Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ CON Côn trùng và những loài chim năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.18 KB, 19 trang )

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ CON
Chủ đề: Côn trùng và những loài chim đáng yêu
Thời gian: (từ ngày 6-10/01/2020)
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm

Hoạt
Thứ sáu
động
Đón trẻ, - Đón trẻ. Hướng trẻ đến các đồ dùng đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích
Chơi hợp. Trò chuyện với trẻ về các loại côn trùng mà trẻ biết .
- Cháu biết con vật nào thuộc nhóm côn trùng? Trẻ kể..
- Trẻ chơi tự do theo ý thích.
Thể dục - Tập với bài hát “con chuồn chuồn”
sáng 1. khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
2. Trọng động: Tập các động tác:
+ Hô hấp 2 :. hít vào thở ra, gà gáy, thổi bóng
+ Đt Tay 5 : Hai tay sang ngang gập vào vai. Hai tay lên cao gập trước ngực
+ ĐtLưng – Bụng 3 : Hai tay chống hông xoay người 90 độ. Giơ tay lên cao cúi
xuống chạm mũi bàn chân.
+ Đt Chân 4: Hai tay chống hông đưa 1chân ra trước. Hai tay chống hông, chân
phải đưa trước khuỵu gối
+ Bật : Chụm tách chân, kết hợp 2 tay sang ngang, lên cao.
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa theo nhạc
PTNT
PTTC
PTTM
PTTM
PTNN


Hoạt -Trò chuyệnmột - Đi trong
Tạo hình
- DH: Con
Thơ :Ong và
động số côn trùng và đường hẹp
Tô màu con
chuồn chuồn Bướm
học
những chú chim
bướm
-NH:Cò lả
-TCAN: Bắt
chước, tạo
dáng
Chơi
ngoài
trời

Chơi,
hoạt
động
theo ý
thích

- Quan sát vườn
rau.
- TCVĐ: Tìm
vườn

- Dạo chơi sân

trường.
- TCVĐ: Kéo
co

- Quan sát con
chim.
- TCVĐ:Mèo
đuối chuột.

- Làm quen bài - Cô kể chuyện -Rèn kĩ năng
hát:
cho trẻ nghe.
cầm kéo cho
“ Con chuồn
trẻ.
chuồn”

-Tổ chức trò
chơi “Gà trong
vườn rau”.
- TCVĐ:Bịt
mắt bắt dê

-Làm thí
nghiệm vật
chìm ,vật nổi.
-TCVĐ:
Chuyền bóng

- Hát, múa,

đọc thơ về
chủ điểm.

- Đóng CĐ:
“Động vật”
- Mở CĐ:
“ Thực vật”


CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC


Tên góc

Kết quả mong
đợi
1. Góc phân
- Trẻ biết vai chơi
vai
của mình, biết
- Mẹ con.
cùng nhau chơi.
- Phòng
- Trẻ chơi cạnh
khám.
nhau, không tranh
- Bán hàng.
giành đồ chơi của
nhau..
- Biết thể hiện

hành động của vai
chơi.
2. Góc xây
- Trẻ biết sử dụng
dựng
các nguyên liệu,
lắp ghép: Trại hình khối, que, hột
chăn nuôi
hạt để tạo thành
trại chăn nuôi.

3. Góc nghệ
thuật:
- Vẽ, tô màu,
cắt dán về thế
giới động vật.

4.Góc học tập
và sách.
- Xem tranh
ảnh, kể chuyện
và đọc thơ về
động vật.

Chuẩn bị
- Bộ đồ dùng gia
đình, búp bê các loại,
vải vụn các màu,
quần áo, búp bê
giường nôi.

- Bộ đồ dùng bác sĩ.
- Đồ chơi các con vật
sống khắp nơi.

- Đồ chơi hình các
con vật (gia súc, gia
cầm, các con vật
sống dưới nước, trên
không, trên rừng,.)
- Khối xây dựng các
loại.
- Hàng rào gỗ, nhựa,
cỏ, cây, hoa, lá.
- Sỏi, đá, que, hột,
hạt.
- Vẽ tô màu, cắt
- Khuôn in hình các
dán tranh ảnh về con vật.
thế giới động vật. - Giấy, bút vẽ, màu,
- Dạy trẻ cách cầm kéo, hồ dán, khăn
bút và cách di
lau,họa báo các loại,
màu.
vải vụn, lá cây..
- Đất nặn, bảng, dao
nhựa, hột hạt, que
dây.
- Xem sách truyện - Hình các con vật
về thế giới động
khác nhau.

vật.
- Tranh ghép.
- Biết giữ sách và - Lô tô, đô-mi-nô các
trò chuyện cùng
loại về con vật.
bạn.
- Tranh dùng để gạch
nối.
- Đồ chơi các con vật
khác nhau.
- Truyện tranh về các
con côn trùng..
- Nghe nhạc và hát - Băng nhạc, dụng cụ
các bài hát về thế âm nhạc,áo,váy và
giới động vật.
đạo cụ múa.

