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2014… đã tập hợp, thống kê số

lượng, loại hình di tích và lễ hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Trong đó, nhóm
tác giả đã nghiên cứu, miêu tả về kiến trúc nghệ thuật, nhân vật thờ tự của hệ
thống di tích gắn với lễ hội truyền thống của địa phương.
Nhìn chung, tất cả những công trình khoa học đước đây chỉ nghiên cứu
về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các quận, huyện trên
địa bàn thành phố Hà Nội, mà chưa đề cập đến công tác quản lý di tích lịch sử
- văn hóa ở huyện Thanh Trì. Luận văn đã kế thừa những thành tựu nghiên
cứu của đề tài đi trước để tìm ra những luận điểm nghiên cứu riêng của mình
nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra của đề tài nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu công tác quản lý di tích lịch sử - văn trên địa bàn
huyện Thanh Trì.


9
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài chọn thời điểm nghiên cứu từ năm 2013 cho đến
nay nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Thanh Trì bởi những lý do sau:
Thứ nhất, năm 2010 kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là năm
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thứ hai, từ năm 2013 đến nay, huyện Thanh Trì đã thu hút các nguồn
vốn nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa để bảo tồn, tôn tạo nhiều hạng mục
công trình di tích trọng điểm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì từ năm 2013 đến nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa của huyện Thanh Trì trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận để phân tích hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thanh Trì.
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện Thanh Trì.
- Khảo sát điễn dã nghiên cứu thực địa. Thực hiện 100 phiếu điều tra
xã hội học với đối tượng phỏng vấn gồm phòng VH - TT huyện, các Ban
QLDT xã, Tiểu BQLDT thôn.
- Bàn luận về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch
sử - văn hóa ở huyện Thanh Trì.


10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tư liệu bằng cách: nghiên cứu, chụp ảnh, khảo
tả, cùng với các nguồn tư liêu do các đơn vị quản lý nhà nước về di sản văn
hóa cung cấp. Trên cơ sở kết quả thu được, tiến hành so sánh, phân tích và
tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ tư liệu và luận
giải đối tượng, chú trọng phương pháp đối chiếu, so sánh để tìm ra ý nghĩa,
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết về những giá trị đặc trưng của
hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
xây dựng cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn
hóa ở huyện Thanh Trì trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, chú thích, danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa ở huyện Thanh Trì
Chương 2: Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thanh Trì
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích
lịch sử - văn hóa ở huyện Thanh Trì.


11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN HỆ THỐNG DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH TRÌ

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa
Khái niệm di sản văn hóa là một thuật ngữ khoa học được biết đến từ cuộc
cách mạng tư sản Pháp 1789, xuất phát từ quá trình tịch thu được tài sản của tầng
lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia
sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự
thất thoát, chính phủ Pháp đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công
trình lịch sử để khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Sau này khái niệm di sản văn
hóa đã được Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới của
UNESCO, năm 1972 định nghĩa như sau “Các di tích, các công trình kiến trúc,
các công trình điêu khắc và hội hoạ, các yếu tố hoặc các cấu trúc có tính chất khảo
cổ học, các dấu khắc, các nơi cư trú hang động và tổ hợp các đặc điểm có giá trị
nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học” [8].
Ở Việt Nam, di sản văn hóa được quy định trong phần nói đầu của
Luật Di sản văn hóa, ban hành năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Di

sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Điều 1, Luật Di sản văn
hóa nói cụ thể hơn: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di
sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [35].
Từ nhận thức trên, di sản văn hóa có những đặc điểm như sau: 1/Tính
biểu trưng đại diện cho mỗi nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc.


12
2/Tính đặc trưng của dui sản trong thời kỳ lịch sử nhất định. 3/Tính truyền
thống lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 4/Tính nhạy cảm, dễ bị ảnh
hưởng dưới các tác động khác nhau, dễ dàng bị hư hỏng, bị phá hủy và bị mai
một đi do những tác động khác nhau của con người, của điều kiện thời tiết, các
phản ứng hóa học. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý văn hóa phải
có chính sách và giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ mới.
1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
Khái niệm về di tích là một thuật ngữ khoa học được sử dụng phổ biến
ở Việt Nam và trên thế giới. Tại Đại hội quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư
và các kỹ thuật gia chuyên về di tích, họp tại thành phố Venice từ ngày 25 31/5/1964 đã thông qua Hiến chương Venice, theo đó di tích được hiểu:
“Không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị
hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một sự tiến hóa có
ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử” [49].
Theo Pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh” công bố ngày 04/4/1984 thì “Di tích lịch sử - văn hóa là
những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị
lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có liên

quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội”.
Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội khóa X, thông qua trong kỳ họp thứ IX ngày 29 tháng 9 năm
2001 định nghĩa tại Điều 4: “Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng,
địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó
có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”.
Để được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cần phải đảm bảo các tiêu chí
được quy định tại điều 28, chương IV, Luật Di sản Văn hóa: 1/Công trình xây


