Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo bài tập lớn an toàn cơ sở dữ liệu: Tìm hiểu về an toàn đa mức (Multilevel Security) và đa thể hiện (Polyinstantiation)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.29 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
KHOA AN TOÀN THÔNG TIN


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC
AN TOÀN CƠ SỞ DỮ LIỆU
Chủ đề số 13
TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN ĐA MỨC (MULTILEVEL – SECURITY) VÀ ĐA
THỂ HIỆN (POLYINSTANTIATION)

Giảng viên: Trần Thị Lượng
Thực hiện: Sinh viên lớp AT8B
1.

Nguyễn Thị Vân Anh

2.

Hồ Xuân Đạt

3.

Bùi Đức Thuận

4.

Trịnh Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI, 2015



MỤC LỤC
Mục lục....................................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................
CHƯƠNG I: AN TOÀN ĐA MỨC (MULTILEVEL SECURITY)....................
1.1. Định nghĩa.........................................................................................................3
1.2. Mục đích............................................................................................................3
1.3. Ứng dụng của MLS (Multilevel-Security)........................................................4
1.4. Một số mô hình an toàn đa mức........................................................................5
1.5. MLS trong tương lai..........................................................................................7
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ ĐA THỂ HIỆN
(POLYINSTANTIATION)......................................................................................
2.1. Định nghĩa và sự cần thiết của đa thể hiện........................................................8
2.2 Các loại hình đa thể hiện....................................................................................8
2.3. Một số ví dụ về tính đa thể hiện......................................................................10
2.4. Một số mô hình đa thể hiện.............................................................................12
Tài liệu tham khảo................................................................................................


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2: Mô hình Bell-LaPadula.............................................................................
Hình 3: Mô hình Biba.............................................................................................
Hình 4: Ví dụ về mối quan hệ của đa thể hiện....................................................
Hình 6: Ví dụ 2.......................................................................................................
Hình 8: Ví dụ 4.......................................................................................................
Hình 10: Kết quả...................................................................................................

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.1



LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu (CSDL) truyền thống chỉ tập trung chủ
yếu vào việc đảm bảo an toàn cho bản thân cơ sở dữ liệu mà không đề cập tới việc
đảm bảo an toàn cho hệ điều hành (OS) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS). Ngày
nay, việc sử dụng rộng rãi CSDL cho các ứng dụng web, kiến trúc khách/chủ
không đồng nhất, các máy chủ ứng dụng và mạng… đã tạo nên nhu cầu cấp thiết
mở rộng những hướng nghiên cứu cho vấn đề đảm bảo an toàn CSDL. Dưới đây là
báo cáo “Tìm hiểu về an toàn đa mức (Multilevel Security) và đa thể hiện
(Polyinstantiation)”.

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.2


CHƯƠNG I: AN TOÀN ĐA MỨC (MULTILEVEL SECURITY)
1.1. Định nghĩa
An toàn đa mức (Multilevel-Security) là một đặc tính cho phép thông tin
trong một hệ thống được phân loại ở những mức an toàn khác nhau, người dùng
cũng được phân loại theo quyền và mức độ bảo mật của thông tin để ngăn chặn
việc truy nhập thông tin trái phép.
Người dùng chỉ có thể truy nhập thông tin nếu mức phân loại của người dùng
phù hợp với mức độ nhạy cảm của thông tin.

Hình 1: Phân loại mức độ thông tin
1.2. Mục đích
Mục đích của chính sách này là phân tách dữ liệu theo mức phân loại an toàn
của bản thân dữ liệu. Dữ liệu đã phân loại sẽ được lưu trong các hệ thống chuyên

dụng và truy nhập của những người dùng bên ngoài và các cơ quan trung gian đều
bị ngăn chặn. Nhược điểm chính của MLS là đòi hỏi các CSDL dung lượng lớn
hơn nên chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng tăng lên.
Trong hệ thống MLS, các đối tượng như: các bảng dữ liệu, các bản ghi và các
trường được coi như những thực thể thụ động. Một chủ thể là một tiến trình chủ
động, có yêu cầu truy nhập tới các đối tượng. Mọi đối tượng đều được gán một lớp
phân loại (classification) và mọi chủ thể đều có một mức độ mật (clearance). Mức
phân loại và mức độ mật được đề cập chung như là các thành phần của các nhãn
Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.3


