Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.77 MB, 94 trang )


B Ộ• GIÁO D Ụ• C VÀ ĐÀO TẠO


BỘ T ư P H Á P•

TRƯỜNG ĐẠI
LUẬT
• HỌC

■ HÀ NỘI


TRẦN VĂN QUẢNG

MỘT
SỎ' VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG



THI HÀNH ÁN DÂN sự
NAM
• VIỆT


LUẬN
ÁN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC






ĨHÌÍVIỀA
TPƯQNG £ỉẠí fĩỌCi.íj/. r HÀ MQL
PriÒNG ĐỌC ' L A u Ẻ ĩẩ ỵ


BỘ• GIÁO D Ụ• C VÀ ĐÀO TẠO


BỘ T ư P H Á P•

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN VĂN QUẢNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
THI HÀNH ÁN DÂN s ự■ VIỆT
NAM
'm

Chuyên ngành: LUẬT DÂN s ự VÀ T ố TỤNG DÂN s ự
Mã số:

50507

LUẬN
ÁN THẠC

SỶ LUẬT
HỌC





Người hướng dẫn khoa học: Đinh TrungTụng

Phó Tiến sỹ Luật học, Vụ trưởng
Vụ Phấp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tưpháp
-


Scanned by CamScanner


PHẦN Mỏ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng định: "Đối
với đất nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách
mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn". Đường lố i đổi mới do Đ ảng
ta khởi xướng và lãnh đạo đã đưa đất nước ta sang một g iai đoạn
phát triển mới. Từ nền kinh tế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế
hàng hóa nhiểu thành phần, vận động theo cơ ch ế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã và đang
đặt ra cơ sở và yêu cầu cấp thiết tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước,
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyển V iệt nam; trong đó
cải cách tư pháp là một nội dung quan trọng. Báo cáo chính trị của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu Đ ảng

toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ:
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp
luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động hệ thống các cơ quan tư
pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, m ọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật.
Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp. Phân định
lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, từng bước mở rộng
thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện. Đ ổi mới tổ chức và
hoạt động của V iện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ
quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp."(1).
Trong hoạt động tư pháp, việc bảo đảm hiệu lực của các bản
án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu tất yếu khách quan, là
nguyên tắc Hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành
án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Điều 136 Hiến pháp
1992 đã ghi: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có
hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị
Quốc gia 1996, trang 132.


trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành." Là một bộ phận cấu thành của hoạt động tư pháp, thi hành án
dân sự là một giai đoạn kết thúc quá trình giải quyết một vụ án dân
sự nói chung.Thông qua hoạt động thi hành án dân sự, những phán
quyết của Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước được thực hiện
trong thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tập thể
được bảo vệ, trật tự kỷ cương xã hội được đảm bảo, công lý xã hội
được thực hiện.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, thi hành án dân sự
V iệt nam đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát
triển nền tư pháp mới của dân, do dân và vì dân. Trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự từng bước được củng cố, tăng cường, đáp ứng với yêu cầu của
nhiệm vụ được giao. Hiện nay, công cuộc đổi m ới đất nước đang
diễn ra sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; giao lưu
dân sự, kinh tế ngày một phát triển; sinh hoạt đời sống của cá nhân
và cộng đồng ngày càng đa dạng và phong phú. Công tác thi hành
án dân sự bộc lộ những hạn chế, bất cập về cơ chế, tổ chức và đội
ngũ cán bộ trước những yêu cầu của thực tiễn. Sự yếu kém trong
công tác thi hành án đã dẫn đến tình trạng tồn đọng bản án và quyết
định của Tòa án không được thi hành ngày một nhiều, ảnh hưởng
đến trật tự kỷ cương xã hội, giảm sút lòng tin của nhân dân vào
pháp luật, công bằng và cồng lý xã hội. V iệc đổi mới tổ chức, nâng
cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự là một yêu cầu bức xúc,
khách quan, là một mắt xích quan trọng của cải cách tư pháp.
Thực hiện Hiến pháp 1992 và các đạo luật về tổ chức bộ máy
Nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội
khóa IX tháng 10 -1992, ngày 21 tháng 4 năm 1993 ủ y ban Thường
vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự (sau đây gọi
là Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993), thay thế cho Pháp lệnh thi
hành án dân sự ban hành ngày 28 tháng 8 năm 1989 (sau đây gọi là
Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989). Sự kiện pháp lý quan trọng này
đã đánh dấu một bước ngoặt căn bản trong tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự Việt nam. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án
dân sự 1993, toàn bộ công tác thi hành án dân sự được chuyển giao
từ các Tòa án sang các cơ quan của Chính phủ. Hệ thống các cơ



