Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ TỪ CÂY THUỐC NAM QUANH TA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.14 KB, 24 trang )

TƯ LIỆU Y HỌC.
-------------------------------

TUYỂN TẬP
NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
TỪ CÂY THUỐC NAM QUANH TA.

SƯU TẦM


LỜI NÓI ĐẦU
Từ thời thượng cổ đến nay, cây thuốc vẫn luôn giữ vai trò trọng
yếu trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng
người trên toàn thế giới. Việt Nam may mắn nằm trong vành đai
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của Châu Á, với ba phần tư diện tích
phần lục địa là đồi núi, trải dài từ Bắc xuống Nam. Những điều kiện
tự nhiên như vậy đã thực sự ưu đãi cho đất nước ta một hệ thống sinh
thái rừng phong phú và đa dạng.
Theo thống kê sơ bộ, nước ta có tới gần 12.000 loài thực vật bậc
cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài,
15% tổng số chi, 75% tổng số họ thực vật trên toàn thế giới). Không
chỉ có vai trò là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, hệ thực vật rừng còn
mang đến một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng
cùng với tài nguyên dược liệu nói chung.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ
rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền
Sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu viết về 499 vị thuốc
Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển,
quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ
sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm.




Cây thuốc không chỉ có giá trị trực tiếp để chữa bệnh và chăm
sóc sức khoẻ, nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý thì đó còn là một
nguồn thu nhập trong phạm vi hộ gia đình và các cộng đồng địa
phương. Nếu tổ chức trồng cây thuốc trên quy mô lớn để tạo ra
nguồn hàng hoá trên thị trường thì nó còn góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế cho đất nước. Trân trọng sưu tầm và giới thiệu cùng
quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển tài liệu:

TUYỂN TẬP
NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
TỪ CÂY THUỐC NAM QUANH TA.
Chân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

1.Đu đủ, cây cho nhiều vị thuốc
2.Thuốc hay từ cây sen.

3.Cây ban lá dính - vị thuốc
kháng virus
4.Thuốc hay từ cây dâm bụt
5.CÂY CAU
6.CÂY BẠC HÀ
7.CÂY CÀ ĐỘC DƯỢC
8.TÁC DỤNG CỦA CÂY CỎ TRANH
9.NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY ĐÀO
10. HẠT ĐẬU ĐEN



TUYỂN TẬP
NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
TỪ CÂY THUỐC NAM QUANH TA.

1.Đu đủ, cây cho nhiều vị thuốc
Đu đủ là loài cây phổ biến, được trồng và sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều
được sử dụng như thực phẩm, dược phẩm hay mỹ phẩm trong đời
sống hằng ngày.
Đu đủ còn có tên là phan qua thụ, lô hong, cà lào, phiên mộc. Tên
khoa học: Carica papaya L. Cây có nguồn gốc tại vùng nhiệt đới
Châu Mỹ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giói. Ở nước ta,
đu đủ được trồng ở khắp các địa phương trong cả nước, để lấy quả
làm thực phẩm. Các bộ phận khác như: rể, hoa, lá, hạt, quả… làm
dược liệu trong các bài thuốc Đông y.
Đặc tính thực vật: Cây đu đủ cao từ 3 - 7m, thân thẳng, đôi khi có
phân nhánh. Vỏ mang rất nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở
ngọn cây, phiến lá to rộng chia làm 6 - 9 thùy, thùy hình trứng nhọn,
mép có răng cưa không đều, cuống lá rỗng và dài 30 - 50cm. Hoa
trắng nhạt hay xanh nhạt, khác gốc. Đu đủ là kiểu thực vật tạp tính
(vừa có hoa đực, hoa cái và cả hoa lưỡng tính). Hoa đực mọc ở kẽ lá


thành chùy, có cuống dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa
đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt hình trứng to, dài 20 - 30cm,
đường kính 15 - 20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục sau ngả
màu vàng cam. Trong ruột quả có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu,
xung quanh có lớp nhầy.


