Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.44 MB, 99 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO






BỘ T ư PHÁP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HIỂN


XÂY DỤNG
PHÁP LUẬT
CHỐNG CẠNH
TRANH



KHÔNG LÀNH MẠNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tê
Mã số: 60 38 50

LUẬN
VĂN THẠC
SỸ LUẬT


HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn N hư Phát

THƯ VIỀN

HÀ NỘI - 2004


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Lời nói đầu

01

CHƯƠNG ỉ: KHÁI LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH
1.1 Khái quát về cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh

07

1.1.1 Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh


07

1.1.2 Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

11

1.1.3 Hạn chế canh tranh và cạnh tranh không lành mạnh

13

I

*



w

*

1.1.3.1 Hạn c h ế cạnh tranh (Độc quyền hóa)
ỉ .1.3.2 Cạnh tranh không lành mạnh

13
'

1.2 Pháp luật cạnh tranh
1.2.1 Vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước đối với các hoạt

14

20
20

đôns canh tranh
1.2.2 Pháp luật cạnh tranh với vai trò bảo đảm môi trường cạnh

23

tranh và thúc đẩy cạnh tranh
1.2.3 Cơ cấu của Pháp luật cạnh tranh
1.3 Pháp luật chống cạnh tranh khônơ lành mạnh trong hệ thống pháp

25
28

luật cạnh tranh
1.4 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động tới cạnh tranh, pháp

33


luật cạnh tranh
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT CHÔNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH Ở VIỆT NAM
2.1 Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của thị trường cạnh tranh và
nhữns quy định của pháp luật liên quan đến chống cạnh tranh không
lành mạnh ở Việt Nam
2.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành điều
qhỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản

2.2.2 Nhữns quy định bước đầu về một số hành vi được coi là cạnh
tranh không lành mạnh
2.2.3 Tố tụng
2.2.4 Các biện pháp chế tài
2.2.5 Quán lý Nhà nước về cạnh tranh
2.3 Thực trạng thi hành pháp luật liên quan đến chống cạnh tranh
không lành mạnh ở Viêt Nam
CHƯƠNG III: XÂY DỤNG PHÁP LUẬT CHÔNG CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Nhu cầu, cơ sở hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh
tranh khỏnsc lành mạnh
ở Việt

. Nam



3.2 Nhữns định hướng cơ bản trong việc xây dựng pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
3.3 Nhữns kiến nghị cụ thể
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn Thạc sỹ Luật học

1

LỜI NÓI ĐẦU


Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế thị trường Việt Nam theo định hướng xã
hội chú nghĩa đã có những bước tiến khá ổn định và vững chắc. Năm 2003, tốc
độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 7,3%, cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao thứ
hai ở Châu Á chỉ sau Trung Quốc. Vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên trường
quốc tế đang từng bước được khẳng định. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động
tích cực, nền kinh tế thị trường với những phức tạp và khuyết tật nội tại vốn có đã
và đang đặt ra cho chúng ta hàng loạt các vấn đề về quản lý Nhà nước cũng như
trong hoạt động xây dựng pháp luật. Trong đó, vấn đề xây dựng và bảo đảm môi
trường cạnh tranh lành mạnh là nhiệm vụ cấp thiết và là bài toán khó cần có lời
giai đáp hợp lý, hiệu quả.
Như

chúns

ta đã biết, cạnh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị

trường. Cạnh tranh tạo ra “sức bật” mạnh mẽ, tạo đà cho các chủ thể “chuyển
mình” và các yếu tố của thị trường được sử dụng, khai thác một cách tối đa, có
hiệu quá. Cạnh tranh để phát triển nhưng cạnh tranh cũng là một “cuộc chiến”
mà ó' đó sự đào thải gay gắt không loại trừ bất kỳ chủ thể nào. Khi thị trường đã
trở thành "chiến trường” thì cạnh tranh cũng bao hàm cả những thủ thuật và thủ
đoạn. Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế nhằm hạn chế và
ngăn ngừa nhữns hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cạnh tranh đã ra
đời để trực tiếp điều chỉnh nhữns sai lệch đó của thị trường.
Pháp luật về cạnh tranh (hiểu theo nshĩa rộns, bao 2ồm pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống các thoả thuận, hạn chế cạnh
tranh, kiểm soát độc quyền) đã từ lâu trở thành bộ phận pháp luật không thể thiếu


Luận văn Thạc sỹ Luật học


2

ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Cùng với thời gian và những
bước tiến mạnh mẽ của quá trình hội nhập trong đó có hội nhập về pháp luậl,
chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh đã không đơn thuần chỉ là vấn đề
riêng của bất kỳ quốc gia nào trước yêu cầu phải có một hệ thống chính sách
cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường toàn cầu - nơi mà những' cố gắng đơn lẻ của
mỗi quốc gia không đem lại hiệu quả. Ngày nay, những khía cạnh liên quan đến
đầu tư và cạnh tranh đã ngày càng trở thành một trong những nội dung được quan
tâm nhiều nhất, chiếm vị trí quan trọns tron? chương trình nghị sự của các tổ
chức kinh tế quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã, đang hoặc sẽ tham gia trong
tươns lai gần nhất. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh và pháp
luật cạnh tranh phù hợp, hiệu quả, trong đó có tham khảo pháp luật cạnh tranh
của các nước, có tính đến sự “tương thích” ở mức độ nhất định với pháp luật quốc
tế cũna là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với Việt Nam.
Bức tranh toàn cảnh thực trạng cạnh tranh trong gần 20 năm qua từ khi
chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đang rung những hồi chuông báo
độn 2 về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Tinh trạng kinh doanh “hỗn loạn”
trên thị tnrờns dù đã cố gắns để kiểm soát nhưns vẫn còn bộc lộ khá nhiều hạn
chế. Phần lớn các doanh nshiệp Việt Nam thiếu năng lực cạnh tranh và một chiến
lược phát triển kinh tế lâu dài. Kiểu “kỉnh doanh chớp nhoáng” và “lợi nhuận
tức thì ” cùng với “sức ép cạnh tranh ” mạnh mẽ khi Việt Nam mở cửa hội nhập
ỵà thực thi các nghía vụ, cam kết quốc tế khiến họ không ngần nsại sử dụng bất
kỳ một thủ đoạn cạnh tranh nào. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và thực trạng
bức xúc đó,

chúns

ta lại chưa có một chế định pháp lý riêng biệt để điều chỉnh


các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngay cả khi chúng ta đang có một số
các quv định nằm rải rác trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác


L uận văn Thạc sỹ Luât hoc

3

nhau thì cũng chưa đủ sức để đối phó với những thủ đoạn cạnh tranh tinh vi và
xáo quyệt. Có thể nói đó là một “lỗ hổng” trong hệ thống pháp luật kinh tế của
Việt Nam cần phải có sự bổ sung kịp thời.
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức đưa Luật
Cạnh tranh vào chương trình làm luật và Bộ Thương mại được giao là cơ quan
chú trì soạn thảo. Ban soạn thảo và các cơ quan chức năng đang tiến hành khẩn
trương các công việc chuẩn bị, lấy ý kiến, chỉnh sửa để trình Quốc hội thông qua
tronơ thời gian sắp tới. Tuy nhiên, vẫn cần thiết tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện
với mục đích cho ra đời một “sản phẩm” mới có hiệu quả thực thi trên thực tế chứ
không phái những quy định mà phần lớn mang tính hình thức.
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa
VIII tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Nhà nước tạo môi trường
pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác đ ể phát
iriến

Đồng thời phần phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xà

Hội 5 năm 2001-2005 đã tiếp tục khẳng định phải “...đẩy mạnh việc xảy dựng và
ÌIOÙII thiện khung pháp luật phủ hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ", "ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh cloanh
phù hợp với những điểu kiện thực tế cùa Việt N am ”. Nshị quyết số 07 của Bộ

Chính trị về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và Chiến lược phát triển xuất nhập
khẩu thời kỳ 2001 - 2010 cũng đã khẳng định sự cần thiết và gấp rút phải ban
hành Luật Cạnh tranh bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
Trước những yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra trong tình hình hiện nay,
đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận, tìm hiểu, phàn tích và đánh giá
một cách có hệ thống vấn đề cạnh tranh, thực tiễn cạnh tranh ở Việt Nam cũng
như học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc chống cạnh tranh


Luận văn Thạc sỹ Luật học

4

không lành mạnh, nhằm góp phần tiến tới xây dựng ở nước ta một chế định pháp
lý riêng biệt điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh, thực hiện được các mục tiêu, bảo
vệ được các lợi ích căn bản đặt ra, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đó
cũng là lý do mà tôi chọn vấn đề “Xây dưng pháp luât chống canh tranh không
lành manh ỞViêt Nam hiên na y” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.
Xung quanh các vấn đề liên quan tới cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh,
nhiều nhà nshiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước đã tiếp
cận nghiên cứu ở những góc độ rất khác nhau. Cũng có nhiều cuộc Hội thảo đã
được tổ chức để bàn về vấn đề này. Một số bài viết chuyên khảo của các tác giả
đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật thuộc Viện nghiên cứu Nhà nước và
Pháp luật; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật thuộc Bộ Tư pháp; Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp thuộc Văn phòng Quốc hội, tạp chí, chuyên đề thông tin khoa học của
trường Đại học Luật Hà nội cũng đã đề cập nghiên cứu về vấn đề xây dựng pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền ở những cấp độ,
phạm vi, bình diện khác nhau... Một số công trình khoa học, Luận văn Thạc sỹ và
Luận án Tiến sĩ cũng đã tiến hành nghiên cứu về cạnh tranh và pháp luật cạnh
tranh ớ Việt Nam và xem xét kinh nshiệm xây dựng pháp luật của một số nước

điều chỉnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu những cơ sở lý
luận và thực tiễn, yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam đáp ứng quá trình hội nhập trong đó có hội
nhập về pháp luật nhưng đồng thời phải phù hợp tình hình, điều kiện, hoàn cánh
của Việt Nam còn được rất ít công trình đề cập tới và phàn tích một cách toàn
diện.
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề về cạnh


Luân văn Thac sỹ Luàt hoc

5

tranh, cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm hướng
tới xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quan hệ giữa các chủ thể kinh
doanh với nhau hoặc giữa các chủ thể này với người tiêu dùng trong quá trình
kinh doanh và tiến hành các hoạt động cạnh tranh. Luận văn tập trung nghiên cứu
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật đối
với các hành vi này nhằm định hướng chúng trong môi trường phát triển sản xuất
kinh doanh lành mạnh.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của
khoa học pháp lý đối với các quan hệ cạnh tranh, đi sâu vào phân tích các quan
hệ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam làm cơ sở để xây dựng pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện Luận
văn là phươns pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp
tiếp cận hệ thống, đặc biệt là phương pháp phân tích so sánh với kinh nghiệm của

một số nước trên thế giới trong từng lĩnh vực trên cơ sở thực tiễn trong nước để
đưa ra các kiến nghị cụ thể và khả thi.
Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn:
- Đày là môt t r o n g những Luận văn Thạc sỹ Luật học đầu tiên ở nước ta
nghiên cứu một cách có hệ thốns và tương đối toàn diện các vấn đề pháp lý về
cạnh tranh, chuyên sâu về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay;
- Từ việc nghiên cứu lý luận cơ bản, bước đầu luận văn đưa ra một số yêu
cầu đối với việc xây dựng pháp luật cạnh tranh. Trên cơ sở'đó, Luận văn sẽ có
những nhận định, đánh giá, so sánh dựa trên các kết quả nghiên cứu của bản thân


