Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.4 KB, 10 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến:
Một sốbiện pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ...................................................
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một viết
đúng chính tả.
3. Ngày áp dụng sáng kiến: 12/3/2019 ( Tuần 25)
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1/ Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Vào đầu năm học 2018-2019, tôi được lãnh đạo nhà trường phân công
phụ trách lớp 1/1 tại điểm trường cơ sở chính. Qua thực tế giảng dạy lớp 1,
tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các em.
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường rất đầy đủ , đặc biệt nhà
trường rất quan tâm đến nề nếp chất lượng học tập của học sinh
* Khó khăn:
- Tâm lí học sinh lứa tuổi này hoạt động vui chơi là chủ yếu chưa có ý
thức học tập
- Học sinh từ mẫu giáo lên lớp 1 có sự thay đổi hoàn toàn cả về môi
trường cũng như hình thức học tập tất cả mọi cái đều mới mẻ đối với các em.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
- Trình độ hoc sinh không đồng đều, một số em quá hiếu động, ít tập
trung.
- Học sinh lớp 1 viết chính tả còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ viết chữ
theo quy định.
- Một số em tư thế ngồi viết và cầm bút chưa đúng.


- Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là những
bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
- Một số học sinh còn nói ngọng: r – l, ch – tr, s – x,… nên khi viết
chính tả hay mắc lỗi.


2
- Học sinh lớp 1 không có một tiết học nào để làm quen với cách viết có
cỡ chữ nhỏ trước khi bắt tay vào viết chính tả mà học sinh chỉ được giáo viên
giới thiệu cách viết thường, cách viết hoa, chữ in thường, chữ in hoa qua bài
28 Tiếng Việt 1, tập một.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy môn Chính tả ở lớp 1. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để giúp các em nhìn bảng hoặc nghe đọc để viết đúng chính tả.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một viết
đúng chính tả”.
4.2/ Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
Nội dung sáng kiến:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào với 8 nội dung cơ bản
sau:
- Xây dựng nề nếp học tập.
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả.
- Hướng dẫn thực hiện tốt quy trình tiết chính tả
- Rèn thói quen đọc lại bài sau khi viết
- Tổ chức đôi bạn giúp nhau tiến bộ.
- Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Khuyến khích động viên và nêu gương.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh.
4.3/ Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:

Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 1/1
* Điều kiện:
- Ở trường Tiểu học, việc rèn đọc, viết cho học sinh phải được coi trọng
ngay từ lớp 1 để làm nền tảng cho các lớp sau.
- Muốn giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả thì nhà trường và gia
đình cần chuẩn bị những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học, đồng thời giáo viên cần phải kết hợp
và sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong
giảng dạy. Một điều kiện không thể thiếu với mỗi giáo viên đó là sự kiên trì,
tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
- Phụ huynh luôn phối hợp cùng với giáo viên hướng dẫn giúp đỡ các
em học ở nhà, cách giúp các em tự soạn bài, tự ôn bài ở nhà.
* Phương tiện: Máy vi tính; tranh ảnh; bảng phụ, vở ôli, bút mực…


3
4.4/ Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả:
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập:
Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng nề nếp lớp là hết sức quan trọng và cần
thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu
cho các năm học phổ thông.
Khi cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp
trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, gây nhiều lúng
túng cho các em trong mỗi buổi học. Những ngày đầu, tôi hướng dẫn các em
một cách tỉ mỉ, qui định sử dụng sách vở, sử dụng đồ dùng học tập; xây dựng
cho học sinh thói quen ngồi học ngay ngắn, tập trung chú ý lời thầy cô giảng, chú
ý lời bạn phát biểu; học sinh phát biểu, đọc bài, viết bài, học sinh có thói quen
nhận xét bạn, nhóm bạn, tự đối chiếu bài làm của mình…
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả:
- Ở những tiết học vần khi dạy đến Bài 20: k- kh; Bài 23: g- gh; Bài 25:

ng- ngh tôi đã cho các em nắm quy tắc chính tả và các quy tắc này tôi thường
xuyên ôn lại cho các em khi các em thực hành bài tập điền âm, vần ở tiết ôn
luyện buổi 2 và bài tập chính tả.
Giúp học sinh nhớ quy tắc sau:
+ Viết gh, ngh, k đứng trước: i, e, ê
- Ghi nhớ này tôi viết ở "Góc Tiếng Việt" để học sinh luôn nhìn và thấy
giúp các em nhớ lâu hơn.
Biện pháp 3: Hướng dẫn thực hiện tốt quy trình tiết chính tả:
a) Giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ:
Là giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn chú trọng đến yếu tố này, ngay từ
các bài học vần tôi đã giải nghĩa từ khoá, từ ứng dụng trong các bài học vần
qua tranh ảnh, mô hình, vật thật, lời giải thích trên giúp học sinh hiểu được
nghĩa của từ, câu. Đồng thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học
sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu sâu hơn trong phần luyện nói, đoạn ứng dụng,
từ đó các em có cách đọc đúng, viết đúng và dễ nhớ tiếng, từ hơn.
b) Dạy học sinh viết – trình bày bài chính tả:
*Dạy học sinh viết:
- Sau khi học sinh được làm quen, thực hành viết các chữ cái, học sinh
đã nắm được cấu tạo con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩ
thuật viết từng con chữ cỡ vừa. Khi chuyển sang phần vần, trong những giờ
luyện Tiếng Việt buổi 2, tôi giới thiệu với các em các con chữ theo cỡ chữ nhỏ
theo hình thức “đưa chữ mẫu viết theo cỡ chữ nhỏ để giới thiệu” với mục đích
chủ yếu để học sinh có sự nhận biết ban đầu về độ cao, độ rộng của từng con
chữ theo cỡ chữ nhỏ.


4
- Giới thiệu để các em nắm chắc mẫu chữ viết thường, chữ viết hoa
(theo cỡ chữ nhỏ)
Mẫu chữ viết thường:

+ 1 đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x, i
+ 1,25 đơn vị: r, s
+ 1,5 đơn vị: t
+ 2 đơn vị: d, đ, p, q
+ 2,5 đơn vị: b, h, k, l, y, g
Mẫu chữ viết hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị.
- Tập cho học sinh luyện viết cỡ chữ nhỏ vào vở ô li ở buổi 2( từ tuần
22) trước khi các em học phân môn Chính tả ở tuần 25.
- Khi đã làm tốt việc giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ, kết hợp với sự
sự hướng dẫn nhiệt tình của tôi trong giờ chính tả thì các em sẽ ít bị lúng túng
về cách viết chữ. Với những học sinh chưa hoàn thành các em viết chưa đúng
cỡ chữ, chữ chưa đều, chưa đẹp, tôi đã theo dõi, hỗ trợ hướng dẫn tỉ mỉ để
các em hoàn thành bài viết. Bên cạnh đó, tôi còn viết mẫu một số bài ở
những tuần đầu của mỗi bài chính tả để các em quan sát và nắm được cách
viết.
Ngoài ra ở buổi thứ hai tôi đã tập cho học sinh nghe viết (nhìn chép)
vần, từ ngữ, câu văn, đoạn thơ qua những bài học vần đã học buổi sáng, các
em luyện viết trên bảng con, vở ô li vào buổi 2.
* Hướng dẫn trình bày bài chính tả:
Khi trình bày bài chính tả tôi yêu cầu học sinh không những viết đúng
bài chính tả mà còn phải trình bày bài đẹp mắt, khoa học.
Tôi luôn chú ý đến cách trình bày bảng của mình, đặc biệt trong giờ
chính tả khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học
sinh của lớp mình.
+ Cách ghi thứ - ngày – tháng: chữ “Thứ” cách lề 1 ô vở.
+ Cách ghi tên phân môn: “Chính tả” cách lề 3 ô.
+ Cách ghi tên bài phải cân đối, ví dụ phân môn chính tả tôi ghi bảng
như sau:
Thứ …. ngày ….. tháng ….. năm…..
Chính tả

Trường em
Ở những tiết chính tả đầu tiên của tuần 25, tôi cho học sinh quan sát
hai bài viết mẫu trên bảng phụ để các em nhận ra bài viết trình bày đúng đẹp.