5. Góc âm
nhạc:
- Ca hát các
bài về thế giới
động vật.
6. Góc khám - Trẻ biết được

Tổ chức thực hiện
- Cô giới thiệu với trẻ về góc
chơi, gợi hỏi trẻ cách chơi như
thể nào? Con đóng vai gì trong
trong góc chơi đó.vd: đối với trò
chơi đóng vai gia đình: Phân vai

bố mẹ và các con, phân công
công việc cho từng người trong
gia đình: nấu ăn, dọn dẹp, bế
em, đi cửa hàng mua sắm quần
áo cho búp bê, mua thức ăn, rau
quả, đồ dùng cho gia đình...
-Chơi cửa hàng bán các con vật
nuôi, bán thức ăn cho vật nuôi.
- Chơi bán các nguồn thức ăn từ:
hến, ốc, cá, thịt gà, thịt lợn, thịt
vịt,..
- Chơi chế biến thúc ăn từ động
vật khác nhau.
- Chơi tiềm phòng bệnh cho vật
nuôi.
- Xây trại chăn nuôi.Gợi hỏi trẻ
muốn xây dựng trại chăn nuôi
cần có những nguyên vật liệu,
dụng cụ gì? Trong trại chăn nuôi
gồm nuôi những động vật gì?
Vậy hôm nay ai là người chỉ
huy công trình xây dựng? và ai
là chủ trang trại chăn nuôi?..
- Trẻ xây, xếp chuồng cho các
con vật nuôi như: chuồng thỏ,
chuồng heo, chuồng gà, chuồng
chim,
- Xếp ao, hồ nuôi tôm, cá,ốc,..
- Trong quá trình trẻ chơi cô gợi
ý cho trẻ chơi sáng tạo,

động viên trẻ để hoàn thành
công trình của mình.

- In hình, vẽ, tô màu, nặn, cắt
dán, xé dán các con vật khác
nhau.
- Làm mặt nạ các con vật, làm
đồ chơi các con vật bằng giấy,
phế liệu, lá cây,cọng rơm, vải,
- Con vật thật: Mèo, hột hạt.


Thứ 2 ngày 06 tháng 01 năm 2020
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTX: Côn trùng và những loài chim đáng yêu
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, vận động, môi trường sống của một số loài côn
trùng, chim
- Biết một số loài côn trùng ích, một số loài côn tùng có hại đối với đời sống con người
- Phát triển óc quan sát, so sánh, phân biệt một số loại côn trùng và chim.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ một số loài côn trùng có lợi và phòng tránh một số loài côn trùng
có hại.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính, ti vi, que chỉ.
- Các hình ảnh chim và côn trùng.
- Nhạc bài hát: Con chuồn chuồn
- Lô tô đủ cho trẻ
III. Hoạt động của cô và trẻ:
1.Gây hứng thú:
- Cô tạo hứng thú cho trẻ tham gia trò chơi: Con muỗi

- Các con vừa chơi trò chơi nói về con gì?
- Con muỗi được xếp vào loài gì( côn trùng)
- Ai đã từng thấy con muỗi?
- Con muỗi trông như thế nào?
- Muốn biểt con muỗi có đặc điểm gì chúng ta hướng lên màn hình và quan sát nhé.
2. Nhận biết tên gọi, đặc điểm vận động và môi trường sống của một số loài côn trùng
* Con muỗi.
- Con muỗi có đặc điểm gì?
- Ai có thể miêu tả phần đầu con muỗi ? Gồm những bộ phận nào?
- Phần thân có cái gì? Có bao nhiêu cánh?
- Theo các con muỗi là loài côn trùng có lợi hay có hại? Vì sao?
- Muỗi đốt cơ thể người nhờ bộ phận nào?
- Để tránh muỗi đốt ban đêm ngủ cần làm gì?
* Con ong
- Cho trẻ xem hình ảnh về con ong.
- Cô mời các con nghe âm thanh và nói sự xuất hiện con gì nào.


- Ai biết gì về loài côn trùng vừa xuất hiện?
- Con ong là loại côn trùng có lợi hay hại? Vì sao?
- Bạn nào lên giới thiệu về chú ong đáng yêu này.
- Mời trẻ nêu các bộ phận của con ong
- Ong rất có lợi vì thế để bảo vệ tổ ong các con phải thế nào?
- Cô giáo dục trẻ không chọc phá tổ ong để tránh bị cắn đau vì ong có nọc độc.
* Con chuồn chuồn.
- Cô bật nhạc bài con chuồn chuồn, trẻ vận động vòng tròn.
- Có bạn nào thấy con chuồn chuồn chưa?
- Chuồn chuồn có đặc điểm gì?
- Chuồn chuồn có ích lợi gì?
- Các con có thích chuồn chuồn chuồn không? Vì sao?