Luận văn Thạc sỹ Luật học

6

tác giả giữa các quy định của pháp luật trong nước và các quy định trong pháp
luật của một số nước tiêu biểu, của WTO, hoăc theo BTA... liên quan vấn đề
chống cạnh tranh không lành mạnh, từ đó có cái nhìn tổng quan cho quá trình
xây dựng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam.
-

Dựa trên các cơ sở khoa học và kết quả phân tích, so sánh, bước đầu luận

văn đã đánh giá toàn cảnh bức tranh thị trường cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
và dự đoán một số vấn đề nảy sinh trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số định
hướng cơ bản và kiến nghị cụ thể đáp ứng phần nào nhữns nhu cầu, nhiệm vụ cấp
thiết đang đặt ra, góp phần vào quá trình xây dựng chế định pháp lý về cạnh tranh
ở Việt Nam.
Trên tinh thần đó, luận văn có cơ cấu gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội

dung chính và phần kết luận.
Phần nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương ì: Khái luận vê' cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống
cạnh tranh klỉỏiìiị lành mạnh.
Chương lĩ: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.
Cìiươììg ỈU: Xâv dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
N a m h i ệ n IUIX'.

Tác giá xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Giáo viên hữớng dẫn - PGS.TS.
Nguyễn Như Phát, Viện Nhà nước và Pháp luật - đã giúp đỡ tận tình để tác giả
hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các Khoa chuyên môn, các
cơ quan liên quan, các đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, giúp đỡ tác giả rất
nhiều trons quá trình làm Luận văn Thạc sỹ.


Luân văn Thac sỹ Luật hoc

7

CHƯƠNGI
KHÁI LUẬN VỂ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ
PHÁP LUẬT
CHỐNG CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH



-sậỉ-


1.1 KHÁI QUÁT VỂ CẠNH TRANH VÀ CẠNỊỈ TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH
1.1.1 N hững vấn đê lý luận chung vé cạnh tranh
Trong vài năm trở lại đây, khái niệm cạnh tranh được nhắc đến khá nhiều
trons đời sống kinh tế - chính trị - xã hội cũng như trong khoa học pháp lý ở Việt
Nam. Cạnh tranh và độc quyền trong kinh doanh đã trở thành chủ đề được quan
tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Mặc dù đây là một khái niệm còn khá mới mẻ
ớ nước ta nhưng nó đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình nghiên
cứu, các cuộc Hội thảo, các tài liệu sách báo, các diễn đàn, trong các cuộc tranh
luận. 2 Óp ý cho Dự thảo Luật Cạnh tranh, trons tư duy và thực tiễn kinh doanh
của các chú thể cũng như trong tiềm thức của người tiêu dùng. Tuy nhiên, xung
quanh vấn đề này, còn rất nhiều những ý kiến, quan điểm khác nhau, cả về lý
luận và thực tiễn, cần phải được làm sáng tỏ.
Cho đến nay, không còn mấy ai nghi ngờ về tính hiệu quả và năng độns; của
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, khi mà nó đã trở thành hình thức
kinh tế chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kinh tế .thị trường xuất hiện
như là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được của nền kinh tế hàng hoá.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó sản xuất
cái sì, như thế nào, cho ai được quyết định thông qua thị trường. Cơ chế thị


Luận văn Thạc sỹ Luât học

8

trường được hiểu là tổng thể các nhân tố, quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi
phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh, nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Không có
cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Lịch sử tồn tại của cạnh tranh gắn

liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau, vì thế, rất khó có thể đưa ra một khái niệm chuẩn
xác, thốns nhất, có thể phản ánh đầy đủ những biểu hiện về mặt khách quan cũng
như bản chất của cạnh tranh.
Về mặt thuật ngữ, cạnh tranh được hiểu là đua tranh để giành ưu thế về một
lĩnh vực nào đó. Với khái niệm này, cạnh tranh được xem xét dưới góc độ chung
nhất của đời sống xã hội.
Dưới góc độ kinh tế học, cạnh tranh (competition) được hiểu là sự tranh
aiành thị trường (hay khách hàng) giữa các thành viên trong một thị trường liên
quan nhàm lôi kéo về phía mình nhiều khách hàng và thị phần.
Tiếp cận khái niệm cạnh tranh với tư cách là một hiện tượng kinh tế xuất
hiện và tổn tại trong nền kinh tế thị trườnơ. chúng ta có thể nshiên cứu nó dưới
giác độ là một quy luật kinh tế, một thuộc tính cơ bản của nền kinh tế thị trườns.
Như chúng; ta đã biết, nền kinh tế thị trường sôi độn 2 luôn phải vận hành
theo các quy luật vốn có: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh.
Trongc đó các nhà đầu tư coi lợi

. nhuận
.
. lợi .nhuận tối đa là mục tiêu hàng
o đầu
của mình. Khi hoạt độnơ trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu lợi nhuận thôi
thúc các chủ thể tham gia tiến hành và sản xuất kinh doanh, thì cạnh tranh lại bắt
buộc và thúc đẩy họ phải điều hành các hoạt động này sao cho đạt hiệu quả cao
nhất. Giống như nhữns quy luật tồn tại và đào thải của tự nhiên, quy luật cạnh