5
* Ví dụ dạy bài tập chép “Trường em”
+ Bài viết của tôi viết đúng ở bảng lớp:
Chính tả
Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như
anh em.
+ Bài viết có mắc lỗi về cách trình bày tôi viết vào bảng phụ.
Chính tả
Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn
thân thiết như anh em.
Trước khi học sinh chép bài chính tả, tôi đưa ra bảng phụ này để học
sinh nhận xét, rút ra cái sai, từ đó giúp học sinh không mắc phải cái sai đó
nữa.
* Ví dụ viết khổ thơ trong bài “Tặng cháu” tôi viết mẫu ở bảng lớp:
Tặng cháu
Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà.
Ở đây, tôi giúp học sinh hiểu:
+ Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên.

+ Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng, đều nhau.
+ Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm.
* Ví dụ: Hướng dẫn học sinh viết đoạn thơ ứng dụng:
Cái Bống
Cái Bống là cái bống bang
Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm.
Mẹ Bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng.


6
Với bài chính tả này tôi giúp cho học sinh hiểu:
+ Tất cả chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên, cuối
đoạn thơ có dấu chấm.
+ Đây là dạng thể thơ lục bát cho nên lưu ý với các em dòng sáu chữ
phải lùi vào so với lề vở 2 ô, dòng tám chữ phải lùi vào so với lề vở 1 ô.
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Sau mỗi bài viết chính tả là phần bài tập. Những hình thức bài tập
thường được sử dụng là: Điền phụ âm đầu g/gh, ng/ngh, c/k/q, … Điền vần và
thanh … Hình thức bài tập chính tả âm, vần phong phú và mang đậm tính tình
huống cho học sinh.
Để các em nắm chắc tiếng, từ mang âm vần đã học thì sau mỗi tiết học
vần tôi thường xuyên nêu câu hỏi yêu cầu các em tìm thêm tiếng, từ mang
vần vừa học. Sang phân môn Tập đọc lại có nội dung tìm tiếng trong bài, tìm
tiếng ngoài bài có vần đã học, tôi cho học sinh thi đua tìm ghi ra bảng con sau
đó các em đặt câu với tiếng vừa tìm được, tôi theo dõi, hỗ trợ cho em kịp thời.
Nhờ làm tốt nội dung trên nên trong phần bài tập chính tả các em làm đúng,
nhanh và nhớ lâu.
Khai thác có hiệu quả các bài tập trong vở Thực hành Tiếng Việt và
Toán buổi 2, tổ chức cho học sinh làm bài tập cũng như uốn nắn thường