(label). Một nhãn bao gồm hai thành phần: mức nhạy cảm của dữ liệu (level - là
thành phần phân cấp) và hạng mục (compartment – không phân cấp).
Các khía cạnh quan trọng khác của MLS chính là kiểm soát truy nhập bắt
buộc (MAC) và đa thể hiện (Poly-instantiation). An toàn đa mức sử dụng kiểm soát
truy nhập MAC để ngăn chặn việc khám phá thông tin trái phép từ dữ liệu mức cao
của người dùng ở mức thấp. Trong MAC, độ an toàn được thực thi theo chính sách
an toàn của hệ thống và không do người sở hữu của đối tượng quyết định. Đa thể
hiện cho phép một bảng quan hệ được lưu trữ nhiều bản ghi với cùng khóa chính
trong đó, mỗi bản ghi là một thể hiện của cùng một thực thể, nhưng với mức an
toàn khác nhau.
1.3. Ứng dụng của MLS (Multilevel-Security)
Hiện nay chỉ có một số DBMS được thiết kế để hỗ trợ an toàn đa mức. Đó là
thách thức lớn đối với các tổ chức nghiên cứu về CSDL. Các nhà cung cấp hệ quản
trị CSDL thương mại đã tạo ra các phiên bản tin cậy (Trusted) cho các sản phẩm
của họ, chẳng hạn như: Trusted Oracle, Informix Online/Secure, Sybase Secure
Server và DB2 cho z/OS. Tuy nhiên, các phiên bản này đều có hai điểm yếu cơ bản
sau:

- DBMS đa mức đó thực sự là nhiều thể hiện của nhiều DBMS mức đơn.
- CSDL đa mức được phân tách thành nhiều CSDL mức đơn (là một phân
đoạn trong CSDL đa mức ở mức khái niệm).
Hai đặc điểm này làm giảm mạnh hiệu năng thực hiện của hệ thống.
Một cách tiếp cận khác là tận dụng ưu điểm của các đặc trưng an toàn có
trong những phiên bản mới của các sản phẩm DBMS chuẩn. Chẳng hạn, từ phiên
bản Oracle 9i trở lên, Oracle thực thi An toàn dựa vào nhãn (Oracle Label
Security), cho phép chúng ta có thể mô phỏng một CSDL đa mức. Đó là một kiểm
soát truy nhập mức bản ghi được xây dựng sẵn trong DBMS, dùng cho các ứng
dụng an toàn mức cao, thêm một trường mới cho mỗi bản ghi để lưu nhãn nhạy
cảm của mỗi hàng. Việc người dùng truy nhập vào các bản ghi có thể được thực
hiện hoặc bị từ chối, tùy thuộc vào việc so sánh định danh và nhãn an toàn của
người dùng với các nhãn nhạy cảm của các hàng dữ liệu đó.

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.4


1.4. Một số mô hình an toàn đa mức
1.4.1. Mô hình Bell-LaPadula
• Được phát triển bởi David Elliot Bell và Leonard J. La Padula vào năm
1973

• Để chuẩn hoá các qui định về hệ thống bảo mật nhiều mức (Multilevel
Security) của Bộ quốc phòng Mỹ.
• Áp dụng trong các ứng dụng quân đội và chính phủ

Hình 2: Mô hình Bell-LaPadula
• Tính chất:

Quy tắc không đọc lên: (not Read up)
Các chủ thể chỉ có thể đọc thông tin có mức nhạy cảm ngang hoặc thấp hơn
mức an toàn mà nó được gán.
Điều này giúp không bị lô thông tin cho những người dùng không được quyền
truy xuất đến dữ liệu đó.
Quy tắc không ghi xuống (not Write down):
Chủ thể ở mức cao chỉ được ghi dữ liệu lên mức gán nhãn ngang nó hoặc cao
hơn.
Điều này ngăn người dùng vô tình ghi dữ liệu từ mức cao xuống mức thấp
làm lộ thông tin cần bảo vệ.
Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.5


