Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Kỹ thuật trồng răng làm răng giả DLT102 phuc hinh thao lap toan ham formated

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.38 KB, 38 trang )

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NHA

MÔN HỌC

PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM


MỤC LỤC

1. MÔ TẢ MÔN HỌC......................................................................................3
2. KẾT QUẢ CỤ THỂ SAU KHI HOÀN THÀNH MÔN HỌC...................3
3. CHI TIẾT NỘI DUNG HỌC.......................................................................4
PHẦN 1 ĐẠI CƯƠNG PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM........................5
PHẦN 2 KỸ THUẬT THỰC HIỆN PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM...7
BÀI 1 DẤU VÀ MẪU SƠ KHỞI.........................................................................7
BÀI 2 KHAY LẤY DẤU CÁ NHÂN.................................................................10
BÀI 3 DẤU VÀ MẪU LẦN HAI.......................................................................13
BÀI 4 NỀN TẠM GỐI SÁP................................................................................16
BÀI 5 GIÁ KHỚP...............................................................................................19
BÀI 6 LÊN RĂNG..............................................................................................23
BÀI 7 KỸ THUẬT LÀM SÁP NƯỚU...............................................................28
BÀI 8 VÀO KHUÔN, DỘI SÁP, ÉP NẤU NHỰA............................................31
BÀI 9 PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG HÀM GIẢ....................34
BÀI 10 SỬA CHỮA PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM..........................37

2


1. MÔ TẢ MÔN HỌC
- Giới thiệu những kỹ thuật cơ bản và nâng cao để hoàn thiện một sản phẩm tháo
lắp toàn hàm; nền hàm, gối sáp cắn, lên giá khớp cắn, khay cá nhân, chọn răng


và lên răng, sáp nướu thẩm mỹ, ghi nhận đường Postdam, chuyển hàm từ sáp
sang hàm nhựa (ép, nấu nhựa), mài chỉnh hàm, đánh bóng.
- Bảo quản và sửa chữa hàm tháo lắp toàn phần.
- Kết thúc học phần, học viên có thể ứng dụng các kỹ thuật labo phù hợp để thiết
kế sản phẩm tháo lắp toàn hàm.
- Thời lượng (tiết học, mỗi tiết học tương đương 45’)
o Lý thuyết:

18

o Thực tế tại Trung tâm đào tạo

89

o Thực tế tại Labo:

29

o Kiểm tra:

5

2. KẾT QUẢ CỤ THỂ SAU KHI HOÀN THÀNH MÔN HỌC
Kết thúc môn học, học viên sẽ:
- Trình bày được định nghĩa phục hình tháo lắp toàn hàm.
- Nắm được các mốc giải phẫu căn bản của hàm mất răng toàn phần
- Thực hiện được kỹ thuật làm khay lấy dấu cá nhân
- Thực hiên được kỹ thuật làm nền tạm gối sáp tiêu chuẩn
- Thực hiên được kỹ thuật chọn răng, lên răng đối với mất răng toàn phần
- Thực hiện ghi nhận đường Postdam

- Thực hiên được kỹ thuật mài chỉnh răng
- Thực hiên được kỹ thuật làm nướu giả, tạo đường cổ răng lý tưởng
- Thực hiên được kỹ thuật ép nấu nhựa
- Thực hiên được kỹ thuật gỡ múp
- Thực hiên được kỹ thuật mài chỉnh mẫu
- Nắm đưuọc phương pháp hoàn thiện và bảo quản mẫu
- Thực hiên được kỹ thuật sửa chữa hàm toàn phần (đệm hàm, thay
răng, vá hàm…)

3


3. CHI TIẾT NỘI DUNG HỌC
- Bài 1: Đại cương phục hình răng toàn phần
- Bài 2: Kỹ thuật thực hiện phục hình tháo lắp toàn phần
- Bài 3: Dấu và mẫu sơ khởi
- Bài 4: Khay lấy dấu cá nhân
- Bài 5: Dấu và mẫu lần 2
- Bài 6: Nền tạm gối sáp
- Bài 7: Giá khớp
- Bài 8: Lên răng
- Bài 9: Kỹ thuật làm sáp nướu
- Bài 10: Vào khuôn – Dội sáp – Ép nấu nhựa
- Bài 11: Phương pháp bảo quản sử dụng hàm giả
- Bài 12: Sửa chữa phục hình tháo lắp toàn phần

4


PHẦN 1

ĐẠI CƯƠNG PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM
Mục tiêu
1. Trình bày định nghĩa phục hình tháo lắp toàn phần. Ưu và nhược điểm của
phục hình tháo lắp toàn phần.
2. Trình bày quy trình thực hiện một phục hình tháo lắp toàn phần
______________________________________________________
Mất răng toàn bộ là một mất mát lớn đối với người bệnh và là một thách thức lớn cho
người nha sỹ và kỹ thuật viên trong quá trình phục hồi lại hàm răng thẩm mỹ và ăn
nhai. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn đòi hỏi sự chính xác đến từng công đoạn và
sự hợp tác lâu dài của bệnh nhân.
____________________________________________________________________

I. ĐỊNH NGHĨA
Phục hình tháo lắp toàn phần là phục hình thực hiện cho bệnh nhân đã mất hết răng mà
người bệnh có thể tự tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng.