Luận văn Thạc sỹ Luật hoc

9


tranh trong kinh tế luôn khẳng định chiến thắng sẽ thuộc về “kẻ mạnh”. Và để
«

tồn tại lâu bền, đó phải là những “kẻ mạnh” thực sự, dựa vào chính nội lực của
bán thân để cạnh tranh, phải nỗ lực tìm ra các biện pháp sản xuất kinh doanh có
hiệu quả nhất chứ không phải là những kẻ cơ hội, chụp giật hay bằng mọi thủ
đoạn cản trở, hạn chế, thậm chí xóa bỏ cạnh tranh trên thương trường. Cạnh tranh
có thể mang lại “chiến thắng” cho người này và đồng thời cũng đem đến “thất
bại” cho người khác trong một “cuộc chiến” giành thị trường (khách hàng),
nhưng nhìn chung xét về tổng thể các lợi ích đạt được, cạnh tranh luôn là động
lực thúc đẩy sự vận động và phát triển nền kinh tế. Nhưng cạnh tranh cũng có
tính hai mặt. Cạnh tranh (vượt quá biên giới của tự do) có thể đem lại những hậu
quả tiêu cực tạo nên sức ép đối với các chính sách kinh tế - xã hội.
Dưới góc độ Triết học, cạnh tranh là sự biểu hiện mâu thuẫn của những mặt
đối lập trong kinh tế và do đó xét về tổng thể, nó được xem như là một trong
những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của kinh tế xã hội. Khi nghiên
cứu về cạnh tranh và độc quyền trong kinh doanh cũng cần phải đạt chúng trong
mối quan hệ tác động qua lại và xem xét chúng một cách toàn diện theo các quy
luật vận động và phát triển của sự vật như quy luật đấu tranh và thống nhất của
rìhững mặt đối lập (quv luật mâu thuẫn), quy luật từ sự biến đổi về lượng dẫn đến
sự biến đổi về chất và quy luật phủ định của phủ định. Cạnh tranh dẫn đến độc
quyền, độc quyền tạo ra khả năng cạnh tranh mới và xét dưới góc độ Triết học
cần lun ý đến tính hai mặt biện chứng của một sự vật, hiện từợng. Theo đó, cạnh
tranh hay độc quyền, xét ở những phương diện nhất định và tại một thời điểm
nhất định, thì cả hai đều có những mặt tích cực nhưng cũng có những mặt, những
tác độn 2 tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội.

p



Luận văn Thạc sỹ Luật học

10

Dưới góc độ pháp lý, cạnh tranh được hiểu là những hành vi pháp lý của các
chủ thể kinh doanh độc lập trong một thị trường, nhằm giành cho mình những lợi
thế trước các đối thủ cùng kinh doanh khác trong các giao dịch với khách hàng.
Giữa các chủ thể kinh doanh có thể phát sinh, tồn tại rất nhiều các quan hệ
pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
pháp lý cho các bên tham gia quan hệ, trong đó có quan hệ pháp luật cạnh tranh.
Và như vậy, chủ thể của quan hệ cạnh tranh không phải là mọi tổ chức, cá
nhân nói chung, mà chỉ giới hạn ở những chủ thể kinh doanh. Các chủ thể này
khi tham gia cạnh tranh phải là những chủ thể cùng có những hoạt động như
nhau, cùng có chung mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Khách thể của quan hệ cạnh tranh là các lợi ích mà các chủ thể cạnh tranh
hướng tới nhằm đạt được. Đó là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích
xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các chủ thể này mà vì
cluìng họ tham gia vào quan hệ pháp luật.
Cạnh tranh là một hoạt động có nhận thức và có chủ ý của các chủ thể cạnh
tranh. Mục đích của cạnh tranh, suy cho cùns là lợi nhuận, về cơ bản là giống
nhau, nhưng động cơ và phương thức cạnh tranh có thể khác nhau, rất phong phú,
đa dạng. Chính điều đó đã tạo nên “sắc màu biến hóa” của các hành vi cạnh tranh
mà việc chứng minh tính bất hợp pháp của một hành vi cụ thể nào đó không phải
là dễ dàns.
Có nhiều cách phân loại cạnh tranh. Tuy nhiên, dưới gÓG độ pháp lý, nơười
ta thường phân nhóm các hành vi cạnh tranh trên thị trường căn cứ vào mục đích,
tính chất của các phươns thức cạnh tranh, gồm hai loại: cạnh tranh lành mạnh và
cạnh tranh khống lành mạnh/



Luân văn Thcic sỹ Luât hoc

1.1.2

11

Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu của các khái niệm
"cạnh tranh lành mạnh” (Healthy Competition) và “cạnh tranh không lành mạnh”
(Ưníair Competition). Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng đưa ra một khái
niệm cụ thể, chi tiết để lý giải về tính lành mạnh hay không lành mạnh của các
Hành vi cạnh tranh. Nhìn chung, bản chất của cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh
tranh trung thực, công bằng, hợp pháp, hợp đạo đức, tập quán kinh doanh, là sự
cạnh tranh bàng chính thực lực của người kinh doanh vì lợi ích của bản thân trên
tinh thán tôn trọng lợi ích của nhà kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi
ích cúa cộng đồng. Đối lập với cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh không ĩành
mạnh. Tuy nhiên để xác định được điều này là rất khó, bởi đó là các khái niệm
phán ánh cụ thể các khái niệm về xã hội học, kinh tế học và đạo đức học trong
một xã hội nhất định. Biên giới của sự lành mạnh và không lành mạnh trong đời
sống của mỗi thị trường còn tuỳ thuộc vào thực trạnơ của văn hóa cạnh tranh và
mức độ văn minh của thị trườnơ. Pháp luật luôn cần phải cụ thể ở mọi điều kiện,
hoàn canh trong khi thương trường cạnh tranh lại có “luật chơi” riêng của mình,
thể hiện sự tự do và sáng tạo trong kinh doanh của các chủ thể. Pháp luật không
thế đưa ra được những dấu hiệu để xác định cạnh tranh hợp pỊiáp và vì vậy khôns
có khái niệm cạnh tranh bất hợp pháp mà chỉ có khái niệm cạnh tranh không lành
mạnh. Cạnh tranh khôns lành mạnh là “những hành vi cụ thể, đơn phương vì mục
đích cạnh tranh của chủ thể kinh doanh luôn thể hiện tính không lành mạnh (chứ
không chỉ là bất hợp pháp) mà mục đích của nó là gây cho một hay các đối thủ

