Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các linh kiện máy tính - Phần 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.67 KB, 6 trang )

Các linh kiện máy tính - Phần 06
Trước khi lựa chọn các linh kiện bạn nên suy xét kĩ xem mục đích chính khi
sử dụng của bạn là gì, và bạn có ý định nâng cấp trong tương lai hay không? từ
đó sẽ quyết định các linh kiện cho phù hợp. Sau đây sẽ tôi sẽ nói chi tiết về các
linh kiện cần thiết để xây dựng một bộ máy …
Kiểm tra màn hình LCD với phần mềm kiểm tra trước khi
mua:
Để kiểm tra LCD trước khi mua hàng các bạn có thể dùng nhiều soft chuyên
dụng để kiểm tra.(Có thể dùng Dead Pixel Tester (Download tại đây)). Sau
đây là một số điểm bạn nên kiểm tra trước khi mua:
+ Điểm ảnh chết (Death pixel):
Đây có lẽ là nỗi ám ảnh của tất cả người dùng LCD. Bạn nên biết việc sản
xuất màn hình LCD không hề đơn giản, ngay cả với công nghệ hiện đại. Qua
nhiều năm phát triển, các giai đoạn chế tạo LCD ngày càng trở nên hoàn thiện.
Vào những ngày sơ khai của LCD, có đến 30-40% số tấm LCD bị quăng đi
ngay sau khi sản xuất vì số điểm ảnh chết quá nhiều. Điều này đã khiến cho
giá LCD thường rất cao. Vậy điểm ảnh chết là gì? Đó là khi điểm ảnh chỉ có
khả năng hiển thị một màu nhất định (xanh, đỏ hoặc xanh da trời). Để nhận
biết các điểm ảnh bị chết, đơn giản nhất là bạn hãy để nền ảnh tối hoặc đen
hoàn toàn, những điểm ảnh chết sẽ nổi bật. Dĩ nhiên màn hình LCD mới mua
giá hàng trăm USD tự nhiên lại xuất hiện những điểm ảnh chết sẽ làm cho bạn
cảm thấy cực kì khó chịu. Thật may mắn là điều này được các nhà sản xuất
đưa vào điều kiện bảo hành. Nếu không chấp nhận được điểm ảnh chết, bạn có
thể gửi trả sản phẩm để đổi cái khác. Bạn hãy yêu cầu nơi bán kiểm tra màn
hình thật kĩ trước khi mua về (nếu là mua trực tiếp). Bạn cũng cần phải chú ý
là trong một số trường hợp, điểm ảnh chỉ "chết" trong khoảng 10 đến 15 phút
và biến mất sau đó. Tuy nhiên với công nghệ hiện nay gần như rất đã loại bỏ
được điểm ảnh chết, xong nếu cẩn thận hơn bạn vẫn nên kiểm tra. Để kiểm tra
Death pixel bạn nên chỉnh toàn bộ màu nền màn hình về màu đen, rồi màu
trắng, sau đó quan sát xem có những điểm ảnh nào hiển thị khác màu không,
nếu có thì chúng là điểm ảnh chết, với màu trắng bạn nên kiểm tra kĩ hơn, đôi


khi những điểm hiển thị khác màu trông giống như vết bẩn bám vào, bạn nên
xem xét kĩ để phân biệt rõ ràng, hãy hỏi ý kiến bộ phận kiểm tra nếu bạn muốn
lau qua màn hình bằng giấy, hay khăn mềm và bạn cũng nên kiểm tra thêm với
một vài màu sắc khác, vì đôi khi điểm ảnh chết chỉ hiển thị sai màu sắc với
một màu nào đó.
+ Dải màu (Color banding):
Bạn chỉnh phần mềm kiểm tra để hiển thị với các dải màu khác nhau, nếu dải
màu hiển thị tốt, và mượt là đạt yêu cầu.
+ Kiểm tra dò sáng (Backlight bleeding):
Hãy chọn màu đen, và nâu sẫm cho toàn màn hình, sau đó bạn quan sát kĩ xem
màn hình hiển thị màu sắc có đều hay không, nhất là phía 4 cạnh màn hình,
nếu có hiện tượng dò sáng thì 4 cạnh màn hình sẽ sáng hơn so với phía trong.
Và nếu kiểm tra trong điều kiện ánh sáng môi trường yếu bạn sẽ dễ nhận thấy
hơn, nếu có thể bạn hãy yêu cầu tắt điện để có thể kiểm tra dễ dàng hơn. Nếu
có hiện tượng dò sáng nhiều bạn hãy yêu cầu đổi cái khác. Tuy nhiên khi mang
về nhà bạn có thể kiểm tra kĩ lại, nếu phát hiện lỗi bạn có thể mang đổi lấy cái
khác. Khi kiểm tra với màu nâu sẫm bạn còn có thể dễ nhận thấy những màn
hình có dấu hiệu của va chạm, hay bị vật khác tì vào trong thời gian dài trong
quá trình vận chuyển và lưu kho. Bạn hãy quan sát kĩ màn hình ở màu nâu
sẫm, những vùng bị tổn thương thường có màu sáng hơn so với những vùng
khác(trong hình bên là do bị một vật nặng, có thể là bị nhiều màn hình xếp
chống đè lên qua miếng xốp chắn giữa, nên bạn sẽ nhận thấy một vệt sáng
chính giữa màng hình khi màn hình ở màu nâu sậm), nếu nhận thấy có lỗi, bạn
hãy yêu cầu đổi cái khác.
CRT hay LCD?
Trên đây tôi đã trình bày các thông số của hai loại màn hình, nó sẽ góp phần
giúp bạn dễ chọn lựa cho mình một màn hình cho phù hợp, sau đây tôi sẽ nói
thêm về ưu nhược điểm của hai loại màn hình này kèm một vài lời khuyên, tuy
nhiên quyết định cuối cùng vẫn là ở bạn.
Màn hình CRT hoạt động dựa trên sự phát sáng của lớp phosphor khi bị chùm

