Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giáo án TNXH 1_Kết nối tri thức với cuộc sống_Tiết 11 đến 20_Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.95 KB, 26 trang )

/>
TN&XH LỚP 1 – TIẾT 11 ĐẾN 20 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (PHƯƠNG)

CHỦ ĐỀ 1. GIA ĐÌNH
BÀI 5. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình.
- Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình.
2. Kĩ năng:
- Tự đánh giá bản thân đã làm được những gì qua chủ đề Gia đình.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu quý mọi người trong gia đình, tự giác tham gia và biết chia
sẻ công việc nhà cùng nhau.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc
nhà phù hợp, ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Chuẩn bị tranh ảnh về đồ dùng trong nhà.
- HS: Giấy màu, bìa, hồ dán.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN


HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học
xong những bài học về chủ đề Gia đình.
- GV giới thiệu vào bài.
2. Vận dụng (25 phút)
1

- Một số HS nêu cảm nghĩ.
- Lắng nghe.


/>- Sau khi học xong chủ đề Gia đình, cho
HS vận dụng:
- HS vận dụng.
- Một số HS kể trước lớp về:
+ Kể về các thành viên trong gia đình; biết
yêu thương và chăm sóc mọi người.
+ Các thành viên trong gia đình
mình, về sự yêu thương chăm sóc
của mọi người.
+ Nêu được địa chỉ nhà ở và đặc điểm
xung quanh ngôi nhà của mình.
+ Nêu địa chỉ nhà ở và đặc điểm
xung quanh ngôi nhà của mình.
+ Nói tên và nêu được cách sử dụng an
toàn một số đồ dùng, thiết bị trong nhà.
+ Nói tên và nêu cách sử dụng an
toàn một số đồ dùng, thiết bị trong

nhà.
+ Tự sắp xếp đồ dùng cá nhân.
+ Mình đã sắp xếp đồ dùng cá nhân
như thế nào.
- Hướng dẫn HS dùng giấy màu, bìa, …
làm một sản phẩm học tập (xé dán ngôi
nhà; trang trí 1 phòng trong ngôi nhà, ...).
- HS làm theo nhóm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét.
3. Đánh giá (6 phút)
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: Tổ chức cho HS thảo luận nội dung
hình cuối bài tự đánh giá cuối chủ đề.
HS tự liên hệ và kể về những việc đã
làm được và tiếp tục làm gì sau khi
học chủ đề Gia đình (VD: chơi với
em, nói được địa chỉ nhà, sử dụng
kéo thành thạo, …).
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Kể với ông bà, bố mẹ điều em ấn tượng
sau khi học chủ đề Gia đình.
- Lắng nghe, thực hiện.

CHỦ ĐỀ 2. TRƯỜNG HỌC
BÀI 6. LỚP HỌC CỦA EM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
2



/>- Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số
bạn trong lớp học.
- Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các
loại đồ dùng đó.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong
lớp học.
2. Kĩ năng:
- Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp.
3. Thái độ:
- Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và biết ứng xử phù hợp với bạn bè,
thầy cô.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Băng đĩa bài hát
“Chúng em là học sinh lớp 1” của phạm Tuyên.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp; mỗi nhóm 1 quả chuông báo
lệnh.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS nghe hát bài “Chúng em là học
sinh lớp 1” của phạm Tuyên.
- Cả lớp nghe và hát theo.
- Giới thiệu vào bài.
- Lắng nghe.
2. Khám phá (20 phút)
Mục tiêu: Nói được tên lớp, địa chỉ lớp
học, xác định được vị trí lớp học, biết được
các đồ dùng có trong lớp học.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Cho HS quan sát hình và cho HS thảo
3


/>luận để HS nhận biết được nội dung của
hình.
- Quan sát, thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trả lời:
+ Tên lớp học của Hoa và Minh là gì?
+ Tên lớp học của Hoa và Minh là
Lớp 1A.
+ Kể tên các đồ dùng, thiết bị có trong lớp
học?
+ Các đồ dùng, thiết bị có trong lớp

học: Bảng, bàn ghế, đồng hồ, … vị
trí góc học tập, góc sáng tạo của HS,
bảng nội quy lớp học, góc để bình
nước và cốc uống nước.
+ Chúng được sắp xếp và trang trí như thế
nào?
+ Chúng được sắp xếp và trang trí
gọn gàng, đẹp mắt.
- Khuyến khích HS kể ra những đồ dùng
khác như: ti vi, máy chiếu, đồ dùng trong
góc học tập, tủ đồ dùng, …
- Kết luận: Việc trang bị các thiết bị, đồ
dùng trong lớp học phụ thuộc vào điều
kiện cụ thể của từng trường.
- Lắng nghe.
3. Thực hành (5 phút)
Mục tiêu: HS nhận biết và kể tên được đồ
dùng, thiết bị trong lớp học.
Cách tiến hành: Nhóm
Tổ chức cho HS chơi trò chơi hỏi đáp về
đồ dùng trong lớp học.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 quả
chuông bào lệnh.
- Các nhóm ổn định.
- Sau khi nghe câu hỏi từ GV, nhóm nào
- Nghe GV phổ biến cách chơi.
bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời.
Nếu đúng được 10 điểm, nếu sai nhóm
khác được quyền trả lời. kết thúc trò chơi,
nhóm nào được nhiều điểm là thắng cuộc.

