Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 94 trang )


BỘ TưPH Á P

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUỜNG ĐAI
LUÂT
HÀ NÔI
• HOC



------------ oOo-------

PHẠM THỊ THUÝ HỒNG

CHUYỂN Đ ổ i

d o a n h n g h i ê• p n h à n ữ ớ c , d o a n h

NGHIỆP CỦA CÁC T ổ CHỨC CHÍNH TRỊ, T ổ CHỨC
CHÍNH TRI• -XÃ HÔI
• THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIÊM

HỬU HAN
• MÒT
■ THÀNH VIÊN - NHŨNG VAN ĐỂ
LÝ LUÂN
VÀ THƯC

• TIEN


Chuyên ngành: Luật Kinh tế
THƯ VIỆN
Mã số: 60.38.! (ỄhưỜNGĐAIHOCLÚÂT HẢ NÓI
PHÒNG R V

LUÂT
SỸ LƯÂT
HOC
• VĂN THAC



Người hướng dẫn khoa học:

TS. DƯƠNG ĐÃNG HUỆ

HÀ NỘI - 20Q3


ỈPAam ẽ ffụ & íkuý «y€ềnỹ


r~ỉôì t i n earn ĩttìa n ĩtủ y /ù ('ôn (Ị trìjth ttụ ltỉê n ùứu etìa vi vu (ị tô i. @áe
iỗ' Lit u ĩtu ọ e ti'toh d u n thee) m Ịiiồíỉ itíĩ cỏn (Ị hồ 3 Cêt í/iHi n êu tt'Mig. lu ậ n
ỠẨUI lù tụ ỉi tm n (f t/m c o à o/iim từ n ạ (Tiứ)í‘ côtitị hê tn m tị h ấ t UỈJ e ê n ạ trìn h
ttìtt) k h á c .
^Jáe fjitỉ

fptuffti


NHŨNG CHỮ VIẾT TẮT

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

u ỷ ban nhân dân

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

TGĐ

Tổng Giám đốc


MỤC LỤC
Trang

PHẨN MỞ ĐẨU

1

Những vấn đề chung về chuyển đổi doanh nghiệp và
chuyến đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty
TNHH một thành viên

7

1. 1.

Khái quát chung về chuyển đổi doanh nghiệp

7

1.2 .

Yêu cẩu của việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành
công ty TNHH một thành viên

19

1.3.

Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi DNNN,
doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội thành công ty TNHH một thành viên


>23

Chương 2. Pháp luật về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành
công ty TNHH một thành viên

38

Chương ỉ.

2 . 1.

Đối tượng chuyển đổi

38

2.2.

Điều kiện chuyển đổi

45

2.3.

Trình tự, thủ tục chuyển đổi

56

Chương 3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển đổi

DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một
thành viên

68

3.1.

Về thực tiễn triển khai chuyển đổi của các doanh nghiệp
- nhũng vướng mắc và hướng giải quyết

68

3.2.

Về pháp luật

73

3.3.

Về tổ chức chỉ đạo thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp

79

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài
Kinh tế Nhà nước với vị trí là một thành phần kinh tế có vai trò đặc biệt
quan trọng được ghi nhận và khẳng định trong đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước ta từ trước tới nay. Có những thời kỳ, DNNN ở
nước ta phái triển ồ ạt về số lượng, nhưng về hiệu quả lại là vấn đề đáng nói.
Từ giai đoạn 1986 trở đi, DNNN vẫn còn tồn tại rất nhiều nhưng cũng bắt đầu
bước vào thoái trào. DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội đã bắt đầu bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế như khả năng cạnh
tranh, hiệu quả kinh doanh... nhưng đáng quan tâm hơn cả là tình trạng thất
thoát tiền của Nhà nước do đại diện chủ sở hữu thì rất nhiều; thế nhưng vấn đề
ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm đến cùng về kết quả hoạt động của doanh
nghiệp lại không xác định được. Vấn đề cải cách đối với các doanh nghiệp
cũng đã được đạt ra từ rất sớm.
Tuy nhiên, trước đây, vì nhiều lý do, chúng ta chưa dám động tới thực
chất của vấn đề. Cũng đã có những chủ trương cải cách động chạm tới cơ cấu
tổ chức, cơ chế quản lý, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ... nhưng tất cả
đều không mang lại gi, chúng ta đều không thành công trong cải cách kinh tế
Nhà nước vì chúng ta chưa đi vào vấn đề. Vấn đề chính là “sở hữu”, c ổ phần
hoá, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp chính là một hướng đi đúng. Đối với
DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
chúng ta không còn con đường nào khác là phải cải cách. Và cải cách không
có con đường nào khác là phải động chạm tới vấn đề sở hữu của nó. Phải tìm
để làm sao các DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội này có chủ đích thực của nó. Chuyển đổi các doanh nghiệp này
thành công ty TNHH mội thành viên là giải pháp tốt hơn cả.