+ So sánh con muỗi và con chuồn chuồn
* Có điểm gì giống và khác nhau?
- Cô gợi ý trẻ trả lời nét nổi bật giữa điểm giống và khác nhau.
+ Ngoài loài côn trùng vừa rồi các con biết tới loài côn trùng nào nữa. Cô giáo dục trẻ
phòng tránh loài côn trùng có hại.
* Chim Bồ câu
- Cô cho trẻ nghe âm thanh đoán tên loài chim
- Ai có thể đặt tên cho loài chim này?
- Chim Bồ câu có đặc điểm gì?
- Cô gợi ý trẻ nói về màu sắc và đặc điểm về chim?
- Chim thường ăn thức ăn gì?
- Chim sống ở đâu?
+ Ngoài Bồ câu ra các con biết thêm loài chim gì nũa?
* Chơi trò chơi “ Chơi với lô tô”, lần1cô nói nói đặc điểm trẻ tìm con vật , lần 2 cô nói tên
con vật trẻ nêu ích lợi
* Cho trẻ chơi “ Đội nào nhanh nhất” khoanh tròn nhóm côn trùng có lợi – có hại và loài
chim .
* Kết thúc cô nhận xét tuyên dương, hát bài “ Đố bạn” ra sân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
Quan sát vườn rau
*Trò chơi vận động: Tìm vườn
*Chơi theo ý thích: Chơi với bóng, sỏi, hột hạt..
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết đặc điểm ích lợi, công dụng, cách chế biến của một số loại rau.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của
thiên nhiên.
- Trẻ chơi trò chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng dể vận động.
- Bóng, phấn, giấy,..



III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định:
Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân, sau đó dẫn trẻ ra sân cho trẻ dạo chơi một lúc tạo tình huống
gợi hỏi trẻ. Các con đang đứng ở đâu đây?
- Trong vườn có những loại rau gì? Trẻ gọi tên các loại rau.
- Ai biết gì về loại rau này nói cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Rau này thường có vào mùa nào? Gọi là rau ăn gì?
- Cho trẻ nêu đặc điểm của mỗi loại rau,
- Cô khái quát lại đặc điểm của loại rau đó.
- Các cô các bác trồng rau để làm gì?
- Hằng ngày các cô, các bác phải làm gì để có vườn rau tốt?
- Rau được chế biến các loại món ăn gì?
- Rau cung cấp chất gì cho cơ thể người?
- Vậy muốn vườn rau của trường mình luôn tươi tốt các con phải làm gì? (Không ngắt lá,
bẻ cành và luôn phải bảo vệ rau)
- Lớp mình có bạn nào không chịu ăn rau, canh không?
Giáo dục trẻ: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh..
*Trò chơi vận động: Tìm vườn
Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
*Chơi theo ý thích : Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi chính: Xây dựng: Xây trại chăn nuôi.
- Góc kết hợp : Phân vai: Bán thức ăn vật nuôi.
Tạo hình: Vẽ con vật theo ý thích
Học tập: Xem tranh ảnh về thế giới động vật.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Làm quen bài hát:“ Con chuồn chuồn”
1- Kết quả mong đợi:

- Trẻ được làm quen bài hát : “Con chuồn chuồn”
- Biết tên bài hát, tên tác giả.
- Giáo dục trẻ bảo vệ côn trùng có ích, phòng tránh côn trùng có hại.
2. Chuẩn bị:
- Mũ chuồn chuồn
- Đồ chơi ở các góc.
3. Tổ chức hoạt động:
+ Ổn định: Cô cho trẻ chơi trò chơi. “Chuồn chuồn bay cao, bay thấp”
- Trò chuyện dẫn dắt vào nội dung bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1:Trẻ đặt tên bài hát.
- Cô hát lại lần 2. Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả?
+ Cô giảng về nội dung bài hát.
- Cho trẻ hát theo cô từng câu 3-4 lần.


Mời từng tổ đứng dậy hát, sau đó cả lớp hát lại cùng cô vài lần nữa.
- Trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Giáo dục trẻ bảo vệ côn trùng có ích, phòng tránh côn trùng có hại.
Đế bài hát được hay hơn hấp dẫn hơn hôm sau cô sẽ dạy các con hát và vận động nhé.
* Cho trẻ về các góc chơi theo ý thích:
- PV: Chơi nấu ăn.
- XD: Xây trại chăn nuôi.
- TH: Nặn theo ý thích.
- HT: Chơi đô mi-nô con vật.
Cô bao quát trẻ chơi an toàn./.
* Chuẩn bị ra về và trả trẻ:
* Đánh giá cuối ngày:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.....
___________________________
Thứ 3 ngày 07 tháng 01 năm 2020
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đi trong đường hẹp
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên vận động: “ Đi trong đường hẹp
- Trẻ biết phối hợp mắt nhìn thẳng, chân bước nhịp nhàng không dẫm vào vạch
- Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng định hướng trong không
gian
- Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động tập thể
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô
+ Nhạc bài hát, hộp quà, bảng
+ Vạch kẻ, túi cát
+ Bông hoa
- Đồ dùng của trẻ
3. Hoạt động của cô và trẻ.
- Cô kiếm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân.
* Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn trên nền nhạc ‘ đoàn tàu nhỏ xíu” kết hợp các kiểu
đi,Tàu lên dốc, đi thường, tàu xuống dốc, đi thường, tàu chạy chậm, tàu chạy nhanh, tàu đi
thường . Tàu chuẩn bị về ga, tàu về ga
* Trọng động: Bé yêu chăm thể dục.
- Cô hô hiệu lệnh chuyển đội hình vòng tròn.