Cho HS chơi:
- Các nhóm chú ý nghe câu hỏi và
+ Kể tên 3 đồ dùng trong lớp học.
bấm chuông trả lời.
+ Kể tên 3 đồ dùng, thiết bị treo trên
tường.
+ HS thường trưng bày sản phẩm sáng tạo
của mình ở đâu trong lớp học?
4


/>- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm
thắng cuộc.
- Lắng nghe.
4. Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: HS kể được tên các đồ dùng,
thiết bị có trong lớp học của mình và công
dụng của các loại đồ dùng đó. HS thực
hiện giữ gìn cẩn thận đồ dùng, thiết bị có
trong lớp học.
Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp
- GV nêu câu hỏi:
- Một số HS trả lời:
+ Lớp học của Minh và Hoa có những
điểm gì khác với lớp của em?
+ Lớp học của Minh và Hoa có 5 bàn
một dãy, …
+ Đồ dùng trong lớp của Minh và Hoa có
khác lớp em không?
+ Đồ dùng trong lớp của Minh và

Hoa có khác lớp em.
+ Kể tên những đồ dùng khác đó.
+ Giá để cốc uống nước, …
- Khuyến khích HS phát biểu về những
điểm giống nhau, khác nhau đó.
- Các bạn khác theo dõi, bổ sung.
- Kết luận: Lớp học có thể được trang trí
khác nhau nhưng đảm bảo các đồ dùng
thiết bị để HS học tập. Các em phải thực
hiện việc giữ gìn cẩn thận các đồ dùng,
thiết bị đó.
5. Đánh giá (1 phút)
Đánh giá về thái độ của HS
HS yêu quý lớp học của mình.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Kể cho bố mẹ, anh chị về lớp học của
mình.
- Lắng nghe, về thực hiện.

BÀI 6. LỚP HỌC CỦA EM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nói được nhiệm vụ của GV, HS trong lớp học và mối quan hệ giữ GV với
HS, giữa các HS với nhau.
- Nói được những hoạt động ở lớp đã tham gia và cảm nhận khi tham gia
những hoạt động đó.
5



/>2. Kĩ năng:
- Kể được một số hoạt động ở lớp và nhiệm vụ của mọi người.
3. Thái độ:
- Yêu quý thầy cô giáo, gắn bó với bạn bè ở lớp học.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Nội dung bài
thơ Chuyện ở lớp của Tô Hà.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Đọc cho HS nghe bài thơ Chuyện ở lớp
của Tô Hà:
- Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không thuộc bài
Sáng nay cô giáo gọi

Đứng dậy đỏ bừng tai...

- Cả lớp nghe.

- Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đầy mực
Còn bôi bẩn ra bàn...
Vuốt tóc con mẹ bảo:
- Mẹ chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (20 phút)

- Lắng nghe.
6


/>Mục tiêu: Nói được nhiệm vụ của GV, HS
trong lớp học và mối quan hệ giữ GV với
HS, giữa các HS với nhau. Nói được
những hoạt động ở lớp đã tham gia và cảm
nhận khi tham gia những hoạt động đó.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
1. Cho HS quan sát hình và HS thảo luận
nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
- Quan sát, thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trả lời:
+ Trong lớp có những ai?

+ Trong lớp có cô giáo và các bạn
HS.
+ Nhiệm vụ của từng thành viên là gì?
+ Cô giáo giảng bài, hướng dẫn
chúng em học tập; các bạn HS tham
gia học theo hướng dẫn của GV.
2. Cho HS quan sát hình và HS thảo luận
nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
- Quan sát, thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trả lời:
+ Trong lớp có những hoạt động học tập
nào?
+ Trong lớp có những hoạt động học
tập: nghe cô giáo giảng bài, đọc bài,
viết bài, thực hành làm thủ công.
+ Em đã tham gia những hoạt động học tập
đó chưa?
+ Em đã tham gia những hoạt động
học tập đó.
+ Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
+ Một số HS nêu ý thích của mình
và giải thích được vì sao em thích.
- Khuyến khích HS nhớ và kể cho bạn
nghe:
- HS chia sẻ với bạn về những hoạt
+ Những hoạt động diễn ra trong lớp học
động diễn ra trong lớp học của mình
của mình khác với hoạt động có trong từng và kể cho bạn mình thích hoạt động
hình ở SGK.
nào.