quan quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự, các cơ quan
thi hành án dân sự từ trung ương đến địa phương đã nhanh chóng
được hình thành. Từ ngày 01 tháng 7 năm 1993 công tác thi hành án
dân sự bắt đầu hoạt động theo quy định mới. Trong ba năm qua,
công tác thi hành án dân sự đã đi vào nề nếp, tạo được bước chuyển
biến quan trọng trong tổ chức và hoạt động. Kết quả hoạt động đã
khẳng định sự đổi mới đúng hướng của công tác thi hành án dân sự
trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, thi hành án dân sự, trước đây cũng như hiện nay, ỉà
m ột vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. V iệc đổi mới tổ chức và
hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của Pháp lệnh thi hành
án dân sự 1993 đang ờ những bước đi ban đầu. Sự nghiệp xây dựng
đất nước hiện nay đã và đang đặt ra những nhiệm vụ m ới, nặng nề
đối với công tác thi hành án dân sự nói riêng và công tác thi hành
án nói chung. V iệc tiếp tục đổi mới công tác thi hành án trong quá
trình cải cách tư pháp là m ột yêu cầu cấp thiết. N ghị quyết H ội nghị
lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đ ảng khóa VII đã chỉ rõ:
"Sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi hành án theo hướng tập
trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi hành ấn vào Bộ Tư
pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án để bảo đảm
hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử"(1).
V ới ý nghĩa là m ột bộ phận của hệ thống tư pháp, thi hành án
dân sự không phải là vấn đề bất biến, mà luôn luôn phát triển và
hoàn thiện cùng toàn bộ hệ thống tư pháp trong tiến trình lịch sử
của Nhà nước. V iệc tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự của m ỗi
quốc gia, ở từng giai đoạn khác nhau, không đồng nhất nhau, tuỳ
thuộc vào cơ sở kinh tế - xã hội thực tiễn. M ỗi giai đoạn phát triển
của thi hành án dân sự thể hiện sâu đậm quan điểm giai cấp, ý thức
pháp luật, đặc điểm lịch sử, kinh tế, xã h ội, văn hóa đương thời.
Những quan niệm , nhận thức, cơ sở pháp luật và hoạt động thực tiễn

của thi hành án dân sự đang đòi hỏi được nghiên cứu và xác định
trong khoa học pháp lý. Ở V iệt nam, việc nghiên cứu toàn diện cơ

(1) Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII
(1995), trang 39.


sở lý luận và thực tiễn vấn đẻ thi hành án dân sự chưa được tiến
hành sâu rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu bức bách của việc đổi
mới tổ chức, hoạt động thi hành án nói riêng và cải cách tư pháp nói
chung. Những công trình nghiên cứu về thi hành án dân sự được
đăng trên sách báo pháp lý còn rất ít và chỉ giải quyết ở những khía
cạnh khác nhau của vấn đề này. Trong Giáo trình Luật tố tụng dân
sự V iệt nam của Trường Đại học Luật Hà nội (1994) và G iáo trình
Luật tố tụng dân sự của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (1995), vấn để thi hành án dân sự được nghiên cứu như m ột bộ
phận của khoa học luật tố tụng dân sự. Tác giả Lê Kim Quế, trong
tác phẩm "Thủ tục kiện và thi hành án dân sự", chủ yếu mới chỉ đề
cập đến nội dung chuyên sâu về thủ tục thi hành án dân sự theo quy
định của Pháp lệnh thi hành án dân sự (1). Trong "Sổ tay cán bộ thi
hành án" cũng chỉ dừng lại ở phần hướng dẫn nghiệp vụ theo quy
định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 (2)...
Có thể nói, việc nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực
tiễn tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự là vấn đề hết sức mới
mẻ, cấp thiết trước yêu cầu đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả
hoạt động của lĩnh vực này. Tất cả những điểm nêu trên là lý do để
tác giả lựa chọn vấn đề: "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự V iệt nam" làm Đ ề tài luận án cao học của m ình.

2- Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của Đề tài.

Thi hành án dân sự là hoạt động không chỉ mang tính chất
chuyên môn, nghiệp vụ thuần tuý, mà còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. V iêc nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luân và thực tiễn
thi hành án dân sự là một vấn đề rộng lớn, phức tạp không chỉ liên
quan đến khoa học pháp lý, mà còn cả các lĩnh vực khoa học xã hội
khác như lịch sử, xã hội h ọc... Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài
cao học luật, mục đích của Đ ề tài này chỉ nhằm nghiên cứu bản
chất, ý nghĩa của thi hành án dân sự trong hoạt động tư pháp, tìm
hiểu cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn của công tác thi hành án
(1) Xem "Thủ tục kiện và thi hành án dân sự", NXB Pháp lý, Hà nội 1990 và "Thủ tục kiện và thi hành án dân sự", NXB Chính trị quốc gia,
Hà n ộ i - 1 9 9 5 .’
(2) Sổ tay cán bộ thi hành án, Bộ Tư pháp - 1996


dân sự trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước ta
và kiến nghị những giải pháp nhằm góp phần đổi mới tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự.
Đ ể đạt được mục đích đó, Đề tài này tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
+ N ghiên cứu bản chất, ý nghĩa thi hành án dân sự V iệt nam.
+ Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển thi hành án dân
sự V iệt nam.
+ N ghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động thi
hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay.
+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự.

3- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của triết học
Mác - Lê nin; các văn kiện Đ ại hội Đảng và N ghị quyết các Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, bài viết của các đồng chí

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề cập đến vấn để cải cách tư pháp, cải
cách bộ máy Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền V iệt nam.
Đ ồng thời, chúng tôi cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu những tác phẩm,
các tài liệu chuyên khảo đã được công bố để làm sáng tỏ nội dung
của luận án. Trong quá trình thực hiện Đề tài nghiên cứu, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát thực tiễn tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự ở một số địa phương, nghiên cứu những số liệu tổng kết thực tiễn
từ khi thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 đến nay.
Trong quá trình nghiên cứu Để tài, chúng tôi sử dụng các
phương pháp: phân tích, tổng hợp, lô g íc pháp lý và lịch sử, so sánh
pháp luật... nhằm làm rõ những nhận định được đưa ra trong nội
dung nghiên cứu.