• Hạn chế
Mô hình Bell-LaPadula chỉ tập trung vào tính mật: không đảm bảo tính toàn
vẹn thông tin.
Không linh động trong việc thay đổi quyền truy cập.
Không hỗ trợ tính đa thể hiện.
1.4.2. Mô hình Biba
• Do Biba đề nghị năm 1977
• Mô hình Biba tập trung vào việc bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu
• Mô hình Biba phân loại theo chủ thể, đối tượng theo mức toàn vẹn
(integrity level)
• Các nhóm phân loại gồm: Crucial (C), Very Important (VI), Important (I)
và C>VI>I

Hình 3: Mô hình Biba
• Tính chất:


Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.6


Tính chất toàn vẹn đơn giản (Simple integrity property): Một chủ thể s có thể
quan sát được đối tượng o nếu và chỉ nếu: i(s) <= i(o). Tức là không đọc xuống
(Not read down).
Tính chất toàn vẹn sao (Integrity star property): Một chủ thể s có thề chỉnh
sửa được đối tượng o nếu và chỉ nếu: i(o) <= i(s). Tức là không ghi lên (Not
write up)
Tính chất liên hệ (Invocation property): Một chủ thê s 1 có thể liên hệ với chủ
thể s2 nếu và chỉ nếu: i(s2) <= i(s1).
1.5. MLS trong tương lai
Có lẽ sự thay đổi lớn xảy ra trong lĩnh vực an ninh đa cấp hiện nay là sự hội
tụ của MLS với công nghệ ảo hóa. Một số lượng ngày càng tăng của các hệ điều
hành đáng tin cậy được di chuyển ra khỏi các tập tin dán nhãn và các quy trình, và
thay vào đó chuyển hướng tới hệ thống UNIX hoặc các máy ảo. Các ví dụ bao
gồm: khu ở Solaris 10 TX, và hypervisor tế bào đệm trong các hệ thống chẳng hạn
như nền tảng IntegrityGreen Hill, và XenClient XT từ Citrix. The High Assurance
Platform (Nền tảng bảo hiểm cấp cao) từ NSA thực hiện trong môi trường ảo hóa
Trusted General Dynamics (TVE) là một ví dụ khác - nó sử dụng SELinux cốt lõi
của nó, và có thể hỗ trợ các ứng dụng MLS mà vòng sang nhiều lĩnh vực.

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.7



CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ ĐA THỂ HIỆN (POLYINSTANTIATION)
2.1. Định nghĩa và sự cần thiết của đa thể hiện
Đa thể hiện (Polyinstantiation) là một kỹ thuật cơ sở dữ liệu cho phép cơ sở
dữ liệu chứa nhiều trường hợp của cơ sở dữ liệu giống nhau nhưng với cách phân
loại khác nhau.
Kỹ thuật này có thể được DBMS sử dụng để ngăn chặn suy diễn, bằng cách
cho phép cơ sở dữ liệu có nhiều thể hiện cho cùng một mục dữ liệu, mỗi thể hiện
có một mức phân loại riêng. Trong một cơ sở dữ liệu quan hệ có thể có các bộ khác
nhau với cùng một khoá, với mức phân loại khác nhau, ví dụ nếu tồn tại một hàng
(được phân loại ở mức cao) và một người sử dụng (được phân loại ở mức thấp)
yêu cầu chèn thêm một hàng mới có cùng khoá. Điều này ngăn chặn người sử dụng
(được phân loại ở mức thấp) suy diễn sự tồn tại của hàng (được phân loại ở mức
cao) trong cơ sở dữ liệu.
Đa thể hiện xảy ra bởi các chính sách bắt buộc. Nó có thể ảnh hưởng tới các
mối quan hệ, các tuple (bộ dữ liệu) và các thành phần dữ liệu. Đa thể hiện nảy sinh
do các đối tượng với các lớp khác nhau cho phép hoạt động trên các mối quan hệ
giống nhau. Quan hệ đa thể hiện là quan hệ với các lớp truy cập khác nhau.
Polyinstantiated Tuples (còn gọi là thực thể đa thể hiện) là bộ dữ liệu với các
khóa chính giống nhau nhưng với lớp truy cập khác nhau có liên quan đến các từ
khóa chính.
Polyinstantiated Elements (còn gọi là thuộc tính đa thể hiện) là những yếu tố
của một thuộc tính trong đó có các lớp truy cập khác nhau nhưng có liên quan đến
các khóa chính và lớp chính.
2.2 Các loại hình đa thể hiện
Đa thể hiện xuất hiện như là một trong số 2 loại hình:
- Visiable polyinstantiation (Đa thể hiện hữu hình)
- Inviable polyinstantiation (Đa thể hiện vô hình)
2.2.1. Đa thể hiện hữu hình
Đa thể hiện hữu hình xảy ra khi một người dùng cao hơn cố gắng chèn dữ liệu
trong một trường đã chứa dữ liệu ở một mức độ thấp hơn. Các dữ liệu cao sẽ được