II.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN

PHẦN
1.Ưu điểm:
- Kỹ thuật chế tạo đơn giản, nếu là hàm nền nhựa thông thường.
- Thẩm mỹ tương đối tốt.
- Chi phí thấp.
-

Là giải pháp tốt cho bệnh nhân chờ cấy ghép Implant.

2.Nhược điểm:

- Không khôi phục được hoàn toàn sức nhai đã mất.
- Độ bền ở mức độ trung bình.
- Bệnh nhân mất thời gian làm quen.
- Phát âm có thể gặp khó khăn.
- Gây tiêu xương dưới nền hàm.
- Có thể gây loét, phì đại niêm mạc dưới nền hàm.

5


III. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỂ THỰC HIỆN MỘT PHỤC HÌNH
THÁO LẮP TOÀN HÀM
LÂM SÀNG

LABO

1. Khám bệnh nhân

3. Đỗ mẫu sơ khởi

2. Lấy dấu sơ khởi

4. Làm khay lấy dấu cá nhân

5. Lấy dấu sau cùng

6. Đỗ mẫu sau cùng

8. Đo kích thước dọc


7. Nền tạm gối sáp

11. Thử răng

9. Lên giá khớp

14. Lắp răng

10. Lên răng

15. Hẹn tái khám

12.Vào múp, dội sáp, ép nấu nhựa
13. Làm nguội hoàn tất

6


PHẦN 2
KỸ THUẬT THỰC HIỆN PHỤC HÌNH THÁO LẮP
TOÀN HÀM
BÀI 1
DẤU VÀ MẪU SƠ KHỞI
Mục tiêu
1. Nắm được ý nghĩa của mẫu sơ khởi
2. Phân tích và đánh giá được mẫu sơ khởi
______________________________________________________

I. MỤC ĐÍCH CỦA MẪU SƠ KHỞI
Mẫu hàm sơ khởi (hay còn gọi là mẫu hàm nghiên cứu, mẫu phân tích)

-

Xác định đúng vị trí đường ranh giới giữa niêm mặc cứng và niêm mạc di động.
Đánh giá mức độ tiêu xương và vị trí của các cơ quanh phục hình.
Phân tích giới hạn của phục hình sau này.
Sử dụng để phân tích trong việc khám và lên kế hoạch điều trị.

II. XỬ LÝ DẤU SƠ KHỞI Ở LAB VÀ ĐỔ MẪU:
Dấu sơ khởi có thể được lấy bằng thạch cao, Alginate, cao su … Mục tiêu của Lab là
bảo quản nguyên vẹn các chi tiết do bác sĩ ghi lại trên lâm sàng. Do đó cũng cần phải
nắm rõ một số đặc điểm của các chất lấy dấu để xử lý phù hợp.
1.

Thạch cao lấy dấu

Đây là loại vật liệu lấy dấu không tạo sức ép lên khay, khá chính xác trong việc sao
chép các bề mặt, cho một dấu bền vững lâu không bị biến dạng, tuy nhiên đây là một
loại vật liệu ưa nước, có khả năng hút ẩm tạo sự giãn nở lên gấp 2 đến 5 lần sự giãn nở
khi đông đặc trong không khí, sự đông đặc của thạch cao đi kèm với sự tăng thể tích
khoảng 0.12%. Độ hòa tan ở nhiệt độ 200C, độ bền tăng khi cho thêm dẫn xuất của
lignin đó là lignosulfonat.

2.Alginate (Hydrocolloid không hoàn nguyên)
Là loại vật liệu thường được lấy dấu sơ khởi, ghi dấu khá chính xác, tuy nhiên đây cũng
là loại vật liệu ưa nước, không ổn định về kích thước, có thời gian đông đặc thay đổi
tùy theo nhiệt độ của nước, có khả năng biến dạng cơ học sau khi đông như lấy dấu ra
7


vụng về chậm chạp sai hướng trục răng, hoặc biến dạng thủy động học như sẽ phình to

khi tiếp xúc với nước bọt, máu, nước rửa … hoặc sẽ bị co lại nếu bị quá lâu trong
không khí do mất nước. Tốt nhất là đổ mẫu ngay sau khi lấy dấu.

3.Cao su lấy dấu
Đây là loại chất lấy dấu có tính đàn hồi và chính xác cao, được chia làm 4 loại tùy theo
độ nhớt:
- Loại nhẹ.
- Loại trung bình.
- Loại nặng.
- Loại rất nặng.
- Về mặt hóa học: Gồm 4 loại sau:
- Polysulfide.
- Silicone polyme hóa trùng ngưng.
- Silicone polyme hóa phản ứng cộng.
- Polyether.
Trong phục hình toàn phần và từng phần người ta thường dùng (độ nhớt trung bình),
loại vật liệu này nếu để sau 01 giờ mới đổ mẫu cũng không gây ảnh hưởng đối với kích
thước của dấu, tuy nhiên nếu không trộn đúng tỷ lệ nhà sản xuất hay trộn không đều sẽ
tạo ra sản phẩm phụ là H2 sẽ làm rỗ bề mặt thạch cao khi đổ mẫu, điều này khắc phục
bằng cách thêm Palladium là chất lọc làm giảm sự phóng thích Hydro.