13
dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và
giữ nước. 2/Công trình xây dựng địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc, của danh nhân đất nước. 3/Công trình xây dựng, địa điểm
gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng kháng chiến. 4/Quần
thể các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật
của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
Theo Luật Di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa được phân loại theo
những đặc điểm như sau: 1/Các loại hình di tích: Loại hình di tích lịch sử, loại
hình di tích kiến trúc nghệ thuật, loại hình di tích khảo cổ học, loại hình di tích
danh lam thắng cảnh. 2/Phân loại xếp hạng di tích: Di tích quốc gia đặc biệt,
di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh. 3/Dựa vào hình thức quản lý, di tích được
chia thành 3 loại: Di tích do nhà nước trực tiếp quản lý, di tích do cộng đồng
dân cư (dưới hình thức tập thể) trực tiếp quản lý, di tích do cá nhân, cộng đồng
quản lý. 4/Theo điều kiện khai thác của di tích thì di tích được phân thành 2
loại: Di tích có khả năng khai thác, di tích chưa có khả năng khai thác.
Từ các khái niệm trên có thể khẳng định rằng di tích lịch sử - văn hóa
là tài sản vô giá của mỗi cộng đồng, quốc gia dân tộc. Do đó, khi tiến hành
công tác nghiên cứu, quản lý thì yêu cầu chủ thể phải tiếp cận cận một cách
chân xác hệ thống giá trị của di sản văn hóa.

1.1.3. Khái niệm quản lý và quản lý di tích lịch sử - văn hóa
* Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động nhằm đảm vận hành một hệ thống, một tổ
chức một cách hiệu quả và khoa học. Như vậy quản lý được hiểu như là:
“Chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức nhằm bảo đảm giữ gìn một
cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và đảm bảo thực hiện
những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [50, tr.580].


14
Trong đời sống xã hội, hoạt động quản lý bao gồm nhiều phương diện
nhu cầu, đòi hỏi nhiều lĩnh vực hoạt động của con người để đáp ứng nhu cầu
đó. Mỗi lĩnh vực hoạt động này đều đặt dưới sự chỉ huy của một cơ chế quản
lý xã hội. Trước đây đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm
về quản lý, tuy nhiên ở một góc độ nào vấn đề quản lý có hai vấn đề cơ bản
sau: 1/Quản lý là một hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý tác động
đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 2/Quản lý là
phương thức làm cho những hoạt động hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và
thông qua những người khác.
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm người, một tổ
chức. Đối tượng quản lý cũng có thể là một cá nhân hay một nhóm người,
cộng đồng người hay một tổ chức nhất định. Quản lý phải là một quá trình
liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý,
sao cho sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, nhằm đạt được
mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ hiện hành. Với quan điểm
trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý là quá trình
tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được
mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luật pháp và các quy định có tính
pháp lý. Ngoài ra, quản lý được hiểu: Là quá trình hoàn thành công việc
thông qua con người và làm việc với con người. Đó là cách thức tổ chức, bố

trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người
nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
Như vậy, quản lý là hình thức vận dụng, khai thác các nguồn nhân lực
để đạt được những kết quả như mong muốn. Hiểu theo nghĩa hẹp thì quản lý
là sự tác động của con người hoặc (cơ quan quản lý) đối với con người và tập
thể người nhằm làm cho hệ thống quản lý hoạt có hiệu quả để giải quyết các
nhiệm vụ đề ra. Đồng thời quản lý cũng được hiểu như là sự trông coi, giữ gìn