2

Chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thầnh công ty TNHH một thành viên là một trong những giải
pháp hiệu quá để đổi mới chúng. Và theo Nghị quyết số 05 - NQ/TW ngày 24
tháng 9 năm 2001 Hội nghị lẩn thứ III Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
IX thì đây được “xem là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc
nâng cao hiệu quả D N N N ” . Thực tiễn cho thấy, hoạt động chuyển đổi DNNN,
doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công
ty TNHH một thành viên ở Việt nam là vấn đề mới mẻ, chưa từng có tiền lệ;
pháp luật quy định về vấn đề này chưa từng được trải nghiệm trong thực tế
một cách toàn vẹn để có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp, hoàn thiện;
hoạt động triển khai việc chuyển đổi đối với các doanh nghiệp đang trong giai
đoạn tiến hành chỉ đạo điểm; còn rất chậm chạp, thiếu tính chủ động từ phía
doanh nghiệp ... Trước tình hình đó, nghiên cứu lý luận về cải cách kinh tế
Nhà nước nói chung cũng như nghiên cún “chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp
của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một
thành viên - những vấn đề lý luận và thực tiễn” nói riêng là yêu cầu cấp thiết
đáp ứng được đòi hỏi đối với Luận văn thạc sĩ khoa học Luật và phần nào giải
quyết được những vấn đề còn trống vắng, khúc mắc trong khoa học luật nói
chung và pháp luật về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên nói riêng.

2. Mục đích, đối tuựng, phạm vi nghiên cứu đ( tài
*

M ục đích nghiên cứu đ ề tài:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
-


Nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện vấn đề chuyển

đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội


3

thành công ly TNHH một thành viên với tư cách là một giai pháp hữu hiệu để
cải cách, đổi mới Ihành phần kinh tế Nhà nước;
- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, trình tự, thủ tục và
các vấn đề liên quan của việc chuyển đổi các doanh nghiệp đó với vai trò là
yêu cáu tát yếu, khách quan trong công cuộc cải cách kinh tế;
- Nghicn cứu những thiếu sót, bất cập của pháp luật và những vướng
mắc trong thực liễn triển khai hoạt động chuyển đổi, phát hiện một số mâu
thuẫn, thiếu lính ihông nhất và đổng bộ giữa pháp luật về chuyển đổi DNNN,
doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội với các văn
bản pháp luật liên quan và một số vấn đề có thể nảy sinh cần khắc phục, giải
quyết trong quá Irình triển khai hoạt động chuyển đổi;
- Từ đó đưa ra nhũng kiến nghị về việc bổ sung, hoàn thiện những vấn
đề còn thiếu sót hoặc bất hợp lý; đưa ra hướng giải quyết đối với những vấn đề
vướng mắc, hạn chế có thể nảy sinh trong quá trình chuyển đổi.
*

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là:
- Tập trung nghiên cứu những quy dinh của pháp luật Kinh tế Việt nam
về doanh nghiệp và đặc biệt đi sâu nghiên cứu các quy định cũng như thực
tiễn triển khai hoạt động chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên trong
quá trình cải cách, đổi mới thành phần kinh tế Nhà nước;
- Nghiên cứu mộl số ý kiến đóng góp thu thập được trong các cuộc hội
thảo, toạ đàm cũng như ý kiến bình luận của các chuyên gia trong và ngoài
nước về vấn đề nay nhằm so sánh và tham khảo;


4

- Nghiên cứu thực tiễn giai đoạn thực hiện chỉ đạo điểm việc chuyển đổi
đối với một su doanh nghiệp nhất định nhằm làm rõ sự cần thiết phải hoàn
thiện hưn pháp luật; phải có những chủ trương, chính sách rõ ràng của Nhà
nước khuyến khích hoạt động này; đồng thời tăng cường hơn ý thức của những
chủ thế có liên quan.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp cua các tổ chức chính trị, tổ chức
chính Irị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên là vấn đề còn hết sức
mới mẻ đối với chúng ta. Vấn đề này cũng đã được đề cập khá nhiều trong các
bài tham luận, kỷ yếu của các buổi toạ đàm, ý kiến bình luận của các chuyên
gia trong và ngoài nước. Thế nhưng, nhũng tác phẩm đó chỉ là những chuyên
đề; những chuyên đề đó mới chỉ dừng lại nghiên cứu, đề cập trên bình diện
chung, khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thổ của pháp luật
và thực tiễn chuyển đổi các doanh nghiệp này. Cho đến nay, chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về
vấn đề chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên nhằm mục đích đưa ra
những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cưrmg kiểm tra giám sát và tạo
điều kiện tôi cho hoạt động thực tiễn nhằm mục tiêu đổi mới, cải cách và nâng
cao hiệu quả của kinh tế Nhà nước.


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hổ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về quản lý, phát triển kinh tế cũng như chủ trương, quan
điểm về việc cái cách các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và
xây dựnơ chính.sách, pháp luật về lĩnh vực này.