4- Cơ cấu củ a Luận án.
Luận án được thực hiện với nội dung và bố cục hợp lý theo các
quy định chung của Nhà nước, bao gồm:


- P hẩn m ở đầu:
Phần này trình bày tính cấp thiết của việc nghiên cứu Đ ề tài,
mục đích, phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Đề tài.
Chương 1: Khái quát chung về thi hành án dân sự Việt nam.
Chương này tìm hiểu những vấn đề sau:
1.1- Bản chất và ý nghĩa của thi hành án din sự.
1.2- Quá trình hình thành và phát triển thi hành án
dân sự V iệt nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay.
Chương này nghiên cứu những vấn đề sau
2.1- Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thi hành

án dân sự.
2.2- Thực tiễn tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự.
2.3- Những giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động
thi hành án dân sự.
- K ế t luận:
Khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu trong Luận án.

5. Điểm mới và ý nghĩa của Luận án.
Luận án này là một trong những công trình nghiên cứu chuyên
khảo đầu tiên về thi hành án dân sự V iệt nam. N ội dung của Luận
án đề cập toàn diện bản chất, ý nghĩa; cơ sở lý luận, thực tiễn tổ
chức và hoạt động thi hành án dân sự V iệt nam; đề xuất những kiến
nghị hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.
Những kết luận và kiến nghị được đưa ra trong Luận áncó thể
có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, đổi mới tổ chức bộ
máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của Nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay.


C hư ơng 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỂ THi HÀNH ÁM
DÂN Sự
NAM
■ VIỆT

1.1- BẲN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA THI HÀNH ÁN DÂN sự .
1.1.1- Khái niệm thi hành án dân sự.
Hoạt động xét xử thể hiện tập trung nhất quyền tư pháp của

Nhà nước. Toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố và các hoạt động có
liên quan khác đều nhằm phục vụ cho công tác xét xử để bảo vệ,
khôi phục lại quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công đân, tổ chức
kinh tế, xã hội và các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, các quá trình
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mới chỉ là những giai đoạn đầu
của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Kết
thúc siai đoạn xét xử, Tòa án mới chỉ đưa ra được phán quyết về nội
dung vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi những
phán quyết này của Tòa án được thực thi đầy đủ trong cuộc sống thì
quyển tư pháp của Nhà nước mới được thực hiện trọn vẹn, công lý
trở thành hiện thực, trật tự pháp luật mới được bảo đảm, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân mới được bảo vệ.
Điều 136 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: "Các bản án và
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang
nhàn dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành". Nguyên tắc Hiến định này có ý
nghĩa chỉ đạo toàn bộ tổ chức, nội dung hoạt động thi hành án nói
chung và thi hành án dân sự nói riêng.
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh tế, lao động, v.v..., khi mà bản án hoặc quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành, trong đó nhằm
xác định các quan hệ pháp lý, sự kiện pháp lý, buộc người phải thi
hành án có nghĩa vụ phải làm một việc, hoặc không làm một việc vì
lợi ích của người được thi hành án, là thời điểm chức n ăns xét xử
hoàn thành. Việc thi hành các bản án và quyết định của Tòa án là


giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử; trong giai đo;n này, Tòa án
không ra một quyết định nào liên quan đến nội dung vụ án, mà chỉ

có thể giải thích những điều chưa rõ trong bản án hay (Uyết định khi
có yêu cầu của cơ quan thi hành án. Khi bản án hoặc cuyết định của
Toà án có hiệu lực pháp luật, các bên đương sự có thể tự nguyện thi
hành, hoặc tự thoả thuận với nhau về phương thức và những vấn đề
có liên quan đến việc thi hành bản án hoặc quyết địni đó theo quy
định của pháp luật. Mặt khác, khi không có sự tự ngiyện thi hành
án, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án :heo quy định
của pháp luật thì các chủ thể tham gia vào quá trìnl thi hành án
cũna chỉ có nghĩa vụ thực hiện đúng phán quyết của ròa án như ở
trong giai đoạn xét xử, không có quyền thay đổi bất cứ một vấn đề
gì về nội dung vụ án, hay trình tự, thủ tục thi hành án. Điều 14 Pháp
lệnh thi hành án dân sự 1993 quy định: "Chấp hành vên không thi
hành đúng bản án, quyết định của Tòa án, trì hoãn việc thi hành án,
áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, vi phạm
ph ẩm chất đạo đức của người chấp hành viên, thì bị íử lý kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bổi
thường". Như vậy, thi hành án dân sự là một giai đoạn độc lập tiếp
theo giai đoạn xét xử và là giai đoạn cuối cùng trong quá trình giải
q uyết vụ án.
Trong giai đoạn thi hành án, tổng hợp những hành vi của các
chủ thể nhằm thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án được điểu
chỉnh bằng pháp luật thi hành án dân sự, là nội dung của quan hệ
pháp luật thi hành án dân sự. Quan hệ pháp luật này không chỉ ỉà
một bộ phận của quan hệ pháp luật nói chung, mà còn mang tính
chất đặc thù của nó. Điều đó thể hiện ở chỗ:

a- Quan hệ phắp luật thi hành án dân sự ch ỉ hình thành trên cơ
s ở bản án, quyết đinh của Tòa ản về g iả i quyết các tranh chấp dẫn sự
được đưa ra thi hành và được tiến hành theo m ột trình tự do pháp
lu ậ t qu ỵ định.

