Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

GA HK I Lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.56 KB, 52 trang )

Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Tiết 1 – Bài 1:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được tình hình Liên Xô sau năm 1945, thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh
tế (1946-1950) và những thành tựu cơ bản của công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ
thuật ở Liên Xô từ sau năm 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
- Đánh giá, nhận xét được chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kì này.
- Liên hệ được sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở Việt
Nam và quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Nga hiện nay.
2. Kỹ năng
- Làm việc nhóm, phản ứng nhanh.
- Phân tích, so sánh gắn với sự kiện lịch sử cụ thể.
- Khai thác SGK và bản đồ, trình bày một vấn đề lịch sử.
*Hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn lịch sử.
- Năng lực phân tích, khái quát vấn đề lịch sử.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
3. Thái độ, tư tưởng
- Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về tinh thần, quyết tâm của nhân dân Liên Xô trong
công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Hình thành tình cảm tốt đẹp của học sinh đối với nhà nước Liên Xô và chế độ Xã hội
chủ nghĩA.
- Tăng cường tình đoàn kết giữa Việt Nam và Nga hiện nay.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Bản đồ thế giới, Lược đồ Liên Xô và các nước Đông Âu.


Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

- Hình ảnh về sự thiệt hại của Liên Xô sau năm 1945, Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên
Xô.
- Giấy Ao, bút màu.
2. Học sinh
SGK lớp 9, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp (1p): kiểm tra sĩ số và thái độ học tập của học sinh.
2. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Thời gian: 5 phút
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Cá nhân.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: trao đổi, đàm thoại.
- Mục tiêu: Bước đầu nhận thức được nội dung học tập.
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực xử lí nguồn tài liệu, phân tích tư liệu lịch sử.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV: đưa ra 2 hình ảnh.
- 2 hình ảnh thể hiện sự tàn phá của
- Hình ảnh 1: cảnh làng mạc, thành phố, nhà Liên Xô sau năm 1945 đối lập với
máy, xí nghiệp của Liên Xô bị tàn phá sau Chiến hình ảnh của Liên Xô phát triển, hiện
tranh thế giới thứ hai.
đại từ 1950 đén đầu những năm 70.
- Hình ảnh 2: Gagarin, cảnh thu hoạch sản phẩm - Nguyên nhân có thành tựu đó:

nông nghiệp thuộc thành tựu của Liên Xô từ công cuộc khôi phục kinh tế và tiếp
những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của tục xây dựng CNXH ở Liên Xô.
thế kỉ XX.
GV: phát vấn:
Hãy cho cô biết điểm khác nhau của hai bức
tranh trên? Hai bức tranh này phản ánh tình
hình của quốc gia nào sau chiến tranh thế giới
thứ hai? Do đâu có sự thay đó.
HS: suy nghĩ, dựa vào hiểu biết bản thân để trả
lời.
GV: chốt ý.
Hai bức tranh trên phản ánh sự tàn phá của Liên
Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai đối lập với
hình ảnh của 1 Liên Xô phát triển, hiện đại.
Những thành tựu mà Liên Xô đạt được là do
công cuộc khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng
CNXH ở Liên Xô. Ngay bây giờ, các em hãy
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

cùng cô khám phá hoàn cảnh, nội dung và kết
quả của công cuộc khôi phục kinh tế và tiếp tục
xây dựng CNXH pử Liên Xô trong bài học ngày
hôm này.
Bài 1: “Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm
1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX”
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ CỦA LIÊN XÔ
SAU CHIẾN TRANH VÀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ

THUẬT CỦA LIÊN XÔ (TỪ NĂM 1950 ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70 CỦA
THẾ KỈ XX)
- Thời gian: 25 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật 3:2:1, trao đổi, đàm thoại.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu:
+ Nêu được những điểm chính về tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai,
thành tựu công cuộc khôi phục kinh tế (1946 - 1950) và công cuộc tiếp tục xây dựng
CNXH ở Liên Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
+ Nhận xét được ý nghĩa của công cuộc khôi phục kinh tế (1946 - 1950) và công cuộc tiếp
tục xây dựng CNXH đối với Liên Xô.
+ Liên hệ quan hệ Liên Xô - Việt Nam (1950 - 1991) và Nga - Việt Nam (1991 - nay)
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tranh luận, phản biện.
+ Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
+ Năng lực khai thác tranh, ảnh.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV: chia cả lớp thành 2 nhóm.
I. LIÊN XÔ
Nhóm 1: Tìm hiểu về công cuộc khôi phục 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau
kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới chiến tranh (1946 – 1950)
thứ hai (1946 – 1950).
- Bối cảnh lịch sử:
Nhóm 2: Tìm hiểu về công cuộc tiếp tục + Chịu tổn thất nặng nề.
xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của Liên + Khôi phục đất nước sau chiến tranh.
Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm - Nội dung thực hiện: kế hoạch 5 năm
70 của thế kỉ XX).
(1946 - 1950), hoàn thành trước 9 tháng.

