Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

GA HK I Lịch sử lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 109 trang )

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

CHỦ ĐỀ 1
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI
A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau khi học xong chủ đề, yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Nêu và hiểu được khái niệm: “Cách mạng tư sản”
- Nêu được các nhân tố dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản
- Biết được những nét chính về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại về: Thời gian,
nguyên nhân, nhiệm vụ - mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, hình thức, kết quả, ý nghĩa.
- Hiểu được một số khái niệm: quý tộc mới, quân chủ lập hiến…
2. Thái độ
- Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức.
- Hiểu được các cuộc cách mạng tư sản diễn ra nhằm xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa hợp với qui luật phát triển của xã hội loài người.
3. Kĩ năng
- Hiểu rõ bản chất sự kiện lịch sử qua làm việc với bảng biểu, bản đồ, hình ảnh…
- So sánh và đánh giá các sự kiện lịch sử với nhau.
4. Định hướng phát triển năng lực: Hướng tới phát triển năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 8.
- Tranh ảnh, tư liệu, bảng biểu về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Bài giảng Powerpoint.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
TIẾT 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN
ĐẠI
1. Ổn định tổ chức
Vào bài mới:
- Thời gian: 2 phút.


Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

- GV dẫn dắt, giới thiệu chương trình lịch sử 8, dẫn vào bài mới:
Trong chương trình lịch sử lớp 6, lớp 7 các em đã được tìm hiểu về một quãng thời gian
dài của lịch sử nhân loại từ thời nguyên thủy, đến cổ đại đến trung đại. Lịch sử lớp 8
chúng ta sẽ bắt đầu bằng một giai đoạn mới của lịch sử thế giới – lịch sử thế giới thời cận
đại mà mở đầu bằng các cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản
Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Cụ thể ra sao cô trò
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua những bài học đầu tiên.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
I. KHÁI NIỆM “CÁCH MẠNG TƯ SẢN”
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM “CÁCH MẠNG TƯ SẢN”
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Làm việc với khái niệm, đặt câu hỏi.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp - cá nhân.
- Mục tiêu:
Hiểu được khái niệm “cách mạng tư sản”
- Năng lực cần đạt: + Hướng tới năng lực tư duy, phản ứng nahnh.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động toàn lớp - cá nhân:

Kiến thức cần đạt
I. Khái niệm cách mạng tư sản

- Tiến trình thực hiện:

+ GV cung cấp cho HS khái niệm “cách mạng tư sản”.

Cách mạng tư sản là cuộc cách

+ HS đặt những câu hỏi thắc mắc xung quanh khái niệm mạng do giai cấp tư sản lãnh
mới.

nhằm xóa bỏ những rào cản của

+ GV gợi ý cho HS trả lời các vấn đề: tư sản là gì? Giai cấp chế độ phong kiến để mở đường
tư sản là gì ? Chủ nghĩa tư bản là gì ? Tại sao phải lật đổ cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
phong kiến ?
+ HS trình bày quan điểm cá nhân.
+ GV nhận xét, chốt ý.
II. CÁC NHÂN TỐ DẪN TỚI CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ DẪN TỚI CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ
SẢN
- Thời gian: 25 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được các nhân tố dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản
+ Biết được thời gian diễn ra các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: sử dụng kĩ thuật 3 – 2- 1, trao đổi, đàm thoại.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/Làm việc theo nhóm.
- Năng lực cần đạt: + Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tranh luận, phản biện.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động nhóm: 2 nhóm
II.Các nhân tố dẫn tới các cuộc cách
- Tiến trình thực hiện

mạng tư sản

+ GV nêu nhiệm vụ: Theo dõi SGK, tìm hiểu những - Kinh tế: Xuất hiện quan hệ sản xuất
nhân tố kinh tế, xã hội mới ở châu Âu từ thế kỉ XV.

tư bản chủ nghĩa.

+ HS làm việc nhóm 3 – 5 phút, sau đó đại diện - Xã hội: Xuất hiện hai giai cấp tư sản
nhóm trình bày.

và vô sản.

+ HS nhóm còn lại lắng nghe, sử dụng kĩ thuật 3 – 2 – - Mẫu thuẫn giữa giai cấp tư sản và
1 cùng làm rõ vấn đề.

nhân dân với chế độ phong kiến ->

+ GV chốt: Nói về các nhân tố kinh tế, xã hội dẫn tới CMTS.
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

- Thời gian: thế kỉ XVI - XVIII

+ GV cung cấp thông tin về thời gian diễn ra các
cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

3. Hoạt động luyện tập
HS trả lời 2 câu hỏi trắc nghiệm sau và giải thích tại sao lại chọn đáp án đó.
Câu 1: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời với sự hình thành hai giai cấp
A. lãnh chúa và nông nô.