+ Những hoạt động em đã tham gia và hoạt
động em thích nhất.
3. Thực hành (10 phút)
Mục tiêu: HS biết yêu quý thầy cô giáo,
gắn bó với bạn bè ở lớp học.
Cách tiến hành: Nhóm
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm,
7


/>giới thiệu cho nhau về thành viên trong lớp
(có thể là cô giáo, thầy giáo hoặc bạn học
- Các nhóm thực hành giới thiệu cho
của mình).
nhau về các thành viên trong lớp.
4. Đánh giá (1 phút)
Đánh giá về thái độ của HS
HS kể được một số hoạt động ở lớp
và nhiệm vụ của mọi người; biết hợp
tác, giúp đỡ và chia sẻ với nhau
trong các hoạt động học tập ở lớp.
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Hát bài hát về lớp mình cho bố mẹ, anh
chị nghe.
Lắng nghe, thực hiện.
- Kể cho bố mẹ nghe về các hoạt động trên
lớp.

BÀI 6. LỚP HỌC CỦA EM (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:


1. Kiến thức:
- Nói được các hoạt động ngoài giờ ở lớp và cảm xúc của các bạn HS khi
tham gia các hoạt động đó.
2. Kĩ năng:
- Kể mạch lạc các hoạt động ở lớp học của mình.
3. Thái độ:
- Yêu thích các hoạt động ở lớp và có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt
động đó.
- Có ý thức tham gia giúp đỡ thầy cô giáo và các bạn.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có).
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
8


/>- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN


1. Khởi động (3 phút)
- Kể những hoạt động ngoài giờ học ở lớp
mà em đã tham gia hoặc nghe kể.
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (20 phút)
Mục tiêu: Nói được các hoạt động ngoài
giờ ở lớp và cảm xúc của các bạn HS khi
tham gia các hoạt động đó.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Cho HS quan sát hình và cho HS thảo
luận theo các câu hỏi:
+ Kể hoạt động của các bạn ở từng hình?

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Một số HS kể: múa hát, chơi trò
chơi dân gian, …
- Lắng nghe.

- Quan sát, thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trả lời:
+ Các bạn cùng trang trí lớp học,
chơi trò chơi, tập múa hát trong giờ
nghỉ giải lao, bữa ăn trưa ở lớp, cô
giáo buộc tóc cho các bạn nữ sau giờ
ngủ trưa.

+ Em có nhận xét gì về sự tham gia của các
bạn?
+ Các bạn tham gia rất nhiệt tình, sôi

nổi.
+ Hoạt động nào thể hiện cô giáo như mẹ
hiền?
+ Hoạt động cô giáo buộc tóc cho
các bạn nữ sau giờ ngủ trưa thể hiện
cô giáo như mẹ hiền.
3. Thực hành (5 phút)
Mục tiêu: HS kể mạch lạc các hoạt động ở
lớp học của mình, nói được cảm nghĩ khi
tham gia hoạt động yêu thích ở lớp và có ý
thức tham gia tích cực vào các hoạt động
đó.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kể về hoạt
động chính của lớp mình.
- Chia lớp thành 3 nhóm, từng nhóm sẽ lần
lượt kể tên từng hoạt động ở lớp (nhóm
9


/>nào kể được nhiều thì thắng cuộc).
- Các nhóm kể (các hoạt động không
trùng nhau).
- Quan sát, nhận xét, động viên HS.
- Gọi một số HS nói về hoạt động yêu thích
nhất ở lớp và giải thích lí do.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
4. Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: Có ý thức tham gia giúp đỡ thầy
cô giáo và các bạn.

Cách tiến hành: Cá nhân
Gợi ý cho HS một số việc mà các em có
thể làm để giúp đỡ cô và các bạn ở lớp:
Giặt dẻ lau bảng, giúp bạn học bài, cho bạn
mượn đồ dùng, ...
- Chia sẻ về những việc em đã làm
và tiếp tục làm để thể hiện điều đó.
5. Đánh giá (1 phút)
- Kể được các hoạt động ở lớp và
tích cực tham gia các hoạt động đó.
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: Tổ chức cho HS thảo luận nội dung
hình cuối bài, liên hệ với bản thân và nói
cảm nhận của em về lớp học, về các hoạt
động ở lớp từ đó hình thành ý thức, thái độ
và phát triển kĩ năng cần thiết cho bản
thân.
- Thảo luận, liên hệ bản thân, chia sẻ
trước lớp.
- GV chốt: Lớp học là ngôi nhà thứ hai. Ở
đay, các bạn được học tập, vui chơi.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Chia sẻ với bố mẹ, anh chị về những việc
em đã làm để giúp đỡ thầy cô và các bạn ở
lớp.
- Lắng nghe, thực hiện.

