Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Vì an toàn giao thông Thủ Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.06 KB, 17 trang )

‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

“VÌ AN TOÀN GIAO THÔNG THỦ ĐÔ”

Chủ đề:
Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù
hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn,
đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thể loại: Bài phản ánh

1


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’

A.

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu di chuyển đi lại của người
dân ngày càng gia tăng. Vì thế các vấn đề liên quan đến giao thông ngày càng trở nên
nóng hơn bao giờ hết và ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đặc
biệt là vấn đề an toàn giao thông ở thủ đô Hà Nội. Mọi người cũng có thể thấy khi
chúng ta di chuyển trên những con đường chính để vào nội đô thì chắc hẳn cũng sẽ bắt
gặp được cảnh ùn tắc giao thông. Và có lẽ ám ảnh với chúng ta là hình ảnh những
dòng xe cộ di chuyển một cách chậm chạp, người xen lẫn xe, cùng với khói bụi, còi xe
inh ỏi,…Chính sự ùn tắc này đã mang đến một sự khó chịu, bực mình, làm hao tốn
thời gian của chính người tham gia giao thông, tổn hại kinh tế thủ đô nhất là trong
cuộc sống tất bận ngày nay. Tình trạng ùn tắc giao thông như vậy dường như đã gióng
một hồi chuông báo động lên toàn Hà Nội.



B.

NỘI DUNG

I.

KHÁI QUÁT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Ùn tắc giao thông là tình trạng giao thông tại một số nơi mà các phương tiện
tham gia giao thông phải di chuyển chậm hoặc dừng chờ do một số nguyên nhân nào
đó. Còn an toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm
các việc chấp hành luật an toàn giao thông để mang lại sự an toàn đối với những
người tham gia giao thông bằng các phương tiện đường bộ, thủy, không. Tình trạng ùn
tắc và an toàn giao thông là các vấn đề nóng hiện nay cần mọi người chung tay góp
sức để giải quyết thực trạng này.

THỰC TRẠNG

II.
1.

Địa điểm
Chúng ta đều có thể thấy tình trạng ùn tắc giao thông ở nước ta thường xuyên
xảy ra ở các nút giao thông trọng điểm và một số tuyến đường nhỏ trên địa bàn Hà
Nội. Cụ thể ta có một số tuyến đường lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, đường
Phạm Hùng,… hoặc các tuyến đường nhỏ như Trung Văn, nút giao Hoàng Minh Giám
2


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’

- Trần Duy Hưng - Nguyễn Chánh,... Tất cả đều để lại một nỗi lo sợ cho người dân khi
đi trên đường. Và phải chăng cái đóng góp cho những tuyến đường, những “điểm
đen” này là các phương tiện giao thông và nổi bật là xe máy và xe hơi?
2.

Thống kê
Trước khi đi vào số những số liệu thống kê ở Hà Nội tôi xin trình bày về thực
trạng giao thông của thế giới và nước ta. Ở đây, tôi xin trích lại những số liệu thống kê
của tổ chức y tế Thế giới về giao thông: “Theo báo cáo năm 2013 của Tổ chức y tế
Thế giới (WHO) thì mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,24 triệu người chết và 50 triệu
người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ, tập trung chủ yếu ở nhóm người có
độ tuổi từ 15 - 29 tuổi. Nếu không có những biện pháp phòng ngừa, tai nạn giao thông
đường bộ được dự đoán sẽ dẫn đến cái chết của khoảng 1,9 triệu người vào năm
2020”.
Còn ở nước ta thì sao? “Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia:
năm 2012 cả nước xảy ra 36.376 vụ TNGT làm chết 9.838 người, bị thương hơn
38.000 người; năm 2013 có 29.385 vụ TNGT làm chết 9.369 người, bị thương 29.500
người; năm 2014 có 25.322 vụ TNGT làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người.
Năm 2015, tính đến tháng 11 trên toàn quốc đã xảy ra gần 21 nghìn vụ TNGT, làm
chết gần 8.000 người và 19 nghìn người bị thương”.
Cuối cùng là Hà Nội: “Trong thời gian từ 16/11/2015 đến 15/05/2016 đội
CSGT số 6 – Công an TP. Hà Nội đã xử lý 21.591 trường hợp vi phạm, số tiền phạt
thu về là 6.761.410.000 đồng. Tính trung bình mỗi ngày xử phạt được 37 triệu đồng.”
Có lẽ những số liệu mọi người đều biết cả rồi những tôi vẫn xin nhắc lại để chỉ
ra vài điều từ những số liệu trên. Đầu tiên là những vụ tai nạn này hầu hết xảy ra ở độ
tuổi lao động và trước lao động, điều này đã vô tình gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế đất nước nói chung và thủ đô nói riêng. Tiếp đến, số tiền được hưởng từ các vụ vi
phạm giao thông cũng lớn đấy nhưng đâu có thể bù đắp hết được các tổn hại về mặt
vật chất và tinh thần mà con người phải chịu đâu chứ? Đây đâu đã là gì đối với số tiền
hàng tỉ đồng mà chúng ta phải chi ra mỗi năm để khắc phục hậu quả tai nạn giao

