Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

15 câu trắc nghiệm đại cương kim loại p4 có hướng dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.67 KB, 8 trang )

TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI P4
Câu 1. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Fe vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(3) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(4) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH.
(5) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(6) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 2. Nung nóng từng cặp chất trong bình kín:
(1) Fe+ S (r)

(2) Fe2O3 + CO (k)

(3) Au + O2 (k)

(4) Cu + Cu(NO3 )2 (r)

(5) Cu + KNO3 (r)

(6) Al + NaCl (r)

Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là


A. (1), (3), (6).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (4), (5).

D. (2), (5), (6).

Câu 3. Cho các cặp oxi hóa – khử được xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các
ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. (b), (c).

B. (a), (c).

C. (a), (b).

Câu 4. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.

D. (b), (d)



Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây Mg trong không khí.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho Br2 vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(f) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2.
Số thí nghiệm xảy ra các phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 6. Cho các phát biểu sau
(a) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(b) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5.
(c) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
(d) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(e) Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là Fe.
(f) Tính dẫn điện của Au > Ag > Cu.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 7. Cho a mol Al vào dung dịch chứa b mol Cu2+ và c mol Ag+. Kết thúc phản ứng
thu được dung dịch chứa 2 loại ion kim loại. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. c/3 ≤ a ≤ 2b/3.

B. c/3 ≤ a ≤ c/3 + 2b/3.

C. c/3 ≤ a < c/3 + 2b/3.

D. 3c ≤ a ≤ 2b/3.

Câu 8. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn tác dụng với AgNO3.
(2) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với AgNO3.


(3) Cho CuCl2 vào dung dịch AgNO3.
(4) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).
(5) Nhiệt phân muối AgNO3 ở nhiệt độ cao.
(6) Cho Ba tác dụng trực tiếp với AgNO3.

Thí nghiệm có thể thu trực tiếp kim loại bạc là
A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (1), (2), (4), (5).

D. (1), (4), (5), (6).

Câu 9. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(f) Đốt FeS2 trong không khí.
(g) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi kết thúc phản ứng là
A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 10. Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau:
(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.
(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt.

(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.
Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Đáp án
1

2

3

4

5

6

7

8

9


C

C

B

A

D

B

C

C

D

Hướng dẫn
Câu 1:

Câu 2:
Các trường hợp xảy ra oxi hóa kim loại là (1), (4), (5)

Câu 3:
Có 2 phản ứng xảy ra là (a) và (c)

(b), (d) Không xảy ra phản ứng

10



Câu 4: A
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là:
- Các cặp điện cực khác nhau về bản chất, có thể là kim loại – kim loại, kim loại – phi kim.
Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn.
- Các cặp điện cực phải trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với nhau thông qua dây dẫn.
- Các cặp điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Trong các trường hợp trên, chỉ trường hợp (a) là xảy ra ăn mòn điện hóa. Ở đây cặp điện
cực là Fe – Cu, dung dịch chất điện li là axit: Fe + Cu2+
Fe2+ + Cu
Anot ( - ): Fe

Fe2+ + 2e

Catot ( + ): 2H+ + 2e

H2

Câu 5:
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên
tố  Có 4 phản ứng oxi hóa – khử là (a), (b), (c) và (d)

Câu 6:
Có 3 phát biểu đúng là (a), (b), (c)
(a) Đúng → Lưu huỳnh, photpho khi tiếp xúc với CrO3 tạo ra Cr2O3

(b) Đúng → Cấu hình electron của Fe (Z = 26) là [Ar]3d64s2 → Fe3+ là [Ar]3d5



(c) Đúng → Al có tính khử mạnh và bốc cháy khi tiếp xúc với Cl2 tạo ra AlCl3
(d) Sai → Công thức của phèn chua là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
(e) Sai → Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là Al
(f) Sai → Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au
Câu 7:

Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 ion kim  2 ion kim loại đó là Al3+ và Cu2+
dư  c ≤ 3a < c + 2b  c/3 ≤ a < c/3 + 2b/3
Câu 8:
Các thí nghiệm thu trực tiếp kim loại bạc là (1), (2), (4) và (5) với các phương trình sau:

Câu 9:
Có 3 phản ứng thu được kim loại là (c), (e) và (g)

 Chỉ thu được dung dịch


 Chỉ thu được dung dịch

 Thu được kim loại Cu

 Thu được dung dịch và kết tủa

 Thu được kim loại Ag

 Không thu được kim loại

 Thu được kim loại Cu
Câu 10:
Các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng gồm:

- Nồng độ chất phản ứng.
- Áp suất chất phản ứng (nếu là chất khí).
- Nhiệt độ cho phản ứng.
- Diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng.
- Có mặt chất xúc tác.
(1) Dung dịch CuSO4 đóng vai trò là chất xúc tác, vì thế khi thêm lượng nhỏ dung dịch
CuSO4 vào hệ thì tốc độ phản ứng thay đổi.
(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tich gấp đôi tốc phản ứng không thay đổi vì tốc độ
phản ứng không phụ thuộc vào thể tích của dung dịch.
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt tức là thay đổi diện tích tiếp xúc của chất phản ứng
nên làm tốc độ phản ứng thay đổi.


(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi tức là làm thay đổi nồng
độ dung dịch HCl, vì thế tốc độ phản ứng sẽ thay đổi.
Các yếu tố (1), (3), (4) làm thay đổi tốc độ phản ứng



×