- Bây giờ đã đến vườn hoa rồi cô mời các con cùng biểu diễn một bài đồng diễn các con
có đồng ý không.
+ Động tác tay: 2 tay đưa lên cao rồi hạ xuống.
+ Động tác bụng: Tay đưa cao cúi gập người.
+ Động tác chân: Bước chân trước chân sau.
+ Động tác bật: Bật tại chỗ
* Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp.
- Cô hô hiệu lệnh cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Bây giờ để đi vào vườn hoa thì các con phải đi cẩn thận không thì dẫm hoa ở hai bên thì
hoa sẽ không đẹp nên bây giờ cô sẽ dạy các con một vận động mới đó là vận động đi trong
đường hẹp.
- Lớp mình nhắc lại tên vận động cùng cô nào: đi trong đường hẹp
- Cô mời trẻ lên thực hiện( nếu trẻ làm được)
- Hỏi trẻ vừa thực hiện bài vận động gì?( Cho trẻ đặt tên vận động)
- Cô thưc hiện cho trẻ xem lần 1 không phân tích.
- Cô vừa thực hiện cho các con xem vận động gì?
- Để các con thực hiện tốt thì bây giờ cùng xem cô đi lại một lần nữa nhé.
+ Lần 2 cô thực hiện kết hợp phân tích động tác. Cô đứng đầu hàng bước lên trước vạch
chuẩn. Tư thế chuẩn cô 2 chân nghiêm, lưng thẳng, đầu thẳng mắt luôn nhìn phía trước ,
khi có hiệu lệnh đi thì cô bước từng chân một, chân nọ rồi đến chân kia khi đi cô đi cẩn
thận, khéo léo không dẫm vào hoa 2 bên đường đi đến đích thì cô về cuối hàng đứng.
- Bây giờ bạn nào nhắc lại cách thực hiện vận động cho cô và cả lớp nghe nào?
- Cô mời một trẻ lên thực hiện lại vận động sau đó cô nhận xét.
- Cô mời lần lượt trẻ lên thực hiện vận động.
- Cô chú ý và sửa sai cho trẻ.
- Những trẻ nào chưa đi được thì cô cùng đi với trẻ
- Cô chú ý sữa sai động viên, khuyến khích trẻ kịp thời
- Hỏi lại trẻ tên vận động.
*TCVĐ: Bắt bóng.
- Cô nêu tên trò chơi bắt bóng.

- Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi cho trẻ
+ Cách chơi. Cô cho cả lớp đứng thành vòng tròn và cô đưa chùm bóng bay lên xuống và
bạn nào bắt được bóng thì được tặng quà.
+ Luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần.
C. Hồi tĩnh
- Cô mời trẻ thư giãn cùng cô nhẹ nhàng 1-2 vòng
CHƠI NGOÀI TRỜI
Dạo chơi sân trường.
*Trò chơi vận động : Kéo co.
*Chơi theo ý thích: Chơi máy bay, thả thuyền bằng giấy, vẽ phấn tự do trên sân
I. Kết quả mong đợi:


- Mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng, hít
thở không khí trong lành.
- Rèn luyện tăng cường sức khỏe của trẻ, củng cố vận động chạy, kéo.
- Trẻ hứng thú chơi, có ý thức kỉ luật, nghe lời cô.
II. Chuẩn bị:
- Dây kéo co
- Phấn, bể cá, bóng,…
III.Tổ chức hoạt động:
- Cô kiếm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân.
+ Ổn định: Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân, sau đó vừa đi vừa hát bài “ Chị ong nâu và em
bé”, cho trẻ dạo chơi xung quanh vườn trường tìm và quan sát một số con côn trùng
Vd: trẻ phát hiện một “Đàn kiến”
Cô gợi hỏi trẻ:
- Đàn kiến đang làm gì?
- Sống ở đâu?
- Chúng tha mồi về đâu?

- Giáo dục trẻ: Sống phải đoàn kết với bạn bè và mọi người để giúp đỡ lẫn nhau…
Sau đó cho trẻ tìm và quan sát một số côn trùng khác như: ong, bướm, sâu bọ..
- Cho trẻ nhận xét về đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số con côn trùng.
- Hỏi trẻ những côn trùng nào có hại? Côn trùng nào có lợi?vì sao..?
- Giáo dục trẻ bảo vệ côn trùng có ích, phòng tránh côn trùng có hại.
*Trò chơi vận động: Kéo co.
Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
*Chơi theo ý thích: Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi chính: XD:Xây vườn bách thú
Góc kết hợp : PV: Chơi nấu ăn
HT: Xếp chữ số bằng hột hạt
TH: Nặn các con vật.

-

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đọc truyện cổ tích về loài chim cho trẻ nghe.
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ làm quen với câu chuyện về loài chim
- Trẻ biết tên câu chuyên và hiểu được nội dung của chuyện.
- Giáo dục trẻ luôn làm những việc tốt để giúp ích cho mọi người..
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện cổ tích.
III. Tổ chức thực hiện:
- Ổn định:Cô cho bài thơ “Ong và bướm”Gợi hỏi trẻ các con vừa đọc bài thơ nói về con gì?
Con vật đó thuộc loại côn trùng có ích hay có hại? bây giờ cô có một câu chuyện nói về
loài côn trùng các con lắng nghe nội dung câu chuyện đó nói về côn trùng gì nhé.