tia điện tử đập vào. Trong khi đó, màn hình LCD sử dụng công nghệ ánh sáng
nền (backlight) dùng các transistor để hiển thị hình ảnh.
Màn hình LCD có trọng lượng và kích thước nhỏ, tiêu thụ ít điện năng, có độ
sáng cao, không gây hại mắt vì không có sự bức xạ điện từ, sử dụng giao tiếp
số DVI cho chất lượng hình ảnh và độ nét cao… song giá thành cao.
Một số người dùng đồ họa chuyên nghiệp thường sử dụng CRT thay vì LCD vì
CRT có khả năng hiển thị trung thực hơn, nhưng các màn hình LCD đời mới
hoàn toàn có thể làm họ suy nghĩ lại.
Màn hình LCD có độ sáng và độ tương phản hơn hẳn các màn hình CRT, giúp
hiển thị hình ảnh sắc nét và rõ ràng.
Với các ưu thế như trên của màn hình LCD thì nếu điều kiện cho phép bạn hãy
trang bị cho mình một chiếc màn hình LCD, tuy có giá thành cao gấp đôi
nhưng các màn hình LCD chỉ tiêu thụ điện năng bằng ½ màn hình CRT, với
giá tiền điện tại các phòng trọ sinh viên đắt đỏ như hiện nay (1200-
2000vnđ/KW) thì số tiền điện mà nó tiết kiệm cho bạn trong một thời gian sử
dụng dài có thể bù đắp phần lớn số tiền chênh lệch giá giữa hai loại màn hình
(khoảng 35-40W/h). Và điều quan trọng hơn nó giúp phần bảo vệ đôi mắt của
bạn, và đi đôi với sự ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn đó chính là một phần chi
phí bạn phải dành cho việc "nâng cấp" kính mắt. J
+ Chọn nhà sản xuất nào? Các màn hình LCD thường dùng chung tấm LCD
của các hãng chuyên sản xuất tấm LCD (ví dụ Hitachi, NEC…) song chúng
dùng đèn backlight khác nhau nên có độ tương phản khác nhau. Tuy nhiên theo
tham khảo đánh giá của nhiều người thì panel của Samsung có chất lượng tốt,
thường được sử dụng cho các sản phẩm của Samsung, Dell,… Tiếp đó là AU
Optronics thường cung cấp cho BenQ, ViewSonic, …. Sony cũng là hãng
được đánh giá có màn hình chất lượng tốt. Bạn có thể căn cứ và các thông số
kĩ thuật trên để lựa chọn hãng màn hình cho phù hợp.
Chọn mua màn hình cũ:
Tuy nhiên với nhiều bạn sinh viên có điều kiện kinh tế hạn hẹp thì các bạn
thường chọn cho mình những màn hình CRT cũ với giá chỉ gần bằng một nửa