xuyên kịp thời những lỗi các em dễ mắc phải nhằm củng cố bền vững kĩ năng
viết chính tả ở học sinh.
Biện pháp 4: Rèn thói quen đọc lại bài sau khi viết:
Trước khi viết bài chính tả tôi thường cho các em đọc từ dễ sai hay bài
chính tả. Khi các em nhìn bảng viết hoặc nghe cô đọc từng câu để viết thì tôi
yêu cầu học sinh mắt nhìn (tai nghe), miệng nhẩm đánh vần, tay viết từng chữ
để viết đúng chính tả. Đặc biệt sau khi viết xong tôi nhắc các em đọc lại bài
viết để thấy mình sai gì tự sửa, tự khắc phục. Sau khi học sinh tự kiểm tra lỗi
của mình xong tôi mới đọc lại nội dung bài viết để các em soát.
Biện pháp 5: Tổ chức đôi bạn giúp nhau tiến bộ:
- Tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức “Đôi bạn giúp nhau học
tiến bộ” đối với học sinh của lớp tôi giao nhiệm vụ cụ thể:
+ Những học sinh đọc – viết đúng s – x hoặc ch – tr sẽ giúp đỡ bạn còn
đọc, viết chưa đúng.
Tôi phân công như sau: em Nguyễn Lưu Cẩm Ly giúp đỡ em Nguyễn
Bảo Nguyên, em Lê Bảo Ngọc giúp đỡ em Nguyễn Thị Kiều Oanh…
+ Học sinh viết chữ đẹp, đúng chính tả sẽ giúp bạn còn viết chưa đúng
nét, chưa đúng chính tả.
Tôi phân công như sau: em Lê Thị Ánh Minh giúp đỡ em Phạm Thị
Diễm Quỳnh, em Nguyễn Minh Nghĩa giúp đỡ em: Phạm Gia Bảo, ...


7
- Để việc thực hiện hình thức tổ chức "Đôi bạn giúp nhau học tiến bộ"
trên có hiệu quả tôi sắp xếp các đôi bạn ngồi gần nhau trong một bàn, trong
một nhóm.
- Sau khi bạn viết hoặc làm bài tập xong có thể hoán đổi vở chấm và
nhận xét sửa sai cho nhau.
- Sau từng tuần, từng tháng tôi tổng kết tuyên dương, động viên khích
lệ những đôi bạn học tốt.

Biện pháp 6: Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút của học sinh:
Tôi thường xuyên chú ý đến tư thế ngồi của học sinh, nhắc nhở các em
ngồi ngay ngắn và uốn nắn cho học sinh cách cầm bút đúng khi viết bài. Vì
vậy ngay từ các buổi học đầu tiên của lớp 1, tôi đã hướng dẫn các em tỉ mỉ về
cách cầm phấn, cầm bút cũng như thế ngồi và cách để vở,...
Giáo viên hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đúng như sau:
- Lưng thẳng;
- Không tì ngực vào bàn;
- Đầu hơi cúi;
- Mắt cách vở khoảng 25- 30 cm;
- Tay phải cầm bút;
- Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ;
- Hai chân để song song, thoải mái.
Bên cạnh việc rèn cho học sinh tư thế ngồi thì việc rèn cho các em cách
cầm bút cũng rất quan trọng, lớp có một vài em cầm bút chưa được nên tôi
hướng dẫn các em cách cầm bút như:
Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu
ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh
tay phải khi đặt bút xuống bàn viết.
Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay không
để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lực tì xuống lưng của hai ngón út và áp út.
Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái ( nhìn từ trên xuống thấy
cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
Học sinh cầm bút theo chiều ngòi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy
khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái
sang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy.
Biện pháp 7: Khuyến khích học sinh nêu gương:
Trong mỗi tiết học tôi thường tạo cho các em niềm vui vì đã trả lời
đúng câu hỏi, làm đúng bài tập, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân bằng
những lời động viên tuyên dương, khen ngợi dù đó là tiến bộ nhỏ nhất.



