Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cho ví dụ chất và lượng và phân tích ví dụ dựa vào quy luật lượng chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.15 KB, 2 trang )

Câu 1:Cho ví dụ chất và lượng và phân tích ví dụ dựa vào
quy luật lượng chất?
Ví dụ về lượng:
Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo
thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
Ví dụ về chất:
Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng
chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính
chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim
loại khác.
*Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn
nhau. Một chất nhất định của sự vật có lượng tương ứng với nó.
Ví dụ: Một cậu bé 10 tuổi (chất là “cậu bé”) có lượng kiến thức
vừa phải. Khi cậu bé trở thành thanh niên (chất là “thanh niên”),
anh ta có lượng kiến thức lớn hơn.
Như thế, sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến
trình phát triển của sự vật.
Câu 2:Hãy cho ví dụ mâu thuẫn và phân tích ví dụ dựa vào quy
luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập(còn gọi là quy
luật mâu thuẫn)?
-Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn
tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt
này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.


Ví dụ:Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết
rõ ràng là các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau,
không tách rời nhau. Nếu có hoạt động ăn mà không có hoạt
động bài tiết thì con người không thể sống được. Như vậy, hoạt
động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh
này.


-Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa
dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt
đối lập và điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh.
Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động
cạnh tranh là các mặt đối lập. Có những lúc hoạt động đoàn kết
nổi trội hơn, nhưng có những lúc hoạt động cạnh tranh lại nổi
trội hơn. Như thế, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh
đang “đấu tranh” với nhau.
Câu 3:Cho ví dụ về phủ định của phủ định và phân tích dựa vào
quy luật phủ định của định?
Ví dụ, quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: xã
hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên
thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định,...



×