15
theo những yêu cầu nhất định của tổ chức hoặc cá nhân nhằm điều hành các
hoạt động theo yêu cầu nhất định.
Trong lĩnh vực quản lý có quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý các
đối tượng khác nhau. Quản lý xã hội là sự tác động đến xã hội, nhằm mục
đích duy trì những đặc điểm về chất, điều chỉnh, hoàn thiện những đặc điểm
đó của xã hội. Do tính chất xã hội lao động của con người, quản lý tồn tại
trong mọi xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển
nào. Lao động của con người luôn là lao động tập thể, mỗi người có một vị trí
nhất định trong tập thể, nhưng có quan hệ và có giao tiếp với người khác, tập
thể khác trong quá trình lao động. Vì vậy, cần có sự quản lý để duy trì tính tổ
chức, sự phân công lao động, các mối quan hệ giữa người với ngườitrong một
tổ chức xã hội và giữa các tổ chức xã hội trong quá trình sản xuất vật chất,
trong quá trình xã hội, nhằm đạt mục tiêu nhất định.
* Khái niệm quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Học giả GS A.A.Radugin đã đưa ra định nghĩa khái niệm quản lý nhà
nước đối với văn hóa, đó là:
Sự tác động chủ huy và quản lý đối với hoạt động kinh tế trong văn
hóa, trong điều kiện nhà nước là chủ thể. Lịch sử nhân loại đã
chứng minh rằng việc tham gia này là cần thiết, nhưng vấn đề ở chỗ
mức độ và hình thức tham gia như thế nào để đảm bảo mối cân

bằng giữa việc lãnh đạo của nhà nước với việc tự quản của đơn vị
văn hóa trong xã hội và hoàn cảnh lịch sử cụ thể [49, tr.374-375].
Từ khái niệm trên có thể hiểu, quản lý di sản văn hóa thực chất là tên
gọi thực hành trong quản lý văn hóa. Nó là một nhánh của quản lý nguồn tài
nguyên văn hóa như bảo tàng học, khảo cổ học, di tích và kiến trúc nghệ
thuật...Trọng tâm quản lý di sản văn hóa là nhằm nhận diện, phân loại di sản.


16
Đánh giá các giá trị đặc trưng của di sản. Phân tích, đánh giá và đề xuất cơ chế
chính sách bảo tồn các giá trị di sản. Thực hiện cơ chế giám sát trong quá
trình thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.
Trong quản lý di sản văn hóa thường trú trọng phát triển các nguồn lực
về con người và tài chính để đầu tư vào bảo tồn, tôn tạo và phục hồi đối với di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể trước các mối đe dọa: Phát triển đô thị, phát
triển nông nghiệp quy mô lớn, hoạt động khai thác khoáng sản, cướp bóc,
thiên tai và sự phát triển không bền vững. Mặt khác, chính phủ và các nhà
quản lý cần có trách nhiệm thông tin cho người dân hiểu biết và ý thức được
những giá trị, tiềm năng của di sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội, mà
trong đó du lịch là một khía cạnh quan trọng sẽ đóng góp một phần thu nhập
đáng kể hỗ trợ thường xuyên cho công tác quản lý di sản.
Xét về tính chất của (văn hóa và quản lý) cho ta thấy, trong di sản văn
hóa đã hàm chứa đặc điểm, bản chất của di sản với tính chất thực tiễn của nó đã
chứa đựng yếu tố quản lý, với tính chất thái độ đặc trưng và mối quan hệ qua
lại. Chức năng quan trọng nhất của văn hóa là chủ đạo, điều hành mối quan hệ
xã hội và các mối quan hệ khác, định ra trật tự, chuẩn mực, tiêu chuẩn, hạn chế
các hành vi của con người, cho toàn bộ hoạt động, toàn bộ những mối quan hệ
xã hội, không phải chỉ giữa những con người, những nhóm xã hội, những cộng
đồng, những tầng lớp xã hội mà cả giữa xã hội và thiên nhiên.
Với những quan niệm trên, chúng ta có thể đúc kết và đưa ra khái niệm

quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam như sau: Đó là quá trình tác động
liên tục của Nhà nước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân
tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các cấp chính quyền địa phương) lên
đối tượng quản lý (các loại hình di tích lịch sử - văn hóa và các tổ chức, cá
nhân đang trực tiếp quản lý di sản văn hóa) bằng các hình thức cơ chế, chính
sách, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích tích lịch sử - văn hóa cách có hiệu quả trong đời sống xã hội.


