Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TUAN 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.2 KB, 4 trang )

Tuần: 13 – Tiết: 25
Ngày soạn: /11/2010
Ngày dạy: /11/2010
Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trương
vùng núi
- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới
2. Kỹ năng, thái độ:
- Đọc và phân tích ảnh ĐL, cách đọc lát cắt 1 ngọn núi.
- GD bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Mục 1)
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Ảnh chụp phong cảnh vùng núi VN và các nước khác
- Bản đồ KH TG, tự nhiên TG.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Ở phương Bắc có những dân tộc nào sinh sốn? Họ sinh sống ở nơi nào? Tại sao?
- Kể tên các họat động kinh tế chủ yếu ở phương Bắc? Có những vấn đề gì khi khai
- thác đới lạnh?
2. Giới thiệu bài mới:
Cácbước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Đặc điểm của môi trường
? Tại sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm? Nếu
lên cao 1000m thì nhiệt độ giảm bao nhiêu (nhiệt
độ giảm 6
0
C)
? Quan xác Hình 23.2 nhận xét sự phân bố tầng
thực vật ở hai sườn núi An Pơ (thành các vành
đai rộng>kim>đồng cỏ>băng tuyết )


? Sườn đón gió và nắng thì thực vật phát triển
ntn?
( thực vật phát triển nhanh hơn )
? Giải thích tại sao có sự khác biệt như vậy (sườn
đón gió có mưa nhiều, nhiệt độ cao, ấm -> cây
cối phát triển nhanh
? So sánh thực vật từ vùng vĩ độ thấp đến vùng
vĩ độ cao
? Sườn núi có độ dốc lớn gây ảnh hưởng gì đến
hoạt động sản xuất và giao thông con người? (Lủ
quét, lở đất ...khó khăn đi lại)
- GV nhận xét chốt ý ghi bảng
1. Đặc điểm của môi trường :
- Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ
cao và hướng sườn
- Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng
núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên
vùng vĩ độ cao
- Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh
gây suy giảm đa dạng sinh học
- Liên hệ: Các hoạt động kinh tế của con người
làm gia tăng tác động của ngoại lực đến địa
hình vùng núi
- Lấy một số ví dụ chứng minh cụ thể các dân tộc
sinh sống ở vùng núi của nước ta
- Dùng tranh ảnh minh họa
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường
vùng núi
GM2: Cư trú của con người
- Chia 3 nhóm thảo luận

? Tại sao vùng núi thưa dân?
? Em có biết VN nơi nào là vùng núi?
? Cho biết đặc điểm cư trú của các dân tộc vùng
núi trên trái đất
- Đại diện trình bày
- GV cùng hs nhận xét, chốt ý ghi bảng
2. Cư trú của con người :
- Vùng núi là nơi cư trú của dân tộc ít người.
- Vùng núi thường là nơi thưa dân.
- Người dân ở vùng núi khác nhau trên TĐ có
đặc đặc điểm cư trú khác nhau
IV/ Củng cố bài học:
- Nêu đặc điểm của môi trường vùng núi?
- Làm Bài tập 2 SGK trang 76
V/ Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới với nội dung sau:
- Trình bày kinh tế cổ truyền của các dân tộc vùng núi gồm những vùng nào?
- Phát triển kinh tế của vùng núi có gì thay đổi?
Tuần: 13 – Tiết: 25
Ngày soạn: /11/2010
Ngày dạy: /11/2010
Bài 24: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các HĐKT cổ truền và hiện đại của con người ở
vùng núi.
2. Kỹ năng, thái độ:
- Rèn luyện kỹ năng, thái độ đọc và phân tích ảnh ĐL.
- GD bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Mục 1, 2)

II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Ảnh các GMKT ở vùng núi nước ta và TG
- Ảnh các lễ hội ở vùng núi nước ta và TG
- Ảnh các TP lớn ở vùng núi nước ta và TG
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao thực vật thay đổi theo độ cao?
- Nêu đặc điểm của môi trường vùng núi?
- Con người ở vùng núi thường cư trú ở đâu?
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Y/c HS quan sát ảnh 24.1. 24.2 tranh sau đó đặc
câu hỏi
? Các hoạt động kinh tế cổ truyền ở trong ảnh là
hoạt động kinh tế gì (Trồng trọt và chăn nuôi)
? Ngoài ra vùng núi còn có những hoạt động kinh
tế nào (thủ công, khai thác, chế biến lâm sản..)
? Khai thác và chế biến lâm sản ở vùng núi để
lại những hậu quả gì
- Liên hệ vùng Tây Bắc (Việt Nam)
?Em hãy kể một số trận lũ, trượt đất…gây phá
hoại mùa màng, nhà cửa, chế người
?Để khắc phục lũ lụt, trượt đất, xói mòn…chúng
ta cần làm gì
? Tại sao các hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng
núi đa dạng và khác nhau
(Do tài nguyên môi trường, tập quán canh tác,
nghề truyền thống của mỗi dân tộc, điều kiện
giao thông từng nơi…)

- GV nhận xét, mở rộng
1. Hoạt động kinh tế cổ truyền :
-Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công,
khai thác và chế biến lâm sản ...
- Các hoạt động kinh tế đa dạng, phong phú
mang bản sắc mỗi dân tộc
GM2: Sự thay đôỉ kinh tế-xã hội
- Chia 4 nhóm thảo luận:
+ N1: Quan sát hình 24.3 mô tả nộ dung ảnh và
cho biết khó khăn cản trở phát triển kinh tế ở
vùng núi là gì
? Muốn phát triển kinh tế, văn hóa ở vùng núi
việc đầu tiên cần làm gì? (phát triển giao thông)
+ N2: Tại sao phát triển giao thông và điện lực là
việc cần thiết để thay đổi bộ mặt của vùng núi?
+ N3: Khi xây dựng các tuyến đường giao thông,
các đập thủy điện, khai thác khoáng sản, để lại
những hậu qủa gì về môi trường
+ N4: Hoạt động KT hiện đại đã làm thay đổi
bản sắc văn hóa của các dân tộc như thế nào?
Lấy ví dụ chứng minh
- Đại diện nhóm trình bày
- GV cùng hs nhận xét chốt ý
2. Sự thay đôỉ kinh tế-xã hội :
- Nhờ phát triển giao thông và điện lực ...nhiều
ngành kinh tế mới đã xuất hiện, làm cho bộ mặt
vùng núi biến đổi nhanh chống
- Tuy nhiên ở một số nơi sự phát triển này đã tác
động tiêu cực đế môi trường, đến bản sắc văn
hóa của các dân tộc vùng núi

IV/ Củng cố bài học:
- Kể tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại ở vùng núi ngày nay?
- Muốn phát triển kinh tế vùng núi cần chú ý những vấn đề gì?
V/ Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài mới với nội dung sau :
- Ôn tập: Môi trường đới ôn hòa và môi trường vùng núi

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×