4.Xử lý dấu sơ khởi ở Lab
Sau khi lâm sàng chuyển dấu sơ khởi vào Lab, nhiệm vụ của kĩ thuật viên là phải biết
xử lý dấu và đổ mẫu. Tuy nhiên cũng nên quan sát dấu kỹ trước khi đổ mẫu để đảm bảo
mẫu đầy đủ các chi tiết cần, nếu không có thể yêu cầu lâm sàng lấy dấu lại. Đặc biệt là
trong toàn hàm để bảo đảm kết quả cuối cùng như mong muốn.
- Đầu tiên dấu phải được rửa sạch dưới vòi nước (nước không chảy quá mạnh tránh
làm biến dạng dấu) để loại bỏ nước bọt và máu của bệnh nhân trong vòng 15 giây.
Sau đó phun dung dịch Hypochlorite 2%, không ngâm vì tránh hiện tượng hút ẩm
của vật liệu lấy dấu, để dấu vào nilon trên dấu có gạc hay bông ẩm và chuyển ngay

vào cho Lab không quá 5 đến 10 phút, nếu không lâm sàng phải tự đổ mẫu, thông
thường giai đoạn này phải được thực hiện bởi phụ tá.
- Lab: Kiểm tra lại xem dấu đã sát trùng, sạch máu và nước bọt bệnh nhân chưa. Nếu
chưa thì thực hiện lại quy trình như trên, sau đó vẩy phần nước đọng trong dấu cho
ráo rồi đổ mẫu. Lưu ý: Không dùng Air thổi khô dấu, chỉ vẩy nhẹ cho ráo nước vì
áp lực của Air làm biến dạng dấu.
- Đối với dấu bằng Alginate: Sau khi khử trùng nếu không có kỹ thuật viên bên cạnh,
bác sĩ nên đổ ngay, nên tẩy sạch dấu bằng một nhúm thạch cao (cùng loại thạch cao
8


đổ mẫu) vì loại bỏ được các phản ứng giữa thạch cao và Alginate natri (loại trừ
acide alginique), phản ứng này có thể làm hư hỏng bề mặt mẫu hàm.
- Đối với dấu bằng cao su: Mặc dù cao su ít bị biến dạng, nhất là đối với silicone
phản ứng cộng nhưng dấu cũng nên đổ càng sớm càng tốt.
- Đối với dấu bằng thạch cao: Trước khi đổ phải cách ly, có thể ngâm trong xà phòng
từ 5 đến 10 phút, nhưng không được quá lâu vì thạch cao có tính hút ẩm hoặc quét
chất cách ly dạng dung dịch.

5.Phân tích đánh giá dấu chuẩn bị tiền phục hình
Sau khi có được mẫu sơ khởi tương đối đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ban đầu, chúng ta
tiến hành phân tích mẫu để đưa ra kế hoạch và chuẩn bị tiền phục hình trước khi có
được một phục hình chính thức:
- Đánh giá niêm mạc, các loại sống hàm, lồi cùng, tam giác hậu hàm, tình trạng torus,
các thắng,…
- Nếu niêm mạc có vẻ không rõ ràng, không xác định được giữa niêm mạc và sống
hàm đặc biệt là đối với sống hàm thuộc loại IV, hay hàm có niêm mạc phập phều,
điều này cần phải xem xét mẫu hàm thật kỹ lưỡng và yêu cầu lâm sàng xác định rõ
giới hạn để làm khay cá nhân và phải xác định lại bằng bút chì tím trên dấu sau
cùng trước khi chuyển cho Labo hoặc phải vẽ giới hạn rõ sau khi chúng ta đổ mẫu

sau cùng, đồng thời phải yêu cầu lâm sàng lưu giữ lại mẫu sơ khởi cho Labo để
kiểm tra lại sự ổn định của niêm mạc hay đường giới hạn.
- Các sống hàm yếu có vấn đề như gai xương hay quá lồi tạo lẹm đặc biệt ở vùng lồi
cùng của hàm trên phải có ý kiến để lâm sàng chuẩn bị tiền phục hình như gọt gai
xương hoặc ta phải giảm căng ở vùng ấy.
- Thắng bám thấp sát hoặc ngay đỉnh sống hàm gây ảnh cản trở cho phục hình, đề
nghị lâm sàng phẩu thuật cắt thắng trước khi làm phục hình, trừ trường hợp những
bệnh nhân có các sẹo niêm mạc giống như thắng trong có tiền sử là hoá hay xạ trị
chúng ta không can thiệp, chỉ yêu cầu xác định chính xác đường sẹo hay thắng
trong quá trình hoá xạ gây ra.
- Đánh giá toàn bộ các dấu mốc có ích hay vô ích để có kế hoạch thực hiện đem đến
kết quả tốt.