5

-

Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp

lịch sử, phàn tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp.... được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ngoài l a, để hoàn thành luận văn, tác giả còn sử dụng phương pháp trao
đổi nhằm tham khảo ý kiến của nhiều cán bộ có bề dày kinh nghiệm trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo để luận văn có
kết quả nghiên cứu lốt hơn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về vấn đề chuyển đổi
DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thành công ly TNHH một thành viên, một vấn đề còn hết sức mới mẻ. Cụ thể
là:
Thứ ỉĩhâr lần đầu tiên pháp luật và thực tiễn chuyển đổi DNNN, doanh
nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty
TNHH một ihành viên được nghiên cun một cách có hệ thống và toàn diện cả
về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn. Đây là lần đầu tiên vấn đề được nghiên

cứu ở quy mô luận văn thạc sỹ luật học.
Thứ hai, quá Irình nghiên cứu đề tài tìm ra được những tồn tại trong xây
dựng và ihi hành pháp luật về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNH H một thành viên;
từ đó đưa ra nhũng đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện pháp
luật trong cả hai phương diện.
Luận vãn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có thể sử
dụng làm lài liệu p h ụ c vụ cho nghiên cứu khoa học pháp luật kinh tế, trong
một chirrs mực nhâì định cũng có thể giúp ích phần nào cho những người làm


6

công lác thực tiễn và xây dụng pháp luật trong việc áp dụng và hoàn thiện
pháp luật điều chỉnh hoạt động này.

6. Bô cục của luận văn:
Luận văn sổm: Phần mở đầu, Ba chương, Phần kết luận và Danh mục
tài liệu tham kháo.
Chương I: Những vấn đ ề chung vê chuyển đổi doanh nghiệp và
chuyến đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - x ã hội thành cung ty TNHH một thành viên;
Chưong II: Pháp luật về chuyên đổi D NNN, doanh nghiệp của các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - x ã hội thành công ty TNH H một thành
viên;
Chương III: Hoàn thiện các quy định pháp luật về chu) ển đổi
DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - x ã hội
thành công ty TNH H một thành viên.
Kê ì ỉĩiạn
Tài liệu tham khảo



7

CHƯƠNG I: N H Ữ N G \ AN ĐỂ

chung

VỂ CHUYEN Đ ổ i

doanh

N G H IỆ P VÀ CHUYỂN Đ ổ i DOANH N G H IỆ P NHÀ NƯỚC, DOANH
N G H íỆ P CỦA CÁC T ổ CHỨC CHÍNH TRỊ, T ổ CHỨC CHÍNH TRỊ . XÃ
HỘI THÀNH CỔNG TY TRÁCH NHIỆM HỬƯ HẠN MỘT THÀNH VIÊN.
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYEN Đ ổ i DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm chuyển đổi doanh nghiệp
Chuyến đối doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại
doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Điều 3 Luật Doanh
nghiệp cỏ quy định: “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập và chuyển đổ doanh nghiệp” . Như vậy, Luật Doanh nghiệp mới chỉ
dừng lại ở cách phái biểu dựa trên hình thức thể hiện của vấn đề mà chưa đưa
ra được một khái niệm pháp lý cụ thể thế nào là chuyển đổi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, qua các quy định pháp luật cũng như qua việc tìm hiểu quá
trình chuyén đối doanh nghiệp, có thể đưa ra một khái niệm như sau:
“Cììityèn đổi doanh nghiệp là một biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp
mù kết qua ỈCI sau quá trình thực hiện, các doanh nghi I p tham gia chuyển đổi
mưng một diện mạo mới khác biệt với loại hình tổ chức vốn có, tức là tạo ra
một doanh lỉậkiệp khá à loại.”

Khái niệm này cũng cho thấy rõ thêm chuyển đổi doanh nghiệp được
hiểu là chuyển dổi loại hình doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa vì trong thực
tế còn có sự chuyển đổi về chủ sở hữu, chuyển đổi tên gọi, chuyển đổi trụ sở...
mà không thay đổi loại hình tổ chức doanh nghiệp. Từ một loại hình doanh
nghiệp này, d o an h nghiệp sau quá trình chuyển đổi sẽ có một cơ cấu theo loại


8

hình tố chức khác; trở thành doanh nghiệp mới khác loại với doanh nghiệp
nguyên phát.

1.1.2. Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp
Pháp luật các nước trên thế giới phân chia chuyển đổi doanh nghiệp
thành hai loại là chuyển đổi tự nguyện và chuyển đổi bắt buộc. Sự phân chia
đó dựa trên các quy định của pháp luật nội dung (chẳng hạn như, pháp luật
của Pháp quy định khi số thành viên của công ty TNHH lên tới quá 50 thành
viên thì bắt buọc phải chuyển đổi thành công ty cổ phần; hay khi số vốn của
công ty cổ phán inà hạ xuống tháp hơn 50.000 FF thì phải chuyển đổi thành
công ty TNH H....)- Sự phân chia các hình thức chuyển đổi trong pháp luật
Việt Nam lại được nhìn nhận từ một phương diện khác - phương dicn thủ tục.
Theo quy định pháp luật hiện hành, chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm các
trường hợp sau:
- Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại (Điều
109 Luật Doanh nghiệp);
- Chuyến đổi công ty TNHH một thành viên thành doanh nghiệp tư
nhân (Điều 110 Ltìật Doanh nghiệp);
- Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH có từ
hai thành viên trở lên (Điều 110 Luật Doanh nghiệp);
- Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức

chính trị, chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên (Nghị định
63/200]/NĐ - CP).