Điều 18 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 quy định: "Khi bản
án, quyết định của Tòa án được thi hành thì Tòa án đã tuyên bản án
hoặc quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người


phải thi hành án bản sao bản án hoặc quyết định có ghi "để thi
hành". Pháp luật còn quy định thời hạn là 30 ngày đối với các bản
án, quyết định sơ thẩm, đổng thời là chung thẩm; 10 ngày đối với
những bản án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng phải thi hành ngay,
kể từ ngày ra bản án, quyết định đó, Tòa án đã ra bản án, quyết định
đó phải gửi bản sao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án có
thẩm quyền (1) .
Việc pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ thời điểm các bản án,
quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành đã xác định thời điểm
bắt đầu của giai đoạn thi hành án. Mặt khác, theo Điểu 21 Pháp lệnh
thi hành án dân sự 1993 thì khi hết thời hạn quy định mà người được
thi hành án không có yêu cầu thi hành án, thì bản án, quyết định hết
hiệu lực thi hành. Như vậy, quan hệ pháp luật thi hành án dân sự chỉ
bắt đầu khi bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành và
kết thúc khi bản án, quyết định đó được thi hành đầy đủ theo quy
định của pháp luật.
Nội dung bản án, quyết định của Tòa án xác định phạm vi, nội
dung quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Những bản án, quyết
định của Tòa án được đưa ra thi hành là những bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hoặc chưa có hiệu lực pháp luật
nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật. Những bản
án, quyết định đó thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh tế, lao động, quyết định về tài sản trong các vụ án hình sự,
hành chính; các bản án và quyết định của Tòa án nước ngoài và các
quyết định của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành

tại Việt nam. Trong mỗi bản án, quyết định được đưa ra thi hành,
quyền và nghĩa vụ của các đương sự được xác định cụ thể. Đồng
thời, các đối tượng của quyền và nghĩa vụ đó như: tài sản, quyền tài
sản... và phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ như: bồi hoàn, bổi
thường thiệt hại, cấp dưỡng, phân chia tài sản, v.v... cũng đã được
quv định cụ thể. Những yếu tố nội dung này của bản án, quyết định
(1) Thông tư liên ngành số 981-TTLN ngày 21/9/1993 của Bộ Tư pháp,
Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao "Hướng
dãn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự".


của Tòa án được đưa ra thi hành là cơ sở để hình thành các quan hệ
pháp luật thi hành án dân sự. Tuy vậy, các quan hệ pláp luật này
được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật qiy định. Khi
thi hành một bản án hay quyết định của Tòa án, các cơ qia n thi hành
án và chấp hành viên phải tuân thủ một trình tự chặt chẽ Bất cứ một
sự vi phạm nào về nội dung cũng như thủ tục thi hành án đều dẫn
đến sự vi phạm pháp luật. Thí dụ: Điều 22 khoản 3 Piáp lệnh thi
hành án dân sự 1993 quy định: "Không được áp dụn

.5

biện pháp

cưỡng chế thi hành án trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ
sáng ngày hôm sau, trừ trường hợp cần ngăn chặn ngJtời phải thi
hành án tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, nhưng phải ghi lõ lý do vào
biên bản"; hay Điều 29 khoản 2 của Pháp lệnh thi hành án dân sự
1993 quy định: "Khi kê biên tài sản phải có mặt người phải thi hành
án hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã,

phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến". Các quy định về
trình tự, thủ tục thi hành án bảo đảm cho các quan hệ pháp luật thi
hành án dân sự được tiến hành khách quan, nghiêm túc, không cho
phép có bất kỳ một sự tuỳ tiện, chủ quan nào của chấp hành viên, cơ
quan thi hành án và các chủ thể khác của quan hệ này trong quá
trình thi hành án.

b- Trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự, chấp hành viên,
người được thi hàũh án, người phải thi hành án là chả th ể chửứi,
trong đó chấp hành viên là chủ th ể trung tâm, bắt buộc.
Tham gia vào quan hệ thi hành án dân sự có rất nhiều chủ thể
như: chấp hành viên, người được thi hành án, nơười phải thi hành án,
Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội
có liên quan, v.v... Trong số các chủ thể này thì chấp hành viên,
người được thi hành án, người phải thi hành án là chủ thể chính. Các
chủ thể khác chỉ tham gia hoạt động thi hành án vào từng thời điểm,
từng lĩnh vực, mà không nhất thiết phải tham gia vào toàn bộ quá
trình và chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới tham gia vào
hoạt động thi hành án. Thí dụ: Viện kiểm sát nhân dân chỉ có quyền
kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm việc thi hành án
đúng pháp luật, đầy đủ và kịp thời; hoặc Tòa án đã ra các bản án


hoặc quyết định chỉ có quyền giải thích những điểm chia rõ của bản
án hoặc quyết định theo yêu cầu của chấp hành viên, m à không có
bất cứ một sự can thiệp nào vào quá trình thực thi nhiện vụ của chấp
hành viên. Các thành viên của Hội đổng định giá chỉ tược tham gia
vào thời điểm định giá tài sản đã kê biên để bảo đảir thi hành án;
lực lượng cảnh sát được triệu tập khi có yêu cầu bảo vt trật tự, ngăn
chặn những hành vi cản trở, chống đối việc cưỡng chí thi hành án,

v.v...
Trong hoạt động thi hành án dân sự, chấp hành viên là người
duy nhất chỉ đạo toàn bộ tiến trình thi hành một bản án, quyết định
của Tòa án. Là người được Nhà nước giao cho nhiệm VI thi hành án,
chấp hành viên thực thi nhiệm vụ của mình một cách độc lập, chỉ
tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp liút. Thiếu hoạt
động của chấp hành viên thì không thể có hoạt động thi h à n h án dân
sự. Hoạt động của chấp hành viên nhân danh cơ quan Nhà nước, thể
hiện quyển lực Nhà nước, thực hiện trên thực tế sự công bằng xã hội
m à Tòa án đã tuyên. Điều 13 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993
không chỉ quy định nhiệm vụ của chấp hành viên, mà còn quy định
quyền hạn tương xứng để chấp hành viên có thể thực thi nhiệm vụ
của mình. Với ỷ nghĩa đó, chấp hành viên không chỉ là chủ thể chính
mà còn là chủ thể trung tâm, bắt buộc của quan hệ pháp luật thi
hành án dân sự.