Dược tính đa dạng
Có thể nói gần như tất cả các bộ phận của cây đu đủ đều có thể dùng
làm thuốc. Từ lá, hoa, quả xanh, quả chín, thân, rễ, hạt hay cả nhựa
cây, nhựa quả. Mỗi bộ phận có những đặc tính dược lý, thành phần
hóa học khác nhau; được dùng trong nhiều mục đích khác nhau:
Lá đu đủ: Không đơn thuần chỉ là một loại lá bình thường, từ xa xưa
dân gian ví lá đu đủ như một vị thuốc chữa bệnh thần kỳ, nếu như
biết dùng đúng cách. Theo Đông y, lá đu đủ có tính hàn, vị hơi đắng,
có mùi hắc, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ tì và nhuận tràng.
Lá đu đủ thường được phân biêt thành lá đu đủ đực và lá đu đủ cái.
Lá đu đủ đực có phiến lá nhỏ, màu xanh lá thẫm, lá đu đủ cái có
phiến lá lớn, màu xanh thẫm nhưng nhạt màu hơn lá đu đủ đực, có
thành phần dược tính thấp hơn nên ít được dùng hơn là đu đủ đực.


Ngày nay, có nhiều đồn đoán về việc uống nước sắc là đu đủ trị được
ung thư. Điều này là chưa được kiểm chứng, xác thực. Tuy nhiên,
trong đông y cũng như thực tế điều trị, có ghi nhận hiệu quả, giúp
ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Quả đu đủ xanh: Thành phần chính trong thịt quả đu đủ xanh là nước
(chiếm khoảng 90%); còn lại là chất xơ, vitamin, khoáng chất và
một số thành phần dinh dưỡng khác. Đu đủ xanh còn chứa nhựa mủ là hỗn hợp các men phân giải protein, có tác dụng tiêu hóa, phân giải
thịt và giải phóng acid amin. Nhựa đu đủ có giá trị sinh học cao,
được ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm; với thành
phần chính là papain, sau khi thu hoạch nhựa, quả vẫn được sử dụng
cho các mục đích thực phẩm. Tại Ấn Độ, người ta đã lai tạo thành
công giống đu đủ mới có hàm lượng mủ nhựa cao gấp 5 lần so với
các giống thông thường. Nhựa đu đủ còn được sử dụng để để điều
chế thuốc chữa lệch khớp xương, thuốc tiêm giảm đau do các dây

thần kinh gây nên. Hoặc sử dụng sắc làm thuốc chống các loại ký
sinh trùng đường ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và
kích thích chức năng hoạt động của gan, mật. Người có thai không
nên sử dụng đu đủ xanh vì có nguy cơ gây sẩy thai.
Đu đủ chín: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cứ trong 100 g
quả đu đủ có 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ
còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như
kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng
bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Trong đu đủ có nhiều
vitamin C và caroten, có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng
cho cơ thể. Đu đủ còn có công dụng hóa những chất có hại cho làn
da, giúp thải độc tố để cho da khỏe mạnh, tránh da nhăn sớm ở phụ
nữ. Cung cấp dinh dưỡng giúp bổ sữa, tăng tiết sữa cho phụ nữ mới
sinh.
Hoa đu đủ đực: Trong Đông y, hoa đu đủ đực có vị đắng, tính bình,
thường được sử dụng trong các bài thuốc ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị
nhiều vấn đề ở đường hô hấp như: ho,viêm họng, khàn tiếng, đau rát


cổ họng; các vấn đề tiêu hóa, tim mạch và miễn dịch. Hoa đu đủ đực
có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng phơi khô.
Hạt đu đủ: Cả đông và tây y đều nhắc đến công dụng của hạt đu đủ
trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ thận, và giải độc gan; ngăn ngừa sự
lây lan của các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng. Hạt đu đủ có chứa
hàm lượng Papain cao, có tác dụng phân giải protein mạnh; giúp
phân hủy ký sinh trùng và trứng của chúng, từ đó loại bỏ ra khỏi cơ
thể. Một số nghiên cứu khác cho thấy, hạt đu đủ còn có tác dụng như
một loại kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt môt số loại vi khuẩn gây
bệnh.
Những bài thuốc hay