- Cô đọc câu chuyện cho trẻ nghe 2 lần.
- Lần 1: Hỏi trẻ cô vừa đọc cho các con nghe câu chuyện gì?
- Câu chuyện nói về con vật gì?
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 2:
+ Trẻ nhắc lại tên chuyện và đàm thoại một số câu hỏi.
- Giong hát của chú chim Sơn Ca như thế nào?
- Giáo dục trẻ luôn làm những việc tốt để giúp ích cho mọi người..
- Biết bảo vệ những loài côn trùng có ích. Phòng tránh côn trùng có hại.
* Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa.
- Cô gợi ý cách chơi tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
Chuẩn bị ra về và trả trẻ:
* Đánh giá cuối ngày:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.....
_____________________________
Thứ 4 ngày 08 tháng 01 năm 2020
Tạo hình: To màu con bướm .
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng tô màu, di màu , cách cầm bút, tu thế ngồi…để tô màu con
bướm.
- Phát triển óc sáng tạo, kỹ năng tô màu con bướm đồng thời biết phối hợp màu.
- Giáo dục trẻ biết tạo ra sản phẩm đẹp và biết tôn trọng nó.
II. Chuẩn bị
- Bài giảng điện tử bài: vẽ con bướm

- Bút sáp màu, giấy A4 đủ cho trẻ
- Gía treo sản phẩm
III- Tổ chức hoạt động.
1.Ổn định: Cô tạo tình huống:
Loa loa loa
Mầm non mở hội
Bé đẹp khéo tay
Ai muốn đến đây
Cùng tham gia hội
- Các con ơi các con vừa nghe điều gì?
- À vừa rồi là lời mời của trường chúng ta đến với hội thi bé đẹp khéo tay đấy. Các con biết
hội thi hôm nay mở ra với chủ đề gì không? Muốn biết chúng ta nghe cô đố gì nhé.
Đôi cánh màu sặc sỡ


Hay bay lượn la cà
Vui đùa với hoa nở
Làm đẹp cả vườn hoa
Là con gì?
- Cô mời trẻ giải đố.
- Để biết các con trả lời đúng không cô mời các con nhìn lên màn hình nào?
- Xuất hiện hình ảnh con bướm: ai có nhận xét gì về con bướm
- Bướm thuộc côn trùng có lợi hay hại? vì sao con biết?
- Tham gia hội thi hôm nay cô có một bức tranh các con xem cô tô màu như thế nào nhé
2. Nội dung: Quan sát tranh con bướm
- Các con cùng xem bức tranh con bướm những bộ phận nào?
- Cô mời trẻ nhận xét cách tô màu từng bộ phận.
- Các con có muốn có bức tranh đẹp như của cô không?
- Mời trẻ nói ý tưởng của tô màu như thế nào?
* Trẻ thể hiện năng khiếu

+ Trẻ hát bài “ Kìa con bướm vàng” đi về góc để tô màu.
- Cho trẻ vẽ, cô bao quát lớpnhắc trẻ cầm bút tay phải, ngồi thẳng lưng.
- Mở nhạc gây hứng thú cho trẻ.
- Cô đến từng nhóm động viên gợi mở cho trẻ có sáng tạo trong quá trình tô màu.
* Trưng bày sản phẩm
+ Cô nói:
Tích tắc tích tắc
Đồng hồ luôn nhắc
Gần hết giờ rồi
Nhanh tay bạn ơi
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm nhận xét nêu ý kiến của mình, bức tranh đẹp chỗ nào ? Tại sao
con thấy bức tranh này đẹp ?
- Cô nhận xét sản phẩm trẻ vẽ như thế nào? Bố cục , màu sắc..
+ Thông qua bài vẽ cô giáo dục trẻ biết tạo ra bức tranh đẹp và tôn trọng bức tranh của mình
và bạn.
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài: Con chuồn chuồn đi ra sân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
*Quan sát chim Bồ câu
*Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột
*Chơi theo ý thích : Chơi với bóng, vòng, phấn, giấy…
1. Kết quả mong đợi
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của chim bồ câu.
- Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc chim bồ câu.
2. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:


- Địa điểm quan sát.
- Chim bồ câu

3. Hoạt động của cô và trẻ
- Kiể m tra sưc khỏe của trẻ trước khi ra sân
- Chúng mình cùng làm những chú chim ra sân trường chơi nhé.
* Quan sát chim bồ câu.
- Các con ơi, chúng mình cùng xem sân trường của chúng mình hôm nay có gì này?
- Chúng mình cùng chào bạn chim nào?
- Sao bạn chim chẳng nói gì thế nhỉ? (Mồm ăn thì có mồm nói thì không?)
- Cô đố chung mình biết đây là chim gì?
- Chúng mình xem kìa, trên cổ bạn chim có gì kìa?
- Loài chim cũng có gia đình đấy, gồm chim bố và chim mẹ
- Các con xem kìa, mắt bạn chim đang chớp chớp đáng yêu chưa kìa. Hình như đang muốn
nói điều gì cùng cô và các bạn đấy.
- Các bạn có nghe thấy bạn chim trả lời không? Hay là bạn chim đói bụng rồi nhỉ? Chúng
mình cùng hỏi xem bạn chim thích ăn gì?
- Không biết bạn ý thích ăn thóc không nhỉ?
- Cô và Chúng mình cùng cho bạn chim ăn thóc nhé?
- Chim đang dùng gì để mổ thóc nhỉ?
- Chúng mình cùng bắt chước những chú chim mổ thóc nào.
- Chúng mình nhìn thấy có mấy bạn chim bồ câu? cho trẻ đếm.
- Đúng rồi. Có 2 chú chim bồ câu, gọi là đôi chim đấy. Chim bồ câu thường đi theo đôi,
nếu mất 1 bạn chim thi chim bồ câu sẽ sống 1 mình đấy?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ chim bồ câu
- Chơi với đồ chơi thiên nhiên: lá cây, củ, quả, sỏi, phấn,....
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, không ném đồ chơi,...
* Kết thúc: Cô tập chung trẻ tuyên dương trẻ, cho trẻ thu dọn đồ chơi
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
Cô gợi ý luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
* Chơi theo ý thích: Cô bao quát bảo đảm an toàn cho trẻ chơi
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi chính: Khám phá khoa học