thông. Đây đâu đã là gì đối với những thưởng tổn về tinh thần không chỉ người bị hại
mà còn với gia đình, người thân của họ,… Khi vi phạm thì họ đều phải đóng tiền phạt,
vi phạm càng nhiều tiền phạt càng tăng, kinh tế gia đinh đã nghèo khó thì giờ càng
nghèo khó hơn, thiệt hại về kinh tế thủ đô càng ngày càng tăng. Tuy rằng số vụ tai
nạn, vi phạm có giảm đấy nhưng nó vẫn là quá lớn đối với một thủ đô hòa bình của
chúng ta…
Chúng ta cũng đều biết: Không có lửa thì làm sao có khói. Vậy nguyên nhân do
đâu mà có thực trạng giao thông hiện nay?

3.

Nguyên nhân

3


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’
Có người nói đó là do dân cư đông đúc, có người nói đó là do các tuyến đường
giao thông trọng điểm còn nhỏ hẹp,… Tất cả những ý kiến đó đều có nét đúng, còn
theo tôi thì nguyên nhân của thực trạng trên gồm 5 nội dung chính sau:
1. Người tham gia giao thông


Người dân thiếu ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, với các hành vi như: chạy
quá tốc độ, tránh vượt ẩu, đi không đúng làn đường, điều khiển phương tiện trong tình
trạng say bia rượu và sử dụng các chất kích thích, đi hàng hai hàng ba, không đội mũ
bảo hiểm,..
• Người dân còn chưa hiều biết hết luật an toàn giao thông, chưa được tuyên truyền phổ
biến cách tham gia giao thông đúng cách.
• Do hoàn cảnh ép buộc họ phải vi phạm luật giao thông (VD: Đi làm muộn, có việc

gấp,…)
2. Kinh tế đất nước còn chưa phát triển


Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ
thuật, không đồng bộ (VD: Đường xá còn chật chội, thiếu hệ thống đường bộ, hệ
thống đường xá xuống bị xuống cấp ở một số nơi,…)
• Phương tiện giao thông công cộng còn chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay và đang có tình
trạng xuống cấp ở một số xe bus (nhiều xe bus thường hay nhả rất nhiều khói đen khi
di chuyển làm ô nhiễm không khí,….)
3. Luật pháp nhà nước còn chưa đủ chặt chẽ


Chưa xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông (VD: tình trạng lấn
chiếm vỉa hè, xử phạt còn nhẹ đối với các trường hợp vi phạm,…)
• Chưa có quy định đầy đủ an toàn giao thông (VD: hạn chế số lượng phương tiện cá
nhân di chuyển trên địa bàn Hà Nội,…)
4. Quy hoạch đô thị còn thiếu đồng bộ


Có quá nhiều công ty, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà trường, bệnh viện lớn,…
trong nội đô mà khi ở ngoại thành thì rất ít.
• Làm đường còn thiếu tính chặt chẽ (VD: Việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều
phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt,…)
• Chưa tập trung nhiều vào đô thị hóa nông thôn…
5. Các tác nhân khách quan tác động



Thời tiết xấu (VD: mưa bão,…)

Cuộc sống nhân dân vẫn còn cơ cực (VD: chạy xe chở cồng kềnh để kiếm tiền, không
có tiền mua xe đảm bảo chất lượng mà phải đi tạm xe cũ gây ô nhiễm môi trường,…)
• Sự bùng nổ quá nhanh của các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy, xuất hiện
rất nhiều trên đường phố.
• Lý do cá nhân của người tham gia giao thông (VD: muộn giờ đi học, đi làm,…)
4.