BÀI 7. CÙNG KHÁM PHÁ TRƯỜNG HỌC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:


1. Kiến thức:
- Nói được tên, địa chỉ của trường.
10


/>- Xác định vị trí các phòng chức năng, một số khu vực khác nhau của nhà
trường.
2. Kĩ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của bản
thân với các thành viên trong trường.
3. Thái độ:
- Kính trọng thầy cô giáo và các thành viên trong nhà trường.
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình ảnh về trường học, một số phòng và khu vực trong trường cùng
một số hoạt động ở trường; máy chiếu, laptop (nếu có); băng đĩa CD bài “Đi học”
sáng tác của Bùi Đình Thảo, thơ Minh Chính.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về trường học và các hoạt động ở trường.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS nghe hát bài “Đi học” sáng tác
của Bùi Đình Thảo, thơ Minh Chính.
- Bài hát nói về điều gì?
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (20 phút)
Mục tiêu: HS nói được tên trường, địa chỉ
trường và giới thiệu khái quát được không
gian trường học của Minh và Hoa.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Quan sát hình và thảo luận về nội dung
hình:
+ Trường học của Minh và Hoa tên là gì?
11

- Cả lớp nghe và hát theo.
- Bài hát bạn nhỏ đi học...
- Lắng nghe.

- Quan sát, thảo luận, nêu nội dung:
+ Trường học của Minh và Hoa tên
là Trường Tiểu học Ánh Dương.


/>+ Trường của hai bạn có những phòng và
khu vực nào?

+ Trường của hai bạn có những
phòng thư viện, phòng âm nhạc, …
và khu vực lớp học, cột cờ, sân
trường, khu vệ sinh, khu sân chơi,
bài tập, vườn trường, …
- Quan sát hình các phòng chức năng và
nêu nội dung từng hình.
- Quan sát theo cặp, nêu tên các
phòng: thư viện, phòng y tế, phòng
học máy tính, … và nêu chức năng
của các phòng đó.
3. Thực hành (10 phút)
Mục tiêu: HS nói được tên, địa chỉ trường
của mình, nhận biết được một số phòng
trong trường và chức năng của các phòng
đó.
Cách tiến hành: Cá nhân
- Gọi một số HS nêu tên và địa chỉ trường
học của mình.
- Một số HS nêu.
+ Trường em có những phòng chức năng
nào?
+ Trường em có phòng âm nhạc,
Tiếng Anh, …
+ Có phòng nào khác với trường của Minh
và Hoa không?
+ Có phòng Tiếng Anh khác với
trường của Minh và Hoa.
+ Vị trí các phòng chức năng có trong
trường, khu vui chơi, bãi tập, …

+ HS nêu vị trí của các phòng chức
năng.
- Khuyến khích HS tìm ra điểm giống và
khác nhau giữa trường của mình với
trường của Minh và Hoa.
4. Đánh giá (1 phút)
HS nói được tên, địa chỉ của trường,
nêu được các phòng chức năng trong
trường. Có thái độ yêu quý từ đó có
ý thức bảo vệ trường lớp của mình.
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Tìm hiểu về trường Tiểu học mà bố mẹ,
anh chị đã học.
- Lắng nghe, thực hiện.
12


/>
BÀI 7. CÙNG KHÁM PHÁ TRƯỜNG HỌC (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Kể được một số thành viên trong trường và nói được nhiệm vụ của họ.
- Kể được một số hoạt động chính ở trường.
2. Kĩ năng:
- Biết cách ứng xử phù hợp trong những tình huống xảy ra ở trường học
3. Thái độ:
- Biết thể hiện cảm xúc đối với thành viên mà mình yêu quý.
- Kính trọng, biết ơn thầy cô và các thành viên trong nhà trường.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình ảnh về trường học, một số phòng và khu vực trong trường cùng
một số hoạt động ở trường; máy chiếu, laptop (nếu có); băng đĩa CD bài “Đi học”
sáng tác của Bùi Đình Thảo, thơ Minh Chính.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về trường học và các hoạt động ở trường.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại tên trường và địa chỉ
trường học của mình.
- Một số HS nêu tên trường, địa chỉ
trường của mình.
- Giới thiệu vào bài.
- Lắng nghe.
2. Khám phá (20 phút)
Mục tiêu: HS Kể được một số thành viên
trong trường và nói được nhiệm vụ của họ.