9


BÀI 2
KHAY LẤY DẤU CÁ NHÂN
Mục tiêu:
1. Nêu được đặc tính của khay (thìa) lấy dấu cá nhân.
2. Mô tả được cách làm thìa lấy dấu cá nhân.
_____________________________________________________

1. Đặc tính của thìa cá nhân
Đặt vào và lấy ra dễ dàng trên mẫu sơ khởi cũng như trên miệng bệnh nhân.
- Đặt vào đúng vị trí không cản trở môi má.
- Bờ khay tròn đều, có độ dày hài hòa với mức độ tiêu xương và sinh lý của cơ.
- Mặt ngoài khay phải hài hòa với phần tử tĩnh và động các cơ quan xung quanh phục
hình:
+ Đảm bảo phân bố đồng đều vật liệu lấy dấu.

+ Cán khay hoặc gối cắn phải thể hiện đúng vị trí và thể tích của cung răng và
xương ổ răng để các cơ quanh phục hình được đặt ở vị trí thăng bằng.

2. Vật liệu làm thìa cá nhân
- Tấm nhựa bán sẵn.
- Nhựa tự cứng (hoặc nhựa nấu) dễ làm, chính xác.
- Hợp chất nhiệt dẻo.
- Kim loại gò đúc.

3. Kỹ thuật làm khay cá nhân
3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật liệu:
- Nhựa tự cứng và nước nhựa tự cứng.
- Dao mổ.
- Dụng cụ đong nhựa và nước nhựa.
- Chén trộn nhựa.
- 2 tấm kính.
- Vecni và chổi quét cách ly (nếu ngâm
nước mẫu hàm thì không cần vecni)
- Mũi đá mài nhựa, mũi HP 703 đục lỗ,

10


máy mài M3…
3.2 Chuẩn bị mẫu hàm:
- Vẽ đường đáy hành lang bằng bút chì.
Sau đó vẽ đường giới hạn của khay cách
đáy hành lang 2mm về phía sống hàm
đồng thời phải tránh các phanh và dây
chằng. Phía sau đường giới hạn phải đi

qua trũng khẩu cái và rãnh chân bướm
hàm.

- Dùng cọ quét vecni lên mẫu hàm để khô hoặc ngâm no nước mẫu hàm khoảng 15
phút, sau đó để ráo nước.

4. Phương pháp thực hiện
- Trộn nhựa tự cứng với tỷ lệ 1 nước 3 bột rồi đậy nắp.
+ Hàm trên khoảng 4ml nước + 12g bột.
+ Hàm dưới khoảng 3ml nước + 9g bột.
- Làm việc trong môi trường nhiệt độ khoảng 26 độ C.
- Nhựa sẽ trải qua 4 giai đoạn: Hỗn hợp, sợi, dẻo và đàn hồi. Cuối giai đoạn sợi ta lấy
nhựa ra..
- Thoa một ít vecni vào tay hoặc nhúng tay vào nước sau đó lấy nhựa từ chén trộn ra,
cán mỏng nhựa ra với độ dày khoảng 1-1,5 mm. Ấn đều lên mẫu hàm tránh các
phanh và dây chằng.
- Cắt bỏ phần nhựa dư bên ngoài đường vẽ giới hạn của khay.
- Khi nhựa đông cứng, ngâm mẫu hàm vào nước, cạy khay ra khỏi mẫu hàm.
- Mài nhẵn bờ thìa.
- Dùng phần nhựa còn lại uốn tạo cán khay.
+ Cán khay hàm trên nằm ở vị trí các răng cửa, thẳng đứng, cao 10mm.
+ Cán khay hàm dưới nằm ở vị trí các răng cửa, thẳng đứng hoặc nghiêng ra trước
10º, cao 8mm.
Sau đó dùng nước nhựa dán cán khay vào thân khay. Đợi cho đến khi nhựa hoàn toàn
cứng.

11


Hoàn tất khay:

Dùng mũi HP07 để tạo các lỗ
lưu. Sau đó dùng các mũi mài quả dứa
và giấy nhám để làm mịn bờ thìa.

12


BÀI 3
DẤU VÀ MẪU LẦN HAI
Mục tiêu:
1. Nêu được mục đích và yêu cầu của dấu lần 2.

2. Trình bày yêu cầu mài mẫu
______________________________________________________

I. MỤC ĐÍCH LẤY DẤU LẦN 2
Là giai đoạn mẫu hàm sau cùng trên đó làm phục hình toàn hàm. Dấu lần 2 được lấy
bằng thìa lấy dấu cá nhân, giúp định hình trước nền hàm phục hình tương lai.

II. YÊU CẦU CỦA DẤU LẦN 2
Dấu lần 2 phải đạt các yêu cầu sau:
1. Cơ học: Phải đạt được sự thăng bằng ở mọi trạng thái: Nghỉ, cử động, diễn tả
nét mặt, phát âm…
Sự thăng bằng này phụ thuộc vào các yếu tố vật lý, giải phẫu sinh lý.
2. Sinh học
3. Thẩm mỹ và chức năng phát âm.