17
Ý thức được tầm quan trọng của di tích lịch sử - văn hoá trong phát
triển xã hội, Hội đồng di sản thế giới đã ban hành: Hiến chương về bảo vệ
thành phố và khu vực đô thị lịch sử Washington (1987); Hiến chương về bảo
vệ và quản lý di sản khảo cổ học (1990); Hiến chương Athens về trùng tu di
tích lịch sử; Hiến chương Venice về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ
(1964); Nguyên tắc chỉ đạo việc giáo dục và đào tạo về bảo vệ di tích, cụm
công trình và di chỉ (1993); Nguyễn tắc lập hồ sơ di tích, cụm kiến trúc và di
chỉ (1996). Tất cả những công ước trên đều có nội dung bảo vệ và quản lý di
tích lịch sử - văn hóa. Nhờ đó mà ngày nay nhân loại được thừa hưởng, chiêm
ngưỡng nhiều công trình văn hoá nổi tiếng, chứa đựng những thông tin
nguyên gốc có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học.
1.1.4. Hệ thống văn bản của Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã rất
quan tâm đến giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lập tức ký và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên
toàn cõi Việt Nam. Ngày 29/10/1957, Nghị định số 519 - TTg về bảo vệ di
tích lịch sử và danh lam thắng cảnh do Thủ tướng Chính phủ công bố đã tạo
điều kiện cho ngành VHTT tiến hành kiểm kê phổ thông các di tích lịch sử
văn hóa và danh lam thắng cảnh ở các tỉnh và thành phố toàn miền Bắc.
Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh do Hội

đồng Nhà nước công bố ngày 31/3/1984, đã chứng tỏ sự quan tâm của Đảng
và Chính phủ đối với công tác giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan
tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong điều
30, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam; tiếp thu


18
tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa” .
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 14/ 06/ 2001 và được sửa đổi bổ sung ngày 18/ 06/ 2009 là cơ sở pháp lý
cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở Việt Nam. Đối tượng quản
lý của Nhà nước về di tích đã được cụ thể hóa trong Luật Di sản như sau:
Chương IV, Mục 1, Điều 28 sửa đổi bổ sung: Di tích lịch sử - văn hóa
phải có một trong các tiêu chí sau đây: 1/Công trình xây dựng, địa điểm gắn
với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương.
2/Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. 3/Địa điểm khảo
cổ có giá trị tiêu biểu. 4/Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc,
tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc
nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
Chương IV, Mục 1, Điều 29 được sửa đổi, bổ sung:
+ Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của
địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
địa phương trong các thời kỳ lịch sử; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần
thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm

vi địa phương; Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương; Cảnh
quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
+ Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của


19
dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị,
văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến
trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc,
tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai
đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; Địa điểm khảo cổ có giá trị
nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ; Cảnh quan
thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học
về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
+ Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước
chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng
dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của
dân tộc; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh
dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế
giới; Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của
quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.”
Chương IV, Mục 1, Điều 32 được sửa đổi, bổ sung: các khu vực bảo vệ

di tích bao gồm:1/Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di
tích. 2/Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác
định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa,


20
Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng
Chính phủ quyết định: 2/ Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này
phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa
chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm
mốc giới trên thực địa. 3/ Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về
mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình
trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải
được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo
vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải
được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh
hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.”
1.1.5. Quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số Số: 48/2016/QĐ UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 về việc ban hành Quy chế “quản lý, bảo
vệ phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn thành
phố Hà Nội”. Tại chương 2, nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di tích được
quy định những điểm sau:
Điều 4. Kiểm kê di tích: 1/Di tích thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban
nhân dân Thành phố phải được kiểm kê, lập hồ sơ theo quy định pháp luật về
di sản văn hóa. 2/Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân

cấp huyện tổ chức thực hiện kiểm kê di tích trên địa bàn, trình Ủy ban nhân
dân Thành phố phê duyệt, công bố hoặc điều chỉnh, bổ sung danh mục kiểm