Biết thể hiện cảm xúc đối với thành viên
mà mình yêu quý.
13


/>Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Quan sát hình và thảo luận về nội dung
hình:
- Quan sát, thảo luận, nêu nội dung:
+ H1: Cô giáo – dạy học, HS – học
tập.
+ H2: Cô y tế - chăm sóc sức khỏe.
+ H3: Cô thủ thư – quản lí thư viện.
- Khuyến khích HS kể về những thành viên
khác trong trường và bày tỏ tình cảm của
mình với các thành viên đó.
- HS chia sẻ những điều mình biết về
các thành viên trong trường và tình
cảm với các thành viên đó.
3. Thực hành (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các thành viên
trong trường và nhiệm vụ của họ; biết cách
thể hiện cảm xúc đối với thành viên mà
mình yêu quý.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm
- Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi và nói
với nhau về người mà em yêu quý.
- HS thảo luận chia sẻ với nhau về
người mà mình yêu quý và lí do.
- Khuyến khích động viên HS.

4. Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp
trong những tình huống xảy ra ở trường
học; kính trọng, biết ơn thầy cô và các
thành viên khác trong trường học.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm,
thảo luận với nhau về nội dung từng tình
huống trong SGK.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nêu:
TH1: Các bạn nhỏ nhặt rác bỏ vào
thùng rác.
TH2: Các bạn chào bác bảo vệ khi
đến trường.
TH3: Các bạn xếp hàng chờ lấy cơm
và cảm ơn khi được cô nhà ăn đưa
cho khay cơm.
- Nhận xét việc nên làm và không nên làm. - Việc làm của các bạn đều nên làm.
14


/>- Nếu là em, em sẽ làm gì trong những tình
huống đó?
- Em sẽ làm như các bạn trong các
tình huống đó.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận: Các em phải biết kính trọng,
biết ơn thầy cô và các thành viên khác
trong trường học.
- Lắng nghe.

5. Đánh giá (1 phút)
HS tôn trọng, yêu quý và biết cách
ứng xử với thầy cô, bạn bè và các
thành viên khác trong nhà trường.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Kể cho bố mẹ, anh chị nghe về tình huống
ứng xử của em với một số thành viên trong
nhà trường.
- Lắng nghe, thực hiện.

BÀI 7. CÙNG KHÁM PHÁ TRƯỜNG HỌC (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Kể được một số hoạt động chính ở trường và nói được ý nghĩa của các hoạt
động đó.
2. Kĩ năng:
- Biết cách ứng xử phù hợp trong những tình huống xảy ra ở trường học
3. Thái độ:
- Biết yêu quý mái trường, kính trọng thầy cô của mình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; có tình thần tương thân tương
ái giúp đỡ các bạn vùng lũ lụt.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình ảnh một số hoạt động ở trường; máy chiếu, laptop (nếu có); băng
đĩa CD bài “Đi học” sáng tác của Bùi Đình Thảo, thơ Minh Chính.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh về trường học và các hoạt động ở trường.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
15


/>- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS quan sát một số tranh ảnh của
trường và hỏi đó là hoạt động gì, diễn ra ở
đâu.
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: HS Kể được các hoạt động được
thể hiện trong SGK và nói được ý nghĩa
của các hoạt động đó.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Quan sát hình và thảo luận về nội dung
hình:

- Quan sát, một số HS nêu tên tên
các hoạt động có trong tranh.
- Lắng nghe.


- Quan sát, thảo luận, nêu nội dung:
+ H1: Giao lưu văn nghệ chào mừng
năm học mới.
+ H2: Các bạn chăm sóc cây ở vườn
trường.
+ H3: Các bạn tập thể dục ở sân
trường.
+ H4: Buổi chào cờ đầu tuần.
- Khuyến khích HS kể về những hoạt động
khác mà các em đã tham gia hoặc được
nghe kể

3. Thực hành (5 phút)
Mục tiêu: HS biết yêu quý mái trường,
kính trọng thầy cô của mình.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm thảo
luận về các hoạt động chính ở trường.

- HS chia sẻ những điều mình biết về
các các hoạt động ở trường: chơi các
trò chơi tập thể, đồng diễn thể dục,
đóng kịch, hội sách, …

- Thảo luận nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
16


/>- Theo dõi, nhận xét và động viên.