nhập như một bộ dữ liệu mới.
Quan hệ đa mức (Multilevel Relations)
Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.8


Giả sử một người dùng cao yêu cầu chèn một bộ với khóa chính giống như
một tuple hiện có ở mức thấp; DBMS có ba lựa chọn:
1. Thông báo cho người dùng biết rằng một bộ với khóa chính giống nhau tồn
tại và từ chối các chèn vào
2. Thay thế các tuple hiện có ở cấp thấp hơn với các tuple mới được chèn vào
ở mức cao
3. Chèn các tuple mới ở mức cao mà không sửa đổi các tuple hiện có ở cấp
thấp hơn (tức là polyinstantiate các thực thể)
Lựa chọn 1: không giới thiệu một kênh báo hiệu; Tuy nhiên, từ chối việc chèn
kết quả của mình vào một vấn đề DoS
Lựa chọn 2: sẽ cho kết quả trong việc loại bỏ một tuple ở mức thấp hơn và do
đó giới thiệu một kênh báo hiệu
Lựa chọn 3: là một lựa chọn hợp lý; là hệ quả nó giới thiệu một thực thể
polyinstantiated
2.2.2. Đa thể hiện vô hình
Đa thể hiện vô hình xảy ra khi một người dùng thấp cố gắng để chèn dữ liệu
trong một trường đã chứa dữ liệu ở cấp cao hơn. Các dữ liệu thấp sẽ được nhập
như một bộ dữ liệu mới.
Quan hệ đa mức (Multilevel Relations)
Giả sử một người dùng cấp thấp yêu cầu chèn một bộ dữ liệu với khóa chính
giống như một tuple hiện có ở một mức độ cao hơn, DBMS có ba lựa chọn:
1. Thông báo cho người dùng biết rằng một bộ với khóa chính giống nhau tồn
tại ở mức độ cao hơn và từ chối các chèn vào.

2. Thay thế các tuple hiện có ở cấp cao hơn với các tuple mới được chèn vào
ở mức thấp.
3. Chèn các tuple mới ở cấp độ thấp mà không sửa đổi các tuple hiện ở cấp
cao hơn (tức là các thực thể đa thể hiện).
Lựa chọn 1: Giới thiệu một kênh báo hiệu.
Lựa chọn 2: Cho phép người sử dụng thấp ghi đè dữ liệu họ không thể nhìn
thấy và do đó ảnh hưởng đến tính toàn vẹn.
Lựa chọn 3: Là một sự lựa chọn hợp lý, là hệ quả mà nó giới thiệu một thực
thể đa thể hiện.