Tác hại
4


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’
Ta có thể thấy an toàn giao thông không phải là một vấn đề đơn giản mà nó là
một vấn đề hết sức nan giải để lại biết bao nhiêu tác hại cho chúng ta. Như đã nói trên
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã để lại một thiệt hại nặng nề về kinh tế Hà
Nội. Và để chứng minh cho điều đó ở đây tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng: “Theo số
liệu sơ bộ của Trung tâm Nghiên cứu cuộc sống phát triển bền vững (CSDP), chỉ riêng
TP Hà Nội, chi phí tăng thêm do tiêu hao nhiên liệu và lãng phí công lao động vì ùn
tắc giao thông ở nội thành khoảng 36,4 tỷ VNĐ/ngày (12.812 tỷ VNĐ/năm, tương
đương khoảng 600 triệu USD/năm)”.
Và quan trọng hơn tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông còn gây nên những hậu
quả “kinh khủng” cho chính người tham gia giao thông. Nhẹ nhất là nó gây nên một
tình trạng “ức chế” cho những ai tham gia giao thông, làm mất thời gian của họ. Tiếp
đến, ùn tắc giao thông còn phần nào dẫn đến tai nạn giao thông gây thiệt hại kinh tế
đối với người dân Hà Nội. Ngoài những thiệt hại về mặt vật chất thì đặc biệt nó còn
gây nên tổn thương về mặt tinh thần của chính họ và những người bên họ. Cụ thể, nó
đã lấy đi biết bao nước mắt của một người mẹ khóc thương con bị xe cán chết, sự hồn
nhiên của trẻ thơ sau một lần tai nạn kinh hoàng, một cuộc sống hạnh phúc của một
đôi vợ chồng trẻ,… Thật đau xót với những hoàn cảnh thương tâm đó chỉ vì giao
thông gây ra!

Đó mới chỉ là thiệt hại với những người tham gia giao thông, còn với thủ đô Hà
Nội thì ùn tắc giao thông đã “ngấm ngầm” mang đến một tình trạng vô cùng khẩn cấp:
“Ô nhiễm môi trường”. Và tiêu biểu là ô nhiễm không khí, đặc trưng là những ‘làn
xương mù’ giữa buổi trưa hè nóng nực. Nó tựa như những con vi khuẩn len lõi vào cơ
thể chúng ta trong giao thông hằng ngày đầu độc ta bằng các làn khói bụi, các chất khí
thải động cơ,… tổn thương trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Và cũng góp phần đảo
lộn cuộc sống của người dân trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó ùn tắc giao
thông còn gây mất mĩ quan thủ đô, giảm lượng khác du lịch hằng năm, thiệt hại về
kinh tế ngày càng tăng và gây nảy sinh ra nhiều vấn đề khác nữa.
5.

Cuộc khảo sát bên lề giao thông thủ đô
Tại một cuộc khảo sát về giao thông ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thị
Minh Khai với 25 người tham gia, chúng tôi đã đưa ra 5 câu hỏi để đánh giá mức độ
giao thông hiện nay. Cụ thể:
• Câu 1: Ở nơi bạn ở thường hay xảy ra ùn tắc giao thông không?
A. Có
B. Không
C. Tùy thời gian
• Câu 2: Bạn đã từng chứng kiến cảnh tai nạn giao thông chưa?
A. Có
B. Không
• Câu 3: Nếu được thay đổi cơ sở hạ tầng giao thông đô thị bạn sẽ làm gì?
Cuối cùng, chúng tôi được kết quả:



Câu 1: A. 32%
Câu 2: A. 84%


B. 16%
B. 16%

C. 52%

5


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’
Đặc biệt câu 3 tôi xin đưa ra lời tổng kết chung nhất cho những ý kiến của mọi
người về câu hỏi mở này.