- Góc kết hợp: PV: Bác sỹ thú y. Nấu ăn.
XD: Xây trại chăn nuôi.
HT: Xếp con vật theo ý thích.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Xem video thảo luận sự phong phú của loài vật
1.Kết quả mong đợi
- Trẻ được xem và hiểu được thế giới loài vật rất phong phú.
- Biết yêu quý chăm sóc các loài vật hiền lành gần gũi.
2. Chuẩn bị


- Tivi, máy tính, hình ảnh về thế gới loài vật.
3. Tổ chức hoạt động
- Cô xuất hiện chương trình khám phá hoa học
- Các con đoán xem chương trình nói về điều gì quanh ta?
- Để biết thế giới loài vật đa dạng phong phú như thế nào mời các con hướng lên màn hình
hình nhé.
- Cho trẻ xem sự xuất hiện và nơi sinh sống các con vật
- Cô vừa cho trẻ xem vừa thảo luận mang tính nhẹ nhàng về sự hiểu biết của trẻ về thế giới
loài vật.
- Cô hỏi tên loài vật vừa xem
- Con thích nhất con nào? Vì sao?
- Như các con đã được xem loài vật rất phong phú,hiền và dữ đều có và nó là loài vật cần
được bảo vệ.
- Gd trẻ: Giáo dục trẻ yêu mến các loài vật.
* Chơi tự do các góc
Chuẩn bị ra về và trả trẻ:
* Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………………………………………..................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
_________________________
Thứ 5 ngày 09 tháng 01 năm 2020
Dạy hát:Con chuồn chuồn: tác giả “Vũ Đình Lê”
Nghe hát:Cò lả
Trò chơi âm nhạc:Bắt chước, tạo dáng.
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hát rõ lời bài hát , hát vui tươi, hồn nhiên, hát cùng cô.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu chậm đệm cho bài hát “Con chuồn chuồn” tác giả
“Vũ Đình Lê” một cách nhịp nhàng.
- Rèn luyện khá năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, rèn trí nhớ cho trẻ.
- Qua bài hát trẻ biết yêu quý và bảo vệ những con vật có ích và có thái độ đúng đắn đối
với loài vật.
II. Chuẩn bị:
- Mủ hoa đủ cho trẻ.
- Dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, xắc xô
III. Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Con muỗi” cô gợi hỏi:


Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Con muỗi thuộc loại gì?
- Ngoài con muỗi ra các con có biết còn có côn trùng nào nữa không?
-Cô cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài hát Con chuồn chuồn rồi yêu cầu trẻ đoán xem đó là bài
hát gì? (Con chuồn chuồn) của tác giả nào?

- Bài hát nói về con gì?
- Con nhìn thấy con chuồn chuồn chưa?
Cho trẻ xem hình ảnh con chuồn chuồn trên máy tính và trò chuyện cùng trẻ.
- Con thấy con chuồn chuồn ntn?
- Chuồn chuồn có ích hay có hại cho người?
- Cô cũng có 1 bài hát nói về con chuồn chuồn đấy chúng mình cùng nghe cô hát nhé!
* Dạy hát "Bài hát của chuồn chuồn".
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: giới thiệu tên bài, tên tác giả ( Hoàng Lương)
- Lần 2 cô giảng nội dung bài hát: nói về lợi ích của con chuồn chuồn giúp mọi người dự
báo thời tiết.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát theo cô 3-4 lần.
- Cô cho lớp hát theo nhạc
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát thi đua.
- Cô nghe trẻ hát và sửa sai cho trẻ
.* Nghe hát:Cò lả Dân ca bắc bộ.
- Cô xuất hiện hình ảnh : con cò → trẻ nói đó là hình ảnh gì?
- Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe: Cò lả
-Cô hát lần 1: cô hỏi tên và nội dung bài hát
-Cô hát lần 2: kết hợp khuyến khích trẻ minh hoạ cùng.
* Trò chơi âm nhạc: “Tạo dáng”
Cô nêu luật chơi, cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
Cho trẻ hát bài “Con chuồn chuồn” ra sân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
Tổ chức trò chơi: Gà trong vườn rau
- Trò chơi vận động: Bịt mắt, bắt dê.
- Chơi theo ý thích : Chơi với đồ chơi ngoài trời, câu cá,..
1. Kết quả mong đợi:
- Phát triển vận động chạy, bò chui và phản ứng vận động kịp thời theo tín hiệu.
- Trẻ biết cach chơi cùng cô.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.

2. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, thoáng.
- Mũ gà.
- Nhạc Đàn gà con
- Mô hình vườn rau.
3: Hoạt động của cô và trẻ.
- Cô kiếm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân.


- Cô cùng trẻ đi ra sân và đi lại gần mô hình đẫ chuẩn bị và hỏi trẻ?
- Các con hãy nhìn xem ở đây có những gì đây?
- Với mô hình nay chúng mình sẽ chơi trò chơi gì?
- Hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình chơi trò chơi “Gà trong vườn rau’
- Mời trẻ nhắc ại trò chơi.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi.
*Cách chơi
Giữa sân chơi, cô khoanh một khoảng rộng làm vườn, cạnh đó là người coi vườn ngồi (do
một cô khác đóng), phía đối diện là chồng gà. Cô giáo đóng làm gà mẹ và trẻ làm gà con.
Theo lệnh của gà mẹ: “Các con hãy đi kiếm ăn đi !”. Các chú gà con chui qua hàng rào vào
vườn (rào là dây cao cách đất 35 – 40cm), vừa kiếm ăn vừa làm các động tác chạy, nhảy,
mổ thức ăn, bới mồi… Người coi vườn nhìn thấy, chạy ra đuổi gà (vỗ hai tay vào nhau kêu
ui…ui…). Gà con chạy, chui qua hàng rào về chuồng trốn. Người gác vườn đi dạo một lúc,
trở về chỗ cũ. Gà lại kiếm mồi, trò chơi lại được lặp lại.
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
- Cô gợi ý cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi chính: PV: Chơi nấu ăn
- Góc kết hợp:
HT: Xem lô tô về các con vật

ÂN: Hát múa, đọc thơ về chủ đề.
XD: Xây trại chăn nuôi
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Tổ chức cho trẻ hát múa, đọc thơ các bài trong chủ điểm.
* Vệ sinh lau chùi đồ chơi sắp xếp các góc gọn gàng.
+ Tổ chức thực hiện:
* Ổn định: Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm, cho trẻ kể lại những gì trẻ đã được học ở
trong chủ điểm lớn.giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ những động vật có ích, sau đó cô làm
người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các bài hát, bài thơ và cho trẻ lên biểu diễn
+ Hát: - Vật nuôi, Đố bạn, cá vàng bơi, con chuồn chuồn…
+ Thơ: Đàn gà con, Rong và cá, Con voi…
+ Đồng dao: Vè loại vật
Cô động viên tất cả trẻ đều tham gia, sau mỗi tiết mục cả lớp nhận xét, vỗ tay động viên
bạn.
Kết thúc chương trình: Cô tuyên dương khen ngợi trẻ.
+ Vệ sinh, sắp xếp đồ chơi các góc gọn gàng, ngăn nắp.
Cô chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm một góc, cô hướng dẫn trẻ cách lau chùi đồ chơi, sắp
xếp ngăn nắp, nhắc trẻ nhẹ tay, bảo vệ đồ chơi cẩn thận, cô cùng làm với trẻ,..
Chuẩn bị ra về và trả trẻ:
* Đánh giá cuối ngày:


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………....
_____________________________

Thứ 6 ngày 10 tháng 01 năm 2020
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ: Ong và Bướm.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ biết đọc thơ cùng cô..
- Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ..
- Rèn trẻ nói đủ câu rõ lời.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ biết nghe lời mẹ, người lớn và chăm làm biết giúp đỡ người lớn những việc vừa sức.
2. Chuẩn bị
- Giáo án.
- Que chỉ.
- Nhạc bài hát "Chị Ong nâu và em bé” bài “Màu hoa”.
- Sân khấu, xốp trải nền.
- Mũ hoa cho trẻ.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát: “Chị Ong nâu và em bé”.
- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến con vật gì?
- Có bạn nào thuộc bài thơ gì về Con ong và con bướm nào?
- Cho trẻ đọc ( Nếu trẻ thuộc thơ). Nếu trẻ chưa biết cô dẫn dắt và bài thơ và đọc thơ cho
trẻ nghe.
- Và hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về Ong và Bướm! Bây giờ cả lớp hãy lắng nghe
cô đọc thơ nhé.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe 1 lần.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? ( Nhược Thủy).
- Cô đọc lần 2: Qua hình ảnh thơ minh họa.
* Đàm thoại ,trích dẫn giảng giải nội dung bài thơ
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Ai đã sáng tác bài thơ?

- Trong bài thơ có những ai?
* Đàm thoại trích dẫn, giảng từ khó:
- Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết con vật nào bay lượn trong vườn hoa?.
- Khi đang bay lượn Bướm gặp con gì?