4. Vận dụng (8 phút)
Mục tiêu: HS biết nói được cảm nghĩ của
mình khi tham gia các hoạt động ở trường.
Cách tiến hành: Cá nhân, cặp đôi
- Tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi, thảo
luận về những hoạt động của trường mà em
đã tham gia và cảm xúc khi tham gia hoạt
động đó.
- Trao đổi theo cặp nêu những hoạt
động ở trường mà em đã tham gia và
cảm xúc khi tham gia các hoạt động
đó.
- Tổng hợp lại và giới thiệu hình ảnh một
số hoạt động ở trường
- Cho các bạn xem hình ảnh mình đã
sưu tầm được.
5. Đánh giá (3 phút)
- HS tích cực, tự giác và thường
xuyên tham gia các hoạt động của
trường và bộc lộ được cảm xúc vui
vẻ, trách nhiệm khi tham gia các
hoạt động đó.
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất:
- Tổ chức cho HS thảo luận nội dung ở
hình tổng kết cuối bài, liên hệ với trường
học của em.
- Thảo luận, liên hệ với trường của
mình.
- Tổng kết lại: Đây là một việc làm rất có ý

nghĩa mà các em hoàn toàn có thể tự làm
được. Từ đó hình thành ý thức và phát triển
các kĩ năng cần thiết cho HS.
- Lắng nghe.
- GV chốt: Trường học có nhiều khu vực
và các hoạt động khác nhau. Luôn kính
trọng, biết ơn thầy cô và các thành viên
khác trong nhà trường.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Tìm thêm một số bài hát về trường lớp,
thầy cô.
- Kể cho bố mẹ, anh chị nghe về những
17


/>hoạt động đã tham gia ở trường.
- Lắng nghe, thực hiện.
BÀI 8. CÙNG VUI Ở TRƯỜNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Kể được những hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ ở trường, nhận biết được
những trò chơi an toàn, không an toàn cho bản thân và mọi người.
- Biết lựa chọn những trò chơi an toàn khi vui chơi ở trường và nói được cảm
nhận của bản thân khi tham gia trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng bảo vệ bản thân và nhắc nhở các bạn vui chơi an toàn.
3. Thái độ:
- Có ý thức chơi các trò chơi an toàn và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Biết quan tâm giúp đỡ, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện vui chơi
an toàn.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hai bộ cờ đuôi nheo, trên mỗi cờ có gắn tên các trò chơi; các viên sỏi
nhỏ; một số hình ảnh về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh những trò chơi ở trường.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Ở trường, em thường chơi những trò chơi
gì?
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: HS nhận biết được những hoạt
động vui chơi không an toàn và nhắc nhở
các bạn cùng vui chơi an toàn.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
18


- Một số HS trả lời: chơi nhảy dây,
bịt mắt bắt dê, …
- Lắng nghe.

- Quan sát, thảo luận, một số HS trả
lời:


/>+ Kể tên các hoạt động vui chơi trong từng
hình.
+ Các hoạt động vui chơi đó là: bịt
mắt bắt dê, nhảy dây, đá cầu, đọc
sách, đuổi nhau.
+ Hoạt động vui chơi nào không an toàn?
Vì sao?
+ Hoạt động đuổi nhau là không an
toàn, vì có thể ngã gây nguy hiểm.
+ Hoạt động vui chơi nào an toàn? Vì sao? + Các hoạt động bịt mắt bắt dê, nhảy
dây, đá cầu, đọc sách là an toàn.
- Khuyến khích HS kể những hoạt động
vui chơi an toàn khác mà các em đã chơi ở
trường của mình như: xếp hình logo, oẳn tù
tì, …
3. Thực hành (7 phút)
Mục tiêu: HS hào hứng tham gia trò chơi
để khắc sâu kiến thức bài học.
Cách tiến hành: Nhóm
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi cướp cờ, ô
ăn quan.

+ Chuẩn bị một số cờ có gắn tên các trò
chơi: nhảy dây, đá cầu, đánh quay, đuổi
bắt, nhảy cừu, …
+ Chia lớp làm 2 đội.
+ Đứng theo đội.
+ Chọn cờ để sắp xếp vào nhóm các trò
+ Nghe phổ biến luật chơi.
chơi an toàn và trò chơi không an toàn.
+ Các thành viên lên chọn cờ và xếp
+ Khi hô “Bắt đầu”, lần lượt thành viên
vào đúng vị trí quy định.
của đội lên chọn cờ.
+ Kết thúc đội nào cướp được nhiều và
đúng là đội chiến thắng.
- Tổng kết trò chơi, chọn đội thắng cuộc.
- Trò chơi “Ô ăn quan”, tổ chức hướng dẫn - Các cặp chơi 1 lần.
cho HS chơi theo cặp đôi.
- Tổng kết, nhận xét.
4. Vận dụng (7 phút)
Mục tiêu: HS biết được những trò chơi
không an toàn và không nên chơi. Đồng
thời có ý thức nhắc nhở các bạn vui chơi an
toàn, không nguy hiểm cho mình và người
khác.
19


/>Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp
- Quan sát hình, thảo luận nhóm, trả lời câu - Quan sát hình, thảo luận.
hỏi:

- Đại diện một số nhóm trình bày ý
kiến :
+ Đây là trò chơi hay hành động gì?
H1: 1 bạn ngồi ghế đưa chân ra
ngáng bạn đang đi tới.
H2: Bạn ngồi lên lan can cầu thang.
H3: Bạn nam trèo lên cây.
+ Nên hay không nên chơi các trò chơi đó?
Lí do?
+ Không nên chơi các trò chơi đóvì
nó rất nguy hiểm có thể gây gãy
chân tay, ngã, …
+ Khi thấy các bạn chơi hay có hành động + Khi thấy các bạn chơi hay có hành
đó, em sẽ làm gì?
động đó, em sẽ nhắc nhở bạn không
chơi vì nó rất nguy hiểm.
- Nhận xét, đánh giá.
5. Đánh giá (2 phút)
Thực hiện vui chơi an toàn và nhắc
nhở các bạn cùng vui chơi an toàn.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Chuẩn bị một số vật dụng: cờ, hoa, dây
kim tuyến, … để trang trí lớp học ở tiết
- Lắng nghe, về thực hiện.
sau.

BÀI 8. CÙNG VUI Ở TRƯỜNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được những việc nên làm và tác dụng của những việc làm đó để giữ gìn
trường lớp sạch đẹp.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được kế hoạch vệ sinh và trang trí lớp học.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
20


/>- Phẩm chất: Biết quan tâm giúp đỡ, nhắc nhở bạn bè cùng giữ vệ sinh trường
lớp và những nơi công cộng.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình SGK; một số hình ảnh về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về trang trí lớp học; đồ trang trí lớp học.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Các em có yêu quý lớp học, trường học

của mình không? Yêu quý lớp học thì các
em phải làm gì?

- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: HS biết được những việc nên
làm và tác dụng của những việc làm đó để
giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:

- Một số HS trả lời: Phải giữ vệ sinh
lớp học, trang trí lớp đẹp mắt khoa
học.
- Lắng nghe.

- Quan sát, thảo luận, một số HS trả
lời:
+ Các bạn đang làm gì?
H1: Bạn đang úp cốc nước xuống để
giữ vệ sinh.
H2: Các bạn đang thu gom rác, nhổ
cỏ chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
+ Nên hay không nên làm việc đó? Vì sao? + Việc đó nên làm để giữ vệ sinh
trường lớp.
+ Những việc làm đó mang lại tác dụng gì? + Những việc làm đó giúp các bạn
thoải mái thấy mình đã góp phần giữ
vệ sinh sạch sẽ.
- Khuyến khích HS kể những việc làm
khác của mình để giữ gìn trường lớp sạch

đẹp.
- Kết luận: Những việc làm tuy nhỏ nhưng
21


/>thể hiện các em có ý thức tốt và góp phần
giữ gìn trường lớp sạch đẹp, vì vậy các em
cần phát huy.
3. Thực hành (7 phút)
Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường
lớp và nhắc nhở các bạn thực hiện.
Cách tiến hành: Nhóm 2
- Hướng dẫn HS quan sát hình tr38 SGK,
thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
- Quan sát, thảo luận và trả lời:
+ Trong từng hình các bạn đã làm gì?
Hình 1: Các bạn đang quét lớp, kê
bàn ghế, lau bảng.
Hình 2: Hai bạn đuổi nhau chạy
nhảy lên bàn.
Hình 3: Các bạn sắp xếp sách vở gọn
vào ngăn bàn.
+ Hình 4: Các bạn cắt xé giấy vứt ra
nền nhà.
+ Nên hay không nên làm việc đó? Vì sao? + Nên làm các việc ở hình 1 và 3 vì
các việc đó giúp giữ gìn lớp học sạch
đẹp.
+ Không nên làm theo các bạn ở
hình 2, 4 vì chạy đuổi nhau trên bàn
rất nguy hiểm có thể bị ngã gãy tay

chân; vứt giấy ra lớp học gây mất vệ
sinh.
- Gọi một số HS lên bảng kể về những việc
mình đã làm (có thể làm một mình hoặc
tham gia làm cùng các bạn) để giữ trường
- Một số HS lên kể những việc mình
lớp sạch đẹp.
đã làm để giữ trường lớp sạch đẹp:
quét lớp, lau cánh cửa, nhặt rác ở sân
trường, ....
- Động viên HS.
4. Vận dụng (7 phút)
Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch vệ
sinh và trang trí lớp học.
Cách tiến hành: Nhóm, cả lớp
- Chia lớp làm 3 nhóm, GV phân công
công việc cho từng nhóm thực hiện:
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và thực
Nhóm 1: Quét lớp, lau bảng.
hiện.
22


/>Nhóm 2: Kê bàn ghế gọn gàng.
Nhóm 3: Lau các cửa sổ.
- Cả lớp trang trí: Góc sáng tạo, bảng theo - Cả lớp cùng trang trí lớp học.
dõi thi đua.
- Đây là kế hoạch vệ sinh theo từng tuần,
hết tuần GV đổi nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV theo dõi, đánh giá, nhắc nhở HS.