*Quy định:
- Kết quả:
- Thời gian: Cả lớp sẽ có 8 phút để trình bày + Nhân dân Liên Xô đạt được bằng mức
sản phẩm của mình ra giấy Ao.
trước chiến tranh.
- Nội dung: đáp án nhiệm vụ yêu cầu.
+ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công
- Hình thức: sơ đồ tư duy, tranh vẽ, … (bất bom nguyên tử.
cứ hình thức sáng tạo nào miễn thể hiện
- Ý nghĩa: cơ sở quan trọng để Liên Xô
được nội dung yêu cầu).
phát triển trọng trong giai đoạn tiếp sau.

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

HS: đại diện mỗi nhóm 2 bạn lên báo cáo
sản phẩm.
Nhóm 1 nhận xét nhóm 2 (và ngược lại)
theo kĩ thuật 3:2:1 (3 ưu điểm, 2 hạn chế, 1
câu hỏi cho nhóm bạn).
CÁC CÂU HỎI KẾT HỢP TRONG
QUÁ TRÌNH HS TRANH LUẬN:
GV: Nhấn mạnh bằng một số hình ảnh thể
hiện thành tựu nổi bật của Liên Xô từ năm
1946 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ
XX hoặc 1 số câu hỏi nâng cao giúp HS
hiểu thêm bản chất vấn đề và mở rộng hiểu

biết.
*Chú ý: Nếu HS đã tự đặt ra được vấn đề
và tranh luận với nhau, GV sẽ chủ động
lược bớt câu hỏi.
Nhóm 1:
Câu 1:
GV: phát vấn.
Tại sao Liên Xô có thể hoàn thành công
cuộc khôi phục kinh tế?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: nhận xét, chốt ý.
Nguyên nhân quan trọng nhất để Liên Xô
khiến Liên Xô có thể hoàn thành công cuộc
khôi phục kinh tế (1946 - 1950) là do tinh
thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô.
Câu 2:
GV: phát vấn.
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
có ý nghĩa gì quan trọng?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: nhận xét, chốt ý.
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
có ý nghĩa:
- Thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa
học - kĩ thuật Liên Xô (1946 - 1950).
- Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử
của Mĩ.
Nhóm 2:
Câu 3:
GV: phát vấn.

Giáo viên: Trần Thị Lan

2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ
thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm
1950 đến nửa đầu những năm 70 của
thế kỉ XX)
- Bối cảnh lịch sử:
+ Trong nước: sự ủng hộ của nhân dân.
+ Bên ngoài: liên tục gặp sự chống phá
của các thế lực thù địch, trật tự hai cực hai
phe căng thẳng.
- Thành tựu:
+ Kinh tế:
• Công nghiệp đứng thứ hai thế giới
(sau Mĩ).
• Nông nghiệp: mức độ tăng trưởng
bình quân 16%/năm.
+ Khoa học – kĩ thuật:
• Năm 1957, nước đầu tiên phóng vệ
tinh nhân tạo lên khoảng không vũ
trụ.
• Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa
nhà du hành Gagarin lần đầu tiên
bay vòng quanh Trái Đất.
+ Chính trị - xã hội ổn định, mức sống
nâng cao.
+ Đối ngoại: duy trì chính sách ủng hộ
hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng
dân tộc, ủng hộ các nước xã hội chủ
nghĩa.

- Ý nghĩa:
+ Trong nước: Đời sống nhân được nâng
cao, đưa Liên Xô trở lại vị trí của một
cường quô
+ Thế giới:
• Tác động quan trọng đến phong
trào giải phóng dân tộc.
• Thành trì, đứng đầu hệ thống Chủ
nghĩa xã hội.
Đối trọng, cân bằng trong quan hệ quốc tế
hai cực hai phe.


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Chính sách đối ngoại của Liên Xô đã tác
động như thế nào đến các nước thuộc địa
trên thế giới, trong đó có Việt Nam?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: nhận xét, chốt ý.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô
thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, ủng
hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong
trào công nhân và cộng sản quốc tế.
=> Liên Xô đã trở thành chỗ dựa cho các
nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Năm 1950, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt Nam và có giúp đỡ rất nhiều
đối với quá trình kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ. Đây sẽ là nguyên nhân khách