9

Qua các trường hợp đó, ta cũng có thể phân chia việc chuyển đổi thành
2 loại: chuyển đổi mang tính tự nguyên và chuyển đổi mang tính bắt
buộc.Trong đó:
C kttvỆỉ đổi mang tính tự nguyện là việc chuyển đổi doanh nghiệp theo
quyết định trực liếp của các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp.
Bao gồm các trường họp chuyển đổi được quy định tại Điều 109 Luật Doanh
nghiệp (chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại) và
Nghị định số Ò3/2001/NĐ- CP của Chính phủ ngày 14/9/2001 (chuyển đổi
DNNN, cloanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
ihành công ty TNHH một thành viên).
Chuyển đổi mang tmỉi bắt buộc là việc chuyển đổi do chuyển nhượng.
Việc chuyển đổi đó diễn ra như một hệ quả tất yếu sau hành vi chuyển nhượng
tài sản của chủ sở hữu (chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công
ty TNHH có từ hai thành viên trở lên và chuyển đổi công ty TNHH một thành
viên thành doanh nghiệp tư nhân).

1.1.3. Các doanh nghiệp được chuyển d ĩi
Xuất phát từ sự chủ động khi thành lập, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể
thay đổi sự lựa chọn ban đầu. Sẽ là cúng nhắc và rất vô lý khi buộc người kinh
doanh phải vĩnh viễn theo đuổi mô hình tổ chức mà họ đã lựa chọn lúc đầu,
không cho họ thay đổi mô hình tổ chức. Trong kinh doanh, nhà đầu tư luôn
phải tìm cách thích ứng với những đòi hỏi của thị trường. Một trong những
cách thích ứnu hữu hiệu là Ihay đổi mô hình cho phù hợp. Thế nhưng chủ
động chuyển đổi mô hình tổ chức không phải là quyền tuyệt đối mà nó cần

phải đặt dưới sự quán lý của Nhà nước. Nhà nước đã quy định nhũng loại hình
doanh nghiệp nhát định được chuyển đổi, trình tự, thủ tục chuyển đổi... Các
loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi được quy định cụ thể như sau:


10

- Công ty TN1ỈH, công ty cổ phần;
- Công ty TNHH một thành viên;
- Doanh n°,hiập Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội.
Không giống như hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi không bao gồm công
ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân... Sự hạn chế này có lẽ xuất phát từ cơ chế
trách nhiệm tài sản và do mức độ phổ biến của các loại hình tổ chức đó trong
xã hội. Hiện tại, Luật Doanh nghiệp chỉ cho phép các doanh nghiệp có chế độ
trách nhiệm hữu hạn và đã khá phổ biến, quen thuộc trong đời sống được phép
chuyển đổi. Còn các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn thì
không được chuyển đổi.
Thực ra, công ty hợp danh cũng có thể chuyển đổ thành các loại hình
doanh nghiệp khác và ngược lại. Sự chuyển đổi này không làm mất đi quy chế
trách nhiệm đặc thù của những doanh nghiệp không phải là pháp nhân. Tuy
nhiên, do pháp luật \ ịệt nam đã không quy định nên các loại doanh nghiệp
này sẽ không được chuyển đổi.
Trở lại những doanh nghiệp được phép chuyển đổi theo quy định của
pháp luật hiện hành, chúng ta thấy tất cả đều là nhũng pháp nhân mang tính
trách nhiệm hữu hạn về tài sản: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty
TNHH một thành viên, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức
chính irị, chính trị - xã hội. Qua đó có thể thấy quan điểm lý luận được các
nhà soạn thảo luật sứ dụng ở đâv là “chỉ có pháp nhân mới có thể được chuyển
đối” .