B. địa chủ và nông dân.

C. tư sản và vô sản.

D. tăng lữ và quí tộc.

Câu 2: Khi nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến, mâu
thuẫn mới nào nảy sinh?
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

A. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.
B. Mâu thuẫn giữa tư sản với nông dân.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với nông dân.
D. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Ví dụ về một số con đường dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản ở một số quốc gia
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
HS học bài cũ tìm hiểu các nhân vật O.Cromwell và G.Washington (năm sinh – mất, hoạt
động cách mạng từ 5 – 7 dòng), tiết sau học tiếp chủ đề 1.
Duyệt của BGH và tổ chuyên môn

Tiết 2 – CHỦ ĐỀ 1

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

1. Ổn định tổ chức
Vào bài mới:
- Thời gian: 2 phút.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về những tiền đề
của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những
cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, trước hết là cuộc cách mạng tư sản Anh và chiến
tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
I. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết minh, đặt câu hỏi.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp - cá nhân.
- Mục tiêu:
+ Nắm được những nét chính về nguyên nhân, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, hình thức, kết quả,
ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.
+ Hiểu rõ các khái niệm: Qúi tộc mới, quân chủ lập hiến.
- Năng lực cần đạt: + Hướng tới năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động toàn lớp – cá nhân:

Kiến thức cần đạt
I. Cách mạng tư sản Anh


- Tiến trình thực hiện:
+ GV giao nhiệm vụ cá nhân: Dựa vào SGK, tìm hiểu hoàn

Nội

CMTS Anh

thành bảng kiến thức từ 5 – 7 phút:

dung
Thời

1644 – 1688.

gian
Nguyên

Mâu thuẫn giữa tư

nhân

sản, quí tộc mới và

Nội dung
Thời gian
Nguyên nhân
Mục tiêu
Lãnh đạo
Lực lượng

Hình thức

CMTS Anh

Giáo viên: Trần Thị Lan

nhân dân với chế độ
PK.


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

Kết quá/ ý nghĩa

Mục

Xóa bỏ rào cản PK,

tiêu

mở đường cho kinh

+ Một HS lên bảng trình bày, sau đó GV cùng cả lớp chữa

tế TBCN phát triển.a

bài.

bỏ rào cản PK, mở


+ GV nêu lại nhiệm vụ, yêu cầu 1 HS lên trình bày về

đường cho kinh tế

O.Cromwell.
+ HS còn lại theo dõi, đặt các câu hỏi về O.Cromwell.

Lãnh

TBCN phát triển.
Tư sản, quý tộc mới.

+ GV cùng HS trả lời các thắc mắc gắn với nội dung bài

đạo
Lực

Quần

lượng
Hình

dân.
Nội chiến

+ HS trình bày quan điểm.

thức
Kết


Xác lập nền QCLH,

+ GV nhận xét, bổ sung, đưa ra kết luận: Nói về cách mạng

quá/ ý mở

Anh và nhấn mạnh khái niệm “quí tộc mới”, “quân chủ lập

nghĩa

học.
+ GV đặt vấn đề: Tại sao gọi là quí tộc mới? Chế độ quân
chủ lập hiến có gì khác chế độ quân chủ?

chúng

nhân

đường

cho

CNTB phát triển.

hiến”.
II. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC
ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
- Thời gian: 20 phút
- Mục tiêu:

+ Nêu được vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của G.Oa-shing-tơn.
+ Nêu được nét chính về nguyên nhân, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, hình thức, kết quả, ý
nghĩa của cuộc chiến tranh.
+ Liên hệ với Việt Nam qua nội dung của “Tuyên ngôn độc lập”.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dùng kĩ thuật 3 – 2- 1, thuyết minh.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/Làm việc theo nhóm.
- Năng lực cần đạt: + Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tranh luận, phản biện.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm
II.Chiến tranh giành độc lập của 13

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

- Tiến trình thực hiện:

thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

+ GV giao nhiệm vụ cá nhân: Dựa vào SGK, hoàn

Nội

CT giành ĐL ở Bắc Mĩ

thành bảng kiến thức:


dung
Thời

1773 – 1789.

gian
Nguyên

Mâu thuẫn giữa nhân dân

nhân

Bắc Mĩ với ách thống trị

Mục tiêu

của thực dân Anh.
Lật đổ ách thống trị của

Lãnh

thực dân Anh.
Tư sản, chủ nô.