quan quan trọng giúp Việt Nam giành thắng
lợi trong 2 cuộc kháng chiến này.
Câu 4:
GV: Chiếu hình ảnh về vệ tinh nhân tạo đầu
tiên của Liên Xô.
Đây là hình ảnh chụp vệ tinh nhân tạo đầu
tiên của loài người do Liên Xô phóng thành
công năm 1957.
GV: phát vấn:
Em biết gì về vệ tinh nhân tạo do Liên Xô
phóng lên vũ trụ? Việc Liên Xô là nước đầu
tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên
vũ trụ cho chúng ta biết điều gì?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: chốt ý, nhận xét và cung cấp thông tin.
Trong kế hoạch 5 năm và 7 năm về xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội. Liên Xô đã thu được những thành
tựu to lớn, đạt được những thành tựu về
kinh tế, khoa học - kĩ thuật và vũ trụ.
Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, vào dịp
kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Xiômcốpxki
(ông tổ của ngành khoa học vũ trụ). Ngày
4/10/1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ
tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất mang tên
“Xpútnic - 1” mở ra kỉ nguyên chinh phục
vũ trụ.
Vệ tinh được phóng lên bởi một tên lửa do
Giáo viên: Trần Thị Lan



Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Colôlép chế tạo, bay quanh trái đất theo 1
quỹ đạo hình bầu dục, điểm thấp nhất cách
mặt đất 227km, điểm cao nhất cách mặt đất
94km, thời gian vệ tinh được phóng lên bay
quay trái đất hết 1 giờ 36 phút. Trải qua 92
ngày đêm, “Xpútnic - 1” (nặng 83,6 kg) đã
quay 1400 vòng quang trái đất, bay được 60
triệu km và tự bốc cháy trong khí quyển
ngày 1/4/1958.
Những số liệu thu được khi vệ tinh bay
quanh trái đất là những tài liệu khoa học có
giá trị về lớp khí quyển trên cao, về cấu tạo
của tầng điện ly và những hiện tượng vật lí
khác.
3. Hoạt động luyện tập
Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bước vào công cuộc khôi
phục kinh tế và tiếp tục xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào?
A. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, khoa học – kĩ thuật.
C. Đất nước chịu tổn thất nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Rất thuận lợi vì Liên Xô là nước chiến thắng trong chiến tranh thế giới hai.
Câu 2. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 của Liên Xô được tiến hành thành công trong thời
gian bao lâu?
A. 4 năm

B. 4 năm 3 tháng


C. 4 năm 9 tháng

D. 5 năm

Câu 3. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng (so với năm
1939) là bao nhiêu?
A. 73%

B. 50%

C. 20%

D. 92%

Câu 4. Liên Xô đã đạt được những thành tựu rực rỡ gì trong lĩnh vực Khoa học – kĩ
thuật?
A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người lên mặt trăng.
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới
Câu 5: Sự kiện nào sau đây đánh dấu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng.
B. I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.
C. Laika- sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.

D. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 6. Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là?
A. Mĩ và Nhật Bản

B. Mĩ và Liên Xô

C. Nhật Bản và Liên Xô

D. Liên Xô và các nước Tây Âu.

Câu 7. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng
vàò lĩnh vực nào?
A. phát triển nền công nghiệp nhẹ.
B. phát triển nền công nghiệp truyền thống.
C. phát triển kinh tế công - nông - thương nghiệp.
D. phát triển công nghiệp nặng.
Câu 8. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế
kỉ XX là gì?
A. Thực hiện chính sách đóng cửa không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào
giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Là đồng minh tin cậy.

B. Là cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao.

C. Là nước viện trợ không hoàn lại.


D. Là chỗ dựa vững chắc

Câu 10. Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng công trình nào?
A. Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim

B. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

C. Đường dây 500KV

D. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí

4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Liên Xô trong mối quan hệ với Việt Nam
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Đọc trước bài 1, phần II và III.
Duyệt của BGH và tổ chuyên môn

Tiết 2 – Bài 1
BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được sự ra đời của các nước Đông Âu
- Trình bày được nét khái quát về thành tựu xây dựng CNXH ở Đông Âu.
- Hiểu được cơ sở hình thành hệ thống XHCN ở Đông Âu, biểu hiện.

- Liên hệ được thời kỳ này các nước XHCN ở Đông Âu đã ủng hộ cuộc đấu tranh chống
Mỹ của nhân dân Việt Nam.
2. Kỹ năng

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

- Làm việc nhóm, phản ứng nhanh.
- Phân tích, so sánh gắn với sự kiện lịch sử cụ thể.
- Khai thác SGK và bản đồ, trình bày một vấn đề lịch sử.
*Hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn lịch sử.
- Năng lực phân tích, khái quát vấn đề lịch sử.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
3. Thái độ, tư tưởng
- Khẳng định những thay đổi ở Đông Âu và thế giới là những thay đổi cơ bản và là sự
thật của lịch sử nhân loại.
- Góp phần hình thành mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Âu mặc dù hiện
nay các nước này không còn theo chế độ Xã hội chủ nghĩA. .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Bản đồ thế giới.
- Lược đồ Liên Xô và các nước Đông Âu.
- SGK lớp 9, sách giáo viên.
2. Học sinh
SGK lớp 9, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức lớp (1p): kiểm tra sĩ số và thái độ học tập của học sinh.
2. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Thời gian: 5 phút
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Cá nhân.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: trao đổi, đàm thoại.
- Mục tiêu: Bước đầu nhận thức được nội dung học tập.
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực xử lí nguồn tài liệu, phân tích tư liệu lịch sử.