11

1.1.4. Trình lự chuyên đổi
Như trên (ìã nêu, có hai hình thức chuyển đổi: chuyển đổi mang tính tự
nguyện và chuyên đổi mang tính bắt buộc. Mỗi hình thức chuyển đổi có nội
dung và trình tự riêng của nó. Chúng ta sẽ xem xét để thấy được sự khác biệt
giữa chúng.
*

T ìình tự chuyển đổi doanh nghiệp theo quyết định chuyển đổi trực

tiếp của các ilìàiìh viên, cổ đỏng, chủ sở hữu doanh nghiệp (mang tính tự
nguyện)
Ở trình tự này, các doanh nghiệp muốn chuyển đổi cần tiến hành những
bước sau:
- Đ ê xuất

V

tiíàiiQ chuyển đ ổ i: Trước khi bắt tay vào một công việc cụ

thể, bao giờ cũng phải xác định mục tiêu, phương thức hành động. Để chuyển
đổi cũng vậy, việc hình thành ý tưởng và đề xuất ý tưởng chuyển đổi được coi
là khâu đầu tiên của hoạt động chuyển đổi doanh nghiệp. Có rất nhiều lý do
có thể tác động để ]àm nên ý tưởng ban đẩu. Có thể là do nhu cầu tổ chức điều
hành, do lìm kiếm thêm chức năng hoạt động.... Việc đề xuất ý tưởng chuyển
đổi được ihực hiện bởi các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Chuẩn bi clu' tiêt nhương án chuyển đổi, điều lê doanh nghiên đươc

chuyển đ ổ i: Nhìn bên ngoài, chuyển đổi doanh nghiệp dường như chỉ là việc
thay đổi hình ihức biểu hiện của nó mà thôi. Nhưng thực chất, sự thay đổi loại
hình tổ chức dán đốn hàng loạt những thay đổi bên trong của doanh nghiệp
như thay đổi CƯ cáu phòng ban, các vị trí, chức danh quản lý, thay đổi phương
thức tổ chức, quán lý doanh nghiệp...; thay đổi cơ cấu vốn, tài sản, thay đổi
biện pháp huy động vốn... Tất cả nhũng tha)' đổi đó cần được dự liệu và đề cập
Irons phưonơ án chi liét chuyển đối doanh nghiệp, chẳng hạn như: phương án


12

tổ chức bộ máy doanh nghiệp, phương án sử dụng lao động, quy trình làm
việc.... Song Rong với việc chuẩn bị phương án đó, doanh nghiệp được chuyển
đổi cũng can chuẩn bị một bản dự thảo điều lệ mới. Xuất phát từ việc thay đổi
loại hình tố chức, điều lệ cũ sẽ không còn phù hợp với một doanh nghiệp mới
khác loại sau chuyển đổi, cho nên một bản điều lệ mới là rất cần thiết.
- Thôiỉiỉ C/UCÌ quyết đinh chuyển đổi, d ư thảo điều lê : Bước tiếp theo của
quá trình chuyên đổi doanh nghiệp là việc khẳng định ý chí chuyển đổi và đặt
cơ sở thiết kế ban đểu cho việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp trong
tương lai. Việc biểu quyết thông qua quyết định chuyển đổi được thực hiện
theo nhũng quy định tại điều lệ của doanh nghiệp cũ hoặc theo quy định của
pháp luật.
- Gửi quyết dinh chuyển đổi cho chủ nơ, người lao đông của doanh
nghiep: Sau khi thông qua quyết định chuyển đổi, việc gửi quyết định tới chủ
nợ và người lao động trong doanh nghiệp là một nội dung hết sức cần thiết mà
doanh nghiệp cẩn phải thực hiện. Theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật
Doanh nghiệp thì: “Quyết định chuyển đổi ph.j được g

đến tất cả các chủ nợ


và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông
qua quyết định” .
-

Thưc liiêiì cinvết đinh CỈIUỴC n đ ổ i : Đây là bước trọng yếu thể hiện rõ sự

chuyển động bên trong của quá trình chuyển đổi doanh nghiêp. Tại khâu này,
doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi các nội dung cần thiết để “chuyển hoá”
doanh nghiệp; như: chuyển đổi vốn góp của thành viên thành cổ phần của cổ
đông hoặc ngược lại...
Trong quyết định chuyển đổi doanh nghiệp thông thường đã có sự tính
toán v | xác đinh caclì thức chuyển đổi các nội dung cần thiết. Trên thực tế,
thành viên, co đông chí phải thực hiện một số hành vi mang tính thủ tục như


13

đổi giấy xác nhận phần vốn góp lấy giấy xác nhận cổ phần, cổ phiếu hoặc thay
đổi tên trong các xác nhận về tài sản.... Thực hiện nội dung này đồng thời còn
đưa ra kêt luận chính xác về số thành viên, cổ đông đã thống nhất thực hiện
biện pháp chuyến đối. v ề việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, bầu, bổ nhiệm các
chức danh quản lý doanh nghiệp được chuyển đổi thì mặc dù luật không quy
định như là một trình tự bắt buộc nhưng việc thực hiện nội dung này là một
yêu cầu cần thiêt để thực hiện đầy đủ việc chuyển đổi. Doanh nghiệp được
chuyển đổi khi tiến hành đăng ký kinh doanh phải nộp hồ sơ trong đó có các
giấy tờ yêu cầu ghi rõ các chức danh quản lý doanh nghiệp, danh sách thành
viên, danh sách cổ đổng, người đại diện doanh nghiệp. Nếu không đặt vấn đề
bầu chức danh quản lý sẽ không thoả mãn được điều này. Do loại hình doanh
nghiệp thay đổi nên cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp cũng thay đổi. v ề lý
thuyết, trong quyết định chuyển đổi đã có thể xác định việc chuyển đổi cơ cấu