Nội dung
Thời gian
Nguyên nhân
Mục tiêu
Lãnh đạo
Lực lượng

Hình thức
Kết quá/ ý

CT giành ĐL ở Bắc Mĩ

nghĩa

đạo
+ Một HS lên bảng trình bày bài làm, sau đó GV cùng Lực
cả lớp chữa bài.
+ GV nêu nhiệm vụ tìm hiểu về chiến tranh giành
độc lập của nhân dân Bắc Mĩ chống thực dân Anh
trên các khía cạnh: nguyên nhân, mục tiêu (nhóm 1),
lãnh đạo, lực lượng (nhóm 2); hình thức, kết quả
(nhóm 3), ý nghĩa (nhóm 4). Mỗi nhóm chuẩn bị
trong 3 phút và có 3 phút trình bày.
+ HS đại diện từng nhóm lên bảng trình bày trong 3
phút.
+ HS nhóm còn lại lắng nghe, dùng kĩ thuật 3 - 2 - 1
cùng làm rõ vấn đề.
+ Các nhóm trình bày cùng GV trả lời thắc mắc.
+ Một HS lên bảng trình bày hiểu biết về nhân vật
G.Washington.
+ GV yêu cầu HS kể tên 3 công lao của
G.Washington với nước Mĩ.
+ GV chốt: Nói về cách mạng ở Bắc Mĩ.

Giáo viên: Trần Thị Lan

lượng

Hình

Quần chúng nhân dân.
Chiến tranh giành độc lập

thức
Kết quá/ Hợp chúng quốc Mĩ ra
ý nghĩa

đời, mở đường cho kinh tế
TBCN phát triển.


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

+ HS trình bày quan điểm.
+ GV chốt ý liên hệ với Việt Nam qua nội dung
Tuyên ngôn Độc lập ngày 4.7.1776.
+ HS nêu nhận xét về nội dung tuyên ngôn.
3. Hoạt động luyện tập.
a) Trình bày ý kiến về quan điểm sau: Cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt
để.
b) HS về nhà chuẩn bị: nhóm 1 – kinh tế Pháp trước cách mạng; nhóm 2- đóng vai thể hiện 3
đẳng cấp Pháp; nhóm 3 - cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phục vụ tiết sau học tiếp chủ
đề 1, yêu cầu:
+ Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ rõ ràng.
+ Trưởng nhóm đánh giá thái độ làm việc của các thành viên.
+ Thời gian: Hoàn thành trước bài học tiếp theo.
+ Gửi sản phẩm qua mail cho giáo viên đánh giá sau khi kết thúc bài học.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tời, mở rộng

So sánh cách mạng tư sản Anh ở cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Đọc trước bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Duyệt của BGH và tổ chuyên môn

Tiết 3 – CHỦ ĐỀ 1
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
1. Ổn định tổ chức
- Thời gian: 5 phút.
- Kiểm tra bài cũ: Qúi tộc mới là gì? Nền quân chủ lập hiến là gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Hai tiết trước các em đã tìm hiểu về các cuộc cách mạng
tư sản đầu tiên trên thế giới: Cách mạng tư sản Anh, cuộc chiến tranh giành độc lập của
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một cuộc cách mạng nữa mà

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

nó được đánh giá là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để nhất, có tác động lớn đến tình
hình châu Âu thời cận đại- đó là cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
I. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁCH MẠNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÁCH MẠNG
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết minh, trao đổi - đàm thoại.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp - cá nhân.
- Mục tiêu:
+ Nêu được nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của cách mạng tư sản Pháp.
+ Hiểu rõ về những mâu thuẫn trong xã hội Pháp qua tìm hiểu 3 đẳng cấp.

- Năng lực cần đạt: + Hướng tới năng lực hợp tác
+ Năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động nhóm: 3 nhóm

Kiến thức cần đạt
I. Nguyên nhân của cách mạng

- Nhiệm vụ:

a. Nguyên nhân sâu xa:

+ Cá nhân: Hoàn thành nội dung kiến thức.

- Kinh tế:

+ Làm việc nhóm: Trình bày sản phẩm về nhà.

+ Nông nghiệp kém phát triển.

- Tiến trình thực hiện:

+ Công- thương nghiệp bị kìm

+ GV nêu lại nhiệm vụ, yêu cầu các nhóm trình bày sản hàm.
phẩm.

+ Chưa hình thành thị trường


+ Lần lượt từng nhóm trình bày, trong đó nhóm 2 đóng vai dân tộc thống nhất.
thể hiện 3 đẳng cấp Pháp trước cách mạng.

- Xã hội: Mâu thuẫn giữa đẳng

+ Sau phần trình bày mỗi nhóm, GV và HS đặt câu hỏi, làm cấp thứ 3 với hai đẳng cấp tăng
rõ vấn đề.

lữ và quí tộc.