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Hoạt động dạy và học
GV: Đưa ra lược đồ các nước dân chủ nhân dân
châu Âu và phát vấn.
Theo em, trong lịch sử Đông Âu là chỉ những
nước như thế nào? Các nước Đông Âu có mối liên
hệ gì đặc biệt với Liên Xô?

Kiến thức cần đạt
- Đông Âu trong lịch sử là những
quốc gia ở phía Đông châu Âu theo
chế độ XHCN.
- Đông Âu và Liên Xô có mối quan
hệ mật thiết trong lịch sử.


HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: nhận xét, chốt ý.
Đông Âu trong lịch sử chỉ các quốc gia ở phía
Đông của châu Âu theo chế độ xã hội chủ nghĩA.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ sự hỗ trợ của
Liên Xô và sự lãnh đạo của những người cộng
sản, các nước Đông Âu đã tiến hành giải phóng,
tiến hành cách mạng dân tọc, dân chủ nhân dân,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó, chủ
nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới.
Ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau khám
phá về sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân
dân Đông Âu và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ
thống thế giới như thế nào qua Bài 1: “Liên Xô và
các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những
năm 70 của thế kỉ XX” – Tiết 2.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NỬA
ĐẦU NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trao đổi, đàm thoại, tranh luận.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu:
+ Nêu được những điểm chính về sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau
năm 1945 và sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Nhận xét được con đường phát triển và thành tựu của các nước Đông Âu từ 1946 đến
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9


1950 và đặc điểm, mục đích hoạt động, ý nghĩa của Vacsava và SEV cũng như mối quan
hệ của các nước Đông Âu với Liên Xô.
+ Liên hệ quan hệ Liên Xô - Việt Nam ở thời kì này.
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tranh luận, phản biện.
+ Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
+ Năng lực khai thác tranh, ảnh.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV chia cả lớp thành 5 nhóm (2 -3 bạn/nhóm) II. ĐÔNG ÂU
GV: Các nước DCND Đông Âu ra đời trong 1. Sự ra đời của các nước DCND Đông
hoàn cảnh nào?
Âu
HS: Trả lời
- Từ cuối năm 1944 đến năm 1946, hàng
GV: Nhận xét, chốt ý
loạt các nước dân chủ nhân dân đã được
GV: các nước Đông Âu được ra đời vào thời thành lập ở Đông Âu.
gian nào? Chỉ trên lược đồ các quốc gia đó.
- Gồm các nước Ba Lan, Rumani,
HS: Trả lời, chỉ lược đồ.
Hunggari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbanni,
GV: Nhận xét, nhấn mạnh sự thành lập nước Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức (10CHDC Đức.
1949)
GV: Theo em, với sự ra đời như trên, các -Từ năm 1945-1949, các nước Đông Âu
nước Đông Âu sẽ phát triển đất nước theo con xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ
đường nào? Họ đã có những việc làm gì?
nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất,
HS: trả lời

thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải
GV: nhận xét, chốt ý, nhấn mạnh.
thiện đời sống nhân dân.
Việc hoàn thành nhiệm vụ trên trong hoàn 2. Tiến hành xây dựng CNXH ( từ 1950
cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đã đập đến đầu những năm 70) (Đọc thêm)
tan mọi mưu đồ của các thế lực đế quốc phản
động.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trao đổi, đàm thoại, tranh luận.
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu:
+ Nêu được những kiến thức cơ bản nhất về sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu (Cơ sở hình thành, mối quan hệ giữa giữa nước)
+ Liên hệ với Việt Nam.
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
+ Năng lực tranh luận, phản biện.
+ Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV: cho lớp hoạt động nhóm 2 để tìm hiểu về III. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

sự hình thành hệ thống XHCN theo mẫu sau:
+ Cơ sở hình thành:

+ Sự kiện hình thành:
+ Mối quan hệ:
Mối quan hệ về kinh tế:
Mối quan hệ về chính trị, quân sự:
HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời
GV: Nhận xét và chốt ý
GV: Mục đích ra đời của SEV? Thành tựu của
tổ chức này?
- HS : phát biểu
- Giáo viên: nhận xét, bổ sung:
Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nửa đầu
những năm 70, tốc độ sản xuất công nghiệp
các nước trong khối SEV đã tăng 10%, sản
xuất đạt 33% thế giới. Những thành tựu cụ thể
là xây dựng được mạng lưới giao thông đường
sắt và mạng lưới điện cho các nước XHCN
Đông Âu; thành lập được Ngân hàng Hợp tác
Kinh tế Quốc tế, và xây dựng đường ống dẫn
dầu “Hữu nghị”, đưa dầu hỏa từ vùng sông
Volga của Liên Xô tới các nước Đông Âu.
GV: Liên hệ Việt Nam gia nhập tổ chức này
6/1978. (Tính đến đầu năm 1987, cho Việt
Nam 2 tỷ trong
đó 50% trong đó là viện trợ quân sự
().
3. Hoạt động luyện tập