cạnh tranh sự bất lợi hay thiệt hại trong hoạt động kinh doanh

{1 .tr.241 Ị. Tính

trái pháp luật dường như chưa lột tả hết bản chất cũns như mức độ nguy hiểm của
những loại hành vi này. Bởi vậy, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định
*


Luận văn Thạc sỹ Luật học

12

một hành vi cạnh tranh bị coi là không lành mạnh không chỉ do tính trái pháp
luật của nó mà còn vì nó vi phạm đến “truyền thống tập quán trung thực” trên thị
trường (Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ). Có những hành vi cạnh
t

tranh vi phạm quy định của pháp luật được nhận biết một cách hết sức rõ ràng
nhưng đại đa số các trường hợp việc xác định ranh giới mỏng manh giữa cạnh
tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh là vô cùng khó khăn. Vì vậy,
Nhà nước đã phải dùng cả các tập quán, truyền thống trung thực trong kinh
doanh để đấu tranh chống các biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh trên thị
trường mà pháp luật chưa kịp dự liệu. Từ đó ta có thể đưa ra một cách hiểu khái
quát về cạnlì tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh trái với quy
định của pháp luật, đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán truyền thống
kinh doanh lành mạnh, xâm hại lợi ích của các nhà kinh doanh khác, của người
tiêu dìtn° và của xã hội.
Dưới góc độ pháp lỹ, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi vi phạm
pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật cạnh tranh bảo vệ. Tuy

nhiên, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là một khái niệm “động” được áp
dụng một cách rất linh hoạt trong các tình huống cụ thể. Bởi vậy điều chỉnh bằng
pháp luật đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng cần được áp dụng
một cách linh hoạt.
Mặc dù được biểu hiện dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau, song nếu căn cứ
vào tính chất, mục đích, mức độ nguy hại của hành vi đối với thị trường và sự
cương quyết của pháp luật, người ta có thể chia các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh thành hai nhóm chính:
- Hành vi hạn chế cạnh tranh (độc quyền);
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.


Luận văn Thạc sỹ Luật học

13

1.1.3 Hạn ch ế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh
1.1.3.1 Hạn ch ế cạnh tranh (Độc quyền hóa)
Độc quyền là một xu thế tất yếu của cạnh tranh. Độc quyền có thể được
hình thành một cách tự nhiên (do tiềm lực kinh tế, do các điều kiện khách quan
mang lại...), cũng có thể độc quyền xuất hiện do nhu cầu đối phó với các cuộc
khủng hoảng, do điều kiện, chính sách riêng biệt của từng nữớc, nhưng chủ yếu,
độc quyền ra đời từ chính quá trình cạnh tranh, từ những toan tính riêng của các
doanh nghiệp có thế lực trên thị trường. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của
nền kinh tế thị trường, nhân loại cũng đã từng phải trải qua giai đoạn chủ nghĩa tư
bản độc quyền được xác lập và thống trị rộng rãi trên thế giới. Đó là thời kỳ sau
của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, khi sự tích tụ tư bản tăng lên thì độc quyền
xuất hiện và lũng đoạn thị trường. Không thể phủ nhận, độc quyền có cả 2 mặt:
tĩch cực và tiêu cực. Ngày nay, hầu hết các quốc gia vẩn duy trì độc quyền trong
một số ngành, lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế nhằm phục vụ cho những mục đích

kinh tế - chính trị - xã hội của họ. Ở một giai đoạn và hoàn cảnh nhất định, độc
»

quyền có thể sóp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước, ổn định nền kinh tế trước
nhữns biến động của thị trường. Nhưns nhìn chunơ, độc quyền thường mang lại
nhiều hơn nhữnơ tác độns tiêu cực và cho dù còn nhiều quan điểm khác nhau thì
tất cá đều đi đến thống nhất là phải hạn chế, kiểm soát độc quyền. Vấn đề là,
mức độ kiểm soát đến đâu và kiểm soát như thế nào mà thôi. Tính độc quyền hay
thế lực độc quyền càng cao, tác hại của nó với nền kinh tế càng lớn thì sự kiểm
soát độc quyền của Nhà nước càng cần chặt chẽ.
Độc quyền là hành vi của các chủ thể kinh doanh bằng mọi cách, mọi thủ
đoạn đê loại bỏ sự cạnh tranh, loại bỏ và tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh khỏi con
đường phát triển của mình với những nhóm hành vi phổ biến -như:


L uận văn Thạc sỹ Luật học

14

- Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
- Cản trở việc gia nhập thị trường của các chủ thể khác (các đối thủ tiềm
năng - những doanh nghiệp đang tìm cách gia nhập thị trường);
- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, thông thường là lạm dụng thế mạnh
tài chính để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh yếu hơn;
- Thỏa thuận sáp nhập;
- Đấu thầu thông đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia đấu thầu
nhằm loại bỏ sự cạnh tranh hoặc liên kết loại bỏ đối thủ cạnh tranh khác mà
người gọi thầu không được biết về sự thỏa thuận này vào thời điểm hoặc trước
thời điếm một bên của thỏa thuận này thực hiện việc bỏ thầu. Đó có thể là: (1)
Thỏa thuận về việc rút khỏi cuộc đấu thầu giữa hai hoặc nhiều người nhờ đó một

hoặc nhiều người trong số những người này thống nhất hoặc cam kết không bỏ
thầu theo một lời gọi thầu, hoặc; (2) Việc bỏ thầu theo lời gọi thầu được thực
hiện theo sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người bỏ thầu. Giữa những người này
đã có sự thống nhất nhằm loại bỏ sự cạnh tranh để tập trung khả năng trúng thầu
cho một hoặc một số người.
Xét về mức độ nguy hiểm, hành vi hạn chế cạnh tranh hay độc quyền có
mức độ nghiêm trọng hơn so với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thể
hiện ở mục đích của chủ thể muốn loại bỏ cạnh tranh, loại trừ đối thủ cạnh tranh
ra khỏi thị trường. Do đó, các biện pháp chế tài được áp dụng đối với loại hành vi
này thường nghiêm khắc và cương quyết hơn. Nhà nước chủ động can thiệp nhằm
ngăn chặn và loại bỏ các hạn chế cạnh tranh mà không cần phải có tư nhân khiếu
kiện.
1.1.3.2 Cạnh tranh không lành mạnh
Trên thị trường, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh thường xuất hiện
phổ biến, phons phú hơn hiện tượng độc quyền. Sự đa dạns và biến hóa nhanh


Luận văn Thạc sỹ L uật học

15

chóng của các thủ đoạn cạnh tranh gây rất nhiều khó khăn cho việc định dạng
cũng như điều chỉnh của pháp luật. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên, có thể hiểu hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của các chủ th ể kinh doanh vì mục đích
cạnh tranh, tìm kiếm (tạo) lợi thế trong kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ một
cách bất chính, gây thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, của người kỉnh doanh
khác và của người tiêu dũng nhưng không nhằm loại bỏ cạnh tranh hay loại bỏ
dối thủ cạnh tranh khỏi thương trường.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được phân loại theo nhiều

cách khác nhau. Sự phân loại chỉ mang tính tương đối vì một hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có thể bị xếp vào hai hay nhiều loại khác nhau do có những
tính chất, dấu hiệu, đặc điểm tương tự, cho nên không tránh khỏi sự trùng lặp.
Tuy nhiên, nhìn chung các hành vi này nhằm vào hai đối tượng chính là đối thủ
cạnh tranh và người tiêu dùng.
a. Nhóm các hành vi xâm hại đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh:
-

Ngăn cân là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện

đối với các đối thủ đang tồn tại cùng kinh doanh một loại hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ trên thị trường bằng các thủ thuật bán phá giá hay bằng các hành vi tẩy
chay, thâu tóm khách hàng của đối thủ.... Khác với hành vi ngăn cản trong pháp
luật về chống độc quyền nhằm vào các đối thủ tiềm năng (những doanh nghiệp
đane tim cách gia nhập thị trường), hành vi nsăn cản trong pháp luật chống cạnh
tranh khôns lành mạnh nhằm vào các đối thủ đang là những thành viên hiện hành
của một loại thị trường hàng hóa, sản phẩm (những doanh n-ghiệp đang tồn tại).
Đối với hành vi bán phá giá, biện pháp ngăn cản phổ biến được các đối thủ cạnh
tranh '‘ưu dùng”, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh chống bán phá giá


Luận văn Thạc sỹ Luật học

16

chủ yếu thông qua việc quy định cấm bán hàng dưới giá vốn trong điều kiện binh
thường. Như vậy, trên thực tế, pháp luật cho phép các chủ thể kinh doanh được
bán hàng dưới giá vốn trong một số trường hợp không bình thường như hàng hóa
có nguy cơ hư hỏng nhanh do điều kiện ngoại cảnh bất thường; bán hàng dọn kho
do thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh; hàng hóa thuộc tài sản phá sản v.v..

- Dèm pha và bôi nhọ đối thủ là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
của các chủ thể kinh doanh nhằm xâm hại nhân phẩm, danh dự, uy tín, gây tổn
hại đến lợi ích (vật chất và phi vật chất) cho các đối thủ cạnh tranh vì mục đích
cạnh tranh. Để phân biệt với các hành vi xâm hại nhân phẩm, danh dự, uy tín
thông thường khác trong lĩnh vực dân sự, hành vi đó phải xuất phát từ đối thủ
cạnh tranh vì mục đích cạnh tranh và nhằm nói xấu, bôi nhọ đối thủ cạnh tranh
của mình trong cùng một thị trường hàng hóa, sản phẩm;
- Bội tín là hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm bí mật kinh
doanh của đối thủ cạnh tranh biểu hiện qua sự chiếm đoạt hoặc sử dụng một cách
bất hợp pháp bí mật kinh doanh của nhà kinh doanh khác. Khái niệm bí mật kinh
doanh có nội hàm tươns đối rộns không chỉ là các đối tượng thuộc quyền sở hĩru
côns nshiộp mà còn có thể là những tài liệu riêng của doanh nghiệp như bản thiết
kế máy. công thức hay cách thức pha chế, danh sách đại diện hay khách hàng của
doanh nshiệp, hồ sơ dự thầu...
- Bóc Ịột là hành vi cạnh tranh không lành mạnh biểu hiện ở sự hưởng dụng
trái phép hay lạm dụng những thành quả lao độns của doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác, bao gồm một số dạng hành vi phổ biến như:
+ Hành vi đưa thông báo man trá về nguồn gốc hàng hóa. Pháp luật chỉ
cấm những hành vi man trá về nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa khi nguồn gốc
của sản phẩm chính hiệu là có thật và đã được đăng ký bảo hộ. Hơn thế nữa, hành