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.9


2.3. Một số ví dụ về tính đa thể hiện
Đối với thao tác read, các đối tượng có quyền truy cập đọc đến các trường
hợp của các mối quan hệ nhiều mức truy cập dữ liệu ở cùng mức độ hoặc thấp hơn
Đối với thao tác write (insert hoặc update), hiệu quả phụ thuộc vào mức độ
truy cập của cái bị chi phối, không thể so sánh cấp độ của chúng.
Trong các ví dụ dưới đây, xóa bỏ đối tượng được chi phối bởi các lớp truy cập
dữ liệu.

Hình 4: Ví dụ về mối quan hệ của đa thể hiện
2.3.1. Ví dụ 1
Giả sử một S-subject (ví dụ như một chủ đề với phân loại S) muốn thực hiện
các thao tác:
INSERT INTO EMPLOYEE
VALUES ‘Sam’, ‘Math’, ‘10K’
Các thao thác được áp dụng với hình 4 và cho ra kết quả như hình 5.


Hình 5: Ví dụ 1

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.10


2.3.2. Ví dụ 2
Giả sử một S-subject (ví dụ như một chủ đề với phân loại S) muốn thực hiện
các thao tác:
UPDATE EMPLOYEE
SET Salary = ‘20K’
WHERE Name = ‘Ann’
Các thao thác được áp dụng với hình 4 và cho ra kết quả như hình 6.

Hình 6: Ví dụ 2
2.3.3. Ví dụ 3
Giả sử một TS-subject (ví dụ như một chủ đề với phân loại TS) muốn thực
hiện các thao tác:
UPDATE EMPLOYEE
SET Dept = ‘Math’
WHERE Name = ‘Ann’
Các thao thác được áp dụng với hình 6 và cho ra kết quả như hình 7 tới khi
các hàng được thêm vào.

Hình 7: Ví dụ 3
Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.11



Trong hình 4, hai hàng được thêm vào có sự phân loại TS cho trường Dept
cho Ann vì những bộ dữ liệu đã được thêm vào một TS-subject. Nó không nên
được nhìn thấy bởi một S-subject.
2.3.4. Ví dụ 4
Giả sử một TS-subject (ví dụ như một chủ đề với phân loại TS) muốn thực
hiện các thao tác:
UPDATE EMPLOYEE
SET Dept = ‘CIS’, Salary = ‘20K’
WHERE Name = ‘Bob’
Các thao thác được áp dụng với hình 6 và cho ra kết quả như hình 8 tới khi
các hàng được thêm vào.

Hình 8: Ví dụ 4
Trong hình 8, ba hàng được thêm vào có sự phân loại TS cho bộ dữ liệu vì
những bộ dữ liệu này đã được thêm vào một TS-subject. Nó không nên được nhìn
thấy bới một S-subject.
2.4. Một số mô hình đa thể hiện
2.4.1. Mô hình Sea View
Secure Data View (mô hình an toàn dữ liệu) được phát triển bởi Lunt,
Denning vào năm 1987, tại California. Mô hình Sea View thực sự cải thiện trên
khái niệm đa thể hiện, được phát triển bới Hinke và Schaefer.
Mô hình có 2 lớp:
Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.12


- MAC (Mandatory Access Control): Kiểm soát truy cập bắt buộc.