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- Cơ sở hình thành:
+ Cùng mục tiêu xây dựng CNXH

+ Cùng Đảng cộng sản lãnh đạo
+ Cùng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin
- Sự kiện đánh dấu sự hình thành hệ thống
XHCN: 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế
(SEV) được thành lập nhằm đẩy mạnh sự
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước
XHCN.
- Mối quan hệ
+ Mối quan hệ về kinh tế: SEV
+ Mối quan hệ về chính trị, quân sự: tổ
chức Tổ chức Hiệp ước Vacsava (1955)

a) Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1. Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã làm gì?
A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập.
Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu sự hinh thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ?
A. Sự thành lập tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) 1949
B. Ba Lan giành độc lập (1944)
C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử 1949
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

D. Các nước Đông Âu giành độc lập
Câu 3. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vácsava mang tính chất gì ?
A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu.

B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu
Âu.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Hệ thống Xã hội chủ nghĩa được hình thành có tác động như thế nào đến các nước tư bản
chủ nghĩa ?
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Tìm hiểu bài 2, trả lời các câu hỏi: Tìm hiểu về sự khủng hoảng tan ra của Liên Xô,
nguyên nhân tan rã.

Tiết 3 - Bài 2:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU
NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

- Trình bày được hoàn cảnh các nước XHCN ở Đông Âu cải tổ, nét chính của quá trình
khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Hiểu được nguyên nhân tan rã của hệ thống XHCN ở Liên Xô.
- Liên hệ thời kỳ xây dựng CNXH ở Việt Nam thời kỳ hiện nay
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích sự kiện lịch sử, liên hệ
*Hình thành và phát triển năng lực: Tái hiện sự kiện lịch sử, Thực hành bộ môn Lịch
sử, Năng lực Phân tích, Năng lực khái quát vấn đề lịch sử, nhận xét, đánh giá.

3. Thái độ, tư tưởng
- Có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay của
nước ta.
- Ca ngợi mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
Bản đồ thế giới, Lược đồ Liên Xô và các nước Đông Âu; giáo án Power Point với
những lớp có máy chiếu,
2. Học sinh
SGK, vở ghi; học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp (1p): kiểm tra sĩ số và thái độ học tập của học sinh.
2. Tiến trình dạy học
Giới thiệu bài mới:
GV: Các em có biết Nga là quốc gia kế tục nước nào trước đó?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV:
Nga là quốc gia kế tục Liên Xô sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Trước đó, từ năm
1945 đến năm 1973, Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt được những thành tích nhất
định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng
với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài, CNXH đã từng tồn tại và phát triển
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như
thế nào? Quá trình khủng hoảng và tan rã ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài
học hôm nay để lý giải những vấn đề trên.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN

BANG XÔ VIẾT
- Thời gian: 20 phút
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Cá nhân.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại - trao đổi
- Mục tiêu: Nêu được những kiến thức trọng tâm về sự khủng hoảng và tan rã của
Liên bang Xô viết
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực xử lí nguồn tài liệu, khai thác SGK.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV: Yêu cầu HS đọc SGK
I. Sự khủng hoảng và tan rã của
GV: Tình hình Liên Xô giữa những năm 70 có Liên Bang Xô Viết
điểm gì nổi bật về Kinh tế, Chính trị?
*Nguyên nhân:
HS: Suy nghĩ, trả lời
- Do tác động của cuộc khủng
GV: Nhận xét, chốt ý
hoảng dầu mỏ thế giới đầu những
GV: Phân tích thêm tác động của khủng hoảng năm 70.
dầu mỏ 1973.
- Kinh tế lâm vào khủng hoảng
GV: Nêu thời gian, người tiến hành cải tổ, nội - Chính trị - xã hội dần không ổn
dung cơ bản?
định.
HS: suy nghĩ, trả lời
*Quá trình cải tổ:
GV: Nhận xét và phân tích thêm về quá trình cải - 3/1985 Goocbachốp lên nắm
tổ

quyền lãnh đạo ĐCS Liên Xô đề
GV: Kết quả của cuộc cải tổ? Nguyên nhân vì sao ra đường lối cải tổ nhằm đa đất
thất bại?
nước thoát ra khỏi khủng hoảng.
HS: Trả lời
- Do thiếu một đờng lối chiến lược
GV: Nhận xét, chốt ý
đúng đắn, công cuộc nhanh chóng
GV: Treo bản đồ thế giới yêu cầu Hãy chỉ trên l- lâm vào bị động, bế tắc, đất nước
ược đồ các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia càng lún sâu vào khủng hoảng và
độc lập (SNG)?
rối loạn.
HS: Trả lời
* Kết quả
GV: Xác định lại vị trí các nước
- 21-12-1991, 11 nước cộng hòa
thàh lập các quốc gia độc lập
(SNG)
+ Ngày 25-12-1991 Goocbachốp
từ chức, Liên Bang CH XHCN Xô
Viết chính thức tan rã sau 74 năm
tồn tại.