III. TIẾN HÀNH LẤY DẤU LẦN 2
1. Sửa chữa thìa cá nhân trên mẫu hàm (không có bệnh nhân).
2. Thử lại thìa trên miệng.

- Điều chỉnh thẩm mỹ.
- Điều chỉnh bờ thìa.
- Điều chỉnh sự ổn định và sự dính của thìa lần cuối.
 Làm vành khít bằng hợp chất nhựa dẻo hoặc bằng sáp.
 Lấy dấu
- Vật liệu:
+ Thạch cao lấy dâu.
+ Cao su.
+ Bột Eugenol – ZnO.
+ Alginate.
- Lấy dấu:
+ Hàm trên.
+ Hàm dưới.

13


IV. ĐỔ MẪU VÀ HOÀN THIỆN
1.Cách đỗ mẫu sau cùng có dán sáp hộp, sáp viền
- Dán một sợi sáp viền mềm đường kính 5mm cách bờ vành khít 3mm về phía sống
hàm và nối dài ở đường vành khít phía sau khẩu cái.
- Dán một băng sáp lá xung quanh sáp viền, mục đích để đỗ đế mẫu hàm.
- Đối với hàm dưới phải dán thêm sáp lá ở phía lưỡi.
- Trộn thạch cao vừa phải theo sự chỉ định của nhà sản xuất, đánh thật nhuyễn
- Sau 3 phút đánh lại và đỗ mẫu sau cùng theo khuôn sáp hộp đã dán sẵn.

2.Cách đỗ mẫu sau cùng không có dán sáp hộp, sáp viền
- Trộn thạch cao theo quy định của nhà sản xuất, sau đó chờ 3 phút đánh nhuyễn lại
và đổ như dấu sơ khởi nhưng chỉ khác là không được gõ hoặc đặt vào máy rung ở vị
trí thân thìa, chỉ được gõ dấu nơi cán thìa.

- Đổ thạch cao chùm ra đường giới hạn 3mm
- Khi thạch cao phần trên đã ráo ta trộn 1 ít thạch cao trắng đổ lên mặt phẳng, lật úp
mẫu vừa đổ, ấn đều lên thạch cao trắng vét xung quanh để được phần đế.
- Để khô 40 phút sau đó gỡ mẫu ra và mài mẫu.

3.Gỡ mẫu
- Dấu bằng Alginate, thạch cao: Loại bỏ các phần phủ bên ngoài dấu đến khi thấy
được bờ dấu, dùng dao số 07 tạo khe hở giữa dấu và mẫu bắt đầu từ vùng phía sau
lồi cùng đối với hàm trên, vùng phía ngoài vùng răng sau đối với hàm dưới, lấy nhẹ
nhàng từ từ dấu theo cách tạo dần khe hở giữa dấu và mẫu, lưu ý vùng lẹm phía
trước của hàm trên và dưới vì đây là nơi thường xảy ra hiện tượng gãy răng hay
sống hàm.
- Dấu bằng cao su: Rất khó gỡ mẫu, dấu loại này nếu đổ bằng thạch cao thường thì
rất dễ gãy mẫu hàm, loại này thường dùng để lấy dấu sau cùng và đổ bằng thạch cao
cứng, tuy nhiên nếu có chúng ta vẫn lấy được mẫu hàm nhưng phải rất kiên nhẫn, vì
phải lấy hàm ra khỏi dấu từ từ bằng cách loại bỏ từng chút một những thạch cao phủ
bên ngoài dấu và cả chất lấy dấu cho đến khi có thể lấy mẫu hàm ra khỏi dấu mà
không còn sự cản trở nào từ phía dấu.

4.Mài mẫu
- Mẫu hàm sau khi được tháo ra phải được mài gọn gàng theo đúng chuẩn trước khi
đưa ra nghiên cứu.
- Việc mài mẫu hàm được thực hiện theo trình tự sau:

14


+ Mài mặt đế: Đối với hàm trên, đế mẫu hàm mài song song với mặt phẳng đi qua
3 điểm là gai cửa trước và 2 rãnh chân bướm hàm, đối với hàm dưới mặt đế song
song với mặt phẳng đi qua vùng sống hàm của các răng trước.

+ Mặt phía sau: Mài mặt này thẳng góc với đường trung tâm của hàm, cách 2 rãnh
chân bướm hàm 2 bên khoảng 3 – 5 mm đối với hàm trên, hoặc nơi kết thúc của
sống hàm hàm dưới, phần sâu nhất của sống hàm.
+ Hai mặt bên có góc 45 độ với mặt phẳng phía sau. Hai mặt bên vùng răng hàm
song song với mặt ngoài các răng cối lớn và răng cối nhỏ.
+ Vùng răng trước:
 Hàm trên: Hai mặt trước có góc 25 độ so với mặt phẳng phía sau
 Hàm dưới: Mặt cong phía trước song song với đường cong cung hàm từ răng
nanh bên này sang răng nanh bên kia.
+ Cuối cùng phải đảm bảo cho mẫu hàm có bờ cao cách đáy hành lang 1 – 2

mm và dày từ 2 – 3 mm.