Tu sửa, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng giao thông đô thị (đường, cầu, biển báo
giao thông, tàu điện ngầm,…) chiếm 40%
• Chuyển đổi phương tiện giao thông (mở đường trên không,…) chiếm 32%
• Không quan tâm, chiếm 28%
Như vậy, chúng ta có thể thấy được ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn thường
xuyên xảy ra trong đời sống của chính chúng ta như một phần của cuộc sống. Mọi
người đều đã có ý thức sâu sắc về tình trạng giao thông thủ đô hiện nay, muốn chính
quyền thủ đô thực hiện mạnh hơn nữa để khắc phục tình trạng này, tuy vẫn còn nhiều
người thờ ơ về việc giao thông hiện nay.

GIẢI PHÁP

III.
1.

Ý tưởng
Tôi thấy ở địa phương mình và đặc biệt là thủ đô Hà Nội thường xảy ra ùn tắc

giao thông. Là một người thường xuyên tham gia giao thông tôi cũng thấm thía được
nỗi khổ của họ. Vì vậy trong tôi ấp ủ một dự án để ải thiện vấn đề ùn tắc giao thông,
giảm tai nạn giao thông. Tôi đặt tên cho dự án này là: “Sống còn”. Nếu được áp dụng
vào thực tế, tôi mong dự án của tôi có thể giúp việc giảm ùn tắc và tai nạn giao thông
của thành phố Hà Nội.

2.

Mục tiêu
Nhưng trước khi vào kế hoạch, tôi xin trình bày mục tiêu 5 không của dự án:
1.
2.
3.
4.
5.

3.

Dự án của bản thân
3.1.


-

Không còn nhiều người vi phạm, thiếu hiểu biết luật giao thông.
Không thiếu kinh phí khi dự án được hoạt động.
Không còn một bộ luật thiếu chặt chẽ.
Không còn những trang thiết bị yếu kém.
Không còn một quy trình xây dựng thiếu tính chặt chẽ.


Về con người

Kêu gọi các doanh nhân, ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng ủng hộ các chương
trình an toàn giao thông thủ đô. Như:
Tổ chức các diễn đàn nêu đánh giá của họ về giao thông Hà Nội, nhờ họ kêu gọi mọi
người chung tay xây dựng một trật tự an toàn giao thông vững mạnh.
Tổ chức các buổi tìm hiểu sâu về luật an toàn giao thông với khách mời là họ.
Sáng tác các ca khúc về chủ đề giao thông, nhờ các ca sĩ nổi tiếng hát để truyền cảm
hứng đến công chúng.
Đóng phim về hậu quả của tai nạn, ùn tắc giao thông với sự quy tụ của nhiều diễn viên
nổi tiếng để nâng cao ý thức tham gia giao thông của mọi người nhất là tuổi trẻ.
6


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’






Gắn các loa phát thanh trên các điểm đen hoặc nút giao thông quan trọng được phát
chủ yếu vào giờ cao điểm với các nội dung:
Tuyên truyền luật giao thông tới mọi người.
Kể các câu chuyện đau xót về tai nạn giao thông và những bài học rút ra từ đó mà
chúng ta nên học hỏi.
Các vấn đề khác liên quan đến giao thông mà ta cần biết (VD: chọn mũ bảo hiểm đảm
bảo chất lượng,…)
Tổ chức các buổi giao lưu về an toàn giao thông tới từng xã, phường.
Khuyến khích người dân sử dụng những phượng tiện nhỏ gọn, thân thiện môi trường

(VD: xe đạp, máy điện,…) và di chuyển bằng các loại hình công cộng.
Tìm hiểu những ý kiến, mong ước, đề xuất của nhân dân từ đó tiếp thu, phát triển các
đề xuất đó.
Tuyên truyền pháp luật và các hình thức xử phạt nặng với những ai không chấp hành
luật giao thông tới mọi người.
Xin những chữ kí ủng hộ, chấp hành luật giao thông của người dân.
Phát những mũ bảo hiểm đạt chất lượng cho dân nghèo và hướng dẫn cách sử dụng
cho mọi người.
Kiểm soát việc nhập cư của các người dân từ ngoài tỉnh vào Hà Nội. Hoàn thiện, xây
dựng các khu chung cư, nhà ở giá rẻ cho người họ ở ngoại thành Hà Nội.
Tuyên truyền an toàn giao thông thủ đô tới từng trường.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đánh giá, đề xuất các giải pháp về luật pháp
và an toàn giao thông thủ đô.
Mở các buổi tuyên truyền an toàn giao thông ở các trường học vào ngày đầu tuần.
Đưa các kiến thức an toàn giao thông vào giảng dạy ở từng lớp (khoảng 1 tiết/ tháng).
Lấy chữ kí của học sinh về chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông, nếu vi
phạm thì sẽ chịu kỉ luật của nhà trường.
Điều lực lượng cảnh sát, công an cùng tham gia giao thông với người dân nhằm cảnh
báo mọi người có thể bị phạt từ đó khiến mọi người phải chấp hành luật giao thông và
dần dần họ sẽ hình thành ý thức tuân thủ luật giao thông mà không cần công an tham
gia cùng nữa.
3.2.