L uận văn Thạc sỹ Luật học

17

vi man trá đó phải vì mục đích cạnh tranh mà cụ thể là lừa dối tìm cách thay thế
hay gây nhẩm lẫn với sản phẩm chính hiệu, ngăn cản sự cạnh tranh bình thường
của đối thủ cạnh tranh (l.tr.255);
+ Hành vi sao chép hình dáng, kiểu cách, kiểu dáng các sản phẩm đã

được đăng ký khiến cho người tiêu dùng khó mà phân biệt được;
+ Hành vi quảng cáo dựa dẫm là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp
quáng cáo sản phẩm của mình cũng tốt như sản phẩm của doanh nghiệp nổi tiếng
khác mà chất .lượng đã được thị trường chấp nhận hoặc các doanh nghiệp đạt
được thỏa thuận đặt sản phẩm của mình quảng cáo bên cạnh sản phẩm của hãng
nổi tiếng khác;
+ Hành vi quảng cáo so sánh là việc giới thiệu sản phẩm của một
doanh nghiệp với khách hàng, kèm theo những lời tuyên bố có tính rõ ràng hoặc
nơụ ý rằng hàng hóa của mình có chất lượng cao nhất hoặc có giá rẻ nhất hoặc
sán phẩm của mình có chất lượng cao hơn hay giá rẻ hơn sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh khác nhưng thực chất những lời tuyên bố trên đều không đúng sự
thật;
+ Bóc lột uy tín là hành vi hưởng dụng một cách trái phép uy tín của
doanh nghiệp khác có tiếng tăm và vị trí trên thương trườnơ bao ơồm một số thủ
thuật như lấy tên của một Hãng nổi tiếng đặt tên cho sản phẩm của mình trong
khi hai loại sản phẩm có tính năng hoàn toàn khác nhau...
b. Nhóm các hành vi xâm hại đến lợi ích của khách hàng:
-

Can thiệp vào quyền tự do quyết định của khách hàng là hành vi của các

doanh nghiệp nhằm làm mất đi hoặc hạn chế quyền tự do định đoạt của khách
hàng khi tham gia vào các quan hệ mua bán trên thị trường, biểu hiện chủ yếu
qua các nhóm hành vi như:

THƯ V Iê N
ĩ RUỘNG ĐAI HQ C ^ ^

ạ nòi



Luận văn Thạc sy Luật học

18

+ Hành vi lừa dối là hành vi tạo ra một ấn tượng giả về hàng hóa, dịch
vụ thông qua việc mô tả những tính năng không có thật hoặc khó kiểm nghiệm
của hàng hóa trong quá trình đưa sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng và lưu
thông trên thị trường; hoặc lừa dối về những quyền lợi đặc biệt của khách hàng
nếu họ quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch v ụ ...
+ Hành vi cưỡng ép khách hàng là hành vi của một doanh nghiệp bằng
các thủ đoạn đặt khách hàng vào tình thế bắt buộc phải tiếp nhận quan hệ mua
bán. Đây là những hành vi can thiệp “thô bạo” vào quyền tự do định đoạt của
khách hàng và thường thấy thông qua hoạt động tiếp thị rất “hiếu chiến” của
nhiều nhà sản xuất, kinh doanh;
+ Hành vi quấy dầy là hành vi của các doanh nghiệp xâm hại đến
quyền tự do cá nhân, cuộc sống riêng tư và độc lập của khách hàng như việc gửi
đến nhà những sản phẩm, hàng hóa không đặt, “mời chào” quá mức bằng điện
thoại, bằng thư và trên mạng Internet. Trong nhiều trường hợp, khách hàng phải
“miễn cưỡng tiếp nhận” mặc dù nó gây quá nhiều phiền toái cho họ;
+ Hành vi thâu tóm khách hàng nhằm tăng số lượng các khách hàng
mới bị lôi kéo, mà điển hình là hệ thống bán hàng đa cấp. Bán hàng đa cấp là
thuật nơữ dùnơ để chỉ việc bán hàng, kế hoạch hay phương thức tổ chức
marketing của một doanh nghiệp được hình thành thông CỊua nhiều cấp khác
nhau, trong đó, mỗi thành viên tham gia phải đặt cọc và/hoặc buộc phải mua một
số hàns hóa, nhận cung cấp một số dịch vụ để đổi lấy quyền bán hoặc xúc tiến
bán hànơ hóa, dịch vụ; và/hoặc quyền giới thiệu người khác tham gia vào kế
hoạch, tổ chức và do đó được hưởng hoa hồng hoặc tiền thưởng hoặc một lợi ích
kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của những người khác trong mạng
lưới do mình tổ chức ra theo sự chấp thuận của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Đây là một phương thức tổ chức bán hàng rất phức tạp, dễ bị các doanh nghiệp


L uận văn Thạc sỹ Luật học

19

lợi dụng để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng nhưng lại rất khó kiểm soát và ngăn chặn. Dù trong cách quan
niệm về hành vi bán hàng đa cấp ở các nước chưa có sự đồng nhất nhưng trong
pháp luật hầu hết các quốc gia này đều đi đến thống nhất phấi kiểm soát chặt chẽ
và ngăn chặn các hành vi bán hàng đa cấp bất chính như việc cung cấp thông tin
gian dối để lôi kéo người tham gia vào mạng lưới; các hành vi gian dối liên quan
đến việc đặt cọc, bán hàng; chi trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi
ích kinh tế khác cho các thành viên của mạng lưới chỉ từ hoặc chủ yếu từ việc
giới thiệu người tham gia khác vào mạng lưới bán hàng đa cấp...
-