so với giá màn hình mới, và cũng có bạn dùng màn hình cũ để chờ mua màn
hình LCD nhưng kinh tế hiện tại chưa đủ hoặc dành tiền để đầu tư thêm vào
một số linh kiện khác.
Một chiếc monitor 17-inch cũ hiện được bán với giá dao động từ 700.000 -
800.000 đồng; trong khi cũng là một chiếc màn hình 17-inch nhưng mới, giá sẽ
vào khoảng 1,6 triệu đồng - tức là đắt gấp 2 lần. Giá rẻ cũng đồng nghĩa với
chất lượng không được đảm bảo tối đa. Nếu mua ở chợ trời (chẳng hạn như
chợ trời phố Huế), thiết bị sẽ không được bảo hành, và điều kiện thử ngay tại
chỗ cũng hạn chế. Chính vì vậy, việc mua được đồ tốt hay không còn phụ
thuộc vào sự may rủi. Nếu may, bạn sẽ mua được một chiếc màn hình gần như
còn mới với giá rất … trời ơi (cực thấp). Còn nếu rủi thì rất có thể bạn sẽ nghĩ
tới một phương án khác, chẳng hạn như đi mua một chiếc monitor mới khác vì
chiếc secondhand vừa mua khi mang về không thể sử dụng được. Bạn không
nên mua các sản phẩm không có bảo hành, vì như thế rất mạo hiểm, có thể mất
tiền mua mà chẳng được gì!
Khác với chợ trời, các thiết bị máy tính secondhand do một số công ty máy
tính Hà Nội cung cấp được bảo hành trong một thời gian hạn hữu, thường là
nửa tháng hoặc 1 tháng. Giá của thiết bị cũ mỗi nơi bán một kiểu, nhưng nói
chung chênh lệch cũng không quá lớn và có thể chấp nhận được.
Sau đây là một và lưu ý khi bạn đi chọn mua màn CRT cũ:
1. Nhãn hiệu chỉ là một phần nhỏ: Mọi người thường chọn mua màn hình có
nhãn hiệu nổi tiếng như Compaq, Samsung, Sony, Dell... nhưng hãy cẩn thận
đối với màn hình cũ vì chúng có thể bị đánh tráo vỏ hay dán nhãn lại, mà việc
kéo lại nhãn hay thương hiệu này là điều không khó đối với các chuyên gia
"mông má" hàng cũ. Vì vậy, thương hiệu chỉ là một phần nhỏ mà thôi.
2. Vỏ quá cũ hoặc quá mới: không chọn
Thật sự cũng phải cẩn thận với vỏ máy, vì đây chính là bước đầu kiểm tra độ
thật thà của chủ hàng. Nếu bạn thấy chúng quá mới, hay quá cũ (màu đã ngả
sang ố vàng) đều không ổn, bởi vì người bán có thể thay vỏ dễ dàng hoặc vỏ ố
vàng là dấu hiệu vỏ máy quá cũ. Đối với một số màn hình đen, bạn cần phải

chú ý đến độ bóng hoặc các hạt nhám đen trên vỏ màn hình. Nếu chỗ bóng
nhiều hơn chỗ nhám thì cũng phải cẩn thận vì đó là màn hình quá cũ. Bạn cũng
cần quan sát kỹ bề mặt màn hình xem chúng có bị trầy xước không, nếu có thì
cũng không nên chọn. Bạn có thể dễ nhận thấy ở một vài cửa hãng bán màn
hình cũ tất cả các màn hình đều cùng chung một hãng, thậm chí cùng một
model, có thể dễ đoán ra tất cả chúng đều được "độ" lại một cái vỏ mới rồi, tốt
hơn là không nên chọn.
3. Thời gian sản xuất
Nên chọn màn hình sản xuất từ năm 2002 trở lại đây, bằng cách nhìn vào các
thông số ghi đằng sau máy. Chú ý để ý các dòng thông số này phải rõ ràng, sắc
nét, không bị tẩy xoá hoặc lem nhem vì có thể tem này đã được thay bằng tem
khác. Nhưng nếu tem bị mất luôn thì cũng đành chuyển sang bước tiếp theo
luôn.
5. Khởi động màn hình
Bước tiếp theo của bạn là bật màn hình lên và xem xét. Điều cần chú ý ngay từ
đầu đó là độ nhạy của màn hình. Thông thường, màn hình sẽ hiển thị sau 5-7
giây, các màn hình kém chất lượng thường hiển thị rất chậm do bóng đèn hình
đã già. Các màn hình cũ thì không thể bung hết 100% màn hình là do hiện
tượng màn hình dùng lâu bị co rút, do đó bạn hãy tinh chỉnh cẩn thận lại bằng
các nút bấm của chính nó nhưng nếu không thể chỉnh được thì có lẽ bạn không
nên chọn màn hình. Nhiều nhà bán hàng khắc phục tình trạng này bằng cách
cài phần mềm điều khiển việc co dãn này nhưng thực tế phần cứng vẫn có lỗi.
Vì vậy, chất lượng màn hình vẫn không tốt.
6. Quan sát và dùng một vài ứng dụng thông thường: bãn hãy quan sát kĩ
màn hình và sử dụng một vài ứng dụng thông thường, nếu thấy chữ bị mờ hay

×