tổ chức cũ thành cơ cấu tổ chức doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức
và vị trí quản lý doanh nghiệp không đơn giản chỉ là cách biểu đạt tên gọi mà
do điều kiện loai hình tổ chức, cơ cáu tổ chức có nhiều sự khác biệt. Việc
thay đổi loại hình có thể làm tăng thêm hay giảm bớt các bộ phận tổ chức.
Trong khi đó, vếu tố con ngưnũ luôn là vấn đề đáng được quan tâm hơn cả. Vì
vậy, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu tổ chức và bầu các chức danh quản lý là
một trong những nội dung quan trọng cần thực hiện khi chuyển đổi doanh
nghiệp.
-

Đăiìíỉ ký kinh doanh - m ôt khâu quan trong và cũng ìà khâu tiến hành

sau cùng tro n Q C/ÍIÚ trình chuyển đ ổ i: Nhũng nội dung chuyển đổi mà doanh
nghiệp đã thực hiện chỉ thực sự có giá trị pháp lý sau khi doanh nghiệp mới
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây được coi như là một sự
công nhận cúa Nhà hước về các hành vi đã thực hiện của doanh nghiệp.


14

Doanh nshiệp được chuyển đổi phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, đó là Phòng Đăng ký kinh doanh
thuộc Sở Kế hoạch - Đáu lư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
doanh nshiệp có Irụ sở chính. Ngoài nhũng hồ sơ thông thường như khi thành
lập doanh nghiệp, trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chuyển
đổi cần phải có thêm quyết định chuyển đổi doanh nghiệp. Sau khi được cấp
Giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh, quá trình chuyển đổi coi như đã hoàn
tất các thủ tục pháp lý cơ bản cần thiết.
* Trình tự chuyển đổi doanh nghiệp do chuyển nhượng (mang tính bắt
buộc)


Việc chuyển đổi doanh nghiệp do chuyển nhượng diễn ra đơn giản hơn
nhiều so với việc chuyển đổi mang tính tự nguyện.
Trong trưùng hợp chủ doanh nghiệp chuyển nhượng một phần vốn điều
lệ cho một hoạc một số chủ thể khác, sau khi chuyển nhượng, chủ sở hữu
doanh nghiệp và các chủ thể nhận chuyển nhưựng ch cần đăng ký thay đổi số
lượng thành viên của doanh nghiệp. Nếu không kể đến những nội dung, trình
tự đã thực hiện khi chuyển nhượng, việc chuyển đổi doanh nghiệp trong
trường hợp này chí cần thông qua một bước là tiến hành đăng ký thay đổi số
lượng thành viên.
Một trường họp tiếp theo mà việc chuyển đổi mang tính bắt buộc là
chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành doanh nghiệp tư nhân. Đó là
khi tổ chức là chủ sớ hữu công ty TNHH một thành viên chuy n nhượng toàn
bộ vốn điều lệ cho một cá nhân. Lúc này các bước thực hiện việc chuyển đổi
cũng hếi sức đơn si án. Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, chủ sở hữu
công ty TNHH mội ihành viên phái thực hiện việc yêu cầu cơ quan đăng ký
kinh doanh xoá tên công ly trong sổ đăng ký kinh doanh. Bước tiếp theo là


15

người nhận chuyên nhượng tiến hành đăng ký kinh doanh theo hình thức
doanh nghiệp tư nhan - thủ tục này (theo quy dmh của Luật Doanh nghiệp và
được cụ ihể hoậ tại Nghị định 02/2000/NĐ-CP) rõ ràng hết sức giản đơn và
nhanh gọn.

1.1.5. Nội dung của quyết định chuyển đổi
Quyết định chuyển đổi là văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ
quá trình chuyển đổi nào. Theo quy định pháp luật hiện hành, quyết định
chuyến đổi doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

-

Ouvẽt dinh phủi ghi rõ tên, tru sở của doanh nghiêp đươc chuyển đổi;

tên . tru sở của doanh nghiệp chuyển đổi. Tên, địa chỉ là một yếu tố cấu thành
doanh nghiệp. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, tên, trụ sở là yếu tố mà qua
đó biểu hiện các yếu tố tổ chức bên trong, nó là cơ sở để xã hội nhận biết sự
tồn tại của một doanh nghiệp. Đây cũng là một yếu tố thể hiện sự minh bạch
về tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp. Tên và trụ sở của doanh
nghiệp được chuvển đổi phải được ghi rõ trong quyết định chuyển đối vì điều
này có ý nghía rất quan trọng âểi với những chủ thể khác, đặc b'òt là đối với
những chủ thể đã co quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình tổn tại và hoạt
động trước khi chuyển đổi. Đó sẽ là sự chi dẫn cần thiết khi phải tìm hiểu, giải
quyết những vấn đe có liên quan đến doanh nghiệp cũ. Đồng thời, việc xác
định rõ ràng tên, trụ sở của doanh nghiệp được chuyển đổi còn chỉ ra chính
xác chủ thể dã tham gia chuyển đổi; phân biệt với tên gọi, trụ sở của chủ thể
thay thế; tránh tình trạng nhầm lẫn, không minh bạch xảy ra do việc chuyển
đổi.
Ten sọi, Irụ sỏ của doanh nghiệp mới cũng là vấn đề cẩn nêu rõ trong
quyết định chuyến dổi. Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn đến sự thay
đổi về tên gọi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải cứ có sự chuyển đổi