Hạt đu đủ hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ thận, và giải độc gan


Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, dược tính như trên, các thành
phần của cây đu đủ còn được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày để
điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe.
Chữa ho, mất tiếng, ho gà, viêm phổi: Dùng 5-10 hoa đu đủ đực/
ngày, khô hoặc tươi. Chưng cách thủy với đường hoặc đường phèn,
hoặc sắc lấy nước uống.
Chữa ho nhiều, ho kéo dài trong các trường hợp bị viêm họng: Rẻ
quạt, củ lan tiên (mạch môn đông), tần dày lá; mỗi vị 10 g, bông đu
đủ đực 15 g. Chưng cách thủy với một ít đường phèn. Giã nát chia
làm 3 phần, ngậm hoặc nuốt trong ngày.
Chữa chân tay sưng nóng: Đu đủ chọn quả thật chín, dùng nước rửa
sạch, gọt lấy phần vỏ ngoài, giã nát. Dàn lớp vỏ đã giã nát lên miếng
gạc sạch rồi buộc giữ cố định lên nơi sưng đau, hễ khô thì thay bằng
phần vỏ khác. Sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm và khỏi
hẳn.
Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Lá đu đủ 1 lá (lấy cả lá lẫn cuống),
rửa sạch nên nước nấu sôi, để nguội chiết nước đặc hoặc cô thành
cao, chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống thêm 3 muỗng cà phê
mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp các phương
pháp y khoa hiện đại như chiếu tia, hóa trị. Cần uống từ 15-20 ngày
mới có hiệu quả.
Chữa cá đuối cắn: Giã nát 30 gram rễ đu đủ tươi cùng 4g muối ăn,
vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên chỗ vết cắn. Chừng nửa giờ sẽ
giảm đau, vài ngày sẽ khỏi hẳn.
Làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ,
bôi lên vết loét. Có tác dụng làm se bề mặt, nhanh chóng làm liền vết



thương.
Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g. Hầm với nhau,
ăn ngày 2 lần vào trưa và tối, trong thời gian 3-5 ngày.
Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g,
khoai mài 15g, sơn tra 6g. Rửa sạch, nấu cháo ăn trong ngày.
Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với
một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.
Dưỡng da, dưỡng nha, chống lão hóa: Đu đủ chín, hạt sen, táo tàu,
tuyết nhĩ làm sạch. Chưng cùng đường phè trong khoảng 2 h, dùng
nóng hoặc để mát, đều có công dụng tốt.
Dưỡng da: Lá đu đủ tươi rửa sạch, xay nhuyễn, dùng đắp mặt. Có
hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá, giúp da mịn màng. Làm sáng
da, mờ vết chàm, vảy nến.
Dù phần lớn các bộ phận của cây đu đủ là lành tính. Tuy nhiên, người
bệnh không nên quá lạm dụng, mà cần tư vấn từ thầy thuốc. Để việc
sử dụng được đảm bảo an toàn và hiệu quả.

lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA


2.Thuốc hay từ cây sen
Dưới đây là một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo:
Chữa rong huyết: Gương sen (sao cháy tồn tính) 20g, kinh giới (sao
đen) 20g, ngải cứu (sao đen) 12g, cỏ nhọ nồi (để tươi) 12g, rau má
(để tươi) 20g, bách thảo sương 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc dùng bài: Gương sen đốt tồn tính, hoa phù dung, lượng bằng
nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước cơm.
Chữa đái tháo đường: Gương sen 500g, cỏ may 1.000g, thái nhỏ, sắc

với nước thành cao lỏng (lấy 700 ml), thêm 300 ml rượu. Lắc đều
được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml.
Chữa tăng huyết áp: Gương sen, kinh giới tuệ, lượng bằng nhau, đốt
tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm hoặc nước cháo,
ngày uống 3 lần.
Hoặc dùng 1 trong 2 bài thuốc sau: Gương sen 2 cái, buồng cau điếc
40g. Hai vị cắt nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 50ml chia 2
lần, uống trong ngày;
Gương sen 2 cái, hương phụ 80g. Hai vị sao cháy tồn tính, tán nhỏ,
ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.
Chữa đại tiện ra máu: Gương sen 20g, cỏ seo gà 20g, cỏ bấc 8g, vỏ
cây vải 20g, vỏ bưởi (bỏ cùi trắng) 15g, tinh tre 20g, mộc thông 8g,
hồng hoa 20g. Các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước,
còn 50ml, thêm 15ml mật ong, uống vào lúc đói bụng.