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cho đến nay dường như

chưa có một định nghĩa thống nhất về khuyến mại, nhưng nhìn chung có thể hiểu
khuyến mại được coi là những biện pháp nhằm thực hiện những sản phẩm hoặc
dịch vụ phụ, không mất tiền, trên cơ sở có việc mua bán những sản phẩm, dịch vụ
chính. {1.262}. v ề nguyên tắc, pháp luật không cấm các chủ thể kinh doanh tiến
hành các hoạt động khuyến mại. Xét về một khía cạnh nào đó, những sản phẩm,
dịch vụ khuyến mại đem lại những lợi ích nhất định, trước mắt cho khách hàng.
Tuy nhiên, xét trên bình diện cạnh tranh và để bảo vệ trật tự cạnh tranh trên
thương trườnơ, Nhà nước cần thiết phải kiểm soát và ngăn chặn một số dạng
khuyên mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh như tổ chức khuyên mại mà gian
dối về 2 Ĩải thưởng; khuyên mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu nhầm về hàng

hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng; tặng hàng dùng thử với điều kiện phải loại bỏ
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh v.v... Ngoài mục đích bảo vệ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớrl đầy tiềm lực, điều
quan trọng là bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự “lệ thuộc” vào khuyến mại khi
quyết định lựa chọn sử dụng một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.


Luận văn Thạc sỹ Luât hoc

20

- Quảng cáo sai lệch là hành vi đưa tin quảng cáo không trung thực về mọi
dữ liệu liên quan đến hàng hóa và phương thức, điều kiện thương mại nhằm lừa
dối khách hàng;
- Quảng cáo gây ảnh hưởng lớn trong khách hàng bằng việc sử dụng hình
ánh những nhân vật có nhiều quyền lực hoặc gây ấn tượng quá mạnh, gây hoảng
sợ, tạo lòng thương hại hay đánh mạnh vào tâm lý khách hàng.
Trên đây là một số nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường thấy
xuất hiện phổ biến trên thị trường. Xét về bản chất, những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh chỉ dừng lại ở mức độ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh
của người khác chứ chưa nhằm loại bỏ loại bỏ đối thủ, loại bỏ sự cạnh tranh để
tạo vị thế độc quyền cho mình, bởi vậy hậu quả cũng như mức độ nguy hiểm của
những hành vi này thường không nghiêm trọng bằng hành vi hạn chế cạnh tranh
hay độc quyền. Do vậy, pháp luật cạnh tranh của các nước luôn điều chỉnh các
hành vi này bằng phương pháp của Luật tư, tức là chừng nào người bị hành vi
cạnh tranh không lành mạnh xâm hại chưa khiếu kiện thì pháp luật và Tòa án
chưa can thiệp.
1.2 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1.2.1


Vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động

cạnh tranh
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh
hay độc quyền là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Khi môi trường
cạnh tranh lành mạnh không được đảm bảo thì những hiện tượng này xuất hiện là
tất yếu. Khi đó, để bảo vệ cho lợi ích của các chủ thể kinh doanh, của người tiêu
dùns và của Nhà nước cũng như định hướng cho sự phát triển đúng đắn của thị


Luận văn Thạc sy Luật hoc

21

trường, của nền kinh tế, Nhà nước cần phải có sự can thiệp đối với các quan hệ
cạnh tranh.
Trong cơ chế thị trường hiện đại, Nhà nước không chỉ can thiệp một cách tự
phát vào đời sống kinh tế mà còn có nhiệm vụ phát hiện, thừa nhận, bảo vệ và
khuyến khích những khả năng và những mặt tích cực của cạnh tranh đồng thời có
biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực, những khuyết tật của thị trường - những
độnơ thái cực đoan của cạnh tranh. Nhà nước sử dụng các chính sách cạnh tranh
để điều tiết và kiểm soát cạnh tranh. Theo nghĩa rộng, chính sách cạnh tranh bao
gồm tất cả những biện pháp của Nhà nước nhằm tạo dựng, duy trì và bảo vệ cho
sự vận hành của cơ chế cạnh tranh, có thể bao gồm một số công cụ điều tiết cạnh
tranh như chính sách thuế, kiểm soát giá cả, điều chỉnh, kiểm soát độc quyền,
quốc hữu hóa, ban hành pháp luật về cạnh tranh... trong đó, pháp luật về cạnh
tranh có một vai trò vổ cùng quan trọng. Dưới góc độ xây dựng hay hoàn thiện
khuns khổ pháp lý, chính sách cạnh tranh được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, về cơ
bản, bao gồm phạm vi và mức độ xử lý các vấn đề liên quan đến cấu trúc thị
trường, quan hệ ứng xử của các thành viên trên thị trường, và kết cục thu nhận

được trên thị trường. Thường ở đây có ba cách tiếp cận cơ bản để xây dựnơ chính
sách cạnh tranh: điều tiết độc quyền và sự chi phối thị trườns (quan điểm điều
tiết); hạn chế, n 2 ăn cấm quan hệ ứng xử hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không
lành mạnh (quan điểm theo hành vi); và giảm thiểu tác động tiêu cực của chính
sách Nhà nước đối với cạnh tranh (quan điểm tạo môi trường kinh doanh).
|5.tr. 196}.
Trên thực tế, việc xây dựng một khung khổ pháp lý thích hợp về cạnh tranh
là điều không hề đơn giản, có thể gặp phải một số vấn đề như:
Trước hết, không phải mọi thành viên xã hội đều “ủng hộ” cạnh tranh và
pháp luật cạnh tranh ngay cả khi nền kinh tế đã chấp nhận cơ chế thị trường. Một


×