16

doanh nghiệp là phai có sự thay đổi tên. Một công ty có thể vãn giữ nguyên
tên gọi sau quá trình chuyển đổi nếu việc giữ nguyên đó vẫn đảm bảo những
yêu cáu c la pháp luật đối với tên gọi của doanh nghiệp. Tên gọi của doanh
nghiệp có thể phai thay đối nếu không thoả mãn các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp. Việc ghi rõ tên doanh nghiệp chuyển đổi

trong quyết định chuyển đổi là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận
hoặc yêu cầu phải lựa chọn tên khác cho doanh nghiệp.
Ngoài ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước, tên gọi của doanh nghiệp được
chuyển đổi và doanh nghiệp chuyển đổi có ý nghĩa khẳng định sự chuyển tiếp
giữa doanh nghiệp cũ và doanh nghiệp mới. Điêu này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với nhũng chủ thể mang quyền với doanh nghiệp cũ. Rõ ràng, đây là
yếu tố không ihể thiếu trong quyết định chuyển đổi.
- Quyết dinh phải nêu rõ thời han và điều kiên chuyển tài sản, phần vốn
íỉóp, cổ phần. Đây là nội dung hết sức quan trọng trong quyết định chuyển đổi
doanh nghiệp. Chính nội dung này thể hiện ban chất quá uình chuyển đổi. Nó
chính là sự xác định rõ các nguyên tắc chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, thủ
tục chuyển đổi tài sán, vốn điều lệ và được ghi trong quyết định chuyển đổi.
- Ọuyếĩ đinh chuyển đổi phải đưa ra đươc yhương án sử duns lao đông.
Việc thay đổi loại hình doanh nghiệp thường kéo theo sự thay đổi về cơ cấu
nhân sự, lao động của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, việc đưa ra một
phương án bao đảm quyền và lợi ích cho người lao động trong doanh nghiệp
được chuyển đổi là hết sức cẩn thiết.
- Xác đi Ịill thò 'ì hưu ỉluíc hiên chuyển đổi là nôi duns cơ bản cuối cùng
mù quyết đinh chuvểiì dổi phải cỏ. Nếu không xác định thời hạn thì có thể sẽ
xảy ra irường hợp doanh nghiệp lợi dụng để trốn tránh hoặc thực hiện những
vấn đề khác. Đồng ỉhời nó cũng cho thấy tính quyết tâm, dứt khoát trong việc


17

chuyển đổi cúa (loanh nghiệp. Xác định thời hạn giống như việc chỉ ra thời
điểm có hiệu lực của quyết định chuyển đổi. Việc đảm bảo thời hạn không chỉ
có ý nghĩa về mặt thủ tục, trình tự thực hiện mà còn có ý nghĩa đối với những
vấn đề xã hội khác khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi; như: phong toả các
tài khoản để báo toàn giá Trị doanh nghiệp khi chuyển đổi... Chính vì vậy, việc

xác định và thực hiện chuyển đổi đúng thời hạn là nội dung rất cần thiết.

1.1.6. Hệ quá pháp lý của việc chuyển đổi doanh nghiệp
Chuyển đổi doanh nghiệp là một biện pháp tổ chức lại nhằm thay đổi
loại hình tổ chức của mệ t doanh nghiệp. Chính v'f vậy, hệ qua rỡ rệt nhất sau
quá trình chuyển đổi là việc tạo ra một doanh nghiệp khác loại với doanh
nghiệp nguyên phát. Có thể từ chỗ là một công ty TNHH với các yếu tố cấu
thành bên trong bao gồm các thành viên, hội đồng thành viên, phần vốn góp
của thành viên.... trở thành một công ty cổ phần với các cổ đông, HĐQT, các
cổ phần, cổ phiếu... Cơ cấu tổ chức q ia n lý của các loại doanh nghiệp luôn
luôn có sự khác biệt. Việc thay đổi tên gọi người sở hữu công ty từ thành viên
góp vốn thành cổ đông, từ phán vốn góp thành cổ phần hay ngược lại ... đã tạo
ra việc hình thanh một doanh nghiệp mới với cơ cấu tổ chức khác biệt hoàn
toàn.
Một hệ quả khác có thể dễ dàng nhận thấy sau quá trình chuyển đổi là
có sự thay đối cơ ban về tên gọi và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trước và
sau chuyén đổi. Do có sự khác biệt về loại hình tổ chức nên sự thay đổi này rất
rõ nét. Có thể từ một công ty với các bộ phận tổ chức gồm Hội đồng thành
viên, Chủ tịch HĐTV, Giâm đốc (TGĐ)... chuyển thành một công ty khác loại
với các bộ phạn iiổm Đại hội đổng cổ đông, HĐQT, Giám đốc (TGĐ)... Giữa
các cơ quan đó c ỏ sự khác biệt căn bản về nhiệm vụ và quyền hạn cũng như về
thể thưc nhóm hop, thể thức thênẽ t Ị m quyết d nh; nên có thể thấy rằng viêc