Về pháp luật

Ban hành chính sách về quản lý niên hạn sử dụng và tiêu chuẩn khí thải của xe máy
thu hồi, buộc tiêu hủy đối với các phương tiện ô tô, xe máy quá niên hạn sử dụng và
không đủ tiêu chuẩn khí thải. Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho người dân khi tiến
hành thu hồi phương tiện xe máy không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.
Nhà nước cần giảm dần, tiến tới dừng cấp phép sử dụng vỉa hè làm nơi đỗ xe ô tô, xe
máy.
Lãnh đạo thành phố cần thực hiện ngay việc ra quyết định dừng cấp giấy phép cho xây
dựng các nhà chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng trong khu vực nội đô. Mua
lại những khoảng đất đó để dùng cho mục đích công cộng, mở đường.
Có thêm nhiều chế tài xử phạt thật nặng đối với những ai vi phạm luật an toàn giao
thông.
Tăng thuế đối với các loại xăng dầu gây ô nhiễm môi trường này, đồng thời giảm thuế
đối với các loại dầu giúp bảo vệ môi trường.
7


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’


Khi ban hành những chế tài về quản lý giao thông mới nào, chính quyền lãnh đạo cần
thông báo cụ thể đến người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng để người
dân có thể biết và tránh phạm phải.
3.3.











Sáng tạo, phát triển những phần mềm, ứng dụng cho phép người sử dụng có thể biết
được tình trạng giao thông ở thời điểm mình đang di chuyển, tình hình trên các con
đường tại Hà Nội (chỗ nào bị ùn tắc, chỗ nào không,…)
Tổ chức các cuộc thi sáng tạo các trang thiết bị hữu ích trong giao thông đô thị để
giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và ứng dụng nó vào thực tế (nếu có thể).
Gắn các camera trong nội thành, các con đường chính, đặc biệt là những con đường
thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông để giám sát mọi người có chấp hành
luật an toàn giao thông không và lập các chốt kiểm soát để xử phạt họ, điều phối giao
thông ở các con đường đó.
Ghi thêm chú thích dưới các biển báo (ngắn gọn nhất có thể) bởi nhiều biển báo người
tham gia giao thông cũng không biết nội dung của nó là gì.
Tổ chức các cuộc thi sáng chế ô tô, xe máy đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng
để giảm thiểu tai nạn giao thông mang lại.
Sáng tạo các phần mềm tự động điều khiển xe (trí thông minh nhân tạo, nếu có thể) để
giảm tai nạn giao thông.
3.4.














Về trang thiết bị

Về quy hoạch thủ đô

Quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phải đi trước một bước so với các
quy hoạch khác.
Quy hoạch phải có sự thống nhất giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa
phương và phải có sự định hướng rõ ràng.
Dán các áp phích, khẩu hiệu đề nghị mọi người chấp hành luật an toàn giao thông trên
các con đường (có thể dán trên những tờ quảng cáo)
Đẩy nhanh hệ thống tàu điện, xe lửa trên không và dưới lòng đất vào phục vụ nhu cầu
di chuyển của người dân.
Thay thế dần việc sử dụng xăng, dầu cho phương tiện bằng nguyên liệu: sinh học, tự
nhiên để góp phần bảo vệ môi trường.
Kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển hơn nữa các loại
xăng dầu an toàn này.
Khắc phục các ổ gà, ổ voi, các con đường, vỉa hè bị xuống cấp trên địa bàn Hà Nội.
Lắp đặt thêm nhiều biển báo, gương cầu lồi ở những chỗ giao với các làn đường khác
để giảm tai nạn thương tích.
Xây dựng thêm các con đường từ ngoại thành lên nội thành để giảm tình trạng ách tắc
giao thông vào giờ cao điểm.
Thiết lập thêm các con đường ngầm dưới lòng đất cho xe lưu thông để chia sẻ gánh
nặng ùn tắc giao thông trên mặt đất.
Sử dụng thêm các loại hình vận tải, vận chuyển hàng hóa khác như tàu thuyền trên các
sông, hồ lớn ở Hà Nội để có thể di chuyển nhanh hơn, đỡ tốn thời gian hơn.