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ
XHCN Ở ĐÔNG ÂU

- Thời gian: 15 phút
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Cá nhân.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại - trao đổi
- Mục tiêu: Nêu được những kiến thức trọng tâm về sự khủng hoảng và tan rã cùa chế
độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực xử lí nguồn tài liệu, khai thác SGK.
+ Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm 4: Hậu quả sự II-Sự khủng hoảng và tan rã của
khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông chế độ XHCN ở các nớc Đông
Âu là gì? Nguyên nhân sự sụp đổ của các nước Âu ( chỉ nắm hệ quả)
XHCN ở Đông Âu?
HS: thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời
Hệ quả:
GV: Nhận xét, chốt ý.
- Đảng cộng sản các nước thất bại.
GV: Kể tên các nước XHCN trên TG hiện nay? - Chính quyền rơi vào tay các thế
Từ sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu, em lực phản động.
có suy nghĩ như thế nào về công cuộc xây dựng - Chế độ XHCN sụp đổ ở các
CNXH ở Việt Nam?
nước Đông Âu.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt ý
3. Hoạt động luyện tập
Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển, khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng

Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Tìm hiểu về các giai đoạn của quá trình giải phóng thuộc địa ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh
sau 1945.
Duyệt của BGH và tổ chuyên môn

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Chủ đề: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở Á, PHI, MỸ LATINH
(từ 1945 đến nay)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được những nét cơ bản quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
ở các khu vực: Á, Phi, Mỹ Latinh.
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

- Nhận xét, đánh giá được đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc, quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế ở các quốc gia.
- Liên hệ ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh đến Việt
Nam
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích hoặc khái quát sự kiện lịch sử
*Hình thành và phát triển năng lực: Tái hiện sự kiện lịch sử, Thực hành bộ môn Lịch sử,

Năng lực phân tích, Năng lực khái quát vấn đề lịch sử, khái quát hóa sự kiện, Nhận xét,
đánh giá, Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
3. Thái độ, tư tưởng
- Thấy rõ tính chất anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước này trong cuộc đấu tranh
vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc á, Phi, Mỹ La-tinh trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
Lược đồ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, lược đồ
trắng
2. Học sinh
SGK, vở ghi; học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp (1p): kiểm tra sĩ số và thái độ học tập của học sinh.
2. Tiến trình dạy học
Giới thiệu bài mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình chính trị ở châu Âu có nhiều sự biến đổi với
sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, còn ở Châu Á, Châu Phi,
Mĩ Latinh có gì biến đổi không? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra như
thế nào? Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã ra sao? Chúng ta cùng tìm
hiểu bài học hôm nay để trả lời cho những nội dung trên
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở Á,
PHI, MĨ LATINH
- Thời gian: 25 phút

- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Nhóm.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại - trao đổi, kĩ thuật 3:2:1
- Mục tiêu:
+ Nêu được khái quát điểm chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ
Latinh sau 1945.
+ Liên hệ với Việt Nam.
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực xử lí nguồn tài liệu, khai thác SGK.
+ Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV: chia lớp thành 3 nhóm vẽ sơ đồ 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi,
diễn tiến phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh
ở các khu vực, quốc gia tiêu biểu
a. Đông Nam Á
- Nhóm 1: Châu Á (Đông Nam Á).
- Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á,
- Nhóm 2: Châu Á (Trung Quốc).
trừ Thái Lan, đều là thuộc địa của thực dân
- Nhóm 2: Châu Phi.
phương Tây.
- Nhóm 4: Mĩ Latinh (Cuba)
- Giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các
Thời gian: 8-10 phút.
nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc
HS: thảo luận, làm việc nhóm ->báo lập.
cáo sản phẩm -> Nhận xét chéo nhau b. Trung Quốc
theo phương pháp 3:2:1.
- Ngày 1-10-1949 nước CHND Trung Hoa