15


BÀI 4
NỀN TẠM GỐI SÁP
Mục tiêu:
1. Trình bày mục tiêu làm nền tạm gối sáp
2. Trình bày tiêu chuẩn nền tạm gối sáp
_____________________________________________________________

I. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU
- Đèn cồn
- Dao sáp
- Sáp gối 2 thanh
- Sáp lá 1 tấm
- Thước kẻ, bút chì
- Mẫu hàm


II. KỸ THUẬT THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị mẫu
Hàm trên: Ghi trên mẫu
- Lồi sau răng cửa.
- Đường trục đối xứng đi qua giữa lồi răng cửa và điểm sau ở giữa hai lỗ khẩu cái.
- Đường trục này kéo dài tới đế mẫu ở phía trước và sau.
- Đường nối hai điểm của hai rãnh sau lồi cùng đi qua rãnh chân bướm hàm.
- Tạo và khắc đường postdam.

- Đường đỉnh sống hàm kẻ bằng bút chì từ trước ra sau và hai đầu cần khắc vào mẫu.
Hàm dưới: Vẽ tương tự

16


- Trục đối xứng.
- Đường đỉnh sống hàm.
- Bờ sau mẫu hàm: Thẳng góc với trục đối xứng.

2. Làm gối sáp hàm trên
- Hình dạng gối sáp hàm trên: Hình
vuông, bầu dục hay tam giác.
- Theo chiều ngang:
Bề dày: 4 - 5mm vùng răng cửa.
8 - 10mm vùng răng hàm.
- Gối sáp uốn theo hình sống hàm, nằm
chính giữa đỉnh sống hàm. Gối sáp
tận cùng bằng một mặt phẳng nghiêng
450, cách lồi cùng khoảng 10mm.

Theo mặt phẳng trước sau:
- Gối sáp cân xứng theo đường giữa.
- Phía trước: Hướng của gối sáp nghiêng khoảng 150.
- Ở hai bên gối sáp thẳng đứng.
- Chiều cao gối sáp từ đỉnh sống hàm: Phía trước khoảng 8 - 10mm.
- Thấp dần về phía sau, cao khoảng 6mm.
- Chiều cao gối sáp tính từ đáy ngách hành lang: Phía trước 22mm.
Phía sau 19mm.

3. Làm gối sáp hàm dưới
- Phía trước:
+ Bề dày 3 - 4mm
+ Cao 6 - 8mm
+ Nghiêng 00 - 50
- Hai bên:
+Bề dày 5 - 6mm
+Chiều cao gối sáp tính từ đáy ngách
hành lang là 17 mm ở cả phía trước và phía
sau.
- Gối sáp tận cùng bằng mặt nghiêng
+450, cách tam giác hậu hàm 10mm.

17


4. Làm mịn gối sáp bằng cách đưa qua ngọn lửa nhỏ hoặc dùng vải mịn chà
xát nhẹ lên phần sáp. Sau đó, dùng bông và xà phòng để làm bóng.
Gối sáp sau khi đã hoàn thiện sẽ được gửi cho nha sĩ ghi lại tương quan giữa

hai hàm và đánh dấu các điểm mốc (đường cười, đỉnh răng

nanh, vị trí răng số 6) để lên răng.

Nền tạm gối sáp hoàn thiện

18


BÀI 5
GIÁ KHỚP
Mục tiêu:
1. Phát biểu được định nghĩa và công dụng của giá khớp.
2. Phân loại được các loại giá khớp
3. Trình bày được các mặt hạn chế của giá khớp đơn giản.
4. Phát biểu được định nghĩa giá khớp thích ứng.
5. Trình bày được cách phân loại giá khớp thích ứng.
6. Nêu được các yêu cầu và cách chọn lựa giá khớp.
______________________________________________________

1. Lịch sử phát triển
Năm 1805, người ta sử dụng một càng nhai (occluseur) bằng thạch cao, giữ hai cùng
hàm ở vị trí tĩnh.
Năm 1840, Cameron giới thiệu lần đầu về giá khớp (articulateur), không có các
chuyển động sang bên.
Năm 1858, Bonwill tìm được loại giá khớp giải phẫu để ghi lại hoạt động của khớp
thái dương hàm.
Giá khớp Hanau (được sử dụng từ năm 1922 đến nay)
Giá khớp Denar (được sử dụng từ năm 1952 đến nay)
Giá khớp Whip-Mix (được sử dụng từ năm 1922 đến nay)

2. Định nghĩa và công dụng của giá khớp

Định nghĩa:
Giá khớp là công cụ cho phép mô phỏng sự liên hệ mẫu hàm của 2 cung hàm, là một
dụng cụ để chuẩn đoán và điều trị để chuyển qua Labo và phân tích trong Labo các
tương quan tĩnh và động giữa hàm trên và hàm dưới.
Chức năng:
- Chuẩn đoán: Cho phép quan sát, nhận xét tương quan của răng và hàm giữa 2 hàm
qua các mẫu nghiên cứu được lên giá khớp.
- Điều trị: Cho phép thực hiện các phục hồi và kiểm tra chúng trong các vận động.