- Lắng nghe
5. Đánh giá (2 phút)
- HS tự giác thực hiện các hoạt động
để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: GV tổ chức cho HS thảo luận về nội
- HS thảo luận nội dung hình cuối
dung hình tổng kết cuối bài và đưa ra một
bài đưa ra cách xử lí: Bạn đừng vẽ
số tình huống khác để HS tự đề xuất cách
lên tường bẩn tường trông xấu lắm, ..
xử lí từ đó phát triển kĩ năng ứng xử trong
các tình huống khác nhau.
Ví dụ: Nhìn thấy bạn uống sữa xong vứt vỏ
hộp sữa ngay dưới chân, em sẽ làm gì
trong tình huống đó, ...
- HS đưa ra cách xử lí của mình.
- GV chốt: Cùng vui chơi an toàn và giữ
cho trường, lớp luôn sạch đẹp.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Kể với bố mẹ, anh chị những việc đã tham
gia để lớp học sạch đẹp.
- Lắng nghe, thực hện.

BÀI 9. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa được kiến thức đã học về trường, lớp.
- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học.

2. Kĩ năng:
- Biết giao tiếp ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của bản
thân với các thành viên trong trường học, lớp học.
3. Thái độ:
- Yêu quý trường lớp, kính trọng thầy cô giáo và các thành viên khác trong
trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
23


/>- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Tranh ảnh về
nội dung chủ đề.
- HS: Tranh ảnh về hoạt động ở trường học, lớp học của mình.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)

- Tổ chức cho HS thi hát những bài hát về
trường lớp.
- Chia lớp làm 2 đội, đội trưởng bắt nhịp
cho cả đội hát 1 bài hát về trường lớp; mỗi
đội hát lần lượt, đến đội nào không tìm và
hát được nữa là đội thua cuộc.

- Các đội hát theo sự chỉ đạo của đội
trưởng.
- Lắng nghe.

- Giới thiệu vào bài.
2. Thực hành (28 phút)
* Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS lựa chọn tranh ảnh đúng và
nêu được nội dung cơ bản của chủ đề đã
chọn.
Cách tiến hành: Nhóm
- Hướng dẫn HS triển lãm tranh ảnh đã sưu
tầm về chủ đề trường lớp theo từng nhóm. - Các thành viên trong nhóm trao
đổi, thảo luận về nội dung, ý nghĩa
của từng bức tranh đã lựa chọn đồng
thời đưa ra những thông tin để giới
thiệu với bạn bè.
- Các nhóm lên trưng bày tranh ảnh
nhóm mình đã sưu tầm được.
- Tổ chức cho HS tham quan sản phẩm
24



/>của từng nhóm.
- Đại diện nhóm thuyết minh về chủ
đề nhóm đã lựa chọn, khuyê khích
HS khác đặt câu hỏi cho nhóm, từ đó
HS hiểu sâu hơn nội dung đã học.
- Theo dõi nhóm nào thuyết minh tốt,
nhiều tranh ảnh đẹp, khuyến khích trình
bày trước cả lớp. GV bổ sung để hoàn
thiện nội dung chủ đề.
- GV có thể chiếu trên màn hình một số
hình ảnh điển hình của chủ đề Trường học
để khắc sâu kiến thức đã học cho HS.
- Cả lớp quan sát.
* Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS nói được tên, địa chỉ lớp,
trường học của mình; giới thiệu khái quát
không gian trường học, lớp học và một số
hoạt động ở trường lớp.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm, cả lớp
GV tổ chức trò chơi: “Em làm hướng dẫn
viên du lịch” (Giới thiệu các hoạt động ở
trường, lớp mình).
* Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ và
tự tin.
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp học.
* Chuẩn bị:
HS chuẩn bị tranh ảnh về chủ đề trường
lớp.

* Cách chơi:
- GV chia lớp thành 2 nhóm và mỗi nhóm
thảo luận về một chủ đề yêu thích:
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
+ Mời bạn đến thăm lớp học của tôi.
- Thảo luận theo chủ đề của nhóm
+ Mời bạn đến thăm ngôi trường yêu quý
mình.
của chúng tôi.
- Các nhóm dán tranh ảnh chuẩn bị
trước theo chủ đề đã chọn và chuẩn
bị nội dung để giới thiệu trước lớp.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV theo dõi, động viên và đánh giá.
3. Đánh giá (3 phút)
25


×