c- Hoạt động thi hành án dân sự Việt nam là hoạt động mang
tính chất hành chính - tư pháp.
Tính chất của hoạt động thi hành án dân sự Việt nam là một
vấn đề đang được các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn hết sức
quan tâm. Có ý kiến cho rằng, thi hành án dân sự là một giai đoạn
tiếp theo của giai đoạn xét xử; một vụ án dân sự chỉ kết thúc khi
những phán quyết của Tòa án được thi hành đầy đủ. Quá trình giải
quyết một vụ án dân sự là một quá trình liên tục từ giai đoạn điều
tra, xét xử cho đến giai đoạn thi hành án. Hoạt động thi hành án là


hoạt động tố tụng (1). Đây là một vấn đề lý luận, thực tễn cần được
tiếp tục nghiên cứu về mọi khía cạnh: cơ sở lý luận, cc sở pháp lý,
cơ sở thực tiễn của tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.

Thực tiễn trong giai đoạn xây dựng đất nước hiệi nay, trước
yêu cầu cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách tư pháp, công tác thi
hành án dân sự Việt nam đã được đổi mới cãn bản từ tổ thức bộ máy
đến cơ chế hoạt động. Thực hiện Hiến pháp năm 1992, các đạo luật
về tổ chức bộ máy Nhà nước được Quốc hội thông qua lăm 1992 đã
quy định: Tòa án nhân dân có chức năng xét xử, còn cìức năng thi
hành án thuộc về Chính phủ. "Trước đây, công tác thi hành án được
đặt trong Tòa án, mà chức năng của Tòa án là cơ quar xét xử chứ
không phải là cơ quan thi hành án, cho nên nhiều năm công tác này
không phát huy được tác dụng... Việc chuyển giao công tác thi hành
án dân sự qua thực tế có thể thấy đây không phải là biện pháp đốĩ
phó, biện pháp tình thế, mà nó có tính chất lâu dài, thuộc một vấn đề
có ý nghĩa bản chất" (2) . Thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự
1993, từ tháng 7 năm 1993, toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án
dân sự được chính thức chuyển giao từ các cơ quan tòa án sang các
cơ quan của Chính phủ. Đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển đổi
căn bản tính chất của công tác thi hành án dân sự. Hoạt động thi
hành án dân sự từ chỗ hoạt động mang tính chất tố tụng thuần tuý
chuyển sang hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp. Điều
này thể hiện ở tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý công tác thi hành
án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự, cơ chế quản lý và hoạt
động thi hành án dân sự.
Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, hệ
thống các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự được hình
thành từ Trung ương đến địa phương. Việc quản lỷ công tác thi hành

(1) Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt nam; Trường ĐH Luật Hà nội 1994, trang 220, 221 và Giáo trình Luật Tố tụng dân sự; Trường ĐH
Khoa học xã hội và Nhân văn; Hà nội -1995, trang 272, 274.
' 2' Bài phát biểu của Bộ trưởnạ Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc ở Hội nghị
tập huấn phía Bắc tại Hà nội, tháng 9 năm 1993) - Các văn bản pháp

luật về công tác tư pháp, tập II - Bộ Tư pháp, Hà nội, 1994.


án dân sự được thực hiện theo một quy trình quản lý hành chính đích
thực từ việc thành lập tổ chức bộ máy, chỉ đạo hoạt động, đào tạo và
tuyển dụng cán bộ, thực hiện chế độ chính sách cán bộ, trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật, đến khâu thanh tra, kiểm tra tổ chức và hoạt
động thi hành án dân sư. Các cơ quan quản lý thi hành án và cơ quan
thi hành án là chủ thể của quan hệ hành chính Nhà nước. Tuy nhiên,
hoạt động thi hành án là hoạt động không chỉ mang tính chất nghiệp
vụ thuần túy, mà còn mang tính quyền lực Nhà nước. Hoạt động thi
hành án nhằm thực hiện những bản án, quyết định của Tòa án đã
tuyên. Mọi quan hệ pháp luật thi hành án dân sự chỉ hình thành trên
cơ sở bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành. Chấp
hành viên là người được Nhà nước giao cho nhiệm vụ thi hành các
bản án, quyết định của Tòa án. Khi thực thi nhiệm vụ, chấp hành
viên nhân danh Nhà nước, thể hiện quyền lực Nhà nước, chỉ tu â n thủ
pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không một cá nhân
hay một cơ quan nào có quyền can thiệp vào quá trình thực hiện
nhiệm vụ của chấp hành viên. Mọi hoạt động của chấp hành viên đều
phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự pháp luật quy định. Chấp hành
viên phải thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định của tòa án,
không được có bất cứ một sự thay đổi nào về nội dung bản án và
quyết định được đưa ra thi hành và không có bất kỳ sự vi phạm nào
về thủ tục đã được quy định trong hoạt động thi hành án. Những yếu
tố trên thể hiện tính chất hành chính - tư pháp của hoạt động thi
hành án dân sự Việt nam.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, với ý nghĩa là một giai đoạn
cuối cùng, độc lập của quá trình giải quyết một vụ án dân sự nói
chung, thi hành ấn dãn sự Việt nam là hoạt động hành chính - tư