GV: Nhận xét, đánh giá và kết hợp đưa thành lập
ra các câu hỏi để học sinh tranh luận.
- Ý nghĩa:
Câu 1: Các quốc gia Đông Nam Á đã + Chấm dứt ách thống trị của ĐQ , xóa bỏ
dựa vào điều kiện khách quan nào để mọi tàn dư của chế độ phong kiến, đưa nhân
nổi dậy giành độc lập?
dân TQ bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do
Câu 2: Em biết các quốc gia nào ở + Làm tăng cường lực lượng CNXH trên TG,
Đông Nam Á giành độc lập sớm nhất ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng
trong năm 1945?
thế giới.
Câu 3: Nước Cộng hòa Nhân dân c. Châu Phi
Trung Hoa được thành lập có ý nghĩa - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong
gì đối với thế giới?
trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở
Câu 4: Tại sao cách mạng Trung Quốc châu Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi - nơi có trình
lại có tính chất là cách mạng dân tộc độ phát triển hơn
dân chủ nhân dân?
- Năm 1960, 17 quốc gia giành được độc lập,
Câu 5: Tại sao ở châu Phi phong trào gọi là ”Năm Châu Phi”. Sau đó, các nước
giải phóng dân tộc lại nổ ra sớm nhất ở Châu Phi dần giành được độc lập.
Bắc Phi?
- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được
Câu 6: Tại sao nói Cuba là lá cờ đầu xóa bỏ ở Nam Phi
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

trong phong trào giải phóng dân tộc ở

Mĩ Latinh sau năm 1945?

d. Mĩ Latinh (Cuba)
*Lật đổ chế độ độc tài
- Tháng 3- 1952 Mĩ thiết lập chế độ độc tài
Ba-ti-xta
- Lãnh đạo: Phi-đen Ca-xtơ-rô
- Sự kiện tiêu biểu:
+ Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước
tấn công pháo đài Môn-ca-đa
+ Nhân dân Cu-ba đã tiến hành cuộc đấu
tranh kiên cường.
+ Ngày 1-1-1959 chế độ độc tài Ba-ti-xta bị
lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi.
*Ý nghĩa: Mở ra một kỉ nguyên mới độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH, là lá cờ đầu của
PTGPDT ở khu vực Mỹ La-tinh.
HOẠT ĐỘNG 2: SO SÁNH PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CÁC
KHU VỰC Á, PHI, MĨ LATINH
- Thời gian: 10 phút
- Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ Nhóm.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại - trao đổi.
- Mục tiêu:
+ Nhận xét, so sánh điểm khác biệt về phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ
Latinh sau 1945.
+ Liên hệ với phong trào giảiViệt Nam.
- Năng lực cần đạt:
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực xử lí nguồn tài liệu, khai thác SGK.
+ Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.

Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
GV: 4 nhóm ở hoạt động 1 tiếp tục 2. So sánh phong trào giải phóng dân tộc
hoàn thành bảng so sánh sau:
- Nhóm 1: Quốc gia giành độc lập sớm
nhất
- Nhóm 2: Lãnh đạo.
- Nhóm 3: Nhiệm vụ
- Nhóm 4: Hình thức đấu tranh.
Mỗi nhóm có thời gian 5 phút thảo
luận và hoàn thiện bảng

Giáo viên: Trần Thị Lan

ở Á, Phi, Mĩ Latinh
Nội dung
Quốc gia giành độc
lập sớm nhất
Lãnh đạo

Châu Á
Việt
Nam,
Lào,
Indonexia
Vô sản và tư sản dân tộc

Nhiệm vụ

Chống chủ nghĩa thực

dân, giành độc lập
Vũ trang

Hình
tranh

thức

đấu


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Nội dung

Châu Á

Châu
Phi

Mĩ Latinh

Quốc gia
giành độc
lập
Lãnh đạo
Nhiệm vụ
Hình thức
đấu tranh
HS: Thực hiện nhiệm vụ, nhận xét

chéo nhau.
GV: Nhận xét, chốt ý
3. Hoạt động luyện tập
Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1. Quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới vào khoảng thời gian nào ?
A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Từ năm 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc
đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào ?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

`

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu 3. Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Châu Á

B. Châu Âu

C. Châu Phi

D. Khu vực Mĩ Latinh


Câu 4. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao ?
A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
B. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Câu 5. Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la ,Mô-dăm-bích, Ghi-nê BitXao nhằm đánh đổ ách thống trị của nước nào?
A. Phát xít Nhật.

B. Phát xít I-ta-li-a.

C. Thực dân Tây Ban Nha.

D. Thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 6. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới
hình thức nào ?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Câu 7. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc thắng lợi vào thời gian nào?