+ GV yêu cầu trưởng nhóm nộp báo cáo về tinh thần làm - Tư tưởng: Tấn công vào tư
việc của các thành viên, nộp sản phẩm qua mail để đánh giá tưởng lạc hậu của chế độ PK.
cho điểm.

Giáo viên: Trần Thị Lan

b. Duyên cớ:


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

+ Sau mỗi nhóm giáo viên chốt ý nói về nguyên nhân trên Ngày 14/7/1789 quần chúng phá
từng mặt: kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng.

ngục Baxti phản đối những

+ GV cho HS quan sát bức tranh và giới thiệu sự kiện phá chính sách mới của nhà vua.
ngục Baxti yêu cầu HS nêu các câu hỏi thắc mắc.
+ HS nêu từ 2-3 câu hỏi.
+ GV trả lời gắn với giới thiệu sự kiện 14.7.1789, là duyên

cớ trực tiếp của cách mạng.
II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
1. Nền quân chủ lập hiến
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU GIAI ĐOẠN QUÂN CHỦ LẬP HIẾN
- Thời gian: 20 phút
- Mục tiêu:
+ Nêu được thời gian, những sự kiện chính của giai đoạn quân chủ lập hiến.
+ Hiểu rõ khẩu hiệu: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trao đổi – đàm thoại.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/cá nhân.
- Năng lực cần đạt: + Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tư duy, phản ứng nhanh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động cả lớp/ cá nhân
II.Tiến trình của cách mạng
- Tiến trình thực hiện:

1. Nền quân chủ lập hiến

+ GV giới thiệu sự kiện đại tư sản công thương cầm - Thời gian: Tháng 7.1789 đến tháng
quyền.

8.1792.

+ GV giao nhiệm vụ cá nhân dựa vào SGK hoàn thiện - Sự kiện:
nội dung 1 về nền quân chủ lập hiến của bảng kiến + Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền
thức.

và Dân quyền.

Nội dung

Nền quân chủ lập
hiến

Giáo viên: Trần Thị Lan

Thời

Sự kiện

gian

chính

+ Thông qua Hiến pháp, xã lập nền
Quân chủ lập hiến.


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

Nền cộng hòa thứ
nhất
Nền chuyên chính
dân
chủ cách mạng
+ Một HS lên bảng trình bày, GV cùng cả lớp chữa bài.
+ GV giới thiệu sự kiện đại tư sản công thương cầm
quyền.
+ HS đọc SGK, tìm những việc làm của phái đại tư

sản công thương.
+ GV cùng HS làm rõ một số vấn đề: 1. Suy nghĩ về
khẩu hiệu: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”; 2. Việc xác
lập thể chế quân chủ lập hiến nói lên vấn đề gì?
+ Sau khi HS trả lời GV nhận xét, chốt ý, nói về nền
quân chủ lập hiến.
2. Nền Cộng hòa thứ nhất
3. Nền Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU NỀN CỘNG HÒA THỨ NHẤT VÀ NỀN CHUYÊN CHÍNH
DÂN CHỦ CÁCH MẠNG GIA – CÔ- BANH
Thời gian: 30 phút
- Mục tiêu:
+ Nêu được thời gian, những sự kiện chính của hai giai đoạn trên của cách mạng.
+ Nhận xét được những việc làm của phái Gia-cô-banh. Lí giải được tại sao giai đoạn
này là đỉnh cao của cách mạng.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 3 – 2 – 1, trao đổi – đàm thoại
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ nhóm.
- Năng lực cần đạt: + Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tư duy, phản ứng nhanh.
Hoạt động của thầy và trò
Giáo viên: Trần Thị Lan

Kiến thức cần đạt


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

*Hoạt động nhóm: 2 nhóm

2. Nền Cộng hòa thứ nhất.


- Tiến trình thực hiện:

-Thời gian: Tháng 9.1792 đến

+ GV giao nhiệm vụ cá nhân dựa vào tìm hiểu nhóm,

tháng 6.1793.

sau đó hoàn thiện bảng kiến thức còn lại:

- Phái Gi-rông-đanh cầm quyền.

Nội dung
Nền quân chủ lập hiến
Nền cộng hòa thứ nhất
Nền chuyên chính dân

-Sự kiện:

Thời gian Sự kiện chính

+ Tháng 9.1792 lập nền Cộng hòa thứ
nhất.