phấp nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời những bản ẩn, qu yết định của
Tòa án đã tuỵên do chấp hành viên và cơ quan thi hành ắn tiến hạnh
theo m ộ t trình tự, thủ tục nhất định do phấp luật quỵ định.
1.1.2- Các nguyên tắc thi hành án dân sự.
Các nguyên tắc thi hành án dân sự là những quan điểm chỉ đạo,
quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Là


một bộ phận cấu thành của tổ chức và hoạt động Nhà nước nói
chung, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự không chỉ tuân thủ
những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động Nhà nước như:
nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tấc mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật, v.v..., mà còn tuân thủ những nguyên tắc đặc thù
của nó. Đó là các nguyên tắc sau:

a- Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của cấc bản án, q u yết đinh của
Tòa án.
Việc thi hành nghiêm chỉnh và tồn trọng triệt để các bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là một tất yếu khách
quan trong hoạt động tư pháp của bất cứ Nhà nước nào. Bản án,
quyết định của Tòa án là sự phán xét nhân danh Nhà nước và phải
được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Điều 136 Hiến pháp 1992 quy định: "Các bản án, quyết định của Tòa
án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân
tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành". Đây là nguyên tắc cơ bản trong toàn bộ tổ chức và hoạt động
thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Khi bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành

thì tất cả các đương sự, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội
hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành, không cho phép bất kỳ một
sự cản trở, chống đối nào đối với việc thi hành các bản án, quyết
định đó.
Nội dung của các bản án, quyết định phải được thi hành một
cách đầy đủ, kịp thời. Khi phát hiện thấy những sai sót, hoặc có điều
chưa rõ ràng trong bản án, quyết định của Tòa án, những chủ thể
tham gia hoạt động thi hành án chỉ có quyền khiếu nại, yêu cầu Tòa
án có thẩm quyền xem xét và quyết định. Mặt khác, khi bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành thì cơ quan
Tòa án, thi hành án hoặc bất cứ một cơ quan nào cũng đều không có
quyền sửa đổi, bổ sung nội dung của bản án, quyết định đó. Tòa án,
nơi đã ra các bản án, quyết định được đưa ra thi hành chỉ có quyền


giải thích những điều mà cơ quan thi hành án và chấp hành viên yêu
cầu.
Việc thực thi các phán quyết của Tòa án còn được bảo đảm
bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Điều 47 khoản 3 Pháp lệnh thi
hành án dân sự 1993 đã quy định: "Người nào cố ý không thi hành
bản án hoặc quvết định của Tòa án, mặc dù đã bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế cần thiết; lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc
thi hành án hoặc ép buộc chấp hành viên thi hành án trái pháp luật;
phá hủy niêm phong hoặc có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng,
đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản kê biên trons khi thi hành án,
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ ỉuật, xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường". Đồng thời, Điều
240 và 241 Bộ luật hình sự cũng đã quy định những chế tài hình sự
đối với "tội không chấp hành án" và "tội cản trở việc thi hành án".

Việc bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định
của Tòa án được đưa ra thi hành là sự bảo đảm tôn trọng pháp luật,
hiệu lực của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân và tổ chức. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có một tổ chức bộ
máy, cơ chế hoạt động thích hợp, đội ngũ cán bộ đủ năng lực bảo
đảm cho hoat động thi hành án có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ đặt ra trong từng giai đoạn xây dựng và bảo vệ Nhà nước.

b- Nguyên tắc chỉ có chấp hành viên, cơ quan thi hành án được
thanh lập theo quy đinh của pháp luật là có thẩm quyền th i hành án
dân sự.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của công tác thi hành án
dân sự Việt nam, pháp luật đã xác lập những cơ sở pháp lý về tính
chuyên trách của hoạt động thi hành án dân sự. Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 1960 đã quy định: "Tại các tòa án nhân dân địa
phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản
án và quyết định về dân sự, những khoản về bồi thường và tài sản
trong các bản án và quyết định hình sự". (Điểu 24). Quyết định số


186/TC ngày 13 tháng 10 năm 1972 của Tòa án Nhân dân Tối cao đã
quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chấp hành
viên trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Vai trò
và vị trí của chấp hành viên không ngừng được tăng cường tương
xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Pháp lệnh thi hành án dân
sự ban hành ngày 28 tháng 8 năm 1989 đã khẳng định chức năng thi
hành án dân sự thuộc thẩm quyền của chấp hành viên. Trong sự
nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, trước yêu cầu cải cách tư pháp,
công tác thi hành án dân sự đã bước sang giai đoạn phát triển mới.
Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đã được hình thành từ

Trung ương đến địa phương; đội ngũ chấp hành viên được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng. Theo quy định của Pháp lệnh thi
hành án dân sự 1993 thì chỉ có cơ quan thi hành án và chấp hành
viên mới có thẩm quyền thi hành án. Trong Pháp lênh này, Điều 4 đã
quy định chỉ có thủ trưởng cơ quan thi hành án mới có quyền ra
quyết định thi hành án và Điều 12 xác định chỉ có chấp hành viên là
người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết
định của Tòa án theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo
vệ.
Nguyên tắc này không chỉ khẳng định tính chuyên trách của
hoạt động thi hành án dân sự, mà còn thể hiện trách nhiệm của Nhà
nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của công dân, tập thể. Trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường, khi trình độ văn hóa pháp lý
của nhân dân còn hạn chế, nguyên tắc này có một ý nghĩa rất quan
trọng trong việc giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, chống lại hiện tượng
"thỏa thuận" thuê người thi hành án, "dịch vụ đòi nợ" gây thiệt hại
đến lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động.