Gương
sen chữa đái tháo đường.
Chữa ho ra máu: Ngó sen 20g, bách hợp 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái
nhỏ, phơi khô, sắc uống 2 lần trong ngày.
Chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20g, củ gấu (rang
cháy) 12g, tán bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ đen.
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước ấm.
Chữa sốt xuất huyết: Ngó sen 30g, rau má 30g, mã đề 20g. Tất cả để
tươi, sắc uống.
Chữa rong huyết: Ngó sen 12g, quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa
16g, hoàng cầm 12g, a giao 12g, sơn chi tử 12g, địa du 12g, địa cốt
bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiểu tiện ra máu: Ngó sen 12g, sinh địa 20g, hoạt thạch 16g,
tiểu kế 12g, mộc thông 12g, bồ hoàng sao 12g, đạm trúc diệp 12g,

sơn chi tử 12g chích cam thảo 6g, đương quy 6g. Sắc uống ngày 1
thang.
Chữa băng huyết : Ngó sen sao 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, huyết
dụ 8g, bồ hoàng sao 8g, bách thảo sương 6g. Sắc uống.


Trị ho ra máu: Ngó sen 30g, bột tam thất 3g, trứng gà tươi 1 quả.
Ngó sen thái mỏng, đánh đều cùng bột tam thất trứng gà, thêm 100ml
nước hấp cách thủy cho chín, ăn nóng.
Thuốc bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, giảm mệt mỏi, mất ngủ, miệng khô,
háo khát: Ngó sen tươi 150g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ, thêm
nước nấu cháo.
Chữa chứng nóng trong, cồn cào, tiểu buốt, tiểu rắt: Ngó sen 30g, củ
sinh địa 30g, cho vào máy xay sinh tố, lấy nước, thêm ít muối, vài
giọt chanh, uống mát.
Giải độc rượu: Ngó sen (khô) 12g, sắc uống.
Chữa chảy máu cam: Ngó sen, lá hẹ ép lấy nước, hâm nóng, uống.
Chữa đầy bụng, tiêu chảy: Bột ngó sen, gạo tẻ, nấu thành cháo, chia
ăn trong ngày.
DS. Đỗ Đức Huy


3.Cây ban lá dính - vị thuốc
kháng virus
Cây ban lá dính còn gọi lưu ký nô, thanh thiên, nguyên bảo thảo,
cỏ ban, xuyên tâm thảo. Tên khoa học: Hypericum sampsonii
Hance.
Cây có nhiều ở các tỉnh phía Bắc, thường mọc ở ven rừng, bãi
đất trống trong thung lũng, nương rẫy ở độ cao 400-800m. Bộ
phận dùng làm thuốc là toàn cây, cả rễ.

Lưu ký nô cây cỏ dại sống lâu năm. Thân cành hình trụ, cứng và
nhẵn. Lá mọc đối, không cuống, hai lá đối diện dính liền gốc, hình
trái xoan, đầu tù, mép uốn lượn; phiến lá có nhiều tuyến điểm trong
suốt nên khi đưa lên ánh sáng trông như bị thủng nhiều chỗ, do đó có
tên “ban thủng”.
Lưu ký nô có naphthodianthron; flavonoid (12% ở hoa, 7% ở lá
(kaempferol, quercetin, quercitin, isoquercitrin, amentoflavon,
hyperin, luteolin, myricetin, hyperosid, rutin); phloroglucinol
(hyperforin, adhyperforin); tinh dầu (mono và secquiterpin); Nhóm
anthraquinon nổi tiếng là hypericin và pseudohypericin. Tác dụng
giải lo âu, trị suy nhược tâm thần do ức chế hấp thu chất chuyển vận
thần kinh seronin sau khớp thần kinh nên làm dịu thần kinh, giãn nở
mao mạch. Tác dụng kháng virus, kể cả virus cúm, bại liệt, mụn rộp
(Herpes simplex), Cytomegalovius, viêm gan C và HIV. Nó còn trị
được cúm gia cầm do hypericin có thể giết hầu hết virus H5N1 và
H5N2 ở phòng thí nghiệm trong vòng 10 phút. Tại một trại gia cầm ở