3. Các yêu cầu của giá khớp

19


 Bảo đảm đúng việc chuyển vị trí hai cung răng hay
hai sống hàm theo chiều ngang và theo chiều dọc.
 Chuyển được trục xoay của hàm dưới.
 Có bộ phận giữ đúng kích thước dọc.
 Có thể chuyển tương quan từ bệnh nhân sang giá
khớp bằng một cung mặt.
 Há và ngậm hàm được theo vận động bản lề.
 Có thể vận động đưa tới trước và sang bên.
 Các bộ phận di động dễ dàng và hoạt động chính
xác.
 Các bộ phận không di động phải đủ độ cứng rắn.

4. Phân loại giá khớp
Giá khớp được phân làm 2 loại:
 Giá khớp đơn giản:
- Loại bản lề.

- Loại có góc định trước.
 Giá khớp thích ứng:
- ARCON: Lồi cầu ở hàm dưới giống người.
- NON - ARCON: Lồi cầu ở hàm trên.

5. Một số mặt hạn chế của giá khớp đơn giản
- Có kích thước nhỏ, không phản ánh được tương quan giữa 2 hàm trong mối liên hệ
với khớp thái dương hàm.
- Không mô phỏng được tương quan giữa 2 hàm với trục bản lề của bệnh nhân.
- Vận động chủ yếu là mở đóng, không thực hiện được vận động ra trước, sang bên
hoặc thực hiện theo 1 góc định trước, vì vậy:
 Vận động lệch tâm, không đúng với tình trạng của bệnh nhân.
 Không thể hiện được sự trượt trung tâm.
 Không thể hiện chính xác tư thế khớp cắn trung tâm.
 Không thể hiện được cản trở cắn khớp.

6. Giá khớp thích ứng

20


Là giá khớp cho phép tái lập tương quan 2 hàm và giữa 2 hàm với khớp thái dương
hàm, mô phỏng gần đúng đặc trưng cá thể các vận động tiếp xúc thông qua hệ

thống cơ học điều chỉnh được.
ARCON

NON - ARCON

- Quick - Master


- Hanau H2

- Whip – Mix

- Dentatus

7. Phân loại giá khớp thích ứng
ARCON

NON - ARCON

- Hướng dẫn lồi cầu gắn ở cành trên.

- Hướng dẫn lồi cầu ở trục dọc cành dưới.

- Bi lồi cầu ở trục dọc cành dưới.

- Bi lồi cầu ở cành trên.

- Khoảng cách 2 lồi cầu thay đổi được.

- Khoảng cách 2 lồi cầu được xác định

- Độ dốc lồi cầu và góc Bennet điều theo giá trị trung bình
chỉnh được.

- Góc Bennet được tính theo công thức:
- L=H/8 + 12 hoặc chỉnh về 90°
(Dentatus).


8. Cách chọn lựa giá khớp
Không nên sử dụng một giá khớp quá
phức tạp cho một trường hợp đơn giản,
hoặc ngược lại. Giá khớp phải được
chọn lựa theo sự hiểu biết và khả năng
của bác sĩ. Một giá khớp chỉ được sử
dụng tốt khi khả năng của bác sĩ và
việc ghi chuyển được chính xác.

9. Vào giá khớp
 Mục đích:

Đảm bảo ghi dấu lại tương quan của bệnh nhân để tiến hành các bước phục hình
được chính xác.
 Chuẩn bị dụng cụ vật liệu:

- Chén, dao trộn
- Thạch cao
- Chọn mặt phẳng
21


- Giá khớp
 Phương pháp vào giá khớp:

- Chuẩn bị mẫu hàm: Cố định mẫu hàm bằng dây thun, ngâm nước mẫu hàm từ 10-15
phút (mục đích làm no nước để không hút nước thạch cao mới)

- Vào hàm dưới trước: Trộn khoảng 50gr thạch cao (đặc hơn thạch cao đỗ mẫu), đổ

vào càng dưới của giá khớp, đặt mẫu hàm dưới lên sao cho đường trung tâm vuông
góc với càng ngang phía sau của giá khớp, mặt phẳng nhai song song với mặt bàn,
vét gọn thạch cao cho ôm cố định mẫu hàm dưới, để khô 20 phút.
- Vào giá khớp hàm trên: Trộn khoảng 50gr thạch cao (đặc hơn thạch cao vào giá
khớp hàm dưới), nâng càng trên của giá khớp lên, đổ thạch cao lên phần đế của mẫu
hàm trên, ấn càng trên của giá khớp xuống, vét thạch cao sao cho hàm trên dính
chắc với càng trên của giá khớp (tránh vương vãi thạch cao vào các phần đáy hành
lang và sống hàm), sau đó để khô 30 phút.
Lưu ý: Vào giá khớp tốt là khi lên răng, mẫu hàm không rơi ra khỏi giá khớp.