Mở rộng thành phố, đẩy nhanh đô thị hóa ở nông thôn để giảm tình trạng kẹt xe.

8


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’
















Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, xưởng, nhà kho trong nội thành Hà Nội di
dời đến ngoại thành, đồng thời không cho phép các doanh nghiệp mở các xưởng sản
xuất của mình trong nội thành mà phải ở ngoại thành.
Di dời các trường học, bệnh viện, khách sạn,… tới ngoại thành Hà Nội (nếu có thể)
Thay thế những công xưởng, trường học,… được di dời bằng các con đường bộ để
đáp ứng tiêu chuẩn đường bộ theo quy định của quốc tế.
Tránh xây dựng các công trình tập chung nhiều dân (VD: trường học, nhà máy,…) vào
cùng một khu, để tránh gây nên những con đường ùn tắc mới; nên dàn trải các công

trình này ra nhiều nơi.
Tăng cường lực lượng chức năng điều tiết giao thông ở các nút giao thông trọng điểm,
các điểm đen, trục đường chính để giảm ùn tắc ở giờ cao điểm.
Điều chỉnh thời gian làm việc cho người dân một cách đúng đắn để giảm tình trạng ùn
tắc giao thông (VD: học sinh thì từ 7h là bắt đầu học còn công nhân viên chức là 8h,
…)
Tiến hành nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường trục chính, triển khai quy hoạch và
xây dựng thêm các bãi đỗ xe trong thành phố, xây dựng thêm một số tuyến xe bus.
nhanh, sớm đưa vào sử dụng hệ thống đường sắt đô thị và tàu điện ngầm để góp phần
giảm áp lực giao thông cho mạng lưới đường đô thị hiện nay.
Thực hiện các chuyến đi thực tế xem tình hình trật tự, an toàn giao thông của các tỉnh,
các nước khác trong khu vực để chúng ta có thể học tập.
Xây dựng các phần đường dành riêng cho các phương tiện giao thông, xử phạt nặng
đối với các hành vi lấn làn, chèn ép gây mất trật tự an toàn giao thông.
Lập ra các chốt kiểm soát phân luồng giao thông cả ở trong nội và ngoại thành Hà
Nội.
Trả lại vỉa hè cho người đi bộ (mỗi vỉa hè có 2 - 2,5m) thì giảm được số xe đỗ ở đó,
các xe đó sẽ phải tìm chỗ khác đỗ, chi phí đắt hơn hay là đi xe bus như vậy là khuyến
khích vận tải công cộng và hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, bên cạnh đó còn
phải quản lý diện tích khu vực đỗ xe cá nhân trong nội thành Hà Nội.
3.5.

Về các loại hình giao thông

Khởi đầu, tôi đi khảo sát ở một số nơi và tôi thấy hiện tượng ùn tắc giao thông
chủ yếu do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được. Vì vậy, tôi xin đưa một số giải pháp
khắc phục nhược điểm trên bằng cách xây dựng, cải thiện và phát triển 4 loại đường:
trên không, thủy, bộ và lòng đất. Tổng quát:

-


-

Đối với đường trên không:
Tôi kiến nghị nên xây một hệ thống cáp treo với các địa điểm trả đỗ như xe bus nhưng
xây dựng trên cao (có thể lấy các cầu vượt của người đi bộ làm nơi trả đỗ, xây dựng
thêm nhiều cầu vượt khác nữa) và cần phủ khắp nội đô Hà Nội với ưu điểm nổi bật là
di chuyển không giới hạn, không bị ùn tắc giao thông và ít tốn kém thời gian.
Tu sửa, hoàn thiện, xây dựng và phát triển các tuyến đường sắt, tàu điện, cầu vượt,…
ở trên cao để có thể đi chuyển qua lại nhanh hơn, tránh ùn tắc giao thông, đa dạng hóa
các loại hình tham gia giao thông…