+ Tháng 9.1792, chiến thắng Vanchủ cách mạng
+ GV nêu nhiệm vụ: Cả lớp chia làm 2 nhóm tìm hiểu về mi cứu nguy nước Pháp.
các nội dung của bảng kiến thức
/ Giai đoạn nền cộng hòa thứ nhất (nhóm 1)


3.Nền Chuyên chính dân chủ
/ Giai đoạn chuyên chính dân chủ cách mạng Gia – cô – banhcách mạng Gia-cô-banh.
(nhóm 2)

-Thời gian: Tháng 6.1793 đến

+ HS làm việc nhóm: 3 – 5 phút.

tháng 7.1794.

+ Đại diện mỗi nhóm lên trình bày: 3 phút.

- Phái Gia-cô-banh cầm quyền.

+ HS nhóm khác lắng nghe, dùng kĩ thuật 3 - 2- 1.

-Việc làm:

+ HS nhóm trình bày cùng GV trả lời thắc mắc.

+ Lập Uỷ ban cứu nước, ra lệnh
(GV đánh giá cho điểm dựa vào: nội dung, phong thái, câu trả
Tổng động viên chống “thù trong
lời).

giặc ngoài”.

+ GV chốt ý: Nói về giai đoạn nền cộng hòa thứ nhất và

+ Chia ruộng đất cho nhân dân…


nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh: thời
gian và các việc làm của mỗi giai đoạn.
+ GV đặt vấn đề: So sánh những việc làm của phái
Gia - cô- banh với những phái khác?
+ HS trình bày ý kiến.
+ GV chốt ý, nhấn mạnh đây là đỉnh cao của cách
mạng Pháp.

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

III. Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG PHÁP
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu:
+ Nêu được ý nghĩa và hạn chế của cách mạng Pháp.
+ Lí giải được tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là cách mạng triệt để nhất.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, sử dụng tư liệu gốc.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ nhóm.
- Năng lực cần đạt: + Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tư duy, phản ứng nhanh.
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cần đạt

*Hoạt động nhóm: 2 nhóm.


III. Ý nghĩa của cách mạng

- Tiến trình thực hiện:

a. Ý nghĩa:

+ GV nêu hai đoạn tư liệu gốc nói về ý nghĩa tích cực - Xóa bỏ chế độ PK, mở đường
và hạn chế của cách mạng Pháp.

cho CNTB phát triển.

. “Cách mạng Pháp xứng đáng là cuộc đại cách

- Quần chúng nhân dân đưa cách

mạng” (Lê-nin).

mạng đến đỉnh cao.

. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là b. Hạn chế: chưa đáp ứng đầy đủ
cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là nguyện vọng của nhân dân.
cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh).
+ HS lựa chọn một phe và hợp thành hai nhóm tìm
hiểu ý nghĩa và hạn chế của cách mạng.
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày.
+ GV nhận xét, chốt ý: Nói về ý nghĩa và hạn chế
của cách mạng Pháp.
3. Hoạt động luyện tập
Vẽ sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Pháp

4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

HS nêu quan điểm về vấn đề: Cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư
sản triệt để nhất thời cận đại.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
HS về nhà ôn tập chủ đề 1, Tiết sau làm bài tập và kiểm tra 15 phút.
Duyệt của BGH và tổ chuyên môn

Tiết 4 - CHỦ ĐỀ 1
ÔN TẬP CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI
1. Ổn định tổ chức
Vào bài mới:
- Thời gian: 2 phút.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: CHƠI TRÒ CHƠI ÔN TẬP NHỮNG NỘI DUNG LỊCH SỬ
QUAN TRỌNG
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Chơi trò chơi.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp – nhóm.
- Mục tiêu:
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8


Khắc sâu những nội dung lịch sử quan trọng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Năng lực cần đạt: + Hướng tới năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động nhóm: 2 nhóm.

Kiến thức cần đạt
Khắc sâu lại kiến thức về các

- Tiến trình thực hiện:

cuộc cách mạng tư sản thời cận

+ GV phổ biến luật chơi: “Ai nhanh hơn”.

đại.

Luật chơi: Mỗi nhóm cử ra 1 người chơi quay lưng lại
Slide, 3 HS còn lại nhìn lên phía Slide. Lần lượt trong 60s 3
HS diễn đạt gợi ý để HS còn lại trả lời đúng được các dữ
kiện lịch sử liên quan đến các cuộc cách mạng tư sản thời
cận đại. Đội nào trả lời nhiều hơn đội đó thắng.
+ GV nhấn mạnh lại một số nội dung khó liên quan đến trò
chơi.
HOẠT ĐỘNG 2: VẤN ĐÁP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ I
- Thời gian: 15 phút
- Mục tiêu: Khắc sâu những nội dung quan trọng về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp (GV hỏi – HS trả lời)

- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ cá nhân.
- Năng lực cần đạt: + Năng lực tư duy.
+ Năng lực tái hiện kiến thức lịch sử.
HOẠT ĐỘNG 3: LÀM BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
- Thời gian: 15 phút
- Mục tiêu: Khắc sâu những nội dung quan trọng về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Câu hỏi tự luận hướng mở.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ cá nhân
- Năng lực cần đạt: + Năng lực tư duy.
+ Huy động kiến thức.
- Đề kiểm tra: HS lựa chọn 1 trong hai đề:

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

A. Suy nghĩ của em về khẩu hiệu: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” trong Cách mạng tư sản Pháp
cuối thể kỉ XVIII.
B. Tại sao nói, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư
sản Pháp?
3. Hướng dẫn học sinh tự học
HS về nhà chuẩn bị tìm hiểu về nhân vật Giêm-Oát, tiết sau học chủ đề 2.

Tiết 5 – CHỦ ĐỀ 2:
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ HỆ QUẢ CỦA
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau khi học xong chủ đề, yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức

- Trình bày được những thành tựu và biển đổi ở nước Anh sau cuộc cách mạng công
nghiệp.
- Trình bày được những hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với thế giới.
2. Thái độ
- Hiểu rõ việc cải tiến kĩ thuật lạc hậu sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Hiểu được mặt trái của chủ nghĩa tư bản qua các cuộc chiến tranh xâm lược.
3. Kĩ năng
- Hiểu rõ bản chất sự kiện lịch sử qua làm việc với bảng biểu, bản đồ, hình ảnh…

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

- So sánh và đánh giá các sự kiện lịch sử với nhau.
4. Định hướng phát triển năng lực: Hướng tới phát triển năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 8.
- Tranh ảnh, tư liệu, bảng biểu về các cuộc cách mạng công nghiệp.
- Bài giảng Powerpoint.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức
Vào bài mới:
- Thời gian: 2 phút.
- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề 2, dẫn vào bài mới: Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, ở Anh
đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, sau đó lan sang các nước Pháp, Đức… Quá trình này
đã tạo ra những chuyển biến kinh tế, xã hội hết sức to lớn và sâu sắc. Đó cũng là nội dung mà
cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề 2, chương trình lịch sử lớp 8.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học

I. TIỀN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TIỀN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
(Phần này GV thiết kế thêm để HS biết được tiền đề, nội dung bài học có tính Logic).
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải nghĩa từ khóa, trao đổi - đàm thoại.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp - cá nhân.
- Mục tiêu:
Biết được những tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh.
- Năng lực cần đạt: + Hướng tới năng lực tư duy
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
*Hoạt động cả lớp – cá nhân:
I.Tiền đề của cách mạng
- Tiến trình thực hiện:

Giáo viên: Trần Thị Lan

công nghiệp


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

+ GV cung cấp 3 từ khóa: tư bản, nhân công, kĩ thuật. Nước Anh đến giữa XVIII, có:
+ HS nêu suy nghĩ về 3 từ khóa này.

+ Nguồn tư bản khổng lồ

+ GV và HS đi giải nghĩa từng từ khóa một.


+ Nhân công sẵn có

+ GV chốt, nói về mỗi từ khóa gắn với tiền đề của

+ Kĩ thuật phát triển

cách mạng công nghiệp ở Anh.

=> Anh là quê hương của CMCN.

. “Tư bản”: nước Anh tích lũy được nguồn vồn tư bản
(tài sản) khổng lồ.
. “Nhân công”: nước Anh luôn sẵn nhân công.
. “Kĩ thuật”: kĩ thuật trong các công trường thủ công
phát triển.
=> Tạo điều kiện cho cách mạng công nghiệp diễn
ra ở Anh.
II. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC ANH
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC
ANH
- Thời gian: 15 phút
- Mục tiêu:
+ Nêu được những thành tựu chính của cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh.
+ Hệ quả với nước Anh.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: sử dụng video.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ nhóm.
- Năng lực cần đạt: + Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tranh luận, phản biện.
+ Năng lực tư duy, phản ứng nhanh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm
II. Cách mạng công nghiệp ở nước Anh
- Tiến trình thực hiện:

* Những phát minh về máy móc

+ GV cho HS xem đoạn video về các thành tựu
cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, nêu nhiệm
vụ: Ghi nhanh những thành tựu.
Giáo viên: Trần Thị Lan

Năm 1764

Giêm Hagri-vơ

Phát minh ra
máy

kéo

Gien-ni.

sợ


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

+ HS làm việc nhóm 3 – 5 phút, sau đó đại diện
nhóm viết bảng.