- Cô đọc trích dẫn câu thơ.
“Con bướm trắng
Lượn vườn hồng
Gặp con ong
Đang bay vội”.
- Các con biết vì sao Ong “vội” không? “Vội” là chỉ hành động rất khẩn trương cần gấp:
(vì buổi sáng Ong đang muốn bay nhanh để hút nhuỵ hoa làm mật giúp mẹ).
- Nhìn thấy Ong, Bướm đã làm gì?
- Cô khái quát lại ý trả lời của trẻ và Cô đọc 2 câu thơ:
“Bướm liền gọi
Rủ đi chơi”
- Bạn Ong có đi chơi không ?
- Vì sao bạn Ong không đi chơi cùng bạn Bướm?
- Cô giải thích từ “bận”: Là chỉ công việc còn nhiều chưa làm xong
- Mẹ bạn Ong đã căn rặn điều gì?
- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ và đọc cho trẻ nghe 2 câu thơ:
“Tôi còn bận
Mẹ tôi dặn
Viêc chưa xong
Đi chơi rong
Mẹ không thích”
- Các con thấy bạn Bướm trong bài thơ như thế nào?
- Còn bạn Ong thì sao?
- Đúng rồi bạn Bướm trong bài thơ đẹp nhưng lại rất ham chơi còn bạn Ong thì chăm chỉ

làm việc nghe lời mẹ.
- GD trẻ: Các con cũng vậy các con phải ngoan, nghe lời ông bà bố mẹ, đến lớp nghe lời cô
giáo chơi đoàn kết với bạn.
* TCVĐ: Con muỗi.
- Mời cả lớp cùng đọc thơ (2-3 lần). Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ.
- Mời cả lớp đọc lại bài thơ một lần
+ Hỏi lại trẻ tên bài thơ
- Cho cả lớp đọc bài thơ “Ong và Bướm”đi ra
CHƠI NGOÀI TRỜI
Làm thí nghiệm các vật chìm nổi.
Trò chơi vận động: Chuyền bóng
Chơi theo ý thích : Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng, câu cá,..
I. Kết quả mong đợi:
- Giúp trẻ phát hiện ra một số chất liệu luôn luôn nổi (hoặc chìm) trong nước.
- Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.
- Trẻ chơi trò chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi.
+ Trẻ được vui chơi thoải mái, và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi tự do.


+ Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, an toàn cho trẻ vui chơi.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng dễ vận động
- Đồ dùng: Bể đựng nước, một số vật làm thí nghiệm: Bát, cốc, thìa,..bằng inox và bằng
nhựa.
- Vòng, phấn, bóng, bể cá,..
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô. Kiếm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân, sau đó cho trẻ vừa đi vừa hát bài:
“Khúc hát dạo chơi”, ra sân trường, cho trẻ đứng xung quanh chậu nước.

- Cô giới thiệu với trẻ:
- Cô có rất nhiều các vật – vừa nói cô vừa đưa trẻ xem và gọi tên bát, thìa, cốc,..cô không
biết được rằng khi thả vào trong nước sẽ chìm hay nổi,các con hãy cùng cô thử đoán xem
nhé.
- Cho trẻ cầm, sờ các vật đó và đoán xem vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm.Thả các vật đã
chuẩn bị vào trong nước.
- Cả lớp cùng nêu nhận xét: Những vật bằng sắt, inox thường chìm, vật bằng nhựa sẽ nổi.
- Cô nhắc nhỏ trẻ về nhà làm thí nghiệm với các vật khác, ngày mai đến lớp kể cho cô và
các bạn cùng nghe.
* Trò chơi vận động: Chuyền bóng
Cô gợi ý cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
* Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng, câu cá,..
Cô bao quát gợi ý cho trẻ chơi.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi chính: NT: Biểu diễn văn nghệ.
- Góc kết hợp : PV: Chơi nấu ăn.
XD: Xây trại chăn nuôi.
KP: Quan sát 1 số con côn trùng, chơi thí nghiệm màu.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Đóng chủ đề: “Động vật” .
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm, cho trẻ kể lại những gì trẻ đã được học ở trong chủ
điểm lớn. sau đó cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các bài hát, bài thơ và
cho trẻ lên biểu diễn
+ Hát: Đố bạn, cá vàng bơi, con chuồn chuồn…
+ Thơ: - Đàn gà con, Rong và cá, Con voi…
+ Đồng dao: Vè các loại vậ
t*Mở chủ đề: “Thực vật”
Cô động viên tất cả trẻ đều tham gia, sau mỗi tiết mục cả lớp vỗ tay động viên bạn.
Kết thúc chương trình: Cô hát cho trẻ nghe bài: “Em yêu cây xanh”, hỏi trẻ cô vừa hát bài
hát nói về điều gì? Thế các con có yêu cây xanh không? Vì sao? Cô nói: Để biết được ích

lợi của cây xanh đối với môi trường sống. Tuần sau cô sẽ cho các con tìm hiểu về chủ đề
mới: “Thực vật”


- Cô sắp xếp đồ dùng, trang trí lớp chuẩn bị cho chủ đề mới.
* Nêu gương cuối tuần:
- Cho trẻ hát bài “Cả tuần đều ngoan”
- Trẻ tự nhận xét về mình, về bạn
- Cô nhận xét chung trong tuần, tuyên dương khen ngợi những trẻ ngoan, nhắc nhở động
viên những trẻ chưa ngoan tuần sau cố gắng. Cô lần lượt mời từng trẻ lên nhận phiếu bé
ngoan, cả lớp vỗ tay.
Chuẩn bị ra về và trả trẻ:
* Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………



×