TH U v I Ị mí
í
TRUÔNG ĐA!

PHÒNG gjy


ÌXỊẶ

;Ị


18

chuyển đổi luon kéo iheo nhũng thay đổi sâu sắc về cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp.
Điều nhận thấy tiếp theo sau quá trình chuyển đổi doanh nghiệp là việc
thay đổi một cách cơ bản các quyền năng của chủ thể. Theo quy định của
pháp luật, côn ổ ty TNHH là loại doanh nghiệp không có quyền phát hành cổ
phiếu, tức là loại công ty này không được sử dụng biện pháp gọi vốn từ công
chúng. Vốn góp của công ty TNHH là tổng số vốn góp của các thành viên.
Trong khi đó, công ty cổ phần được quyền huy động vốn điều lệ từ công
chúng qua việc phái hành các loại chúng khoán. Các thành viên sáng lập chỉ
phải bảo đảm nám giữ 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán trong
3 năm đầu. Có thể sau khi chuyển đổi, công ty đương nhiên được quyền chào
bán cổ phần để kêu gọi vôn từ những chủ thể khác trong trường hợp công ty
TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc quyền này lại bị mất đi trong
trường hợp chuyển đổi ngược lại.
Mộl vấn đồ quan trọng nữa cũng được xác định sau chuyển đổi là việc
chấm dứt sự lổn tại của doanh nghiệp được chuyển đổi và chuyển giao các
nghĩa vạ cho doanh nghiệp chuyển đổi. Như đã nói trên, việc chuyển đổi có
thể làm thay đổi các quyén của ch thể; thế nhưng quá trình này lại không làm
thay đổi các nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi. Các nghía vụ đó
được bảo lưu và chuyển giao nguyên vẹn cho doanh nghiệp mới được tạo
thành sau chuyển đổi. Pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp đã đặt ra quy
định này vì việc chuyển đổi chỉ là thay đổi về hình thức tổ chức còn các thành
viên, cổ đôns, chủ sở hữu doanh nghiệp dường như vẫn tồn tại sau chuyển đổi.

Chính vì ihế, việc chuyển giao nghĩa vụ được coi như một lẽ đương nhiên. Và
cũng bởi lẽ Lất cả các yếu lố của doanh nghiệp được chuyển đổi đã được
chuyển giao dể tạo ra một doanh nghiệp mới khác loại nên doanh nghiệp cũ
đương nhiên châm dứt tổn lại. Thòi điểm xác định sự chấm dút tồn tại của


19

doanh ntĩhiệp cũ bá: đâu tù' kh doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Trên đáy là những vấn đề khái quát nhất về chuyển đổi doanh nghiệp.
Qua đó cỏ thể tháy pháp luật hiện hành cũng đã đặt ra nhũng quy định pháp lý
cần thiết cho các doanh nghiệp có thêm quyền chủ động lựa chọn và thay đổi
cơ cấu tố chức của mình. Mặc dù còn chưa hoàn toàn đầy đủ, hoàn thiện (vì
đây là lần đẩu tiên những quy định về chuyển đổi doanh nghiệp được ghi nhận
trong luậi) nhưng nhũng quy định mới này sẽ là cơ sở pháp lý đặt nền tảng cho
hàng loạt sự vận dộng, thay đổi của các doanh nghiệp, khuyến khích hơn nữa
sự chủ động s in xuấl kinh doanh và bảo đảm quyền tự do, bình đâng của các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
1.2.

YÊU CẦU CỬA VIỆC CHUYỂN Đ ổ i DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC,

DOANH NGHIỆP CỦA CÁC T ổ CHÚC CỈIÍNII TRỊ, T ổ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận hình thức công ty TNHH một
thành viên trong Luật Doanh nghiệp. Đây là loại hình doanh nghiệp còn hết
sức mới mẻ. Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành
viên sẽ là một loại hình công ty TNHH đặc biệt, được tổ chức, quản ]ý, đăng
ký hoạt động iheo Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước

hoặc của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và chỉ do một tổ chức làm
chủ sở hữu.
Theo quy địnn cua Luật Doanh nghiệp, công ty TNHH một thành viên
có nh ữ ng đặc điểm CO' bán sau:


×