+ GV cho HS xem lại đoạn video, đối chiếu đáp

Phát minh ra
Năm 1769

Ác-crai-

máy kéo sợi



chạy bằng sức

án. GV cho điểm nhóm nào viết được nhiều và

nước.
Hoàn

đúng so với đoạn video.
+ GV chốt: Nói về thành tựu của cách mạng

Năm 1784 Giêm Oát

thành

việc phát minh

công nghiệp ở Anh: thời gian và những phát

ra


minh quan trọng.

nước
Phát minh ra

+ HS quan sát bản đồ nước Anh trước và sau
cách mạng công nghiệp để tìm hệ quả của cách
mạng công nghiệp với nước Anh.

Năm 1785

Ét mơn
Các-rai

máy

hơi

máy dệt đầu

tiên
* Luyện kim: năm 1735 phát minh ra
phương pháp nấu than cốc luyện gang
thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên
được xây dựng.
* Giao thông vận tải
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành
công đầu máy xe lửa.
- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn

đường sắt đầu tiên.
* Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công
xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một
trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

+ GV chốt: Nói về hệ quả của cách mạng công
nghiệp đối với nước Anh (sự ra đời của các
trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân…).
III. HỆ QUẢ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ HỆ QUẢ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
- Thời gian: 7 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt tên cho đoạn phim, thuyết minh.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp - cá nhân.
- Mục tiêu:
Nêu được những hệ quả của cách mạng công nghiệp.
- Năng lực cần đạt: + Hướng tới năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động toàn lớp – cá nhân:

Kiến thức cần đạt
I. Hệ quả của cách mạng công

- Nhiệm vụ:


nghiệp

+ Cá nhân: Hoàn thành nội dung kiến thức về hệ quả 1. Về kinh tế
tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp.

- Nâng cao năng suất lao động làm

+ Làm việc cả lớp: Đặt tên cho đoạn phim.

ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã

- Tiến trình thực hiện:

hội.

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

+ GV cho HS theo dõi đoạn phim về hệ quả của cách - Nhiều trung tâm công nghiệp mới
mạng công nghiệp, nêu nhiệm vụ đặt tên và cho HS và thành thị đông dân ra đời.
xem đoạn phim.

2. Về chính trị - xã hội

+ HS theo dõi, đặt tên cho đoạn phim.

Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản


+ GV cùng HS phân tích nội dung đoạn phim.

CN và vô sản CN.

+ GV nhận xét, bổ sung, đưa ra kết luận: Nói về hệ
quả tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp.
IV. CÁC NƯỚC TƯ BẢN ĐẨY MẠNH XÂM LƯỢC THUỘC ĐỊA
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC THUỘC
ĐỊA CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN
- Thời gian: 8 phút
- Mục tiêu:
+ Nêu được quá trình xâm lược của các nước tư bản tới Á, Phi, Mĩ Latinh.
+ Liên hệ với Việt Nam .
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: trao đổi - đàm thoại.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/cá nhân
- Năng lực cần đạt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động cả lớp – cá nhân:
IV. Quá trình xâm lược thuộc địa của
- Tiến trình thực hiện

các nước tư bản

+ GV cho HS quan sát lược đồ các nước tư bản Sau CMCN, các nước tư bản đẩy mạnh
xâm chiếm thuộc địa tại Á, Phi, Mĩ Latinh.

xâm lược thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh

+ HS dựa vào lược đồ trình bày quá trình xâm -> đánh dấu thời kỳ chủ nghĩa tư bản

lược thuộc địa của thực dân phương Tây.
+ GV đặt vấn đề: Tại sao các nước tư bản phải
xâm chiếm thuộc địa?
+ HS nêu quan điểm.
+ GV chốt: Nói về quá trình xâm lược thuộc địa
của các nước tư bản, nhấn mạnh đó là một hệ quả
của cách mạng công nghiệp.
Giáo viên: Trần Thị Lan

được xác lập trên phạm vi toàn thế giới.


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

3. Hoạt động luyện tập
a) Khoanh tròn vào đáp án đúng trong 2 câu hỏi sau:
Câu 1: Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là gì?
A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
B. Phát minh và sử dụng máy móc.
C. Cải tiến kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
D. Thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Câu 2: Ngành nào trong cách mạng công nghiệp sử dụng máy móc đầu tiên?
A. Thuộc da.