Hà Nội, trên 70% trong số 4.000 con vịt bị nhiễm H5N1 đã được
dùng hypericin thì tỷ lệ tử vong giảm đáng kể. Tác dụng kháng khuẩn
với một số vi khuẩn gram âm và gram dương ở nồng độ 1/200.000 1/20.000.
Theo Đông y, lưu ký nô vị đắng, cay, the, tính lạnh. Tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, thông kinh hoạt lạc, chỉ huyết, giảm đau. Trị chảy
máu (chảy máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện huyết, lỵ huyết), kinh
nguyệt không đều; phong thấp, đau lưng nhức xương; ho, ra mồ hôi
trộm, thiếu máu, thiếu sữa sau đẻ.
Liều dùng cách dùng: 12 - 20g (toàn cây) hoặc 10 - 12g rễ. Dùng
ngoài: Cây tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa, trị mụn nhọt, đinh độc,
chốc đầu, bỏng, vết thương đụng giập, rắn cắn.
Chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương: Rễ lưu ký nô 10 - 20g, cốt

toái bổ 20g. Sắc uống.
Chữa đại tiện ra máu, kiết lỵ ra máu, kinh nguyệt không đều: Cây
lưu ký nô 20-30g (hoặc 10 - 20g rễ), lá huyết dụ 20g, lá trắc bách
20g. Sắc uống.
Tiểu tiện ra máu: Hạt lưu ký nô 8-10g sao vàng tán bột; uống với
nước ấm (Nam dược thần diệu).
Kiêng kỵ: Người không có ứ trệ, không chứng thực không dùng.
BS. Phương Thảo


4.Thuốc hay từ cây dâm bụt
Dâm bụt còn có nhiều tên khác như: dâm bụt, hoa dâng Bụt,
hồng bụt, bông bụt, bông lồng đèn... Tên khoa học: Hibiscus rosa sinensis L. Họ Bông (Malvaceae). Bộ phận dùng làm thuốc: lá
tươi, vỏ rễ, hoa (lá và rễ thu hái quanh năm).
Lá dâm bụt làm thuốc chữa nhiều bệnh:
Chữa mụn nhọt đang mưng mủ: hái lá tươi hoặc hoa tươi, giã nát đắp
rồi băng lại (khi khô thì thay thuốc mới).
Chữa quai bị: lá tươi 50g, hành 5-6 củ: giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi
nguội, gạn lấy nước uống. Bã đắp vào chỗ sưng rồi băng lại. Dùng
liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi.
Chữa sỏi thận (sỏi canxi): hoa tươi 30g thêm vài hạt muối, giã nát
vắt nước (thêm 100ml nước sôi nguội vào bã để vắt cho kiệt) để
uống. Ngày uống 2 lần liên tục 1 tháng.
Chữa đái tháo đường type 2: hàng ngày ăn 1 hoa chưa nở vào sáng
sớm trước khi ăn sáng. Dùng đều như vậy 45 ngày kiểm tra lượng
đường/máu, nếu chưa đạt yêu cầu lại tiếp tục liệu trình nữa.
Hoa phơi trong râm (âm can) cho khô:
Chữa mất ngủ: hoa dâm bụt 10g hãm nước uống thay trà vào buổi
chiều và tối.
Giảm cân cho người thừa cân: uống trà hoa dâm bụt thường xuyên

sau khi ăn cơm, sẽ làm giảm hấp thu carbohydrat.