c- Nguyên tắc k ết hợp chặt chẽ việc tôn trọng quỵềũ tự định
đ o ạ t củã đương sự với sự chủ động tổ chức th i hành ắn của cơ quan
th i hành án và chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự.
Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của
người được thi hành án thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của
đương sự. Đây là điểm kl^ác biỶt|^p||ì
I

t h ì hành án dân sự và
" ằííôi Ị



thi hành án hình sự. Khi bản án hình sự có hiệu lực pháp luật, việc
thi hành bản án đó được các cơ quan chức năng thực hiện theo quy
định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của đương sự. Đối với
các vụ án dân sự nói chung, sau khi các bản án và quyết định có
hiệu lực pháp luật, các bên vẫn có quyền tiếp tục thể hiện ý chí của
mình về việc thi hành các phán quyết của Tòa án. Pháp luật thừa
nhận sự thỏa thuận tự nguyện của người được thi hành án và người
phải thi hành án về thể thức, phương pháp và những vấn đề khác liên
quan đến việc chấp hành bản án và quyết định của Tòa án nếu sự
thỏa thuận đó theo đúng quy định của pháp luật, không vi phạm lợi
ích Nhà nước, xã hội và những người có liên quan.
Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, pháp
luật quy định quyền chủ động của cơ quan thi hành án và chấp hành
viên trong việc tổ chức thi hành án dân sự. Khi có yêu cầu của người
được thi hành án, cơ quan thi hành án và chấp hành viên chủ động
tiến hành các trình tự thi hành án và được áp dụng những biện pháp
cưỡns chế theo quy định của pháp luật buộc người phải thi hành án
thực hiện đúng phán quyết của Tòa án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người được thi hành án.
Xuất phát từ những yêu cầu bảo vệ tài sản XHCN, bảo đảm lợi
ích của đương sự, bảo đảm hiệu quả hoạt động xét xử và thi hành án,
pháp luật còn quy định quyển chủ động ra quyết định thi hành án
của cơ quan thi hành án trong các trườns hợp: bản án, quyết định về
trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản XHCN; phạt tiền, tịch
thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời để bảo đảm
lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thi hành
án. (Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993). Kết hợp chặt chẽ
việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và sự chủ động tổ
chức thi hành án của các cơ quan thi hành án và chấp hành viên, tạo
ra cơ chế đặc thù của thi hành án dân sự, bảo đảm sự tự nguyện, tự

thỏa thuận, bình đẳng giữa các bên có liên quan đến thi hành án, mặt
khác, còn khẳng định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo vệ


quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức trong hoạt động
thi hành án dân sự.

d- Nguyên tắc k ế t hợp vai trò chả động của chấp hành viên cơ
quan th i hành ấn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
g ião và sự ch ỉ đạo cùa chửứi quyền địa phương, sự p h ố i hợp của các
cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, chấp hành viên là
người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành bản án, quyết định
của Tòa án. Đổng thời, Chủ tịch ủ y ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức phối hợp các cơ quan trong việc thi hành án ở
địa phương; lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ giữ

2

Ìn trật tự, kịp thời

ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối việc cưỡns: ch ế thi hành
án; đơn vị vũ trang và công dân có trách nhiệm siúp đỡ, thực hiện
yêu cầu của chấp hành viên trong việc thi hành án.
Đây là một nguyên tắc quan trọng xuất phát từ đặc thù của tổ
chức, hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta. Thực tiễn thi hành án
dân sự trong những năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, phù hợp
của nguyên tắc này. Hoạt động thi hành án dân sự nhằm bảo vệ lợi
ích hợp pháp của công dân, tập thể, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội,
không chỉ là hoạt động chuyên môn thuần túy của cơ quan thi hành

án, chấp hành viên mà còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền
và của toàn xã hội. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, việc đặt công
tác thi hành án dân sự trong tổng thể hoạt động triển khai các nhiệm
vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì mới thấy hết ý nghĩa
của nguyên tắc này. Sự phối hợp chặt chẽ giữa vai trò chủ động, phát
huy trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án và sự chỉ
đạo sát sao, kịp thời của u ỷ ban nhân dân các cấp, sự phối hợp của
các cơ quan, tổ chức có liên quan, tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng
cao ý thức trách nhiệm của cả cộng đổng trong hoạt động thi hành
án dân sự. Tuy nhiên, sự phối hợp công tác không có nghĩa là đùn
đẩy, dựa dẫm, không rõ ràng trách nhiệm. Chấp hành viên, cơ quan
thi hành án được pháp luật siao cho chức năng thi hành án, không
chỉ giữ vai trò tham mưu, mà thực sự chủ động tổ chức, tiến hành


các thủ tục, trình tự thi hành án do pháp luật quy định, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thi hành kịp thời, đầy đủ các bản án,
quyết định của Tòa án.

e- N guyên tắc th i hành đúng đắn, kịp thời bản ấn, q u yết đừih
của Tòa ắn theo trình tự và thủ tục do pháp luật quỵ đinh.
Thi hành đúng đắn, kịp thời bản án, quyết định của Tòa án là
nguyên tắc có tính bắt buộc đối với hoạt độns: thi hành án dân sự.
Khi bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành, chấp hành
viên có trách nhiệm thi hành đầy đủ, đúng đắn những phán quyết của
Tòa án, không được phép có bất kỳ sự thay đổi nào đối với nội dung
bản án, quyết định đó, mà chỉ được quyền yêu cầu Tòa án nơi đã
tuyên bản án, quyết định đó giải thích những vấn đề chưa rõ, còn
vướng mắc. Điểu 14 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 quy định:
"Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của Tòa

án; trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành
án trái pháp luật, vi phạm phẩm chất đạo đức của người chấp hành
viên, thì bị xử lý kỷ luật, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bổi thường". Tuy nhiên, việc thực hiện được đầy đủ
nội dung của bản án, quyết định của Tòa án, không có nghĩa là chấp
hành viên có thể tùy tiện áp dụng mọi biện pháp có thể để đạt mục
đích, mà phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục mà pháp luật
quy định trong quá trình thi hành án. Pháp luật đã quy định chặt chẽ,
cụ thể thủ tục thi hành án từ thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc
giai đoạn thi hành án, các biện pháp mà cơ quan thi hành án có thể
áp dụng như kê biên tài sản, định giá, bảo quản tài sản, bán đấu giá,
các biện pháp cưỡng chế, v.v... Mặt khác, pháp luật cũng quy định
căn cứ thời hạn của việc đưa bản án, quyết định ra thi hành. Việc
quy định cụ thể thời hiệu thi hành án, thời hạn tự nguyện thi hành
án, căn cứ tạm hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án, trả lại
đơn yêu cầu thi hành án... tạo cơ sở pháp lý cho chấp hành viên, cơ


quan thi hành án tổ chức việc thi hành án kịp thời, đúng đắn, tránh
những sai sót, tùy tiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Việc tuân thủ pháp luật, thi hành đúng đắn và kịp thời các bản
án, quyết định của Tòa án tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người được

thi hành án, chống phiền hà, gây

khó khăn trong quá trình thi hành án, góp phần tạo nên niề m tin của
người dân vào pháp luật, vào hiệu lực của bộ máy Nhà nước.
1.1.3- Ý nghĩa của thi hành án dân sự.


ã- Thi hành ấn dân sự V iệt nam th ể hiện bản chất dàn chủ của
Nhà nước ta.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là Nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước đểu
thể hiện bản chất dân chủ của chế độ ta. Hoạt động thi hành án dân
sự là một bộ phận hoạt động của bộ máy Nhà nước không thể nằm
ngoài bản chất đó. Thi hành án dân sự không chỉ là hoạt động
■nghiệp vụ đơn thuần, mà là hoạt động mang tính cưỡng chế nhà
nước, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động. Trong giai đoạn xây dựng
đất nước hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển, giao lưu dân sự,
kinh tế ngày càng mở rộng thì hoạt động thi hành án dân sự có một ý
nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Khi trình độ hiểu biết pháp luật của
nhân dân còn hạn chế, những hiện tượng tiêu cực "tự lựa chọn người
thi hành án" hoặc "dịch vụ đòi nợ" xuất hiện, thì hoạt động thi hành
án dân sự là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích của công dân và xã hội
bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước và là cơ sở bảo đảm cho sự công
bằng, công lý của xã hội.

b- Thi hành ẩn dân sự Iầ m ộ t g iã i đoạn độc lập không th ể thiếu
được trong quá trình g iả i qu ỵết m ột vụ án dân sự.
Mọi cố gắng của các cơ quan điều tra, bổ trợ tư pháp, xét xử
đều nhằm đưa ra mộí bản án hay một quyết định thể hiện ý chí của
Nhà nước về xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định


của pháp luật. Ý chí ấy có trở thành hiện thực hay không tùy thuộc
vào quá trình thực thi nó trong cuộc sống. Thông qua giai đoạn thi
hành án, bản án, quyết định của Tòa án mới có hiệu lực thực tế,
công lý mới được thực hiện. Thiếu giai đoạn thi hành án, thì các

phán quyết của Tòa án sẽ trở nên vô nghĩa, quyền lực Nhà nước bị
xem thường, kỷ cương xã hội bị xâm hại, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân bị xâm phạm. Hoạt động thi hành án dân sự là m ột yêu
cầu tất yếu khách quan trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân
sự nói chung; là một hoạt động không thể thiếu được của quá trình
bảo vệ quyền lợi của đương sự.

c- Thi hành án dân sự góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động x é t xử.
Thông qua thi hành án, kết quả của công tác xét xử được củng
cố, hiệu lực các bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo, công
bằng và công lý xã hội trở thành hiện thực, pháp chế xã hội chủ
nghĩa được tăng cường, trật tự kỷ cương xã hội được đảm bảo. Mặt
khác, thi hành án dân sự còn là giai đoạn kiểm nghiệm qua thực tiễn
những phán quyết của tòa án, phản ánh trung thực chất lượng và hiệu
quả của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Mỗi cán bộ, cơ quan
tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt là cán bộ xét xử, cơ
quan tòa án từ thực tiễn thi hành án có thể rút ra được bài học để
khắc phục những khiếm khuyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác của mình.

d- Thi hành ấn dân sự góp phần nâng cao ý thức pháp lu ậ t của
nhân dân.
Trong hoạt động thi hành án, cơ chế kết hợp vai trò chủ động
của chấp hành viên, cơ quan thi hành án với sự chỉ đạo thường xuyên
của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ
chức hữu quan đã tạo ra sức mạnh tổng hợp của bộ máy Nhà nước,
dư luận của xã hội trong việc thực thi phán quyết của Tòa án. Mặt
khác, hoạt động thi hành án dân sự không chỉ là hoạt động nghiệp vụ
của riêng cơ quan thi hành án, chấp hành viên, mà là trách nhiệm



×