B. Đóng tàu.

C. Ngành dệt.

D. Khai mỏ.


4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Lấy 4 ví dụ về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp còn ứng dụng trong cuộc sống
hiện đại.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
HS học bài cũ, chuẩn bị về nhân vật Chi-e trong 5 dòng, tiết sau học chủ tiết 1 chủ đề 3.
Duyệt của BGH và tổ chuyên môn

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

Tiết 6, 7:
Chủ đề 3: CÁC NƯỚC ÂU – MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được hoàn cảnh và

Kỹ năng
- Hiểu rõ bản chất sự

Thái độ
- Hiểu rõ quy luật đấu tranh

sự thành lập công xã Paris.
- Nêu được những đặc điểm

kiện lịch sử qua làm

chống áp bức, bóc lột.


việc với bảng biểu,

- Hiểu rõ quá trình phát

bản đồ, hình ảnh…

triển lên chủ nghĩa đế quốc

- So sánh và đánh

của các nước tư bản là hợp

giá các sự kiện lịch

qui luật.

sử với nhau.

- Thấy được những mặt trái

của các nước tư bản Anh, Pháp,
Đức, Mĩ. Lí giải được tại sao
mỗi nước lại có những đặc
trưng khác nhau?

của chủ nghĩa đế quốc (xâm
lược thuộc địa, bóc lột vô
sản…).
- Nước Anh, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ

Từ khóa

XX.
- Nước Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, công

xã Pari.
Định hướng năng lực cần hình Hướng tới phát triển năng lực tự học; năng lực giải
thành

Giáo viên

Giáo viên: Trần Thị Lan

quyết vấn đề; năng lực hợp tác và năng lực sử dụng
ngôn ngữ, giao tiếp.
Chuẩn bị
Học sinh

Phương pháp


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

- Sách giáo khoa lịch sử lớp 8.

Sách giáo khoa, vở ghi.

- Tranh ảnh, tư liệu, bảng biểu
về các nước Âu - Mĩ cuối XIX
– đầu XX.

- Bài giảng Powerpoint

- Dạy học theo dự
án.
- Phương pháp liên
môn.
- Sử dụng đồ dùng
trực quan.
- Kĩ thuật dạy học:
321, KWLH, khăn
trải bàn…

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CHỦ ĐỀ
TIẾT 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU, GIAO NHIỆM VỤ
VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Hoạt động 1: Khởi động (tạo động cơ học tập, giới thiệu chủ đề, mục tiêu bài
dạy).
- Bước 1: GV giới thiệu chủ đề: Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản
chuyển nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc là gì? Nó có gì
khác với chủ nghĩa tư bản? Và tình hình cụ thể các nước này ra sao, cô trò ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu trong chủ đề về các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- Bước 2: GV sử dụng các câu hỏi gợi mở.
+ Sau cách mạng công nghiệp các nước Âu – Mĩ đã phát triển như thế nào?
+ Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì nổi bật? Điều
đó tác động gì đến tình hình thế giới?
- Bước 3: GV sử dụng bảng hỏi “KWLH” về chủ đề “Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX” đã chuẩn bị trước. Yêu cầu HS điền vào cột K, W. Sau khi HS
điền đầy đủ thông tin vào phiếu, GV sẽ gọi một số em đứng lên để cùng trao đổi, cuối
cùng thu lại để về xem lại thông tin.
BẢNG HỎI “KWLH” VỀ CÁC NƯỚC ÂU – MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU

THẾ KỈ XX.
Họ và tên HS:………………………….; Trường/ lớp:……………..............
Câu hỏi:
1)

Em đã biết gì về “Các nước Âu – Mĩ từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX” (GV

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 8

yêu cầu HS điền vào cột K)
2)

Em có mong muốn gì khi học chủ đề “Các nước Âu – Mĩ từ cuối thế kỉ XIX –

đầu thế kỉ XX”? (GV yêu cầu HS điền cột W)
3)

Em đã học thêm được gì sau khi học xong chủ đề này? (GV yêu cầu HS điền

vào cột L)
4)

Em có thể vận dụng những kiến thức nào vào thực tiễn? (GV yêu cầu HS điền

vào cột H)
K


W

L

H

- Bước 4: GV chiếu sơ đồ (mindmap) để minh họa nội dung cốt yếu và mục tiêu
của chủ đề định hướng cho HS trong quá trình học tập và thực hiện bài dạy.
Tác dụng: Với phương pháp tổ chức này giáo viên sẽ tăng cường hoạt động nhận
thức tích cực, độc lập thông minh sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức;
giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn hệ thống kiến thức của môn học, bài
học; rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, lôgic...bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đạo
đức nói chung, tinh thần chuyên cần trong lao động học tập, thái độ vượt khó nói
riêng.
2. Hoạt động 2: Chia nhóm HS và giao nhiệm vụ, yêu cầu sản phẩm hoạt động
(đầu ra) và tiêu chí đánh giá
- Bước 1: GV tổ chức chia nhóm theo sở thích.
GV: đưa ra 4 bức hình về các nội dung liên quan đến chủ đề bài học:

Giáo viên: Trần Thị Lan


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×