- TCB (Trusted Computing Base): Cơ sở tính toán tin cậy.
Mô hình sử dụng các vấn đề, đối tượng và các lớp truy cập. Lớp truy cập bao
gồm:
- Lớp bí mật: tương ứng với mức độ bảo mật của các mô hình BellLaPadula.
- Lớp toàn vẹn: tương ứng với các mức toàn vẹn mô hình Biba.
MAC
MAC thực thi các chính sách bảo mật của các mô hình Bell-LaPadula và
Biba. Đối tượng của MAC là các tập tin phải được cấp quyền truy cập, mỗi đối
tượng có một định danh duy nhất và một lớp truy cập duy nhất. ID và lớp truy cập
được gán cho một đối tượng không được thay đổi muộn. Đối tượng là các tập tin
đơn cấp trong một hệ thống an ninh đa cấp.
Đối tượng của MAC là quá trình đại diện cho người dùng, mỗi người dùng
được chỉ định một loạt các lớp bí mật và lớp toàn vẹn. Đối tượng đại diện cho
người sử dụng là phân loại được giao của người sử dụng đó. Mỗi người dùng được
phân công giữ lớp bí mật tối thiểu (minsecrecy) và lớp toàn vẹn tối thiểu
(minintegrity).
Các lớp bí mật và lớp toàn vẹn ban đầu được giao cho người sử dụng được
ký hiệu là maxsecrecy và maxintegrity. Writeclass của đối tượng sử dụng là
minsecrecy, mimintegrity. Readclass của đối tượng sử dụng là maxsecrecy,
minintegrity. Đối với từng đối tượng, readclass phải chiếm lĩnh writeclass.
Đối tượng được cho là đáng tin cậy nếu readclass chi phối chặt chẽ writeclass.
Sự tin cậy được chia thành tin cậy bí mật (tương ứng với sự bất bình đẳng nghiêm
ngặt của các lớp bí mật) và tin cậy toàn vẹn (tương ứng với sự bất bình đẳng
nghiêm ngặt của các lớp toàn vẹn). Đối tượng có độ tin cậy bí mật có thể ghi dữ
liệu ở một lớp bảo mật thấp hơn so với dữ liệu đọc. Đối tượng không được tin cậy
được gọi là không đáng tin cậy, những đối tượng này có readclass và writeclass
ngang nhau.
TCB
TCB định nghĩa các mối quan hệ đa cấp, bao gồm các chính sách hỗ trợ cho
việc nhất quán dữ liệu, trách nhiệm, ghi nhãn, tổng hợp, phân loại...


Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.13


2.4.2. Mô hình Jajodia-Sandhu (J-S)
Thao tác write trong mô hình Sea View có khả năng tạo ra các bộ dữ liệu mới
zn, trong đó z là các số nguyên tố thuộc các lớp truy cập và n là số các thuộc tính
không khóa.
Toàn vẹn thực thể đòi hỏi:
- Không có bộ dữ liệu có một giá trị null cho một thuộc tính là một phần của
khóa chính.
- Tất cả các thuộc tính quan trọng phải có cùng một phân lớp (một sự bổ
sung quan trọng là làm cho tất cả các giá trị chính hoàn toàn có thể nhìn thấy hoặc
hoàn toàn vô hình).
- Lớp của thuộc tính quan trọng phải chi phối lớp các thuộc tính không khóa.
- Trong quan hệ đa cấp, các giá trị null có thể có ý nghĩa kép (hoặc giá trị là
null hoặc phân loại cao hơn với giá trị đó làm cho màn hình hiển thị null đối với
đối tượng phân loại thấp).
Toàn vẹn null yêu cầu:
- Giá trị null được phân loại ở mức độ tương tự của các thuộc tính quan trọng
trong các bộ dữ liệu.
- Giá trị null được gộp vào một giá trị độc lập không null trong việc phân
loại các giá trị không null.
Mô hình J-S không yêu cầu phụ thuộc đa giá trị như mô hình Sea View đối
với toàn vẹn đa thể hiện. Mô hình J-S xử lý các hoạt động đọc sử dụng mô hình
bảo mật Bell-LaPadula theo nguyên tắc NoRead-up (không đọc lên), và xử lý các
hoạt động viết theo nguyên tắc NoWrite-down (không viết xuống), nghĩa là người
dùng không thể ảnh hưởng đến các trường hợp của một mối quan hệ với một phân

loại thấp hơn hoặc ngang hàng.

Hình 9: Ví dụ về mô hình J-S hoạt động Write

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.14


Giả sử rằng một S-subject muốn thực hiện thao tác:
INSERT INTO EMPLOYEE VALUES “John, CIS, 20K”
Thao tác được áp dụng vào hình 9 và kết quả như hình 10.

Hình 10: Kết quả

Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

/> /> />Tổng quan về cơ sở dữ liệu và cách thiết kế DBMS
Multilevel Database Security


Tìm hiểu về an toàn đa mức, đa thể hiện

Tr.16



×