A. Giữa những năm 60.

B. Giữa những năm 70.

C. Giữa những năm 80.

D. Giữa những năm 90.

Câu 8. Sự kiện nào chứng tỏ chế độ độc tài thân Mĩ bị sụp đổ?
A. Cách mạng Cu Ba thành công (1/1/1959)
B. Cách mạng Việt Nam thành công (30/4/1975)
C. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập 1960
D. cách mạng Ăng-gô-la thành công (11/1975)
Câu 9. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
được mệnh danh là gì ?
A. "Đại lục mới trỗi dậy".
B. "Đại lục bùng cháy".
C. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất.
D. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trổi dậy".
Câu 10. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai ?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 5. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của
nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào ?
Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9


A. Bãi công của công nhân.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh vũ trang.

D. Sự nổi dậy của người dân.

Câu 6. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba ?
A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cuba (1956).
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
C. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
D. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
So sánh điểm giống và khác của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Châu Phi với
Mĩ Latinh
III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
- Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về những thành tựu về kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Cuba
sau khi giành độc lập.
Duyệt của BGH và tổ chuyên môn

Giáo viên: Trần Thị Lan


Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Tiết 11:
CHỦ ĐỀ: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI (ASEAN, EU, LIÊN HỢP QUỐC)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau khi học xong chủ đề này, yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Ghi nhớ được những nét chính về các tổ chức quốc tế và khu vực sau chiến tranh thế
giới thứ hai.
- Đánh giá, nhận xét những thành tựu, hạn chế và đặc điểm của các tổ chức.
- Liên hệ vai trò của Việt Nam trong tổ chức ASEAN.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích khái quát và đánh giá sự kiện lịch sử.
*Định hướng năng lực cần hình thành: năng lực giao tiếp, ngôn ngữ; năng lực hợp tác;
năng lực trình bày một vấn đề lịch sử; năng lực tranh luận.
3. Thái độ
- Trân trọng mối quan hệ giữa Việt Nam trong khu vực.
- Thấy được xu thế liên kết khu vực là tất yếu, đem đến nhiều thời cơ và thách thức cho
các quốc gia.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Một số hình thành về hoạt động của các tổ chức ASEAN, EU, Liên hợp quốc.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động tạo tình huống (3p)
GV: Em hãy kể tên các tổ chức quốc tế và khu vực mà em biết? Giới thiệu sơ lược về tổ
chức đó?
HS: Dựa vào hiểu biết của bản thân đề trả lời.
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào chủ đề.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu những điểm chính 1. ASEAN
Giáo viên: Trần Thị Lan

Kiến thức cần đạt



Giáo án môn Lịch sử lớp 9

về các tổ chức ASEAN, EU, Liên hợp
quốc
GV: Nhắc lại yêu cầu cho 3 nhóm ở tiết
trước:
Nhóm 1: Quá trình hình thành và phát triển
của ASEAN.
Nhóm 2: Quá trình hình thành và hoạt động
của EU.
Nhóm 3: Sự hình thành, đặc điểm tổ chức
và hoạt động của Liên hợp quốc.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày,
mỗi nhóm tối đa 3 phút.
HS: Cử đại diện nhóm lên trình bày
=> Các nhóm nhận xét chéo nhau theo kĩ
thuật 3:2:1, tranh luận.
GV: Nhận xét, đánh giá bài làm của từng
nhóm.
Mở rộng, cung cấp hình ảnh và tư liệu liên
quan đến hoạt động nổi bật của các tổ chức
này hiện nay.

Giáo viên: Trần Thị Lan

- Hoàn cảnh ra đời:
+ Nhằm cùng nhau hợp tác phát triển đất nước,
hạn chế ảnh hưởng của các nước bên ngoài.
- 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã

thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham
gia ban đầu của 5 nước.
- Mục tiêu: phát triển kinh tế, văn hoá.
- Từ những năm 70 kinh tế nhiều nước ASEAN
phát triển mạnh: Sin-Ga-po; Thái Lan.
- 2/1976 ASEAN ký hiệp ước thân thiện và hợp
tác ở Đông Nam Á.
*Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN
10”
- Sau chiến tranh lạnh nhất là khi vấn đề Campu-chia được giải quyết, tình hình Đông Nam Á
được cải thiện rõ rệt. Xu hướng đầu tiên và nổi
bật là mở rộng các thành viên:
- 1984 Bru-nây tham gia tổ chức ASEAN.
- 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN.
- 9/1997 Lào, Mi-an-ma.
- 4/1999, Campuchia
- Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành tổ
chức khu vực ngày càng có uy tín với những
hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an
ninh (diễn đàn khu vực ARF, 1994). Nhiều
nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức
trên như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Mĩ…
-> Xây dựng Đông Nam Á hoà bình, ổn định và
phát triển.
2. EU
- 1951 thành lập cộng đồng than thép Châu Âu
gồm 6 nước: Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà
lan, Lúcxămbua.
- 1957 thành lập “cộng đồng năng lượng

nguyên tử Châu Âu” và “cộng đồng kinh tế
Châu Âu” (EEC)
- 1967 hợp nhất ba tổ chức trên thành “Cộng
đồng Châu Âu”(EC)
- 1991 EC đổi tên thành Liên minh Châu Âu
(EU)
- 1999 đồng tiền chung Châu Âu(EURO) được
phát hành.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×