21
kê di tích. Định kỳ hàng năm tổng hợp số liệu về những biến động (tăng,
giảm); định kỳ 05 (năm) năm thực hiện rà soát và trình Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục kiểm kê di tích trên địa
bàn thành phố Hà Nội. 3/ Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm kê khai bổ
sung các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên
nhiên trên địa bàn chưa có trong danh mục kiểm kê di tích, báo cáo Ủy ban
nhân dân cấp huyện lập danh sách, gửi Sở Văn hóa và Thể thao để kiểm tra,
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 5. Xếp hạng di tích, tổ chức đón Bằng xếp hạng di tích: 1/Lập hồ
sơ xếp hạng di tích theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định của Chính phủ
và Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Tổ chức đón Bằng xếp
hạng di tích: Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn đón Bằng xếp hạng di tích;
Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức hoặc ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổ chức đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; Ủy ban nhân dân
cấp huyện tổ chức đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia, di tích cấp Thành phố.
Điều 6. Quản lý mặt bằng và không gian di tích: 1/Di tích thuộc danh
mục kiểm kê phải được bảo vệ về đất đai, mặt bằng và không gian. 2/Di tích
đã được xếp hạng phải thực hiện cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích.
3/Ngay sau khi di tích được xếp hạng, tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp
quản lý di tích chịu trách nhiệm xây dựng nội quy, bản trích giới thiệu nội
dung di tích. 4/Việc cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di
tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích phải thực hiện đúng Điều 15
Nghị định số 98/2010/NĐ - CP và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà
nước và thành phố Hà Nội có liên quan.
Điều 7. Quản lý hiện vật thuộc di tích: 1/Định kỳ hàng năm, các đơn vị

quản lý di tích cấp Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo kiểm kê hiện
vật thuộc di tích đã được xếp hạng và báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về


22
Sở Văn hóa và Thể thao. 2/Tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích không tự
ý di dời, tu sửa, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật là yếu tố gốc cấu thành
di tích hoặc tiếp nhận, đưa thêm hiện vật vào di tích và khuôn viên di tích khi
chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa.
Điều 8. Quản lý hoạt động phát huy giá trị di tích: 1/Lễ hội tổ chức tại
di tích phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 15/2015/TT - BVHTTDL ngày
22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc tổ chức lễ hội phải
phù hợp với tính chất, đặc điểm lịch sử của di tích, thuần phong mỹ tục và
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nơi có di tích. 2/Hoạt động tại di tích
là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản
văn hóa, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng và các quy định pháp luật khác có
liên quan. 3/Hoạt động dịch vụ tại di tích phải được bố trí ở vị trí thích hợp,
đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng tới yếu tố gốc cấu thành di tích,
cảnh quan môi trường của di tích, an ninh và các hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo gắn với di tích. 4/Tập thể, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, ngăn ngừa các
hành vi làm xâm hại đến di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường
di tích xanh - sạch - đẹp; đảm bảo an ninh trật tự; thực hiện nếp sống văn
minh tại di tích; dâng lễ, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu, thắp hương, hóa sớ, bỏ rác
thải đúng nơi quy định. 5/Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa
trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Điều 9. Quản lý, sử dụng nguồn thu của di tích: 1/Nguồn thu của di tích
bao gồm: Phí tham quan di tích; Các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử
dụng và phát huy giá trị di tích; Nguồn tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài và các khoản thu khác. 2/Quản lý, sử dụng:
Nguồn thu từ phí tham quan di tích được quản lý, sử dụng theo quy định của

pháp luật về phí, lệ phí; quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố về mức thu
phí tham quan di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội; Các khoản thu hợp pháp


23
từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa được sử dụng theo
quy định; Nguồn xã hội hóa được tiếp nhận, quản lý, sử dụng theo nguyên tắc
công khai, minh bạch, chi đúng mục đích, đúng quy định và được sự giám sát,
kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo phân công quản lý.
1.1.6. Quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Trì
Trước đây, huyện Thanh Trì đã bàn hành Quy chế tạm thời để quản lý di
tích lịch sử - văn hóa. Sau này khi thành phố Hà Nội ban hành Quy chế “quản
lý, bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn
thành phố Hà Nội” năm 2016, huyện Thanh Trì đã vận dụng vào công tác quản
lý di tích của địa phương. Như vậy, Quy chế tạm thời của huyện Thanh Trì ban
hành trước đây có quy định tại Chương 1, những quy định chung có ghi:
Điều 1: Mục đích của hoạt động Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa: 1/Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng
trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
2/Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và các giá trị chân xác của di
tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng,
nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích, nhằm
bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích. 3/Bảo đảm sự hài hòa giữa di tích
với môi trường cảnh quan xung quanh.
Điều 2: Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng: 1/ Bao gồm các di
tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng và những
di tích đã có Quyết định đưa vào danh mục bảo tồn trên địa bàn huyện. 2/Quy
chế này quy định về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di
tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng trong phạm vi địa giới hành chính huyện.
Điều 3: Nguyên tắc quản lý: 1/Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn

hóa thuộc sở hữu toàn dân, công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể,
sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu cá nhân và các hình thức sở hữu khác theo


×