22


BÀI 6
LÊN RĂNG
Mục tiêu
1. Trình bày được ba tiêu chí chọn răng
2. Trình bày được phương pháp lên nhóm răng cửa
3. Trình bày được phương pháp lên nhóm răng hàm
___________________________________________________________________
Lên răng để chuẩn bị cho giai đoạn thay thế nền sáp bằng nền nhựa vĩnh viễn.

I. CHỌN RĂNG
Chọn răng dựa trên 3 tiêu chí chính: Màu sắc, hình dạng và kích thước.

1. Mầu sắc
Sự lựa chọn mầu sắc phụ thuộc vào tuổi, giới tính,
màu tóc, mầu mắt, chủng tộc, mầu môi.
Ví dụ: Răng của người già thường sậm màu hơn,
vàng hơn so với thanh niên. Răng của nữ giới thì

sáng màu hơn so với nam giới. Người châu Âu thì
răng sáng trắng so với người châu Á.

-

Lưu ý khi chọn răng:
Chọn răng dưới ánh sáng mặt trời ban ngày.
Không so màu quá lâu, thường chỉ 10 giây.
Nếu bệnh nhân có son môi phải yêu cầu bệnh nhân lau sạch trước khi so màu. Nếu
bệnh nhân mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ phải dùng khăn phủ ngực màu trắng để
che bớt.

II. HÌNH DẠNG
1. Nhóm răng cửa hàm trên

23


Răng cửa giữa hàm trên có hình thể giống như
cung hàm và hình dáng khuôn mặt của cùng một
cá thể. Có 3 loại hình dáng chính: Vuông, bầu dục,
tam giác. Ngoài ra lựa chọn hình dáng răng cửa
còn phụ thuộc vào giới tính, tính cách, tuổi tác: Nữ
giới thường có hình dạng mềm mại, góc gần xa
tròn, mảnh. Nam giới thường răng to, nhô gồ gề,
góc cạnh.

2. Nhóm răng hàm
Lựa chọn nhóm răng hàm đơn giản phụ thuộc chủ yếu vào khoảng mất răng, răng bị
mất tương ứng và khớp cắn của bệnh nhân. Nếu trong trường hợp khoảng mất răng bị

thu hẹp do mất răng lâu ngày không đủ chỗ lên hàm răng lớn thì có thể thay bằng răng
nhỏ hoặc mài bớt kích thước gần xa của răng.

III. KÍCH THƯỚC
1. Nhóm răng cửa hàm trên
Chiều cao răng cửa giữa hàm trên phụ thuộc vào vị trí bờ tự do của răng và bờ tự do
của môi trên khi cười. Nụ cười đẹp là nụ cười không hở lợi hoặc lợi chỉ hở từ 0 - 1mm,
còn ở tư thế nghỉ tự nhiên thì dìa cắn của răng dài hơn so với bờ tự do của môi trên từ
0- 2mm.
Chiều gần – xa: Chiều ngang răng cửa hàm trên bằng ¼ khoảng cách giữa hai cánh
mũi hoặc bằng ½ độ rộng nhân trung.
Khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh bằng khoảng cách giữa hai chân cánh mũi hay
còn gọi là chỉ số LEE.

2. Nhóm răng cửa hàm dưới
Lựa chọn phụ thuộc vào răng cửa hàm trên, độ cắn chùm, độ cắn chìa.

3. Nhóm răng hàm
Chiều cao nhóm răng hàm phụ thuộc vào:
- Khoảng cách giữa hai sống hàm (d), thông thường bằng ½ d – 2 mm.
- Khớp cắn đối diện.
- Chiều ngang của răng hàm phụ thuộc vào khoảng mất răng nhưng chú ý mặt xa
răng 7 không được vượt quá tam giác hậu hàm hay lồi củ hàm trên.
- Chiều trong ngoài răng hàm: Mặt trong răng hàm dưới không vượt quá đường nối
từ mặt gần răng nanh đến mặt trong tam giác hậu hàm.

IV. LÊN RĂNG
24



Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu:
-

1.

Hàm mẫu hàm đã vào giá khớp
Máy mài micro
Đèn cồn
Dao sáp lên răng
Một tấm kính lên răng
Vỉ răng nhựa

Lên nhóm răng cửa

Dùng dao sáp hơ nóng cắt từng
mảnh sáp nhỏ ở vành gối sáp vị trí
đặt răng vào, hơ nóng dao sáp cố
định răng đặt đúng vị trí. Các phần
sáp còn lại giữ cho bóng láng và
sạch, không cho lan vào mặt ngoài
hay gót răng.

Lên nhóm răng cửa
Lên răng cửa giữa hàm trên:
- Cạnh cắn: Chạm mặt phẳng nhai phục hình.
- Trục răng: Ngiêng NT 5º; GX 0-5º
- Mặt ngoài: Theo mặt cong của gối sáp.
Lên răng cửa bên hàm trên:
- Cạnh cắn: Cách mặt phẳng nhai phục hình từ 0 – 2 mm
- Trục răng: Nghiêng NT 0 - 50 , GX 100. Trục dọc song song với nhiều mặt

phẳng đứng dọc khi nhìn từ trước và nhìn về phía bên.
- Mặt ngoài: Theo mặt cong của gối sáp

25


×