Trà hoa dâm bụt: tăng cường hệ miễn dịch; chống lão hóa, kích thích
mọc tóc; ngừa nhiễm trùng bàng quang; chống táo bón...
Vỏ rễ phơi khô: ngày dùng 8 -12g chế thuốc sắc, uống ngày 3 lần
chữa các bệnh: viêm niêm mạc dạ dày, ruột; đại tiện ra máu; kiết lỵ;
mất ngủ; mụn nhọt; lở ngứa; sưng tấy; mộng tinh.
DS. Trần Xuân Thuyết


5.CÂY CAU

Tên cây : Cau, tân lang, binh lang, mạy làng (Tày), pơ lạng (K`ho).
Mô tả : Cây thân trụ, cao tới hơn 10m. Thân có nhiều vòng sẹo. Lá
tập trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân; phiến lá
xẻ lông chim. Cụm hoa là một bông mo, mo rụng khi hoa nở. Hoa
nhỏ, màu trắng ngà, thơm, tụ tập thành bông phân nhánh; hoa đực ở
trên, hoa cái ở dưới. Quả hạch, hình trứng. Một hạt màu nâu.


Phân bố : Cây trồng khắp nơi.
Bộ phận dùng : Vỏ quả và hạt. Hái quả thật già, bóc lấy riêng vỏ à
hạt, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học : Hạt chứa tanin catechin, 70% trong hạt non,
15 - 20% trong hạt già; lipid 14% gồm laurin, olein, myristin; glucid
50 - 60%; muối vô cơ 5%; alcaloid 0,5%, arecolin, arecaidin,
guvacin, guvacolin.
Công dụng : Arecolin làm co đồng tử, giảm nhãn áp trong bệnh tăng
nhãn áp. Vỏ quả chữa bụng đầy trướng, phù, bí tiểu tiện, ốm nghén,

nôn mửa : Ngày 6 - 12g dạng sắc. Hạt chữa lỵ, ỉa chảy : Ngày 0,5 4g. Hạt còn chữa sốt rét, tẩy sán, dùng hạt thận trọng vì độc.

6.CÂY BẠC HÀ
Tên cây : Bạc hà, bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiăc hom (Tày).
Mô tả : Cây cỏ sống nhiều năm, thường lụi vào mùa đông. Thân
vuông, mọc đứng hay mọc bò, cao 30 - 50cm, có rễ mọc ra từ các
đốt. Lá mọc đối, hình trứng, mép khía răng, có lông cả hai mặt. Hoa
nhỏ màu trắng hay tím hồng, tụ tập ở kẽ lá, tràng hình môi. Toàn cây
có tinh dầu mùi thơm. Loài Mentha piperita L. và một số giống khác
thuộc loài M. arvensis L. được nhập trồng ở Việt Nam.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nơi đất ẩm, mát. Còn được
trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái khi cây
sắp ra hoa hay đang có nụ, lúc trời khô ráo. Bỏ lá sâu, úa, rửa sạch,
dùng tươi hay phơi trong râm hay sấy ở nhiệt độ 30o - 40o đến khô.


Thành phần hóa học : Toàn cây có chứa tinh dầu trong đó L-menthol
65 - 85%, menthyl acetat, L-menthon, L-(-pinen, L-limonen. Công
dụng : Sát trùng mạnh, gây tê mát, giảm đau. Chữa cảm, sốt không ra
mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng, đau bụng, đau dây thần
kinh, nôn mửa. Ngày 12 - 20g, dạng thuốc hãm, sắc. Lá tươi dùng
ngoài, nhiều thuốc xoa, thuốc xông chứa tinh dầu, menthol.

7.CÂY CÀ ĐỘC DƯỢC


Tên cây : Cà độc dược, cà diên, cà lục dược (Tày), sùa tùa
(H`mông),
mạn
đà

la,
hìa
kía
piếu
(Dao).
Mô tả : Cây nhỏ, cao 1 - 1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá.
Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông.


Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có
gai, khi chín nứt theo 3 - 4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.
Phân bố : Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang. Còn được trồng
làm
cảnh.
Bộ phận dùng : Lá và hoa. Lá bánh tẻ thu hái lúccây sắp và đang ra
hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay
sấy
nhẹ.
Thành phần hóa học : Alcaloid toàn phần có : Trong lá : 0,10 0,50%, trong hoa : 0,25 - 0,60%, trong rễ : 0,10 - 0,20%, trong quả :
0,12%. Alcaloid : Scopolamin, hyoscyamin và atropin,
norhyoscyamin,
vitamin
C.
Công dụng : Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt
giảm đau lở loét trong dạ dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay.
Ðắp mụn nhọt đỡ đau nhức. Lá hoa khô tán bột uống, hoặc thái nhỏ
hút. Bột lá khô, liều tối đa : 0,2g/lần; 0,6g/24 giờ. Còn dùng dạng
cao, cồn.

8.TÁC DỤNG CỦA CÂY CỎ TRANH

Tên cây : Cỏ tranh, cỏ tranh săng, bạch mao, nhá cá (Thái), gan
(Dao).
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,60 - 1,50m. Thân rễ chắc, dai,
ăn sâu xuống đất. Thân có lông cứng. Lá hẹp, dài, gân chính to, ráp ở
mặt trên, mép lá sắc. Cụm hoa màu trắng bạc gồm nhiều bông nhỏ có
lông

mịn.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, trên các đồi khô trống trải, rất
khó
trừ
diệt.
Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu,
rửa
sạch,
phơi
hoặc
sấy
khô.
Thành phần hóa học : Thân rễ chứa glucosa, fructosa, acid hữu cơ.
Công dụng : Chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sốt nóng. Ngày 10 -


40g dưới dạng thuốc sắc. Phối hợp với râu ngô, tác dụng lợi tiểu càng
mạnh hơn.

9.NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY ĐÀO
Chữa ghẻ lở: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ.
- Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc nước uống ngày 1 lần, dùng 5
ngày.

- Chữa mề đay: Lá đào tươi 500 g, thái nhỏ ngâm vào cồn 500 ml
trong vòng 24-48 giờ, lọc bỏ bã, dùng bôi ngày 2-3 lần.
- Chữa phụ nữ nhiều năm kinh không thông, da vàng vọt, môi trắng
bệch: Rễ đào 600 g, rễ ngưu bàng 600 g, rễ ma tiền thảo 600 g, ngưu
tất 1.200 g, các vị chặt nhỏ, thêm 6.000 ml nước đun sôi cô đặc còn
200 ml, lọc bã. Uống trước bữa ăn với rượu nóng, ngày 2 lần, mỗi lần
15 g.
- Chữa đái ra máu: Nhựa đào, thạch cao, mộc thông mỗi thứ 15 g,
nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 g, sắc với 200 ml nước còn 100
ml, uống trước bữa ăn.
- Chữa đái ra dưỡng chấp: Nhựa đào 10 g phối hợp với đường kính,
đun cách thủy uống làm nhiều lần trong ngày.
- Chữa bệnh tiểu đường: Nhựa đào 20 g, tán nhỏ, uống với nước sắc
địa cốt bì và râu ngô (mỗi vị 30 g).

10. HẠT ĐẬU ĐEN


Sau đây là một số bài thuốc Nam đơn giản có đậu đen khác:
Trúng hàn (cảm lạnh): Đậu đen sao cháy; đang lúc còn nóng thì chế
rượu vào uống, sau đó trùm chăn cho ra mồ hôi là khỏi.
Bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Đậu đen sắc với nước
uống lúc còn ấm.
Ngộ độc nấm dại: Đậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy
nước uống.
Trĩ ra máu: Dùng bồ kết sắc lấy nước để tẩm với đậu đen, để một lát
rồi đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ, tán nhỏ. Lấy mỡ lợn để luyện thành
viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo.
Đau đầu: Đậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu,
đậy kín 7 ngày rồi uống hết.

Đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Đậu đen
1 đấu, chia làm 5 phần: 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín.
Thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào, chưng
cách thủy nửa giờ. Để nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy
sức.
Mất ngủ: Đậu đen rang nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi
nguội lại thay.
Tiểu đường: Đậu đen tán nhỏ, dồn vào một cái túi mật bò, phơi
trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên.
Hoặc: Đậu đen, thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ, khuấy hồ,
làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu
đen uống mỗi ngày 2 lần.
Theo BS Quách Tấn Vinh



×