9


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’


Đối với đường thủy: Tôi đề xuất xây dựng các bến tàu thuyền để tiện cho sự di chuyển
của người dân cũng như việc vận chuyển hàng hóa (có thể biến tàu thuyền làm
phương tiện giao thông công cộng trên sông như xe bus) vừa giúp tiết kiệm thời gian
vừa giảm chi phí di chuyển và đặc biệt là giảm thiểu tai nạn giao thông.
• Đối với đường bộ: Trong nội thành, cần xây dựng các con đường hình ô vuông xung
quanh và đi tới các con đường chính giảm ùn tắc giao thông, mở rộng, xây dựng thêm
nhiều con đường lớn khác vào nội đô.
• Còn đối với đường hầm:
- Tôi kiến nghị nên xây dựng những con đường xuyên lòng đất, hình thành một số
tuyến tàu điện ngầm, cho những hàng hóa nặng, cồng kềnh, một số phương tiện vận
tải di chuyển ở dưới này cũng để giảm tai nạn thương tích khi di chuyển trên đường
bộ, xây dựng một hệ thống vận chuyển hàng hóa như vận chuyển dầu trong lòng đất

(nếu có thể).
- Xây dựng các hệ thống ống ngầm để vận chuyển các vật liệu xây dựng, hàng hóa đi
xuyên lòng đất, có điểm đến đặt vào các kho dưới lòng đất rồi được vận chuyển tới
các địa điểm cần đến (giống như vận chuyển dầu trong từ biển vào lòng đất) giúp hạn
chế chở hàng quá tải, đảm bảo an toàn giao thông.
4.











Kinh phí để dự án hoạt động.

Kêu gọi các doanh nhân, nhà đầu tư cải thiện giao thông thủ đô.
Mở các con đường với các trạm thu phí vào nội đô.
Đầu tư, xây dựng và phát triển các phương tiện giao thông công cộng: taxi, xe bus, tàu
điện ngầm,…
Đầu tư các bản nhạc, chương trình truyền hình về an toàn giao thông có những người
nổi tiếng, được giới trẻ yêu thích tham gia.
Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị xin ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà khoa
học trước khi ban hành những quyết định về giảm ùn tắc giao thông.
Thực hiên thưởng “tiền nóng” (khoảng đến số tiền người vi phạm) đối với những ai
chụp được ảnh chiếc xe, biển số xe của những người vi phạm luật an toàn giao thông,
có báo về công an để bắt giữ.

Thực hiện đánh thuế với sử dụng các phương tiện xe máy, xe hơi,… và xây dựng
khung giá, điểm trông giữ xe theo hướng tăng dần theo thời gian và quảng bá cho
người dân biết bằng các phương tiện thông tin đại chúng.
Khuyến khích người dân tham gia các phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu
điện,…) bằng một số cách sau:
Giảm giá cước di chuyển từ 30 – 50% vào những ngày lễ Tết, giờ cao điểm,….
Trao một số phần quà hữu ích cho những người tích cực tham gia, tuyên truyền mọi
người tham giao thông bằng phương tiện công cộng.
Tăng cước phí sản xuất ô tô, xe máy, quy định số lượng cụ thể mà mỗi doanh nghiệp
chỉ được sản xuất ra, đồng thời giảm hoặc miễn thuế khi sản xuất các phương tiện
công cộng hoặc các phương tiện xanh (VD: xe máy, xe đạp điện,…)
Mở thêm một số phương tiện giao thông công cộng trên các sông, hồ kết hợp với các
loại hình dịch vụ giúp phát triển kinh tế.

