Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

10 câu hỏi về đất và cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.64 KB, 3 trang )

10 câu hỏi về đất và cây trồng

1. Có cần phải hiểu biết về đất không?
Trước khi nói về phân bón, rất cần nói về đất, vì đất là nền để cây mọc, là nguồn
cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Có hiểu biết về đất mới bón phân hợp lý và
cây trồng mới đạt năng suất cao.
2. Đất gồm những gì?
Đất gồm mùn, cát, bụi, sét và nước. Các thành phần này phải cân đối. Nếu thành
phần nào quá nhiều hoặc quá ít, đất cũng không tốt. Nếu có quá nhiều cát, bụi
thì cây dễ chết khô khi thiếu nước và thiếu thức ăn. Vì như đất bạc màu ở Bắc
Giang, đất xám ở Bình Dương, Tây Ninh, cày bừa không cấy ngay đến hôm sau là
khó cấy mạ. Nếu đất nhiều sét thì khó cày bừa. Khi bị khô trên mặt thì làm thành
một màng cứng, làm cây khó chọc thủng qua…
3. Mùn của đất là gì?
Năm này qua năm khác, cây tích lại trong đất rất nhiều rễ chết và lá rụng. Vi
sinh vật chế biến chúng tạo thành mùn. Mùn (và vôi) như một chất hồ gắn bó
các thành phần của đất, tạo kết cấu xốp, dễ thấm và giữ nước, dễ cày bừa, làm
đất. Ngược lai, nếu ít mùn, đất sẽ chặt, khó cày bừa, chứa ít không khí, thấm
nước kém, dễ mất nước và bốc hơi nhanh. Mùn còn cung cấp “thức ăn” cho cây.
4. Độ phì nhiêu của đất là gì?
Là khả năng cung cấp cho cây trồng một số lượng cần thiết nước và các chất
dinh dưỡng, đồng thời, không được chứa các chất có hại cho cây trồng như sắt,


nhôm (ở đất chua), muối (ở đất mặn). Đất có phì nhiêu thì năng suất mới cao.
5. Đất có cần không khí không?
Cần. Nối đúng hơn là cây trồng cần đất có không khí, chủ yếu là dưỡng khí. Nó
duy trì sự hô hấp cho rễ cây và vi sinh vật sống trong đất. Cho nên ở ruộng lúa
sau khi gặt, việc cày ủi, phơi đất chính là tạo ra sự thay đổi không khí trong đất.
Nước mưa, nước tưới khi thấm sâu vào đất sẽ đuổi không khí “cũ” ra và không
khí “mới” ở ngoài theo sau dòng nước lại thâm nhập vào đất.


6. Đất có cần sưởi ấm không?
Có, cây trồng trên đất muốn phát triển bình thường cần nhiều nhiệt do mặt trời
cung cấp. Vì thế, nhiều khi gieo hạt xong, ngưòi ta phủ đất bằng rạ hay trấu
mỏng. Mùa đông, thả bèo dâu vào ruộng lúa cũng có tác dụng làm mặt nước ấm
lên.
7. Có đất chua và đất ngọt không?
Đây là khái niệm. Để hiểu khái niệm này, hãy làm quen với độ pê-hát (viết tắt là
pH). Độ pH thay đổi từ 1 đến 14 đơn vị. Khi pH bằng 7 là đất trung tính, nhỏ hơn
7 là đất chua, lớn hơn 7 là đất kiềm. Ví dụ đất phèn ở đồng bằng, đất đồi chè,
đất bazan trồng cà phê là đất chua.
8. Độ pH có quan hệ gì với đát trồng và phân bón
Biết được độ pH của đất sẽ lựa chọn được cây trồng thích hợp. Ví dụ: lúa phát
triển tốt nhất khi pH bằng 5-6,5. Mạ gieo trên đất pH là 5 thì ít sâu bệnh. Đất
thích hợp với khoai lang có độ pH là 5,5 – 6,5 với đậu tương là 6-7. Bông lại lia
đất có độ pH lớn hơn 7. Giữ và duy trì pH gần 7 là nhiệm vụ quan trọng của nông
nghiệp. Nói chung cây trồng không thể sinh trưởng hoặc – hấp thụ một sổ chất
khoáng trong đất (lúa chua hoặc kiềm). Còn quan hệ giữa độ pH và phân bón rất
gắn bó, ta sẽ nói tỷ mỷ hơn sau này.
9. Đất còn có vai trò gì nữa với cây trồng?
Đất không chỉ làm nền cho cây mọc, cung cấp nước và chất dinh dưỡng. Nó còn
là “một vật thể sống”, vì đất là» môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi sinh
vật sinh sôi, nảy nở. Trong quá trình sống, chúng tạo mùn cho đất. Một số vi
khuẩn có thể hút đạm trong khi quyển biến thành dạng mà cây có thể “tiêu hóa”
dược. Một số khác xâm nhập vào rễ cây họ đậu, tạo nên “nốt sần”, trực tiếp làm
nhiệm vụ này. Chúng ta sẽ nói kỹ hơn ở phần phân sinh học.
10. Vậy thế nào là đất tốt?
Có thể nói vắn tắt: Đất tốt là đất có kết cấu thích hợp, độ ẩm tối ưu, giàu chất


dinh dưỡng, và có hoạt động sinh học cao. Ngược lại với tính chất trên là “đất

xấu”, nhưng đất xấu hoàn toàn có thể cải tạo thành đất tốt. Chính vì thế mà
người xưa nói: “Không có đất xấu, chỉ có “chủ nhân” xấu mà thôi” “Chủ nhân
xấu” nên hiểu theo nghĩa: thiếu kiến thức và không áp dụng các phương pháp
cải tạo đất, trong đó có phương pháp hết sức quan trọng là sử dụng phân bón.



×