8
Tạo cho các em mong muốn tìm tòi, chú ý tốt nhất cho bài viết của
mình. Vì vậy, cho dù đã hoàn thành bài viết hay chưa hoàn thành thì tôi cũng
động viên khen ngợi những bước các em đã cố gắng thực hiện trong bài viết
của mình. Đồng thời, theo dõi, phát hiện và uốn nắn kịp thời những đối tượng
học sinh chưa hoàn thành trong lớp.
Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh học sinh.
- Trong mỗi giờ dạy, giáo viên phải chăm lo rất nhiều học sinh mà thời
gian dạy học ở lớp cũng không đủ để kèm riêng cho số học sinh tiếp thu
chậm. Vì thế, muốn đạt hiệu quả cần có sự kết hợp của phụ huynh.
- Trước tiên, tôi tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, công việc của
bố mẹ, qua chuyện trò với các em. Sau đó, tôi liên hệ phụ huynh để trao đổi
trực tiếp về việc học của các em, phân tích cho phụ huynh thấy được mặt
mạnh, mặt yếu của học sinh và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến điểm yếu đó cho
phụ huynh hiểu. Đối với mặt mạnh, đáng khen của học sinh, tôi đề nghị phụ
huynh phát huy, bồi dưỡng.
- Đối với những học sinh chưa hoàn thành, tôi trao đổi rõ những điểm
yếu để kết hợp với phụ huynh hướng dẫn kèm cặp cho các em. Dần dần tôi
nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt, tự tin trong học tập.
- Kết hợp với phụ huynh hướng dẫn giúp đỡ các em học ở nhà, cách
giúp các em tự soạn bài, tự ôn bài ở nhà và yêu cầu phụ huynh không làm hộ
làm thay mà chỉ hướng dẫn hoặc cùng làm với các em cho đến khi các em tự
làm tốt. Đặc biệt đối với học sinh tiếp thu chậm, tôi và phụ huynh thống nhất
mỗi ngày kèm cặp, hướng dẫn, theo dõi và ghi lại sự tiến bộ của các em vào
vở hàng ngày. Nhìn chung, học sinh vào lớp 1 còn bé, rất cần sự quan tâm dìu
dắt của người lớn, phụ huynh cần giúp đỡ chớ để các em tự bơi một mình.
Đối với các em tiếp thu chậm phụ huynh cần hỗ trợ nhiệt tình, liên tục bằng
các biện pháp nhẹ nhàng, hiệu quả. Đó là những lời động viên, lời khen hoặc

phần thưởng khi các em tiến bộ.
- Việc trao đổi với phụ huynh học sinh có thể bằng nhiều hình thức: Sổ
liên lạc, ghi lời dặn dò mỗi ngày vào vở, trao đổi qua điện thoại. Nhưng đối
với học sinh chưa hoàn thành, tiếp thu chậm việc gặp mặt trao đổi trực tiếp
với phụ huynh là cách tốt nhất.
4.5/ Chứng minh khả năng áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể nhân rộng cho học sinh khối lớp 1 trên địa bàn huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến:
Theo bản thân dự kiến đạt được: 100%
7. Đánh giá lợi ích thu được do áp dựng sáng kiến:


9
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy qua bài
chính tả tập chép: tuần 26 (Bàn tay mẹ, Cái Bống) tôi đã thu được kết quả khá
tốt. Tôi đã tiến hành so sánh kết quả này với kết quả những bài đầu của các
em. Kết quả cụ thể như sau:

Bài
viết

Tổng
số học
sinh

Viết đúng chính
tả, đúng cỡ chữ,
khoảng cách,trình

bày đúng, đẹp

Viết còn mắc một
số lỗi, trình bày
đúng nhưng chưa
đẹp

Viết chưa đúng
khoảng cách,
trình bày sai

SL

%

SL

%

SL

%

Kết
quả bài
Trýờng
em

26


6

23

8

30,8

12

46,2

Kết
quả bài
Bàn tay
mẹ

26

11

42,3

7

26,9

8

30,8


26

17

65,4

5

19,2

4

15,4

Kết
quả bài
Cái
Bống

Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng
các biện pháp trên ta thấy tỉ lệ học sinh mắc lỗi chính tả, khoảng cách độ cao
các con chữ, cách trình bày rất thấp, nhiều em có bài trình bày đúng và đẹp
chiếm tỉ lệ khá cao.
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn Chính tả
cho học sinh lớp 1, tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm
tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương pháp và hình
thức này học sinh hoàn toàn chủ động, tự giác, sáng tạo và tích cực tiếp thu tri
thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù
hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh lớp 1.

Nơi nhận:

- Như kính gửi;
- Lưu: TĐ-KT


10



×