10


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’


Tăng mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông (VD: uống rượu bia
khi lái xe, dàn hàng hai ba khi đi trên đường,…) với mức xử phạt nhẹ nhất đối với xe
máy là 1 triệu còn riêng với ô tô là 10 triệu trở lên.
• Cần quán triệt và thống nhất tư tưởng khi xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông.
- Khi xây dựng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng giao thông thì phải tập trung, phối hợp các
bộ có liên quan đến vấn đề đó để cùng nhau thực hiện, làm dứt khoát các công việc,
giúp tránh mất thời gian, hao tốn tiền của nhà nước, nhà đầu tư.
- Lập ra 1 cơ quan chuyên giám sát việc thi hành các cơ sở hạ tầng giao thông phòng
chống họ tham nhũng, hoàn thành công việc sau thời hạn đã định và xử phạt thật nặng
các trường hợp này (có thể bỏ tù từ 10 năm trở nên đối với tội tham nhũng,…)

• Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách hơn nữa để thúc đẩy kinh tế đất nước, kinh tế
phát triển thì ta có thể xây thêm nhiều cơ sở hạ tầng giao thông tốt giảm ách tắc trong
thủ đô. Hỗ trợ công việc ổn đỉnh cho người nghèo, người vô gia cư để từ đó làm
nguồn nhân lực để phát triển cơ sở hạ tầng, giảm các xe cơ giới, xe máy không đạt
tiêu chuẩn lưu hành trên đường.

Ưu điểm của dự án.

5.








Tiết kiệm được thời gian di chuyển.
Giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Bảo vệ môi trường.
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thu hút được vốn đầu tư vào Hà Nội.
Góp phần phát triển kinh tế thủ đô
Thu hút lượng khách du lịch đến Hà Nội.
Giảm số tai nạn giao thông trong nội thành,…

Nhược điểm của dự án.

6.






Tốn kém chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng nhiều.
Phụ thuộc vào địa hình, địa thế xây dựng.
Mất thời gian dài xây dựng.
Có thể làm thay đổi mỹ quan đô thị ở một vài nơi, nhiều nơi không tiện xây
dựng.
• Còn nhiều vấn để bất cập trong giải pháp,…
7.

Ý kiến, đánh giá của bản thân.

Theo cá nhân tôi thì tôi cảm thấy tuy rằng số vụ tai nạn, số điểm ùn tắc giao
thông ngày càng được khắc phục nhưng vẫn còn quá cao đối với một thủ đô Hà Nội
hiện nay. Chính nó đã gây ra bao tác hại to lớn cho người dân và thủ đô Hà Nội chúng
ta. Đây chính là một vấn đề vô cùng cấp thiết đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn
nhân dân, chính quyền Hà Nội. Vì vậy chính quyền thủ đô cần có những biện pháp
quyết liệt hơn nữa để giải quyết triệt để vấn đề này. Công an thủ đô không nên chỉ xử
phạt những người ở độ tuổi lao động mà còn phải nghiêm trị đối với học sinh, người
già. Tuy đó không phải dưới hình thức tiền bạc nhưng cũng cần răn đe, nhắc nhở họ
để tất cả mọi người đều không vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, các giải pháp của
chính quyền thủ đô cần có sự đồng bộ hơn, khi đưa ra những giải pháp nào thì phải
lường được các hậu quả mà nó gây ra từ đó giảm thiểu những thiệt hại mà nó mang
lại. Tôi mong chính quyền thành phố Hà Nội có thể mang lại cho người dân một cuộc
11


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’
sống hạnh phúc, không còn nhiều vụ tai nạn, ùn tắc giao thông nữa. Cuối cùng tôi

muốn nói: “Đừng để ùn tắc giao thông che mắt ánh sáng cuộc sống của bạn”.

PHỤ LỤC (Ảnh)

IV.
1.

Thực trạng


Ảnh chú thích mục địa điểm.

Ảnh tắc nghẽn giao thông trên đoạn đường Cầu Diễn, quốc lộ 32 tại Hà Nội.
12


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’


-

Ảnh chú thích mục nguyên nhân.
Phần con người

quá tải hàng
đường.

Ảnh
hóa


chở
trên

13


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’

-

Phần kinh tế đất nước.

Ảnh một đoạn đường bị xuống cấp trầm trọng tại Hà Nội.
14


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’

-

Phần pháp luật nhà nước.

Ảnh lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh và di chuyển giao thông những lúc tắc đường.
15


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’

-


Phần các tác nhân khách quan tác động.

Ảnh những mũ bảo hiểm không chất lượng được bày bán trên vỉa hè.

16


‘Vì an toàn giao thông Thủ đô’
2.

Giải pháp


Phần các loại hình giao thông.

Ảnh minh họa giao thông bằng cáp treo trên không.

Ảnh minh họa giao thông bằng thuyền, xuồng trên đường thủy.

17



×